Một sự tranh chấp hệ trọng liên quan đến bạn
Chương 12
Một sự tranh chấp hệ trọng liên quan đến bạn
1, 2. a) Tại sao cách bạn sống như thế nào là một điều quan trọng đối với bạn? b) Điều này cũng là quan trọng đối với ai nữa, và tại sao?
BẠN SỐNG cuộc đời bạn như thế nào, đó là một điều rất quan trọng. Chính điều đó định đoạt tương lai của bạn sẽ hạnh phúc hay sầu thảm, và chung qui sẽ định đoạt hoặc là bạn sẽ bị hủy diệt cùng với thế gian hiện có, hoặc là bạn sẽ được sống sót và bước vào thế giới mới công bình của Đức Chúa Trời, nơi mà bạn sẽ có thể sống đời đời (I Giăng 2:17; II Phi-e-rơ 3:13).
2 Nhưng nếp sống của bạn không phải chỉ ảnh hưởng đến riêng bạn thôi đâu, mà có liên can đến người khác nữa. Những điều bạn làm cũng ảnh hưởng đến họ nữa. Chẳng hạn nếu cha mẹ của bạn còn sống, điều bạn làm có thể làm cho họ được vinh dự hay là bị xấu hổ. Kinh-thánh có nói như sau: “Con trai khôn-ngoan làm vui cha mình; nhưng đứa ngu muội gây buồn cho mẹ nó” (Châm-ngôn 10:1). Điều quan trọng hơn nữa là lối sống của bạn có ảnh hưởng đến Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Việc này có thể làm cho Ngài vui hay làm cho Ngài buồn. Tại sao thế? Đó là vì có một cuộc tranh chấp hệ trọng liên quan đến bạn.
LIỆU CON NGƯỜI SẼ TRUNG THÀNH VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG?
3. Sa-tan đã thách đố Đức Giê-hô-va như thế nào?
3 Cuộc tranh chấp này do Sa-tan Ma-quỉ nêu ra khi hắn đã thành công trong việc xúi giục A-đam và Ê-va vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời và nhập bọn cùng với hắn để phản lại Đức Chúa Trời (Sáng-thế Ký 3:1-6). Sa-tan đã thiết tưởng rằng hắn có lý do để nêu lên sự thách đố cùng Đức Giê-hô-va như sau: “Thiên hạ chỉ thờ phượng Chúa vì lợi riêng mà thôi. Giá mà Chúa cho tôi cơ hội, tôi có thể làm cho bất cứ người nào từ bỏ Chúa”. Mặc dầu những lời này thật ra không được ghi trong Kinh-thánh, chúng ta thấy rõ là Sa-tan đã nói với Đức Chúa Trời những lời tương tự như vậy. Quyển sách trong Kinh-thánh mang tên Gióp cho thấy điều đó.
4, 5. a) Gióp là ai? b) Vào thời của Gióp, có điều gì đã xảy ra ở trên trời?
4 Gióp là một người sống nhiều thế kỷ sau khi cuộc phản nghịch đã diễn ra ở trong vườn Ê-đen. Ông là một tôi tớ công bình và trung thành của Đức Chúa Trời. Song việc Gióp là người trung thành có thật sự quan hệ gì đối với Đức Chúa Trời hoặc là Sa-tan không? Kinh-thánh cho thấy là có quan hệ. Kinh-thánh kể lại cho chúng ta là Sa-tan ra trình diện trước mặt Đức Giê-hô-va ở trên trời. Bạn hãy để ý đến đầu đề của cuộc đàm thoại giữa họ:
5 “Vả, một ngày kia các con trai của Đức Chúa Trời đến ra mắt Đức Giê-hô-va, và Sa-tan cũng đến trong vòng chúng. Đức Giê-hô-va phán hỏi Sa-tan rằng: Ngươi ở đâu đến? Sa-tan thưa với Đức Giê-hô-va rằng: Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó. Đức Giê-hô-va lại hỏi Sa-tan rằng: Ngươi có nhìn thấy Gióp, tôi-tớ của ta chăng; nơi thế-gian chẳng có người nào giống như nó, vốn trọn-vẹn và ngay-thẳng, kính-sợ Đức Chúa Trời, và lánh khỏi điều ác?” (Gióp 1:6-8).
6. Kinh-thánh cho thấy có một cuộc tranh chấp nào đã được nêu ra vào thời của Gióp?
6 Tại sao Đức Giê-hô-va đã đề cập với Sa-tan rằng Gióp là một người ngay thẳng? Rõ ràng là đã có một cuộc tranh chấp về việc Gióp sẽ giữ sự trung thành với Đức Giê-hô-va hay không. Bạn hãy nghĩ đến câu hỏi của Đức Chúa Trời: “Ngươi ở đâu đến?” và lời đáp của Sa-tan: “Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó”. Câu hỏi này và lời đáp của Sa-tan chứng tỏ rằng Đức Giê-hô-va đã cho Sa-tan quyền tự do để chứng minh lời thách đố của hắn rằng hắn có thể làm cho bất cứ ai lìa bỏ Đức Chúa Trời. Thế thì Sa-tan đã trả lời ra sao khi Đức Giê-hô-va hỏi hắn về lòng thanh liêm của Gióp?
7, 8. a) Sa-tan đã nói rằng Gióp phụng sự Đức Chúa Trời vì lý do nào? b) Đức Giê-hô-va đã làm gì để giải quyết cuộc tranh chấp đó?
7 “Sa-tan thưa với Đức Giê-hô-va rằng: Gióp há kính-sợ Đức Chúa Trời luống-công sao? Chúa há chẳng dựng hàng rào binh-vực ở bốn phía người, nhà người, và mọi vật thuộc về người sao? Chúa đã ban phước cho công-việc của tay người, và làm cho của-cải người thêm nhiều trên đất. Nhưng bây giờ hãy giơ tay Chúa ra, đụng đến hại các vật người có, ắt là người sẽ phỉ-báng Chúa trước mặt” (Gióp 1:9-11).
8 Khi đáp lại như vậy Sa-tan đã kiếm cớ gièm pha lòng thanh liêm của Gióp đối với Đức Chúa Trời. Sa-tan biện luận như sau: “Gióp vốn thờ phượng Chúa chẳng qua chỉ vì Chúa ban cho hắn của cải đấy thôi, chớ hắn có yêu thương gì Chúa đâu”. Sa-tan cũng than phiền rằng Đức Giê-hô-va đã dùng quyền lực cao hơn của Ngài để chiếm ưu thế. Gióp 1:12).
Sa-tan nói: “Chúa lúc nào cũng che chở hắn hết”. Vì thế, để giải quyết vấn đề, Đức Giê-hô-va đáp lại như sau: “Nầy, các vật người có đều phó trong tay ngươi; nhưng chớ tra tay vào mình nó” (9. Sa-tan đã làm cho Gióp bị khốn đốn như thế nào, và hậu quả là gì?
9 Sa-tan lập tức làm cho Gióp bị khốn đốn. Hắn đã làm cho đàn súc vật của người bị giết hoặc bị cướp hết. Đoạn hắn đã khiến cho 10 người con của Gióp bị giết hại. Gióp đã gần như mất hết mọi điều, tuy vậy ông vẫn giữ lòng trung thành đối với Đức Giê-hô-va. Ông đã không hề rủa sả Đức Chúa Trời (Gióp 1:2, 13-22). Nhưng chuyện đến đây chưa hết đâu.
10. Điều gì chứng tỏ rằng Sa-tan đã không chịu bỏ cuộc?
10 Lại một lần nữa Sa-tan đã trình diện trước mặt Đức Giê-hô-va cùng với những thiên sứ khác. Và một lần nữa Đức Giê-hô-va hỏi Sa-tan có nhìn thấy lòng trung thành của Gióp hay không, và Ngài nói rằng: “Lại người bền-đỗ trong sự hoàn-toàn (thanh liêm, NW) mình”. Tức thì Sa-tan đáp lại rằng: “Lấy da đền da, phàm vật chi một người có, tất sẽ trao thế cho mạng sống mình. Nhưng bây giờ xin Chúa hãy giơ tay ra, đụng đến hại xương thịt người, ắt là người sẽ phỉ-báng Chúa trước mặt” (Gióp 2:1-5).
11. a) Sa-tan đã tiếp tục hành hại Gióp như thế nào? b) Hậu quả đã là gì?
11 Để đáp lại, Đức Giê-hô-va đã cho phép Sa-tan làm bất cứ điều gì hắn muốn cho Gióp, song Đức Chúa Trời có nói như sau: “Ngươi không được giết nó” (Gióp 2:6). Thế thì Sa-tan làm cho Gióp bị một bệnh khủng khiếp. Gióp bị đau đớn cùng cực đến nỗi người đã cầu xin được chết đi (Gióp 2:7; 14:13, 14). Cả đến vợ của người cũng trở lại nghịch cùng người mà rằng: “Hãy phỉ-báng Đức Chúa Trời, và chết đi!” (Gióp 2:9). Nhưng Gióp từ chối làm điều đó. Ông nói: “Cho đến kỳ chết, tôi chẳng hề thôi quả-quyết rằng tôi trọn-vẹn” (Gióp 27:5). Gióp đã một mực giữ lòng trung thành đối với Đức Chúa Trời. Như thế ông đã chứng minh rằng Sa-tan sai lầm khi hắn thách đố là ông chỉ thờ phượng Đức Chúa Trời vì lợi lộc chớ không phải vì lòng yêu thương. Đồng thời chúng ta cũng thấy rằng Sa-tan đã không có thể làm cho hết thảy mọi người lìa bỏ Đức Chúa Trời và ngưng phụng sự Ngài.
12. a) Gióp đã cung cấp cho Đức Chúa Trời lời đối đáp nào cho sự thách đố của Sa-tan? b) Lòng trung thành của Giê-su đối với Đức Chúa Trời đã chứng tỏ điều gì?
12 Theo bạn nghĩ thì Đức Giê-hô-va đã cảm thấy thế nào trước lòng trung kiên của Gióp? Ngài đã cảm thấy rất sung sướng! Lời của Đức Chúa Trời khuyến khích chúng ta như sau: “Hỡi con, khá khôn-ngoan, và làm vui lòng cha, để cha có thế đáp lại cùng kẻ nào sỉ-nhục cha” (Châm-ngôn 27:11). Chính Sa-tan là kẻ sỉ nhục Đức Giê-hô-va. Và Gióp đã làm vui lòng Đức Chúa Trời khi giữ vẹn lòng trung thành của ông. Nhờ đó mà Đức Chúa Trời có thể đáp lại lời thách đố ngạo nghễ của Sa-tan cho rằng người ta sẽ chẳng phụng sự Đức Chúa Trời nếu bị thử thách. Nhiều người khác cũng đã cung cấp cho Đức Chúa Trời cơ hội để đối đáp như thế nữa. Trường hợp điển hình nhứt là gương mẫu của người hoàn toàn Giê-su. Ngài đã giữ vẹn lòng trung thành đối với Đức Chúa Trời bất chấp mọi thử thách và khốn khổ mà Sa-tan đã mang lại cho ngài. Điều này chứng tỏ rằng người đàn ông hoàn toàn là A-đam đã có thể làm được như vậy, nếu người muốn, và Đức Chúa Trời không phải là thiếu công bình khi Ngài đòi hỏi con người phải vâng phục hoàn toàn.
BẠN ĐỨNG VỀ PHÍA NÀO?
13. a) Lối sống của bạn có liên can đến cuộc tranh chấp như thế nào? b) Làm sao chúng ta có thể làm vui lòng Đức Chúa Trời hay làm buồn lòng Ngài?
13 Nói gì về đời sống của bạn đây? Có lẽ bạn không nghĩ rằng cách bạn sống có quan hệ gì. Nhưng nếp sống bạn có quan hệ. Dẫu cho bạn có biết đến điều này hay không, lối sống của bạn cho thấy bạn đứng về phía của Đức Chúa Trời hay của Sa-tan trong cuộc tranh chấp này. Đức Giê-hô-va quan tâm đến bạn và Ngài mong muốn thấy bạn phụng sự Ngài để rồi sống đời đời trên trái đất sẽ biến thành địa-đàng (Giăng 3:16). Khi dân Y-sơ-ra-ên phản nghịch cùng Đức Chúa Trời, Ngài đã lấy làm buồn bã và đau lòng (Thi-thiên 78:40, 41). Liệu nếp sống của bạn làm vui lòng Đức Chúa Trời hay là làm buồn lòng Ngài đây? Dĩ nhiên là muốn làm vui lòng Đức Chúa Trời bạn cần phải học biết những luật pháp của Ngài và vâng theo các luật pháp đó.
14. a) Chúng ta phải vâng theo những luật pháp nào về sự giao hợp để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời? b) Tại sao vi phạm những luật pháp đó là một tội ác?
14 Mục tiêu chính của Sa-tan là khiến cho người ta vi phạm những luật pháp của Đức Chúa Trời liên quan đến việc xử dụng khả năng sinh dục của họ và sự sắp đặt của Ngài về hôn nhân và gia đình. Những luật pháp của Đức Chúa Trời nhằm bảo vệ hạnh phúc của chúng ta dạy rằng những người độc thân chớ nên giao hợp, và những người có vợ chồng không nên giao hợp với một người nào khác ngoài người hôn phối của họ (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:3-8; Hê-bơ-rơ 13:4). Khi luật pháp của Đức Chúa Trời bị vi phạm, con trẻ thường sanh ra không được cha mẹ yêu thương chúng và muốn có chúng. Thậm chí có những người mẹ phá thai, giết con họ trước khi chúng sinh ra. Ngoài ra, nhiều người phạm tội tà dâm mắc phải những bịnh hoa liễu khủng khiếp khiến con cái của họ bị hại lây. Đó là một hành vi bất trung, một tội ác nghịch lại cùng Đức Chúa Trời, khi người ta giao hợp với một người không phải là chồng hay vợ của mình. Gióp đã nói: “Nếu lòng tôi bị người nữ quyến dụ, nếu tôi tôi rình rập nơi cửa của người lân cận tôi...điều ấy vốn tội trọng ghê gớm, một tội ác đáng bị quan xét đoán phạt” (Gióp 31:1, 9, 11).
15. a) Nếu chúng ta phạm tội tà dâm, chúng ta làm ai hài lòng? b) Tại sao vâng theo luật pháp của Đức Chúa Trời là điều khôn ngoan?
15 Chúng ta chớ nên lấy làm lạ khi thế gian nầy dưới quyền cai trị của Sa-tan muốn làm cho bạn nghĩ rằng giao hợp với một người không phải là hôn phối của mình là một việc bình thường và đúng. Nhưng nếu bạn làm thế, bạn làm ai hài lòng? Sa-tan chớ không phải Đức Giê-hô-va đâu. Muốn làm vui lòng Đức Chúa Trời, bạn phải “tránh sự dâm dục” (I Cô-rinh-tô 6:18). Đành rằng không phải lúc nào cũng dễ dàng để giữ sự trung thành với Đức Chúa Trời. Đối với Gióp cũng vậy, không phải là một chuyện dễ. Nhưng bạn nên nhớ kỹ là vâng theo những luật pháp của Đức Chúa Trời là điều khôn ngoan. Nếu bạn làm như vậy, giờ đây bạn sẽ cảm thấy sung sướng hơn. Nhưng điều quan trọng hơn nữa là bạn sẽ ủng hộ Đức Chúa Trời trong cuộc tranh chấp này và bạn sẽ làm Ngài vui lòng. Và Ngài sẽ ban phước cho bạn bằng sự sống đời đời trong hạnh phúc trên đất.
16. a) Gióp đã được ban phước vì lòng trung thành của ông như thế nào? b) Chúng ta có thể nói gì về các tai hại do Sa-tan gây ra, chẳng hạn như việc giết chết 10 người con của Gióp?
16 Đành rằng Sa-tan đã làm cho Gióp trở nên nghèo khổ và mất hết 10 đứa con. Quả thật đó là một sự mất mát lớn lao đối với Gióp. Nhưng sau khi Gióp đã chứng tỏ trung thành, Đức Chúa Trời đã ban phước cho người khiến người có gấp đôi tài sản người từng có trước khi Sa-tan được phép thử thách người. Gióp cũng đã sanh thêm 10 Gióp 42:10-17). Hơn nữa, chúng ta có thể tin chắc rằng 10 đứa con trước của Gióp mà Sa-tan đã giết hại sẽ được sống lại khi Đức Chúa Trời làm cho kẻ chết sống lại. Quả thật không có một thiệt hại nào hay sự khốn khổ nào mà Cha đầy yêu thương của chúng ta là Đức Giê-hô-va không sửa chữa được khi đến kỳ đã định, dầu cho Sa-tan đã được phép gây ra mọi sự đó.
đứa con nữa (17. Tại sao lối sống của bạn quả thật có quan hệ?
17 Thế thì bạn nên luôn luôn nhớ kỹ là lối sống của bạn quả thật có quan hệ, đặc biệt đối với Đức Giê-hô-va và Sa-tan Ma-quỉ. Đó là vì bạn có liên can đến một cuộc tranh chấp để xem nhân loại sẽ trung thành với Đức Chúa Trời hay không.
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 106]
Gióp đối đáp sự thách đố của Sa-tan cho rằng không ai có thể giữ sự trung thành với Đức Chúa Trời nếu bị thử thách.
[Hình nơi trang 110]
Giao hợp với một người không phải là hôn phối của mình là một tội ác nghịch lại cùng Đức Chúa Trời.
[Hình nơi trang 111]
Đức Giê-hô-va ban phước cho Gióp vì lòng trung thành của người và ban cho người nhiều hơn trước nữa.