Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Cuốn sách để mọi người đọc

Cuốn sách để mọi người đọc

Cuốn sách để mọi người đọc

“Ta không nên xem trọng cuốn Kinh-thánh”. Một giáo sư đại học nói như thế với một cô gái.

Cô ấy thẳng thắn hỏi: “Như vậy thầy đã đọc Kinh-thánh rồi chứ?”

Giáo sư giật mình và phải thú nhận rằng mình chưa đọc.

“Làm sao thầy có thể cương quyết phát biểu một ý kiến như thế về một cuốn sách mà thầy chưa từng đọc?”

Cô ấy nói có lý. Giáo sư quyết định đọc Kinh-thánh rồi mới có ý kiến.

CÓ NGƯỜI nói rằng Kinh-thánh, gồm 66 quyển, “có lẽ là một bộ sách được sưu tập có ảnh hưởng lớn nhất trong cả lịch sử loài người”.1 Quả thật, người ta thấy ảnh hưởng của Kinh-thánh trong một số kiệt tác về ngành nghệ thuật, văn học và âm nhạc. Kinh-thánh đã ảnh hưởng đến ngành luật học không ít. Người ta ca tụng lối hành văn của Kinh-thánh và nhiều người học cao đã tôn trọng Kinh-thánh. Kinh-thánh ảnh hưởng sâu xa đến đời sống con người ở mọi tầng lớp xã hội. Kinh-thánh khiến nhiều người đọc có được lòng trung thành phi thường. Một số người thậm chí còn liều chết để đọc Kinh-thánh.

Đồng thời cũng có người nghi ngờ Kinh-thánh. Có một số người, tuy chưa đọc, nhưng cũng có định kiến về Kinh-thánh. Họ có thể công nhận rằng Kinh-thánh có giá trị về mặt văn học hoặc lịch sử, nhưng họ tự hỏi: Một cuốn sách viết cách đây hàng mấy ngàn năm làm thế nào mà có ích trong thế giới hiện đại được? Chúng ta sống trong “thời đại thông tin”. Tin tức mới nhất về thời sự và kỹ thuật nằm trong tầm tay chúng ta. Chúng ta còn có sẵn các “chuyên gia” cố vấn về hầu hết bất cứ vấn đề nào mình gặp phải trong đời sống hiện đại. Kinh-thánh có thể nào chứa đựng tin tức thực dụng cho ngày nay không?

Mục đích của sách mỏng này là để trả lời những câu hỏi ấy. Chúng tôi không biên soạn sách mỏng này để ép buộc bạn phải tin theo những quan niệm hay tín ngưỡng của một tôn giáo nào đó, nhưng đúng hơn, chúng tôi muốn giúp bạn thấy rằng Kinh-thánh, một cuốn sách có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử, rất đáng cho bạn xem xét. Một bản báo cáo ra năm 1994 ghi nhận rằng một số nhà giáo dục tin chắc là Kinh-thánh đã hằn sâu vào văn hóa Tây phương đến nỗi “dù tin hay không tin, bất cứ người nào không biết những sự dạy dỗ và lời tường thuật trong Kinh-thánh tức là người đó bị thiếu sót nhiều về văn hóa”.2

Có lẽ sau khi đọc sách mỏng này, bạn sẽ đồng ý rằng dù tin đạo hay không, ít nhất mình cũng nên đọc Kinh-thánh.

[Khung/​Hình nơi trang 3]

“Nói thật thì tôi có được sự sáng suốt nhờ đọc một cuốn sách.—Một cuốn sách à? Đúng là như vậy, và sách ấy là một cuốn sách cổ và giản dị, một cuốn sách thuần chất như là thiên nhiên, không giả tạo... và tên của cuốn sách này là Kinh-thánh” (Henrich Heine, nhà văn người Đức sống vào thế kỷ 19).3