Sao mình lại sợ chia sẻ niềm tin tại trường?
CHƯƠNG 17
Sao mình lại sợ chia sẻ niềm tin tại trường?
“Vài lần mình có cơ hội rất tốt để nói lên niềm tin tại trường nhưng rồi lại bỏ lỡ”.—Khương.
“Cô giáo hỏi cả lớp nghĩ gì về thuyết tiến hóa. Mình biết đây là cơ hội tuyệt vời để chia sẻ niềm tin, thế mà mình cứ ngồi đơ ra, không dám hó hé nửa lời. Sau đó mình cứ tiếc hoài”.—Hoa.
Nếu là một tín đồ trẻ, chắc bạn cũng từng cảm thấy như Khương và Hoa. Có lẽ bạn yêu thích những sự thật đã học được trong Kinh Thánh, thậm chí còn muốn chia sẻ với người khác. Nhưng bạn lại run lẩy bẩy khi nghĩ đến việc nói lên niềm tin của mình. Tuy nhiên, bạn có thể củng cố lòng can đảm. Bằng cách nào? Hãy làm những bước sau:
1. Xác định nỗi sợ. Khi nghĩ đến việc chia sẻ niềm tin, chúng ta thường tưởng tượng tình huống xấu nhất có thể xảy ra! Thế nhưng, đôi khi bạn có thể chế ngự nỗi sợ bằng cách diễn đạt nó thành lời.
Hoàn thành câu sau:
● Mình sợ nếu nói lên niềm tin tại trường thì ․․․․․
Có thể bạn được an ủi nếu biết nỗi sợ của mình cũng giống như bao bạn trẻ đạo Đấng Ki-tô khác. Ví dụ, Christopher, 14 tuổi, thừa nhận: “Mình sợ trở thành trò cười và bị bạn bè rêu rao là đứa lập dị”. Còn Khương, được nhắc đến nơi đầu bài, chia sẻ: “Mình lo nhỡ có ai đặt câu hỏi mà mình không biết trả lời”.
2. Đối mặt với thử thách. Có phải nỗi sợ của bạn hoàn toàn vô căn cứ? Không hẳn. Ashley, 20 tuổi, nhớ lại: “Vài bạn giả vờ chú ý đến niềm tin của mình nhưng rồi lại xuyên tạc những lời mình nói và giễu cợt mình trước mặt người khác”. Nicole, 17 tuổi, cũng trải qua tình huống tương tự: “Bạn mình so sánh một câu trong Kinh Thánh của bạn ấy với Kinh Thánh của mình và thấy cách diễn đạt khác nhau. Thế là bạn ấy bảo *
Kinh Thánh của mình đã bị sửa đổi. Mình sững sờ, không nói nên lời!”.Những tình huống như vậy có vẻ đáng sợ! Nhưng thay vì lẩn tránh, hãy đối mặt với thử thách, xem đó chính là một phần của đời sống tín đồ đạo Đấng Ki-tô (2 Ti-mô-thê 3:12). Matthew, 13 tuổi, nói: “Chúa Giê-su báo trước là các môn đồ ngài sẽ bị ngược đãi. Do đó, chúng ta không thể mong đợi được mọi người thích vì niềm tin của mình”.—Giăng 15:20.
3. Nghĩ tới lợi ích. Khi chia sẻ niềm tin, dù kết quả không như mong muốn nhưng có lợi ích nào không? Amber, 21 tuổi, nghĩ là có: “Đúng là khó để giải thích niềm tin cho những người không xem trọng Kinh Thánh, nhưng làm thế giúp bạn hiểu rõ hơn niềm tin của chính mình”.—Rô-ma 12:2.
Xem lại tình huống bạn đã ghi trong Bước 1. Hãy nghĩ đến ít nhất hai lợi ích mà bạn có thể nhận được trong tình huống đó, rồi viết ra bên dưới.
1 ․․․․․
2 ․․․․․
Gợi ý: Việc nói lên niềm tin có thể làm giảm áp lực bạn bè như thế nào? Giúp bạn tự tin Châm-ngôn 23:15.
hơn ra sao? Tác động thế nào đến cảm xúc của bạn đối với Giê-hô-va Đức Chúa Trời, và cảm xúc của ngài về bạn?—4. Chuẩn bị trước. Châm-ngôn 15:28 khuyên: “Lòng người công-bình suy-nghĩ lời phải đáp”. Bên cạnh việc suy nghĩ mình sẽ nói gì, hãy cố đoán trước những câu hỏi mà người khác có thể đặt ra. Sau đó, nghiên cứu các đề tài ấy và chuẩn bị cách trả lời thích hợp.—Xin xem bảng “Chuẩn bị cách đáp lại” nơi trang 127.
5. Bắt đầu. Khi đã sẵn sàng, bạn nên bắt đầu như thế nào? Bạn có vài lựa chọn. Có thể ví việc chia sẻ niềm tin với bơi lội: một số người từ từ bước xuống nước, số khác nhảy thẳng xuống. Tương tự, bạn có thể bắt đầu nói chuyện về một đề tài không liên quan đến tôn giáo, rồi từ từ thăm dò thái độ của người nghe. Nhưng nếu quá lo lắng về những tình huống xấu sẽ xảy ra, lựa chọn tối ưu có Lu-ca 12:11, 12). Andrew, 17 tuổi, thổ lộ: “Khi nghĩ đến việc chia sẻ niềm tin, mình thường thấy rất khó. Nhưng trên thực tế, một khi đã bắt đầu cuộc nói chuyện thì mình thấy dễ hơn nhiều!”. *
thể là “nhảy thẳng xuống nước” (6. Biết suy xét. Sa-lô-môn viết: “Người khôn suy tính kỹ càng” (Châm-ngôn 13:16, BDY). Chắc chắn bạn sẽ không nhảy xuống chỗ nước cạn. Tương tự, hãy thận trọng để không lao vào những cuộc tranh cãi vô ích. Hãy nhớ rằng có lúc nói ra và có lúc im lặng (Truyền-đạo 3:1, 7). Đôi khi, chính Chúa Giê-su cũng từ chối trả lời một số câu hỏi.—Ma-thi-ơ 26:62, 63.
Nếu quyết định đáp lại, bạn có thể chọn câu trả lời ngắn gọn và khôn khéo. Chẳng hạn, nếu bạn cùng lớp hỏi vặn: “Sao bạn không hút thuốc?”, bạn trả lời đơn giản: “Vì mình muốn sống lâu!”. Tùy vào cách phản ứng của người kia, bạn có thể quyết định có giải thích thêm về niềm tin của mình hay không.
Sáu bước được nêu lên trong chương này có thể giúp bạn “sẵn sàng để bênh vực” niềm tin của mình (1 Phi-e-rơ 3:15). Dĩ nhiên, sẵn sàng không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ hồi hộp. Nhưng Alana, 18 tuổi, nhận xét: “Dù sợ nhưng khi giải thích niềm tin, bạn sẽ cảm thấy giống như mình đã hoàn thành được một việc gì đó: chiến thắng nỗi sợ, bất chấp sự việc có thể không xảy ra như mong muốn. Và nếu kết quả tốt đẹp, bạn sẽ càng vui hơn! Bạn mãn nguyện vì đã can đảm lên tiếng”.
Bạn gặp áp lực ở trường học? Hãy tìm hiểu cách bạn có thể đương đầu.
[Chú thích]
^ đ. 10 Các bản dịch Kinh Thánh có cách diễn đạt khác nhau. Dù vậy, cách diễn đạt của một số bản dịch sát với Kinh Thánh nguyên bản hơn.
^ đ. 18 Xin xem khung “ Cách gợi chuyện” nơi trang trước.
CÂU KINH THÁNH THEN CHỐT
“Hãy luôn sẵn sàng để bênh vực niềm hy vọng của mình khi có bất cứ ai chất vấn, nhưng với thái độ ôn hòa và lòng kính trọng sâu xa”.—1 Phi-e-rơ 3:15.
MẸO
Thay vì bảo các bạn trong lớp nên hay không nên tin gì, hãy mạnh dạn nói lên điều bạn tin và lý do bạn thấy niềm tin đó hợp lý.
BẠN CÓ BIẾT...?
Một số bạn học có lẽ ngưỡng mộ bạn vì luôn theo sát tiêu chuẩn đạo đức cao của Kinh Thánh nhưng lại ngại không dám hỏi về niềm tin của bạn.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG!
Mình có thể chia sẻ niềm tin cho [ghi tên của ít nhất một bạn học] ․․․․․
Mình nghĩ đề tài mà bạn ấy quan tâm nhất là: ․․․․․
Về đề tài này, điều mình muốn hỏi cha mẹ là: ․․․․․
BẠN NGHĨ SAO?
● Có thể đâu là nguyên nhân sâu xa khiến bạn học chế giễu niềm tin của bạn?
● Nếu bạn quyết định nói lên niềm tin, tại sao điều quan trọng là nói một cách tự tin?
[Câu nổi bật nơi trang 126]
“Hồi trước mình không muốn khác biệt với bạn bè đồng lứa. Nhưng dần dần mình nhận ra đức tin giúp mình có đời sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, mình tự tin hơn và hãnh diện về những gì mình tin”.—Sơn
[Khung nơi trang 124]
Cách gợi chuyện
● “Hè này bạn định làm gì?” [Đợi trả lời, rồi chia sẻ kế hoạch liên quan đến các hoạt động thiêng liêng của mình, chẳng hạn như tham dự hội nghị hoặc nới rộng thánh chức].
● Nhắc đến một tin thời sự, rồi hỏi: “Bạn nghe tin đó chưa? Bạn nghĩ sao?”.
● “Theo bạn, tình hình tài chính toàn cầu [hoặc một vấn đề khác] có thể được cải thiện không? [Đợi trả lời]. Sao bạn nghĩ thế?”.
● “Bạn có theo đạo nào không?”.
● “Bạn nhắm tới mục tiêu nào trong 5 năm tới?”. [Đợi trả lời, rồi chia sẻ mục tiêu thiêng liêng của mình].
[Biểu đồ nơi trang 127]
(Để biết rõ hơn, xin xem ấn phẩm)
Trắc nghiệm
Chuẩn bị cách đáp lại
Theo mẫu này!
Gợi ý: Hãy thảo luận bảng này cùng cha mẹ và các bạn trẻ đồng đạo. Hoàn thành bảng. Sau đó, hãy nghĩ ra thêm vài câu hỏi mà các bạn học có thể đặt ra và chuẩn bị cách trả lời thích hợp.
Trung lập
Câu hỏi
Sao bạn không chào cờ?
Trả lời
Mình tôn trọng nhưng không tôn thờ quốc kỳ.
Câu hỏi kế tiếp
Bạn có tham gia chiến tranh không?
Trả lời
Không, và hàng triệu Nhân Chứng Giê-hô-va trong các nước cũng sẽ không chiến đấu để giết hại đồng loại.
Máu
Câu hỏi
Tại sao bạn không chịu tiếp máu?
Trả lời
Vì Kinh Thánh nói là phải kiêng huyết. Tuy nhiên, mình chấp nhận những phương pháp trị liệu không dùng máu. Những phương pháp này không chứa nguy cơ lây nhiễm AIDS hay viêm gan.
Câu hỏi kế tiếp
Nhưng lỡ bạn phải tiếp máu mới giữ được mạng sống thì sao? Chẳng lẽ Chúa không tha thứ cho bạn?
Trả lời
․․․․․
Lựa chọn
Câu hỏi
Bạn A cũng theo đạo của bạn, thế mà bạn ấy cũng làm đó thôi. Sao bạn không thể chứ?
Trả lời
Chúng mình được dạy về những đòi hỏi của Đức Chúa Trời nhưng không phải bị tẩy não! Mỗi người có quyền tự quyết định.
Câu hỏi kế tiếp
Vậy là không có tiêu chuẩn chung sao?
Trả lời
․․․․․
Sự sáng tạo
Câu hỏi
Tại sao bạn không tin thuyết tiến hóa?
Trả lời
Tại sao mình phải tin? Chính các nhà khoa học còn chưa thống nhất về điều này, trong khi họ là những người có chuyên môn!
Câu hỏi kế tiếp
․․․․․
Trả lời
․․․․․
[Hình nơi trang 125]
Chia sẻ niềm tin giống như bơi lội. Bạn có thể chọn bước xuống từ từ hay nhảy thẳng xuống nước!