Tay Đức Giê-hô-va chẳng trở nên ngắn
Chương Hai Mươi
Tay Đức Giê-hô-va chẳng trở nên ngắn
1. Tình trạng ở Giu-đa như thế nào, và nhiều người tự hỏi điều gì?
DÂN Giu-đa tự nhận có mối quan hệ bằng giao ước với Đức Giê-hô-va. Thế nhưng, khắp nơi lại đầy dẫy rối loạn. Công lý vắng bóng, tội ác và áp bức tràn ngập, và hy vọng một tình thế khả quan hơn đã không thành hiện thực. Hẳn có điều gì sai quấy trầm trọng. Nhiều người tự hỏi không biết Đức Giê-hô-va có ra tay chỉnh đốn sự việc không. Đây chính là tình trạng thời Ê-sai. Tuy nhiên, sự tường thuật của Ê-sai về thời này không chỉ là lịch sử xa xưa, mà còn chứa đựng những lời cảnh cáo mang ý nghĩa tiên tri cho những ai tự nhận thờ phượng Đức Chúa Trời nhưng lại bác bỏ Luật Pháp của Ngài. Lời tiên tri được soi dẫn nơi chương 59 sách Ê-sai đem lại sự khích lệ làm ấm lòng tất cả những ai cố gắng phụng sự Đức Giê-hô-va, dù phải sống trong thời kỳ khó khăn và nguy hiểm.
Xa cách Đức Chúa Trời thật
2, 3. Tại sao Đức Giê-hô-va không bảo vệ dân Giu-đa?
2 Hãy tưởng tượng—dân trong giao ước của Đức Chúa Trời đã sa vào sự bội đạo! Họ đã quay lưng lại với Đấng tạo ra họ, và do đó tự tách mình khỏi bàn tay che chở của Ngài. Chính vì thế, họ đã phải chịu khốn khổ cùng cực. Có thể nào họ đổ lỗi cho Đức Giê-hô-va về những khốn khó họ phải gánh chịu không? Ê-sai nói với họ: “Nầy, tay Đức Giê-hô-va chẳng trở nên ngắn mà không cứu được; tai Ngài Ê-sai 59:1, 2.
cũng chẳng nặng-nề mà không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian-ác các ngươi làm xa-cách mình với Đức Chúa Trời; và tội-lỗi các ngươi đã che-khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa”.—3 Những lời này thẳng thắn nhưng chân thật. Đức Giê-hô-va vẫn là Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi. Là “Đấng nghe lời cầu-nguyện”, Ngài nhậm lời cầu xin của các tôi tớ trung thành. (Thi-thiên 65:2) Tuy nhiên, Ngài không ban ơn cho kẻ phạm pháp. Dân sự phải chịu trách nhiệm về việc họ xa lìa Đức Giê-hô-va. Chính sự gian ác của họ đã làm cho Ngài phải ẩn mặt với họ.
4. Giu-đa bị cáo buộc những tội nào?
4 Sự thật là dân Giu-đa có một quá trình hết sức đồi bại. Lời tiên tri của Ê-sai liệt kê một số tội của họ: “Vì tay các ngươi đã ô-uế bởi máu, ngón tay các ngươi đã ô-uế bởi tội-ác; môi các ngươi nói dối, lưỡi các ngươi lằm-bằm sự xấu-xa”. (Ê-sai 59:3) Dân sự nói dối và nói những điều không công bình. Việc nói đến “tay... ô-uế bởi máu” cho thấy một số thậm chí đã phạm tội giết người. Thật là một sự sỉ nhục cho Đức Chúa Trời! Luật Pháp Ngài không những cấm giết người mà còn cấm “ghen-ghét anh em mình” nữa. (Lê-vi Ký 19:17) Việc dân Giu-đa buông mình vào tội lỗi và hậu quả tất yếu của nó nhắc nhở mỗi người chúng ta ngày nay phải kiềm chế ý tưởng và ham muốn sai trái. Nếu không, cuối cùng chúng ta có thể phạm những điều ác khiến bị ngăn cách khỏi Đức Chúa Trời.—Rô-ma 12:9; Ga-la-ti 5:15; Gia-cơ 1:14, 15.
5. Giu-đa đồi bại đến mức nào?
5 Tội lỗi như một căn bệnh lây sang cả nước. Lời tiên tri nói: “Trong các ngươi chẳng có ai lấy lẽ công-bình mà kêu-rêu; chẳng có ai lấy điều chân-thật mà đối-nại. Hết thảy đều cậy sự hư-không, nói lời dối-trá, cưu-mang điều ác và đẻ ra tội trọng”. (Ê-sai 59:4) Không một ai nói sự công bình. Ngay cả ở tòa án, cũng khó mà tìm được người đáng tin cậy hoặc trung thực. Nước Giu-đa đã quay lưng lại với Đức Giê-hô-va và nương cậy nơi sự liên minh với các nước, thậm chí nương cậy cả nơi hình tượng vô tri vô giác. Tất cả những việc làm này đều là “hư-không”, chẳng có một giá trị nào. (Ê-sai 40:17, 23; 41:29) Hậu quả là dù thương thảo nhiều, nhưng chẳng đi đến đâu. Kế hoạch có lập ra nhưng chỉ đưa đến khó khăn và tai hại.
6. Quá trình của khối đạo tự xưng theo Đấng Christ giống nước Giu-đa thời xưa như thế nào?
6 Tình trạng không công bình và bạo động ở Giu-đa tương tự với tình trạng của khối đạo tự xưng theo Đấng Christ. (Xem “Giê-ru-sa-lem bội đạo—Đối tác của khối đạo tự xưng theo Đấng Christ”, nơi trang 294). Trong hai cuộc thế chiến dã man đều có sự tham gia của các nước mệnh danh theo đạo Đấng Christ. Cho đến nay, khối đạo tự xưng đã chứng tỏ là bất lực trong việc chặn đứng các cuộc thanh lọc chủng tộc và chém giết giữa các bộ lạc, diễn ra ngay trong nội bộ các thành viên tôn giáo mình. (2 Ti-mô-thê 3:5) Mặc dù Chúa Giê-su dạy môn đồ ngài tin cậy vào Nước Đức Chúa Trời, nhưng các nước tự nhận theo đạo Đấng Christ tiếp tục tin cậy vào vũ khí và các liên minh chính trị để có an ninh. (Ma-thi-ơ 6:10) Thật ra, phần lớn các nhà sản xuất vũ khí lớn nhất trên thế giới đều nằm trong các nước thuộc đạo tự xưng theo Đấng Christ! Đúng vậy, khi tin cậy vào các nỗ lực và định chế của loài người để có tương lai an toàn, các đạo tự xưng cũng đang tin cậy vào sự “hư-không”.
Gặt lấy hậu quả chua cay
7. Tại sao các âm mưu của Giu-đa chỉ đem lại tai hại mà thôi?
7 Thờ hình tượng và bất lương không thể hình thành một xã hội lành mạnh. Vì những hành vi này, dân Do Thái bất trung phải gặt lấy những khó khăn do chính họ gieo ra. Chúng ta đọc: “Họ ấp trứng hổ-mang và dệt màng nhện; ai ăn những trứng đó sẽ chết, và nếu một cái trứng giập ra, sẽ Ê-sai 59:5) Các âm mưu của Giu-đa, từ khi mới hình thành trong trí cho đến khi thực hiện, chẳng đem lại kết quả gì. Sự suy nghĩ sai lầm chỉ đưa đến hậu quả tai hại, như trứng rắn độc chỉ nở ra rắn độc mà thôi. Và cả nước bị khổ sở.
nở thành rắn lục”. (8. Điều gì cho thấy dân Giu-đa suy nghĩ sai lầm?
8 Một số người Giu-đa có thể dùng đến bạo động trong nỗ lực tự vệ nhưng họ sẽ thất bại. Bạo lực không thể thay thế sự tin cậy nơi Đức Giê-hô-va và không thể thay thế các việc làm công bình, giống như màng nhện không thể thay thế vải thật để che thân trong thời tiết khắc nghiệt. Ê-sai tuyên bố: “Những màng [“nhện”, “NTT”] họ không dùng làm áo được, không thể mặc được hàng họ đã dệt ra; công-việc họ là công-việc đáng tội, tay họ làm những việc hung-tàn. Chân họ chạy đến điều ác, nôn-nả làm đổ máu vô-tội; tư-tưởng họ là tư-tưởng gian-tà, sự phá-hại diệt-vong là ở trên đường-lối họ”. (Ê-sai 59:6, 7) Sự suy nghĩ của dân Giu-đa là sai lầm. Khi dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, họ cho thấy thái độ không kính sợ Đức Chúa Trời. Dù nhiều nạn nhân của họ vô tội và một số lại là tôi tớ chân thành của Đức Chúa Trời, họ cũng chẳng hề quan tâm.
9. Tại sao hòa bình thật lại ở ngoài tầm tay các nhà lãnh đạo tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ?
9 Những lời được soi dẫn này khiến chúng ta liên tưởng đến lịch sử đẫm máu của khối đạo tự xưng theo Đấng Christ. Chắc chắn Đức Giê-hô-va sẽ bắt họ phải chịu trách nhiệm vì đã ngụy danh đạo Đấng Christ! Như dân Do Thái vào thời Ê-sai, khối đạo tự xưng đã theo đuổi đường lối đạo đức lệch lạc, vì các nhà lãnh đạo của họ tin rằng đó là đường lối thực tế duy nhất. Họ nói về hòa bình, nhưng lại hành động bất công. Quả là giả dối! Vì lẽ tiếp tục dùng thủ đoạn này nên hòa bình thật vẫn còn nằm ngoài tầm tay của các nhà lãnh đạo tôn giáo tự xưng. Đúng như lời tiên tri tường thuật tiếp đó: “Họ không biết đường bình-an, trong đường họ đi không Ê-sai 59:8.
có sự công-nghĩa. Họ tự làm những lối quanh-quẹo: ai đi trong đó thì chẳng biết sự bình-an!”—Lần mò trong sự tăm tối về thiêng liêng
10. Ê-sai thay mặt dân Giu-đa thú tội ra sao?
10 Đường lối xảo quyệt và phá hoại của Giu-đa không thể được Đức Giê-hô-va ban phước. (Thi-thiên 11:5) Vì thế, Ê-sai đã thú tội thay cho toàn thể dân Giu-đa: “Sự công-bình đã cách xa chúng ta, sự nhân-nghĩa cũng không theo kịp chúng ta. Chúng ta trông-mong sự sáng, mà sự tối-tăm đây nầy, trông-mong sự sáng-láng, mà đi trong u-ám. Chúng ta đi dọc theo tường như người mù; rờ-rẫm như người không có mắt; đúng trưa mà vấp chân như chạng-vạng; giữa những kẻ mạnh-mẽ mà mình như người chết. Chúng ta cứ rên-siết như con gấu, và rầm-rì như chim bồ-câu”. (Ê-sai 59:9-11a) Dân Do Thái đã không để Lời Đức Chúa Trời làm ngọn đèn soi bước, và ánh sáng cho đường lối họ. (Thi-thiên 119:105) Điều này đã khiến mọi việc có vẻ u ám. Ngay giữa trưa mà họ lần mò như ban đêm. Họ bất lực như thể người chết vậy. Khát khao được giải thoát, họ lớn tiếng kêu rên lên chẳng khác nào gấu đói hoặc bị thương. Một số rầm rì thảm thương như chim bồ câu cô đơn.
11. Tại sao việc dân Giu-đa hy vọng về công lý và cứu rỗi là vô ích?
11 Ê-sai hiểu rất rõ dân Giu-đa bị khốn khổ chỉ vì đã phản nghịch Đức Chúa Trời. Ông nói: “[Chúng ta] trông sự công-bình, mà nó không đến, đợi sự cứu-rỗi, mà nó cách xa! Phải, sự phạm phép chúng tôi đã thêm nhiều trước mặt Ngài, tội-lỗi chúng tôi làm chứng nghịch cùng chúng tôi. Vì sự phạm phép chúng tôi ở cùng chúng tôi, và chúng tôi biết sự gian-ác mình. Chúng tôi đã bạn-nghịch, chối Đức Giê-hô-va, và trở lòng chẳng theo Đức Chúa Trời mình. Chúng tôi nói sự bạo-ngược và phản-loạn, cưu-mang những lời giả-dối trong lòng và nói ra!” (Ê-sai 59:11b-13) Vì không ăn năn nên tội lỗi dân Giu-đa vẫn không được tha thứ. Công lý đã lìa xứ vì dân sự đã lìa Đức Giê-hô-va. Họ đã chứng tỏ hoàn toàn sai trái, đến độ áp bức cả anh em mình. Thật giống với những người trong khối đạo tự xưng theo Đấng Christ ngày nay làm sao! Nhiều người không những bác bỏ công lý mà còn tham gia bắt bớ các Nhân Chứng trung thành của Đức Giê-hô-va là những người ra sức làm theo ý muốn Đức Chúa Trời.
Đức Giê-hô-va đoán phạt
12. Những người có trách nhiệm thi hành công lý ở Giu-đa có thái độ nào?
12 Dường như không có công bình, nhân nghĩa và lẽ thật Ê-sai 59:14) Đằng sau các cửa thành ở Giu-đa, có những quảng trường công cộng, nơi các trưởng lão nhóm lại để xử kiện. (Ru-tơ 4:1, 2, 11) Những người đó phải xét xử công bình, thực thi công lý, và không nhận hối lộ. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 16:18-20) Nhưng họ lại xét xử theo ý riêng đầy ích kỷ. Tệ hơn nữa, họ coi bất cứ ai thành thật cố làm điều tốt là miếng mồi ngon. Chúng ta đọc: “Lẽ thật đã không còn, ai lánh điều dữ thì phải cướp-bắt”.—Ê-sai 59:15a.
ở Giu-đa. “Cho nên sự công-bình trở lui lại, sự nhân-nghĩa đứng xa; vì lẽ thật vấp-ngã giữa đường-phố, và sự ngay-thẳng chẳng được vào”. (13. Vì các quan án Giu-đa lơ là nhiệm vụ của mình, Đức Giê-hô-va sẽ làm gì?
Ê-sai 59:15b, 16) Vì các quan án được bổ nhiệm lơ là nhiệm vụ nên Đức Giê-hô-va sẽ can thiệp vào sự việc. Khi ra tay, Ngài sẽ hành động công bình và mạnh mẽ.
13 Những kẻ từ chối lên tiếng kết án sự đồi trụy về đạo đức đã quên rằng Đức Giê-hô-va không nhắm mắt, làm ngơ, hoặc bất lực. Ê-sai viết: “Đức Giê-hô-va thấy không có sự công-bình thì chẳng đẹp lòng, thấy không có người, chẳng ai cầu thay, thì lấy làm lạ-lùng. Ngài bèn dùng chính cánh tay mình đem sự cứu-rỗi đến; lấy sự công-bình mình mà nâng-đỡ”. (14. (a) Ngày nay nhiều người có thái độ nào? (b) Đức Giê-hô-va chuẩn bị hành động ra sao?
14 Tình trạng ngày nay cũng tương tự. Chúng ta sống giữa một thế giới mà nhiều người đã “mất cả ý thức đạo đức”. (Ê-phê-sô 4:19, NW) Chẳng có mấy người tin là Đức Giê-hô-va sẽ can thiệp để loại trừ gian ác khỏi mặt đất. Nhưng lời tiên tri của Ê-sai cho thấy Đức Giê-hô-va chăm chú theo dõi các công việc của loài người. Ngài phán xét, và vào kỳ định, Ngài sẽ hành động theo sự phán xét đó. Sự phán xét của Ngài có chính trực không? Ê-sai cho thấy là có. Trong trường hợp nước Giu-đa, ông viết: “[ Đức Giê-hô-va] mặc sự công-bình làm giáp, đội sự cứu-rỗi trên đầu làm mão-trụ; lấy sự báo-thù làm áo mà bận, lấy sự sốt-sắng làm áo tơi mà choàng mình”. (Ê-sai 59:17) Những lời tiên tri này mô tả Đức Giê-hô-va là một chiến sĩ chuẩn bị ra trận. Ngài quyết đưa sự việc tới thành công. Ngài biết chắc sự công bình của Ngài là tuyệt đối và đáng tin cậy. Ngài sẽ sốt sắng trong việc đoán xét. Chắc chắn công bình sẽ thắng thế.
15. (a) Tín đồ thật của Đấng Christ sẽ có thái độ nào khi Đức Giê-hô-va thi hành sự phán xét? (b) Có thể nói gì về những phán xét của Đức Giê-hô-va?
15 Tại một số nước ngày nay, kẻ thù của lẽ thật cố ngăn cản công việc của các tôi tớ Đức Giê-hô-va bằng cách tung ra lời Rô-ma 12:19) Ngay cả khi các tôn giáo bội đạo phải khai trình cùng Đức Giê-hô-va, những người thờ phượng Ngài trên đất sẽ không tham dự vào việc hủy diệt này. Họ biết sự báo thù thuộc về Đức Giê-hô-va và Ngài sẽ hành động thích đáng vào thời điểm của Ngài. Lời tiên tri trấn an chúng ta: “Ngài báo-trả cho người ta tùy việc họ làm: sự thạnh-nộ cho kẻ đối-địch Ngài, sự báo-oán cho kẻ thù-nghịch; Ngài sẽ báo-trả các cù-lao”. (Ê-sai 59:18) Như vào thời Ê-sai, các phán xét của Đức Chúa Trời không những công bằng, mà còn đầy đủ nữa. Những phán xét ấy thậm chí sẽ bao trùm cả “các cù-lao”, tức những vùng xa xôi. Không ai có thể tránh khỏi sự phán xét của Đức Giê-hô-va dù ở xa hay biệt lập đến đâu.
tuyên truyền dối trá nhằm phỉ báng. Tín đồ thật của Đấng Christ tuy sẵn sàng bênh vực lẽ thật, nhưng không bao giờ tìm cách trả thù. (16. Ai sẽ sống sót qua sự phán xét của Đức Giê-hô-va, và họ sẽ học được gì từ sự sống sót đó?
16 Đức Giê-hô-va sẽ phán xét một cách công bình cho những ai cố gắng làm điều phải. Ê-sai báo trước là từ Ma-la-chi 1:11) Chúng ta đọc: “Người ta sẽ kính-sợ danh Đức Giê-hô-va từ phương tây, và sự vinh-hiển Ngài từ phương mặt trời mọc lên; vì Ngài sẽ đến như sông tràn-dẫy bởi hơi Đức Giê-hô-va thổi giục”. (Ê-sai 59:19) Như cơn bão mạnh đẩy mặt nước thành bức tường có sức tàn phá, cuốn theo tất cả những gì nằm trên đường đi của nó, thánh linh Đức Chúa Trời sẽ quét sạch mọi chướng ngại vật để ý Ngài được thực hiện. Thánh linh Ngài mạnh hơn bất cứ quyền lực nào của con người. Khi dùng thánh linh để thi hành sự phán xét trên loài người và các nước, chắc chắn Ngài sẽ thành công trọn vẹn.
chân trời này tới chân trời kia—tức khắp mặt đất—những người đó sẽ sống sót. Họ nghiệm được sự bảo vệ của Đức Giê-hô-va, và điều này khiến họ càng tôn kính Ngài sâu xa hơn. (Hy vọng và ân phước dành cho những người biết ăn năn
17. Ai là Đấng Cứu Chuộc Si-ôn, và chuộc khi nào?
17 Theo Luật Pháp Môi-se, một người Y-sơ-ra-ên bán mình làm nô lệ có thể được mua lại bởi một người chuộc. Trong một chương trước của sách tiên tri Ê-sai, Đức Giê-hô-va được mô tả là Đấng Cứu Chuộc những người biết ăn năn. (Ê-sai 48:17) Giờ đây một lần nữa, Ngài lại được mô tả như vậy. Ê-sai ghi lại lời hứa của Đức Giê-hô-va: “Đấng Cứu-chuộc sẽ đến Si-ôn, đến cùng những kẻ thuộc về Gia-cốp, là kẻ bỏ tội-lỗi, Đức Giê-hô-va phán vậy”. (Ê-sai 59:20) Lời hứa làm an lòng này được ứng nghiệm vào năm 537 TCN. Nhưng nó còn ứng nghiệm một lần nữa. Sứ đồ Phao-lô trích những lời này từ bản dịch Septuagint và áp dụng cho tín đồ Đấng Christ. Ông viết: “Vậy thì cả dân Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu, như có chép rằng: Đấng Giải-cứu sẽ đến từ Si-ôn, cất sự vô-đạo ra khỏi Gia-cốp; ấy là sự giao-ước mà ta sẽ lập với họ, khi ta xóa tội-lỗi họ rồi”. (Rô-ma 11:26, 27) Thật vậy, lời tiên tri của Ê-sai có một sự ứng nghiệm qui mô—một sự ứng nghiệm tới tận thời chúng ta và xa hơn nữa. Điều này có nghĩa gì?
18. Đức Giê-hô-va thành lập “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời” khi nào và thế nào?
18 Vào thế kỷ thứ nhất, một số ít người còn sót lại thuộc nước Y-sơ-ra-ên đã chấp nhận Chúa Giê-su là Đấng Mê-si. (Rô-ma 9:27; 11:5) Vào ngày Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN, Đức Giê-hô-va đã đổ thánh linh Ngài xuống trên khoảng 120 người trong số các người tin đạo này, và đưa họ vào giao ước mới của Ngài do Chúa Giê-su Christ làm trung bảo. (Giê-rê-mi 31:31-33; Hê-bơ-rơ 9:15) Vào ngày đó, “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời” ra đời. Đó là một dân mới mà các thành viên có đặc điểm là không sinh ra từ Áp-ra-ham theo xác thịt, nhưng được sinh ra bởi thánh linh của Đức Chúa Trời. (Ga-la-ti 6:16) Dân mới này gồm cả những người Dân Ngoại không cắt bì mà người đầu tiên là Cọt-nây. (Công-vụ 10:24-48; Khải-huyền 5:9, 10) Bởi thế, họ được Giê-hô-va Đức Chúa Trời chấp nhận và trở thành con thiêng liêng của Ngài, đồng kế tự với Chúa Giê-su.—Rô-ma 8:16, 17.
19. Đức Giê-hô-va lập giao ước nào với dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời?
19 Bây giờ Đức Giê-hô-va lập một giao ước với dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời. Chúng ta đọc: “Đức Giê-hô-va phán: Về phần ta, nầy là giao-ước ta đã lập với họ. Thần ta ở trên ngươi, cả đến những lời ta đã đặt nơi miệng ngươi, sẽ chẳng lìa khỏi miệng ngươi, miệng dòng-dõi ngươi, và miệng dòng-dõi của dòng-dõi ngươi, từ bây giờ cho đến đời đời! Đức Giê-hô-va phán vậy”. (Ê-sai 59:21) Dù những lời này có ứng nghiệm vào chính Ê-sai hay không, nhưng chắc chắn ứng nghiệm vào Chúa Giê-su, đấng được bảo đảm là “sẽ thấy dòng-dõi mình”. (Ê-sai 53:10) Chúa Giê-su nói những lời ngài học từ nơi Đức Giê-hô-va, và thánh linh Đức Giê-hô-va ngự trên ngài. (Giăng 1:18; 7:16) Phù hợp với điều này, các anh em ngài, đồng thời cũng là những người đồng kế tự với ngài, tức các thành viên Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời, cũng nhận được thánh linh Đức Giê-hô-va và rao giảng một thông điệp mà họ học từ Cha trên trời. Tất cả đều “được Đức Giê-hô-va dạy-dỗ”. (Ê-sai 54:13; Lu-ca 12:12; Công-vụ 2:38) Qua Ê-sai, người làm hình bóng tiên tri cho Chúa Giê-su, hoặc qua Chúa Giê-su, nay Đức Giê-hô-va giao ước là họ sẽ không bao giờ bị thay thế, nhưng được dùng làm nhân chứng của Ngài cho đến đời đời. (Ê-sai 43:10) Tuy nhiên “dòng-dõi” của họ cũng nhận được lợi ích từ giao ước này là ai?
20. Lời hứa của Đức Giê-hô-va với Áp-ra-ham được ứng nghiệm vào thế kỷ thứ nhất như thế nào?
20 Vào thời xưa Đức Giê-hô-va có hứa với Áp-ra-ham: “Các dân thế-gian đều sẽ nhờ dòng-dõi ngươi mà được phước”. (Sáng-thế Ký 22:18) Phù hợp với điều này, một số ít dân Y-sơ-ra-ên xác thịt sau khi chấp nhận Đấng Mê-si đã đi đến nhiều dân để giảng tin mừng về Đấng Christ. Cùng với người đầu tiên là Cọt-nây, nhiều người ngoại không cắt bì đã “được phước” nhờ Chúa Giê-su, Dòng Dõi của Áp-ra-ham. Họ trở nên thành viên của Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời và dòng dõi phụ của Áp-ra-ham. Họ thuộc “dân thánh” của Đức Giê-hô-va, có sứ mạng “rao-giảng nhân-đức của Đấng đã gọi [họ] ra khỏi nơi tối-tăm, đến nơi sáng-láng lạ-lùng của Ngài”.—1 Phi-e-rơ 2:9; Ga-la-ti 3:7-9, 14, 26-29.
21. (a) Thời nay dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời sinh ra “dòng-dõi” nào? (b) Giao ước hay khế ước Đức Giê-hô-va lập với dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời an ủi “dòng-dõi” như thế nào?
21 Ngày nay, số 144.000 người thuộc dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời dường như đã được thâu nhóm đủ. Tuy vậy, dân ấy vẫn được ban phước—và trên bình diện rộng lớn hơn. Như thế nào? Đó là dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Thi-thiên 37:11, 29) “Dòng-dõi” này cũng được Đức Giê-hô-va dạy dỗ về đường lối Ngài. (Ê-sai 2:2-4) Trong khi không được báp têm bằng thánh linh hoặc được tham dự vào giao ước mới, họ được Đức Giê-hô-va ban thánh linh để có sức mạnh vượt qua mọi cản trở mà Sa-tan gây ra trong công việc rao giảng. (Ê-sai 40:28-31) Hiện nay họ đạt đến con số nhiều triệu và tiếp tục gia tăng khi chính họ sinh ra dòng dõi. Giao ước hay khế ước của Đức Giê-hô-va với những người xức dầu đem lại cho “dòng-dõi” này niềm tin là Đức Giê-hô-va cũng sẽ tiếp tục dùng họ làm phát ngôn viên của Ngài cho đến đời đời.—Khải-huyền 21:3, 4, 7.
Trời có “dòng-dõi”, tức những môn đồ của Chúa Giê-su có hy vọng sống đời đời trong địa đàng. (22. Chúng ta có niềm tin tưởng nào nơi Đức Giê-hô-va, và điều này nên ảnh hưởng thế nào đến chúng ta?
22 Vậy mong sao tất cả chúng ta tiếp tục giữ đức tin nơi Đức Giê-hô-va. Ngài muốn giải cứu chúng ta và có đủ khả năng để làm việc đó! Tay Ngài sẽ không bao giờ ngắn; Ngài sẽ luôn luôn giải cứu dân sự trung thành của Ngài. Tất cả những ai tin cậy nơi Ngài sẽ tiếp tục gìn giữ những lời tốt lành của Ngài trên môi miệng “từ bây giờ cho đến đời đời”.
[Câu hỏi thảo luận]
[Khung nơi trang 294]
Giê-ru-sa-lem bội đạo—Đối tác của khối đạo tự xưng theo Đấng Christ
Giê-ru-sa-lem, thủ đô của dân riêng Đức Chúa Trời, làm hình bóng cho tổ chức trên trời gồm các tạo vật thần linh của Đức Chúa Trời, và cũng làm hình bóng cho tập thể các tín đồ xức dầu của Đấng Christ đã được sống lại lên trời, với tư cách vợ mới cưới của Đấng Christ. (Ga-la-ti 4:25, 26; Khải-huyền 21:2) Tuy nhiên, vì dân cư Giê-ru-sa-lem thường bất trung với Đức Giê-hô-va nên thành này được mô tả là một điếm đĩ và một đàn bà bội chồng. (Ê-xê-chi-ên 16:3, 15, 30-42) Trong tình trạng như thế, Giê-ru-sa-lem là biểu tượng thích hợp của các tôn giáo bội đạo.
Chúa Giê-su gọi Giê-ru-sa-lem là “[kẻ] giết các tiên-tri, và quăng đá các đấng chịu sai đến”. (Lu-ca 13:34; Ma-thi-ơ 16:21) Y như Giê-ru-sa-lem bất trung, khối đạo tự xưng theo Đấng Christ tự nhận là phụng sự Đức Chúa Trời thật, nhưng lại đi trệch quá xa đường lối công bình của Ngài. Chúng ta có thể tin rằng Đức Giê-hô-va sẽ phán xét khối đạo tự xưng theo Đấng Christ theo cùng tiêu chuẩn công bình mà Ngài đã áp dụng khi phán xét Giê-ru-sa-lem bội đạo.
[Hình nơi trang 296]
Một quan án phải xét xử công bình, theo đuổi công lý và không nhận hối lộ
[Hình nơi trang 298]
Như nước lũ, sự phán xét của Đức Giê-hô-va sẽ cuốn đi mọi vật cản trở việc thực thi ý muốn Ngài
[Hình nơi trang 302]
Đức Giê-hô-va giao ước rằng dân Ngài sẽ không bao giờ mất đặc ân làm nhân chứng cho Ngài