Tại sao chúng ta hiện hữu?
Chương 7
Tại sao chúng ta hiện hữu?
1. Những người có óc suy xét đã đi đến kết luận nào?
TỪ LÂU RỒI người ta đã thường tự hỏi không biết đời sống trên đất có ý nghĩa gì. Họ đã từng ngắm bầu trời mênh mông đầy sao lấp lánh, chiêm ngưỡng những buổi hoàng hôn đầy màu sắc rực rỡ cùng vẻ đẹp của đồng quê. Những người có óc suy xét đã thiết nghĩ rằng tất cả mọi sự đó tất phải có một mục đích cao cả nào đó. Song người ta lại thường tự hỏi không biết họ có vai trò gì trong thiên nhiên (Thi-thiên 8:3, 4).
2. Người ta đã thường đặt ra những câu hỏi nào?
2 Sớm muộn gì trong quãng đời của họ, nhiều người tự hỏi: Có phải chúng ta chỉ sống một thời gian ngắn, cố hưởng được nhiều chừng nào hay chừng nấy để rồi chết đi hay sao? Chúng ta đang đi Gióp 14:1, 2). Để hiểu thấu được điều này, chúng ta phải tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi sau đây: Chúng ta đã từ đâu mà đến?
về đâu đây? Chúng ta có thể chờ đợi cái gì tốt hơn là chu trình ngắn ngủi gồm sanh ra, lớn lên rồi chết đi hay không (DO TIẾN HÓA HAY SÁNG TẠO?
3. Thuyết tiến hóa dạy gì?
3 Tại vài nơi người ta thường dạy rằng mọi vật đã tự nhiên mà có, ngẫu nhiên mà thành hình. Người ta bảo rằng qua hàng triệu năm sự sống tiến hóa, biến thái từ những thể thấp để cuối cùng trở thành con người. Tại nhiều nơi trên trái đất thuyết tiến hóa được dạy như là một sự kiện có thật. Song chúng ta có phải thật sự đến từ một con khỉ đã sống cách đây hàng triệu năm chăng? Có phải vũ trụ bao la này ngẫu nhiên mà có chăng?
4. Tại sao ta có thể tin tưởng rằng “Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”?
4 Kinh-thánh nói: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng-thế Ký 1:1). Và những sự kiện khoa học cũng chứng minh rằng các từng trời với hàng tỷ ngôi sao và trái đất của chúng ta đều có một khởi điểm. Hết thảy đều được sáng tạo. Các ngôi sao cùng các hành tinh vận chuyển một cách điều hòa đến đỗi người ta có thể tính trước được nhiều năm vị trí của chúng một cách hết sức chính xác. Các sao và hành tinh vận chuyển trong vũ trụ theo những định luật và nguyên tắc toán học. Ông P. Dirac, một giáo sư toán học của trường đại học Cambridge, đã nói trong tạp chí Khoa học gia Hoa-kỳ (Scientific American) như sau: “Người ta có thể mô tả tình hình bằng cách nói rằng Đức Chúa Trời là một nhà toán học siêu việt, và Ngài đã dùng toán học siêu đẳng để dựng nên vũ trụ”.
5. Làm thế nào cơ thể của chúng ta cho thấy rằng chúng ta đã được sáng tạo thay vì là kết quả của sự tiến hóa?
5 Kinh-thánh có ghi lại như sau: “Phải biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời. Chính Ngài đã dựng nên chúng tôi, chứ không phải tự chúng tôi đã dựng nên mình” (Thi-thiên 100:3, NW). Thân thể của chúng ta đã được uốn nắn một cách tuyệt xảo đến đỗi một người viết Kinh-thánh đã thốt lên những lời sau đây cùng Đức Chúa Trời: “Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi đã được dựng nên cách đáng sợ lạ-lùng...Khi tôi được dựng nên trong nơi kín...thì các xương-cốt tôi không giấu được Chúa. Mắt Chúa đã thấy bào-thai của tôi, số các ngày định cho tôi đã biên vào sổ Chúa” (Thi-thiên 139:14-16, NW). Một đứa bé được cấu tạo trong lòng mẹ nó một cách kỳ diệu. Tuần báo Newsweek đã nói về điều này như sau: “Nói một cách giản dị, đó là một phép lạ”. Đoạn bài báo nói tiếp: “Không có kỹ thuật nào có thể quy định được lúc nào sự thụ thai xảy ra. Không một nhà khoa học nào có thể cho biết rằng có quyền lực kỳ diệu nào can thiệp vào để phát triển các bộ phận và các hệ thống gồm hàng tỷ dây thần kinh trong bào thai con người”.
6. Tại sao tin nơi sự sáng tạo có lý hơn là tin nơi sự tiến hóa?
6 Bạn hãy nghĩ đến vũ trụ bao la của chúng ta hay là cơ thể của chính chúng ta đã được phát họa và cấu tạo một cách kỳ diệu làm sao. Lý trí bình thường tất bảo cho chúng ta biết rằng những điều này không phải đã tiến hóa hoặc tự nhiên mà có. Phải có một Kiến trúc sư, một Đấng Tạo-hóa. Hãy xem xét những vật khác xung quanh chúng ta. Khi bạn ở trong nhà, bạn hãy tự hỏi: Có phải cái bàn giấy của tôi, cái đèn, cái giường, cái ghế, cái bàn, những bức tường, hoặc là chính cái nhà của tôi đã tiến hóa hay sao? Hay là chúng đã cần đến một người nào đó làm ra? Dĩ nhiên là phải có những người thông minh để làm ra các vật ấy! Vậy thì làm sao ai có thể chủ trương rằng vũ trụ của chúng ta vô cùng phức tạp hơn nhiều và ngay cả chúng ta nữa lại không cần đến một đấng tạo-hóa hay sao? Và nếu Đức Chúa Trời đã đặt chúng ta trên đất này, chắc chắn Ngài đã có lý do để làm điều đó.
7. a) Giê-su đã tỏ ra ngài tin nơi sự sáng tạo như thế nào? b) Có bằng chứng nào khác nữa cho thấy rằng A-đam đã là một người có thật?
7 Chính Giê-su Christ đã nói về người đàn ông và đàn bà đầu tiên Ma-thi-ơ 19:4, 5). Ở đây Giê-su đã trích dẫn từ Sáng-thế Ký 1:27 và 2:24 nói về sự sáng tạo của A-đam và Ê-va. Như vậy ngài đã cho thấy rằng sự tường thuật này trong Kinh-thánh là sự thật (Giăng 17:17). Ngoài ra Kinh-thánh đã gọi Hê-nóc là “tổ bảy đời kể từ A-đam” (Giu-đe 14). Nếu A-đam đã không hề có thật thì Kinh-thánh tất đã không nhận diện ông một cách chính xác như vậy (Lu-ca 3:37, 38).
như sau: “Đấng Tạo-hóa, hồi ban đầu, dựng nên một người nam, một người nữ, và có phán rằng: Vì cớ đó người nam sẽ lìa cha mẹ, mà dính-díu với vợ mình; hai người sẽ cùng nên một thịt” (8. Kinh-thánh không có dạy điều gì về nguồn gốc của loài người?
8 Một số người cho rằng Đức Chúa Trời đã dùng đến sự phát triển của tiến hóa để tạo ra loài người. Họ chủ trương rằng Đức Chúa Trời đã để cho con người tiến hóa cho đến khi đạt đến một giai đoạn nào đó thì Ngài đặt một linh hồn vào con người. Song người ta không thấy ý tưởng đó ở nơi nào trong Kinh-thánh cả. Đúng hơn, Kinh-thánh nói rằng cây cỏ và động vật đã được tạo ra “tùy theo loại” (Sáng-thế Ký 1:11, 21, 24). Và các sự kiện cho thấy rằng không một giống cây hay giống động vật nào lại biến thái để thành một giống khác theo dòng thời gian. Để có những bằng chứng khác cho thấy rằng chúng ta không phải là sản phẩm của sự tiến hóa, xin bạn hãy đọc quyển sách Loài người hiện-hữu do sự tiến-hóa hay được sáng-tạo?
ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ TẠO RA LOÀI NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
9. a) Kinh-thánh tả sự sáng tạo của con người ra sao? b) Điều gì đã xảy ra khi Đức Chúa Trời hà “sanh khí” vào lỗ mũi con người?
9 Đức Chúa Trời đã tạo ra loài người từ bụi đất để sống trên đất, y như Kinh-thánh nói: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một linh hồn sống” (Sáng-thế Ký 2:7, NW). Từ các lời này chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã trực tiếp tạo ra loài người. Bởi một công trình sáng tạo đặc biệt, Ngài đã tạo ra một con người toàn vẹn, đầy đủ. Khi Đức Chúa Trời đã hà “sanh khí” vào lỗ mũi của con người thì hai buồng phổi của người được đầy không khí. Song Ngài đã thực hiện nhiều hơn thế nữa. Đức Chúa Trời đã truyền sự sống vào cơ thể của con người. Sanh hoạt lực này được duy trì nhờ sự hô hấp.
10. Linh hồn của người là gì, và đã được tạo ra như thế nào?
10 Tuy nhiên ta hãy lưu ý rằng Kinh-thánh không có nói là Đức Chúa Trời đã ban cho con người một linh hồn, song lại nói rằng sau khi Đức Chúa Trời đã bắt đầu làm cho con người thở “thì người trở I Cô-rinh-tô 15:45). “Bụi đất”, vật liệu được dùng để nắn ra thân thể con người, hẳn không phải là linh hồn. Kinh-thánh cũng không có nói rằng “sanh khí” là linh hồn. Nhưng Kinh-thánh cho thấy rằng hai điều này nhập lại có kết quả là “người trở nên một linh hồn sống”.
nên một linh hồn sống”. Như vậy thì con người là một linh hồn, cũng giống như một người trở thành bác sĩ là một bác sĩ vậy (11. Những sự kiện nào trong Kinh-thánh nói về linh hồn của con người cho thấy rằng linh hồn không phải là một cái gì vô hình có thể tách rời khỏi cơ thể của con người?
11 Vì lẽ linh hồn của con người chính là con người cho nên nó không thể là một cái gì vô hình ở trong cơ thể, hoặc có thể rời khỏi cơ thể. Nói một cách giản dị, Kinh-thánh dạy rằng linh hồn của bạn chính là bạn đấy. Thí dụ như Kinh-thánh nói về việc linh hồn muốn ăn đồ ăn vật chất như sau: “Linh hồn ngươi ước ao ăn thịt” (Phục-truyền Luật-lệ Ký 12:20, NW). Kinh-thánh cũng nói rằng linh hồn có máu chảy trong các mạch, vì đề cập đến “máu của những linh hồn nghèo nàn vô tội” (Giê-rê-mi 2:34, NW).
TẠI SAO ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ ĐẶT CON NGƯỜI TRÊN ĐẤT?
12. Đức Chúa Trời có ý định gì đối với loài người ở trên đất?
12 Đức Chúa Trời đã không có ý định cho A-đam và Ê-va sống một thời gian rồi chết đi để đi đến một nơi nào khác để sống. Họ phải sống tại đây để chăm sóc trái đất cùng hết thảy mọi loài sinh vật ở trên đất. Kinh-thánh có nói như sau: “Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh-sản, thêm nhiều, làm cho đầy-dẫy đất; hãy làm cho đất phục-tùng, hãy quản-trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành-động trên mặt đất” (Sáng-thế Ký 1:28; 2:15). A-đam và Ê-va, cũng như hết thảy các con cháu mà họ sẽ sanh ra, đã có thể sống hạnh phúc trên trái đất mãi mãi để làm những việc mà Đức Chúa Trời muốn họ làm.
13. a) Làm thế nào chúng ta có thể sống hạnh phúc? b) Điều gì sẽ làm cho đời sống của chúng ta có ý nghĩa thật sự?
13 Ta hãy lưu ý rằng “Đức Chúa Trời ban phước cho loài người”. Quả thật Ngài đã chú tâm đến các con của Ngài ở trên đất. Vì thế với tư cách là một người Cha đầy yêu thương Ngài đã dạy dỗ họ để họ được lợi ích. Nếu họ đã vâng theo lời dạy dỗ của Ngài thì họ sẽ tìm thấy hạnh phúc. Giê-su đã biết rõ điều đó và sau đó ngài đã nói như sau: “Những kẻ nghe và giữ lời Đức Chúa Trời còn có phước hơn!” (Lu-ca 11:28). Giê-su đã giữ lời của Đức Chúa Trời. Ngài có nói: “Ta hằng làm sự đẹp lòng Ngài” (Giăng 8:29). Đây là bí quyết để hiểu lý do tại sao chúng ta đang sống ở đây. Ấy là để hưởng một đời sống đầy đủ và hạnh phúc, phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Việc phụng sự Đức Giê-hô-va sẽ làm cho đời của chúng ta có ý nghĩa thật sự ngay từ bây giờ. Và làm như vậy chúng ta chuẩn bị để được sống đời đời trong Địa-đàng trên đất (Thi-thiên 37:11, 29).
TẠI SAO CHÚNG TA GIÀ VÀ CHẾT?
14. A-đam và Ê-va đã làm gì khi cãi lại lời răn của Đức Chúa Trời?
14 Nhưng hiện nay chúng ta hết thảy đều trở nên già và chết đi. Tại sao thế? Như chúng ta đã thấy trong chương trước đây, ấy là vì A-đam và Ê-va đã phản nghịch lại Đức Chúa Trời. Đức Giê-hô-va đã để cho họ chịu một thử thách để họ thấy sự cần thiết phải vâng phục Đức Chúa Trời. Ngài đã nói cùng A-đam rằng: “Ngươi được tự-do ăn hoa-quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết” (Sáng-thế Ký 2:16, 17). Một khi họ đã ăn trái cây ấy, A-đam và Ê-va đã quay lưng từ bỏ Cha trên trời của họ và từ bỏ sự hướng dẫn của Ngài. Họ đã không vâng lời và chiếm đoạt lấy vật không thuộc về họ. Họ đã có thể tiếp tục sống mãi mãi trong hạnh phúc trong vườn địa-đàng không hề đói kém hoặc khổ đau, thế mà giờ đây họ phải gánh chịu hình phạt của tội lỗi. Hình phạt này là sự bất toàn và sự chết (Rô-ma 6:23).
15. Chúng ta đã thừa hưởng tội lỗi từ A-đam như thế nào?
15 Bạn có biết làm thế nào chúng ta thừa hưởng tội lỗi từ A-đam không? Sau khi A-đam đã trở nên bất toàn, ông đã truyền lại cho hết thảy các con cháu của ông sự bất toàn và sự chết (Gióp 14:4; Rô-ma 5:12). Để hiểu rõ điều này, bạn hãy nghĩ đến một người làm bánh mì mà dùng một cái khuôn bị móp méo thì hậu quả sẽ ra sao? Hết thảy các bánh mì ra từ khuôn đó sẽ có dấu vết. A-đam đã trở nên giống như cái khuôn đó, còn chúng ta thì giống như ổ bánh mì. Ông đã trở nên bất toàn khi vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể ví điều đó như là ông bị một tì vết làm móp méo. Vì thế, khi ông đã sanh con cái, hết thảy chúng đều nhận cái tì vết của tội lỗi hay là sự bất toàn.
16, 17. Làm thế nào một trong những phép lạ của Giê-su cho thấy rằng vì tội lỗi mà bệnh tật đã giáng trên gia đình nhân loại?
16 Hiện nay chúng ta bị bệnh tật và già yếu vì tội lỗi mà hết thảy chúng ta đã nhận lãnh từ A-đam. Một trong những phép lạ mà Giê-su đã thực hiện cho thấy rõ điều này. Trong khi Giê-su đang dạy dỗ
trong nhà mà ngài đã ở trọ, một đoàn dân đông nhóm lại đầy nhà đến đỗi không ai vào lọt được cả. Khi bốn người khiêng đến một người bị bại nằm trên một cái giường nhỏ, thì họ thấy không thể vào nhà được, cho nên họ lên mái nhà khoét một lỗ trên nóc nhà để thòng giường người bại xuống giữa nhà cạnh bên Giê-su.17 Khi Giê-su thấy đức tin của họ, ngài phán cùng người bại rằng: “Tội-lỗi ngươi đã được tha”. Song có vài người có mặt ở đó không nghĩ rằng Giê-su có thể tha tội được. Do đó Giê-su nói rằng: “Để cho các ngươi biết Con người ở thế-gian có quyền tha tội, thì Ngài phán cùng kẻ bại rằng: Ta biểu ngươi, hãy đứng dậy, vác giường đi về nhà. Kẻ bại đứng dậy, tức thì vác giường đi ra trước mặt thiên-hạ” (Mác 2:1-12).
18. Các tôi tớ của Đức Chúa Trời có thể trông đợi một tương lai như thế nào?
18 Bạn hãy nghĩ xem quyền phép này của Giê-su có thể có ý nghĩa gì đối với chúng ta! Dưới sự cai trị của Nước Đức Chúa Trời, đấng Christ sẽ có khả năng tha tội cho tất cả những người yêu mến và phụng sự Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là mọi sự đau đớn, bệnh tật sẽ không còn nữa. Không một ai sẽ phải già đi và chết nữa! Đây hẳn là một hy vọng huyền diệu biết bao cho tương lai! Vâng, chúng ta có thể trông mong nhiều hơn là chu trình hiện tại là sanh ra, sống được ít lâu để rồi chết đi. Nếu chúng ta cứ tiếp tục tìm hiểu về Đức Chúa Trời và phụng sự Ngài, thì chúng ta có thể sống đời đời trong Địa-đàng trên đất.
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 69]
Nhiều người tự hỏi ý nghĩa đời sống là gì.
[Hình nơi trang 70]
Các vật này do tiến hóa mà ra, hay đã do ai làm ra?
[Hình nơi trang 75]
Sự tường thuật của Kinh-thánh về việc Giê-su chữa lành người bại cho thấy loài người bị bệnh tật là do tội lỗi của A-đam.