Ăn ở hòa thuận với nhau trong yêu thương
Chương 28
Ăn ở hòa thuận với nhau trong yêu thương
1. a) Làm sao bạn có thể gia nhập vào tổ chức của Đức Chúa Trời? b) Lúc đó bạn phải tuân theo điều răn nào?
TRONG KHI bạn tăng gia sự hiểu biết và lòng biết ơn đối với Giê-hô-va Đức Chúa Trời và những ý định của Ngài, bạn sẽ muốn thường xuyên kết hợp với những người chia xẻ cùng đức tin và hy vọng. Làm như vậy bạn sẽ gia nhập vào tổ chức hữu hình của Đức Chúa Trời, một đoàn thể gồm các anh chị em tín đồ thật của đấng Christ. Lúc đó bạn phải tuân theo điều răn này: “Hãy yêu...anh em” (I Phi-e-rơ 2:17; 5:8, 9).
2. a) Giê-su đã ban cho các môn đồ ngài một điều răn mới nào? b) Những chữ “yêu nhau” chỉ rõ điều gì? c) Việc bày tỏ lòng yêu thương quan trọng đến mức nào?
2 Giê-su Christ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự yêu thương giữa các môn đồ của ngài khi ngài nói với họ: “Ta ban cho các ngươi một điều-răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau...Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên-hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn-đồ ta” (Giăng 13:34, 35). Những chữ “yêu nhau” cho thấy rõ là tất cả những tín đồ thật của đấng Christ sẽ hợp thành một đoàn thể hay một tổ chức (Rô-ma 12:5; Ê-phê-sô 4:25). Và tổ chức đó sẽ được nhận biết qua tình yêu thương mà những phần viên trong đó bày tỏ cùng nhau. Nếu một người không có tình yêu thương, mọi điều khác mà y có cũng hóa ra vô dụng (I Cô-rinh-tô 13:1-3).
3. Kinh-thánh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc yêu thương lẫn nhau và chú ý đến nhau giữa những anh em tín đồ đấng Christ như thế nào?
3 Bởi vậy, những tín đồ đấng Christ sống vào thế kỷ thứ nhất thường nhận được những lời nhắc nhở như sau: “Hãy lấy lòng yêu-thương mềm-mại mà yêu nhau như anh em”. “Anh em hãy tiếp lấy nhau”. “Hãy...làm đầy-tớ lẫn nhau”. “Hãy ở với nhau cách nhơn-từ, đầy-dẫy lòng thương-xót”. “Nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường-nhịn nhau và tha-thứ nhau”. “Anh em hãy khuyên-bảo nhau, gây-dựng cho nhau”. “Hãy ở cho hòa-thuận với nhau”. “Trong vòng anh em phải có lòng yêu-thương Rô-ma 12:10; 15:7; Ga-la-ti 5:13; Ê-phê-sô 4:32; Cô-lô-se 3:13, 14; I Tê-sa-lô-ni-ca 5:11, 13; I Phi-e-rơ 4:8; I Giăng 3:23; 4:7, 11).
sốt-sắng”. (4. a) Điều gì cho thấy những tín đồ đấng Christ phải yêu thương những người khác ngoài việc yêu mến “lẫn nhau”? b) Những tín đồ đấng Christ phải đặc biệt yêu mến ai?
4 Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là những môn đồ thật của đấng Christ chỉ phải yêu mến những người cùng thuộc về tổ chức của Đức Chúa Trời như mình. Họ cũng phải yêu mến những người khác nữa. Thật thế, Kinh-thánh khuyến khích họ có thêm “lòng yêu-thương đối với nhau cùng đối với mọi người” (I Tê-sa-lô-ni-ca 3:12; 5:15). Sứ đồ Phao-lô bày tỏ một lập trường dung hòa khi ông viết: “Hãy làm điều thiện cho mọi người, nhứt là cho anh em chúng ta trong đức-tin” (Ga-la-ti 6:10). Như thế thì trong khi các tín đồ đấng Christ phải yêu thương tất cả mọi người, kể cả kẻ thù nghịch của họ, họ phải đặc biệt yêu mến những người cùng thuộc về tổ chức của Đức Chúa Trời, tức những anh chị em thiêng liêng của họ (Ma-thi-ơ 5:44).
5. Điều gì cho thấy những tín đồ thật của đấng Christ khi xưa và thời nay vẫn nổi tiếng vì họ yêu thương lẫn nhau?
5 Những tín đồ đấng Christ sống vào thế kỷ thứ nhất đã nổi tiếng vì họ yêu thương lẫn nhau. Theo lời của Tertullian, một văn sĩ sống vào thế kỷ thứ hai, thiên hạ đã nói về họ: “Kìa, xem họ yêu mến lẫn nhau biết bao, và họ sẵn sàng chết cho nhau như thế nào!” Lòng yêu thương ấy cũng được biểu lộ giữa những tín đồ thật của đấng Christ ngày nay nữa. Nhưng có phải điều đó có nghĩa là giữa những tín đồ đấng Christ thật không hề có vấn đề hay là khó khăn gì xảy ra hay không?
HẬU QUẢ CỦA SỰ BẤT TOÀN
6. Tại sao đôi khi ngay cả những tín đồ thật của đấng Christ cũng có lỗi với nhau?
6 Nhờ học hỏi Kinh-thánh bạn hiểu được hết thảy chúng ta đều thừa hưởng sự bất toàn đến từ A-đam và Ê-va là tổ tiên đầu tiên của chúng ta (Rô-ma 5:12). Do đó chúng ta có khuynh hướng làm điều xấu. Kinh-thánh nói: “Chúng ta thảy đều vấp-phạm nhiều cách lắm” (Gia-cơ 3:2; Rô-ma 3:23). Và bạn cũng nên nhớ những người thuộc về tổ chức của Đức Chúa Trời là những người bất toàn, và đôi khi họ làm những điều không đúng. Bởi thế, ngay trong hàng ngũ của những tín đồ thật của đấng Christ cũng có thể có chuyện rắc rối hay khó khăn xảy ra.
7. a) Tại sao Ê-yô-đi và Sin-ty-cơ cần được nhắc nhở nên “hiệp một ý”? b) Điều gì cho thấy trong thâm tâm họ là những người nữ tín đồ đấng Christ giỏi dang?
7 Ta hãy xem xét trường hợp của hai người đàn bà tên Ê-yô-đi và Phi-líp 4:1-3, NW).
Sin-ty-cơ trong hội-thánh thành Phi-líp thuở xưa. Sứ-đồ Phao-lô có viết: “Tôi khuyên Ê-yô-đi và khuyên Sin-ty-cơ phải hiệp một ý trong Chúa”. Tại sao Phao-lô lại khuyên nhủ hai người đàn bà ấy phải “hiệp một ý”? Hẳn họ có xích mích với nhau. Kinh-thánh không nói rõ đầu đuôi câu chuyện ra sao. Có lẽ người này ganh tị người kia sao đó. Tuy nhiên trong thâm tâm họ là hai người đàn bà giỏi dang. Họ đã theo đạo đấng Christ vài năm trước khi hợp tác với Phao-lô trong việc rao giảng. Vì vậy ông có viết cho hội-thánh: “Tôi cũng xin anh em giúp hai người đờn bà ấy, nhơn hai bà ấy đã vì tin mừng mà chiến đấu” (8. a) Phao-lô có xích mích gì với Ba-na-ba? b) Nếu bạn đã có mặt tại đó và chứng kiến tận mắt sự xích mích đó, có lẽ bạn đã kết luận gì?
8 Có lần nọ sứ đồ Phao-lô xích mích với Ba-na-ba, bạn đồng hành của ông. Khi hai người sắp sửa khởi hành để đi chu du giảng đạo phương xa lần thứ hai, Ba-na-ba muốn cho Mác, anh em bà con của mình, đi theo. Nhưng Phao-lô thì không muốn cho Mác đi theo họ vì, trong lần đi chu du giảng đạo chuyến đầu, giữa chừng Mác đã bỏ họ mà đi về nhà (Công-vụ các Sứ-đồ 13:13). Kinh-thánh nói: “Nhơn đó có sự cãi-lẫy nhau dữ-dội, đến nỗi hai người phân-rẽ nhau” (Công-vụ các Sứ-đồ 15:37-40). Bạn thử tưởng tượng xem! Nếu như bạn đã có mặt tại đó và chứng kiến tận mắt cuộc “cãi-lẫy nhau dữ-dội” đó, bạn có kết luận rằng Phao-lô và Ba-na-ba không thuộc về tổ chức của Đức Chúa Trời chỉ vì họ cư xử như thế không?
9. a) Phi-e-rơ đã phạm lỗi nào, và điều gì đã thúc đẩy ông hành động như thế? b) Khi thấy điều đang xảy ra, Phao-lô đã làm gì?
9 Vào một dịp khác sứ đồ Phi-e-rơ làm điều sái. Vì sợ sự bất bình của vài tín đồ đấng Christ gốc Giu-đa có thói xấu là khinh bỉ những anh em gốc dân ngoại của họ, Phi-e-rơ đã ngừng kết giao mật thiết Ga-la-ti 2:11-14). Khi sứ đồ Phao-lô thấy điều mà Phi-e-rơ đang làm, ông chỉ trích hành vi không đúng đắn đó của Phi-e-rơ trước mắt mọi người có mặt tại đó. Nếu bạn là Phi-e-rơ, bạn đã cảm thấy thế nào? (Hê-bơ-rơ 12:11).
với những tín đồ đấng Christ gốc dân ngoại (GIẢI QUYẾT NHỮNG CUỘC BẤT HÒA TRONG TÌNH YÊU THƯƠNG
10. a) Phi-e-rơ đã phản ứng như thế nào khi bị sửa trị? b) Chúng ta có thể học được điều gì qua gương mẫu của Phi-e-rơ?
10 Phi-e-rơ đã có thể nổi giận cùng Phao-lô. Ông đã có thể bị mếch lòng về lối mà Phao-lô đã sửa trị ông trước mặt những người khác. Song ông đã không phản ứng như vậy (Truyền-đạo 7:9). Phi-e-rơ là người khiêm nhường. Ông đã nhận lời sửa trị và không để cho việc đó làm nguội lạnh lòng yêu mến của ông đối với Phao-lô (I Phi-e-rơ 3:8, 9). Bạn hãy lưu ý là sau đó trong một lá thư khuyến khích những anh em cùng đạo đấng Christ với ông, ông đã nói về Phao-lô: “Lại phải nhìn biết rằng sự nhịn-nhục lâu-dài của Chúa chúng ta cốt vì cứu-chuộc anh em, cũng như Phao-lô, anh rất yêu-dấu của chúng ta, đã đem sự khôn-ngoan được ban cho mình mà viết thơ cho anh em vậy” (II Phi-e-rơ 3:15). Vâng, Phi-e-rơ đã để cho lòng yêu thương che lấp sự bất hòa, trong trường hợp này do chính hành vi sai lầm của ông gây ra (Châm-ngôn 10:12).
11. a) Dù có cãi lẫy kịch liệt, Phao-lô và Ba-na-ba đã tỏ ra là những tín đồ thật của đấng Christ như thế nào? b) Gương mẫu của họ giúp ích chúng ta ra sao?
11 Nói gì đây về sự xích mích giữa Phao-lô và Ba-na-ba? Chuyện đó cũng đã được giải quyết trong tình yêu thương, vì sau đó khi Phao-lô viết thơ cho hội-thánh Cô-rinh-tô, ông đã đề cập đến Ba-na-ba như là một người hợp tác thân tín (I Cô-rinh-tô 9:5, 6). Và dù cho Phao-lô có vẻ có lý do tốt để không tin cậy rằng Mác là bạn đồng hành tốt, chàng thanh niên này sau đó đã trở nên thành thục đến nỗi Phao-lô có thể viết thơ cho Ti-mô-thê như sau: “Hãy đem Mác đến với con, vì người thật có ích cho ta về sự hầu việc lắm” (II Ti-mô-thê 4:11). Chúng ta có thể được lợi ích nếu theo gương mẫu đó để giải quyết những sự bất hòa giữa chúng ta.
12. a) Tại sao chúng ta có thể thiết tưởng là Ê-yô-đi và Sin-ty-cơ đã giải quyết sự bất hòa giữa họ? b) Theo lời trong Ga-la-ti 5:13-15, tại sao việc giải quyết những sự bất hòa giữa tín đồ đấng Christ trong tình thương là điều quan trọng?
12 Thế thì với Ê-yô-đi và Sin-ty-cơ thì sao? Họ có giải quyết sự bất hòa giữa họ bằng cách để cho lòng yêu thương che lấp bất cứ tội lỗi nào mà họ đã phạm lẫn nhau không? Kinh-thánh không nói cho chúng ta biết sau cùng họ đã làm gì. Nhưng xét rằng họ đã là những người Ga-la-ti 5:13-15).
đàn bà giỏi dang hợp tác mật thiết với Phao-lô trong thánh chức về đấng Christ của ông, chúng ta có thể thiết tưởng là họ đã lấy lẽ khiêm nhường mà nhận lời khuyên lơn. Chúng ta có thể tưởng tượng là khi nhận được thơ của Phao-lô, người này đã đi đến người kia để giải hòa trong tinh thần yêu thương (13. Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã nêu ra gương mẫu nào về việc bày tỏ lòng yêu thương?
13 Có lẽ bạn cũng thấy khó lòng ăn ở hòa thuận với một người nào hay một số người nào trong hội-thánh. Dù cho họ còn cần nhiều thời gian để phát triển những đức tính của tín đồ đấng Christ, bạn hãy nghĩ: Giê-hô-va Đức Chúa Trời có đợi cho đến khi nào thiên hạ từ bỏ hết mọi đường lối xấu xa của họ thì Ngài mới tỏ ra yêu thương họ hay sao? Không đâu. Kinh-thánh nói: “Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu-thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (Rô-ma 5:8). Chúng ta cần phải noi theo gương mẫu của Đức Chúa Trời và tỏ lòng yêu thương đối với những người làm điều xấu và dại dột (Ê-phê-sô 5:1, 2; I Giăng 4:9-11; Thi-thiên 103:10).
14. Giê-su có khuyên bảo gì về việc không nên chỉ trích người khác?
14 Bởi lẽ tất cả chúng ta đều là người rất bất toàn, Giê-su đã dạy chúng ta chớ nên chỉ trích những người khác. Đành rằng kẻ khác có lỗi lầm, nhưng chúng ta cũng có lỗi nữa. Giê-su đã hỏi: “Sao ngươi dòm thấy cái rác trong mắt anh em ngươi, mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình?” (Ma-thi-ơ 7:1-5). Nếu chúng ta luôn luôn nhớ đến lời khuyên bảo đầy khôn ngoan ấy, chúng ta sẽ dễ dàng ăn ở hòa thuận với các anh chị em của chúng ta.
15. a) Tại sao việc chúng ta tha thứ những người khác là quan trọng, ngay cả khi chúng ta có cớ thật sự để phàn nàn về họ? b) Trong chuyện ví dụ ghi nơi Ma-thi-ơ đoạn 18, Giê-su đã dạy chúng ta về sự cần thiết phải tha thứ như thế nào?
Cô-lô-se 3:13). Và nếu chúng ta muốn được Ngài tha thứ, chúng ta phải tha thứ những người khác như Giê-su đã răn bảo (Ma-thi-ơ 6:9-12, 14, 15). Đức Giê-hô-va, giống như vị vua kia trong một chuyện ví dụ của Giê-su, đã tha thứ chúng ta hàng ngàn lần, chúng ta lại không thể tha thứ những anh em của chúng ta một vài lần hay sao? (Ma-thi-ơ 18:21-35; Châm-ngôn 19:11).
15 Chúng ta tuyệt đối cần phải có lòng thương xót và hay tha thứ. Đành rằng bạn có thể có lý do chính đáng để phàn nàn về một anh hay một chị nào đó. Nhưng bạn hãy nhớ lại lời khuyên nhủ này trong Kinh-thánh: “Nếu một người trong anh em có sự gì phàn-nàn với kẻ khác, thì hãy nhường-nhịn nhau và tha-thứ nhau”. Nhưng tại sao bạn lại phải tha thứ những người khác trong khi bạn có lý do thật sự để phàn nàn về họ? Kinh-thánh giải đáp đó là vì “Chúa (Đức Giê-hô-va) đã tha-thứ anh em” (16. a) Theo I Giăng 4:20, 21 có mối liên hệ nào giữa lòng yêu thương đối với Đức Chúa Trời và lòng yêu thương đối với những anh em tín đồ đấng Christ? b) Bạn cần phải làm gì khi anh em của bạn có sự gì phàn nàn cùng bạn?
16 Chúng ta không thể nào thực hành lẽ thật trong khi đó lại cư xử với anh chị em của chúng ta một cách thiếu yêu thương, hay câu nệ (I Giăng 4:20, 21; 3:14-16). Vậy thì khi bạn có xích mích gì với một anh em trong đấng Christ, bạn chớ nên ngừng nói chuyện với người đó. Bạn chớ nên hờn rỗi, nhưng hãy giải hòa trong tinh thần yêu thương. Nếu bạn có làm mếch lòng người anh em của bạn, hãy sẵn sàng nhận lỗi và xin tha thứ (Ma-thi-ơ 5:23, 24).
17. Nếu có người nào làm lỗi cùng bạn, bạn nên hành động đúng đắn như thế nào?
17 Nhưng nói gì nếu bạn bị một người khác sỉ hổ hoặc làm hại? Kinh-thánh khuyên: “Chớ nói: Tôi sẽ làm cho hắn như hắn đã làm cho tôi” (Châm-ngôn 24:29; Rô-ma 12:17, 18). Giê-su Christ khuyên: “Nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má kia cho họ luôn” (Ma-thi-ơ 5:39). Một cái tát tay không có dụng ý gây thương tích, nhưng chỉ để sỉ nhục hay khiêu khích. Do đó Giê-su muốn dạy các môn đồ của ngài nên tránh bị lôi cuốn vào một cuộc đánh nhau hay gây gổ. Thay vì “lấy ác trả ác” hay “lấy rủa-sả trả rủa-sả”, bạn nên “tìm sự hòa-bình mà đuổi theo” (I Phi-e-rơ 3:9, 11; Rô-ma 12:14).
18. Chúng ta phải học điều gì từ gương mẫu của Đức Chúa Trời, khi thấy Ngài yêu thương hết thảy mọi người?
18 Bạn hãy nhớ lại rằng chúng ta phải “yêu anh em” (I Phi-e-rơ 2:17). Giê-hô-va Đức Chúa Trời làm gương cho chúng ta. Ngài không tây vị ai cả. Trước mặt Ngài mọi chủng tộc đều ngang nhau (Công-vụ các Sứ-đồ 10:34, 35; 17:26). Những người sẽ được che chở qua khỏi cơn “hoạn-nạn lớn” gồm người “bởi mọi nước, mọi chi-phái, mọi dân-tộc, mọi tiếng mà ra” (Khải-huyền 7:9, 14-17). Như thế, noi gương Đức Chúa Trời, chúng ta không nên yêu những người khác kém hơn chỉ vì họ thuộc một chủng tộc khác, một quốc gia khác hay địa vị xã hội khác, hay có màu da khác.
19. a) Chúng ta phải cư xử với những anh em tín đồ đấng Christ ra sao? b) Chúng ta có thể có đặc ân nào?
19 Bạn hãy tìm cách kết thân với tất cả mọi người trong hội-thánh, và bạn sẽ cảm thấy yêu thương và quí mến họ. Hãy cư xử với những anh chị lớn tuổi như cha mẹ mình, những anh chị em trẻ tuổi như anh chị em ruột mình (I Ti-mô-thê 5:1, 2). Quả thật là một đặc ân được thuộc về tổ chức hữu hình của Đức Chúa Trời giống như một gia đình, trong đó ai nấy đều ăn ở hòa thuận với nhau trong tình yêu thương. Khi ta sẽ được sống đời đời trong địa-đàng trên đất trong khung cảnh một gia đình đầy yêu thương như thế, thật tốt đẹp biết bao! (I Cô-rinh-tô 13:4-8).
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 233]
Chúng ta có thể học được gì từ chuyện xảy ra giữa Ê-yô-đi và Sin-ty-cơ?
[Hình nơi trang 235]
Có phải sự gây gổ giữa Phao-lô và Ba-na-ba có nghĩa là họ không thuộc về tổ chức của Đức Chúa Trời không?
[Hình nơi trang 236]
Những tín đồ thật của đấng Christ để cho tình yêu thương che lấp những cớ phàn nàn.
[Hình nơi trang 237]
Trong phạm vi tổ chức của Đức Chúa Trời, lòng yêu thương thúc đẩy những tín đồ đấng Christ cư xử ngang nhau.