Ý định của Đức Giê-hô-va thành tựu vẻ vang
Chương 21
Ý định của Đức Giê-hô-va thành tựu vẻ vang
1, 2. (a) Ý định của Đức Giê-hô-va đối với các tạo vật thông minh của Ngài là gì? (b) Gia đình hợp nhất của những người thờ phượng Đức Chúa Trời gồm những ai?
Ý ĐỊNH yêu thương của Đức Giê-hô-va là tất cả các tạo vật thông minh hợp nhất trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời có một và thật, cùng hưởng tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời. Đó cũng là mong muốn thiết tha của những người yêu chuộng sự công bình.
2 Đức Giê-hô-va đã thực hiện ý định cao cả này khi khởi đầu công việc sáng tạo. Đầu tiên Ngài sáng tạo một người Con, đấng ấy từ khi sống lại đã phản ánh “sự chói-sáng của sự vinh-hiển Đức Chúa Trời và hình-bóng của bổn-thể Ngài”. (Hê-bơ-rơ 1:1-3) Người Con này là độc nhất, vì được chính Đức Chúa Trời tạo dựng nên. Sau đó, qua trung gian Con này, muôn vật được dựng nên: đầu tiên là các thiên sứ trên trời, kế đến là loài người trên đất. (Gióp 38:7; Lu-ca 3:38) Tất cả những người con này hợp thành một gia đình trên khắp vũ trụ. Đối với họ, Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, Đấng Thống Trị Hoàn Vũ và là Cha yêu thương.
3. (a) Tất cả chúng ta gánh chịu điều gì từ tổ tiên loài người? (b) Đức Giê-hô-va đã cung cấp một sự sắp đặt đầy yêu thương nào cho con cháu A-đam?
3 Khi tổ tiên loài người bị kết án chết vì cố ý phạm tội, họ bị đuổi khỏi vườn Ê-đen và bị Đức Chúa Trời từ bỏ. Sáng-thế Ký 3:22-24; Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:4, 5) Tất cả chúng ta là con cháu họ, do vậy sinh ra đều đã có khuynh hướng tội lỗi. Nhưng Đức Giê-hô-va biết trong vòng con cháu A-đam và Ê-va sẽ có những người yêu chuộng sự công bình. Thế nên Ngài đã đưa ra một sự sắp đặt đầy yêu thương, nhờ đó những người này có thể đạt “sự tự-do vinh-hiển của con-cái Đức Chúa Trời”.—Rô-ma 8:20, 21.
Họ không còn thuộc về gia đình hoàn vũ của Ngài nữa. (Dân Y-sơ-ra-ên mất địa vị ân huệ
4. Đức Giê-hô-va ban đặc ân nào cho dân Y-sơ-ra-ên xưa?
4 Sau khi A-đam được tạo ra khoảng 2.500 năm, Đức Giê-hô-va ban cho một số người đặc ân có mối quan hệ đặc biệt với Ngài. Ngài chọn dân Y-sơ-ra-ên xưa làm dân Ngài và ban Luật pháp cho họ. (Sáng-thế Ký 12:1, 2) Ngài lập dân đó thành một nước và dùng họ theo ý định của Ngài. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 14:1, 2; Ê-sai 43:1) Tuy nhiên, vì vẫn còn nô lệ cho tội lỗi và sự chết nên họ không hưởng được sự tự do vinh hiển mà A-đam và Ê-va đã có lúc ban đầu.
5. Dân Y-sơ-ra-ên đã đánh mất địa vị đặc biệt của họ với Đức Chúa Trời như thế nào?
5 Dù vậy, dân Y-sơ-ra-ên đã có một địa vị ân huệ trước mặt Đức Chúa Trời. Đồng thời họ cũng có trách nhiệm tôn kính Đức Giê-hô-va như Cha và hành động phù hợp với ý định Ngài. Chúa Giê-su nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm tròn bổn phận đó. (Ma-thi-ơ 5:43-48) Tuy nhiên, dân Y-sơ-ra-ên đã không làm được điều này. Dù người Do Thái tuyên bố “chúng tôi chỉ có một Cha, là Đức Chúa Trời”, Chúa Giê-su tuyên bố hành động và tinh thần của họ không đi đôi với lời nói. (Giăng 8:41, 44, 47) Vào năm 33 CN, Luật Pháp đã bị Đức Chúa Trời hủy bỏ, và mối quan hệ đặc biệt giữa Ngài với dân Y-sơ-ra-ên kết thúc. Nhưng phải chăng điều đó có nghĩa là nhân loại không bao giờ hưởng được mối quan hệ tốt đẹp với Đức Chúa Trời?
Hội hiệp các “vật ở trên trời”
6. Mục tiêu của “sự quản trị” mà Phao-lô đề cập nơi Ê-phê-sô 1:9, 10 là gì?
6 Sứ đồ Phao-lô cho thấy một số người trong vòng nhân loại có thể hưởng được mối quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Trời. Chẳng hạn khi nói về sự sắp đặt của Đức Giê-hô-va, nhờ đó những ai thực hành đức tin có thể trở thành một thành viên trong nhà Ngài, Phao-lô viết: “[Đức Chúa Trời] khiến chúng ta biết sự mầu-nhiệm của ý-muốn Ngài, theo ý định mà Ngài đã tự lập-thành trước trong lòng nhân-từ Ngài—để làm sự định trước đó [“sự quản trị”, NW] trong khi kỳ mãn—hội-hiệp muôn vật lại trong Đấng Christ, cả vật ở trên trời và vật ở dưới đất”. (Ê-phê-sô 1:9, 10) “Sự quản trị” này xoay quanh Chúa Giê-su Christ. Nhờ ngài, nhân loại trở lại tình trạng được Đức Chúa Trời chấp nhận. Một số ít người có triển vọng sống trên trời. Số khác, đông hơn sẽ sống trên đất mãi mãi.
7. Ai là các “vật ở trên trời”?
7 Trước tiên, kể từ ngày Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN, Ngài chú ý đến các “vật ở trên trời”, tức những người sẽ đồng kế tự với Đấng Christ trong Nước Trời. Dựa trên căn bản đức tin của họ nơi giá trị sự hy sinh của Chúa Giê-su, họ được Đức Chúa Trời xem là công bình. (Rô-ma 5:1, 2) Cuối cùng, kể cả người Do Thái và Dân Ngoại, “vật ở trên trời” gồm 144.000 người. (Ga-la-ti 3:26-29; Khải-huyền 14:1) Trong số những người này chỉ còn một số sót lại hiện sống trên đất.
Thu nhóm các “vật ở dưới đất”
8. Ai là các “vật ở trên đất”, và họ có mối quan hệ nào với Đức Giê-hô-va?
8 Sự quản trị này cũng hội hiệp các “vật ở dưới đất”. Hàng triệu người ngày nay đang được thu nhóm lại với triển vọng sống trên đất mãi mãi. Hợp nhất với số còn sót lại của những người đồng kế tự Nước Trời, họ ca tụng danh Đức Giê-hô-va và đề cao sự thờ phượng Ngài. (Ê-sai 2:2, 3; Sô-phô-ni 3:9) Họ cũng gọi Đức Giê-hô-va là “Cha” vì công nhận rằng Ngài là nguồn sự sống. Nhờ có đức tin nơi huyết Chúa Giê-su đã đổ ra, họ hưởng một địa vị được Ngài chấp nhận. (Khải-huyền 7:9, 14) Nhưng vì còn bất toàn nên việc họ được thừa nhận trọn vẹn là con Đức Chúa Trời còn là việc tương lai.
9. Rô-ma 8:21 có lời hứa nào cho nhân loại?
9 Những người có hy vọng sống trên đất hiện đang nóng lòng chờ đợi đến thời kỳ loài người “được giải-cứu khỏi làm tôi sự hư-nát”. (Rô-ma 8:21) Sự giải phóng này sẽ bắt đầu sau khi Đấng Christ và cơ binh trên trời của ngài kết thúc hoạn nạn lớn mà cao điểm là Ha-ma-ghê-đôn. Điều này nghĩa là toàn bộ hệ thống mọi sự ác của Sa-tan sẽ bị hủy diệt, tiếp đến là những ân phước của Triều Đại Một Ngàn Năm của Đấng Christ trong quyền lực Nước Trời.—Khải-huyền 19:17-21; 20:6.
10. Các tôi tớ của Đức Giê-hô-va sẽ cất tiếng hát bài ca ngợi khen nào?
10 Thật phấn khởi làm sao khi các tôi tớ của Đức Giê-hô-va trên đất cùng hòa giọng với các tôi tớ trên trời của Ngài hân hoan reo mừng: “Hỡi Chúa là Đức Chúa Trời Toàn-năng, công-việc Chúa lớn-lao và lạ-lùng thay! Hỡi Vua của muôn đời, đường-lối Ngài là công-bình và chân-thật! Lạy Chúa, ai là kẻ không kính-sợ và không Khải-huyền 15:3, 4) Thật vậy, tất cả các tôi tớ của Đức Giê-hô-va sẽ hợp nhất trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời có một và thật. Ngay cả những người đã chết cũng sẽ được sống lại và có cơ hội cùng cất tiếng ngợi khen Đức Giê-hô-va.—Công-vụ 24:15.
ngợi-khen danh Ngài? Vì một mình Ngài là thánh, mọi dân-tộc sẽ đến thờ-lạy trước mặt Ngài, vì các sự đoán-xét Ngài đã được tỏ ra”. (Sự tự do tuyệt diệu sắp đến
11. Những người sống sót qua hoạn nạn lớn hưởng được sự tự do tuyệt diệu nào?
11 Sau hoạn nạn lớn với cao điểm Ha-ma-ghê-đôn, trái đất sẽ được tẩy sạch khỏi điều ác, Sa-tan Ma-quỉ không còn là “chúa đời nầy” nữa. Những người thờ phượng Đức Giê-hô-va sẽ không phải phấn đấu để chống lại ảnh hưởng đồi bại của Sa-tan. (2 Cô-rinh-tô 4:4; Khải-huyền 20:1, 2) Tôn giáo sai lầm sẽ không còn trình bày sai lạc về Đức Giê-hô-va và gây chia rẽ trong xã hội loài người nữa. Các tôi tớ của Đức Chúa Trời thật sẽ không gánh chịu sự bất công và bị bóc lột dưới tay những nhà cầm quyền. Thật là một sự tự do tuyệt diệu làm sao!
12. Tất cả sẽ thoát khỏi tội lỗi và ảnh hưởng của nó như thế nào?
12 Với tư cách “Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội-lỗi thế-gian đi”, Chúa Giê-su sẽ áp dụng giá trị sự hy sinh của ngài nhằm hủy bỏ tội lỗi loài người. (Giăng 1:29) Khi còn ở trên đất Chúa Giê-su đã tha tội và chữa lành bệnh cho một người như là bằng chứng về việc đó. (Ma-thi-ơ 9:1-7; 15:30, 31) Tương tự thế, với tư cách là Vua Nước Trời, Chúa Giê-su Christ sẽ dùng phép lạ chữa lành người mù, người câm, người điếc, người tàn tật, người đau đớn về tâm thần và nhiều bệnh khác. (Khải-huyền 21:3, 4) Nhờ thoát khỏi “luật của tội-lỗi”, ý tưởng và hành động của những người biết vâng lời sẽ mang lại niềm vui cho chính họ và Đức Chúa Trời. (Rô-ma 7:21-23) Đến cuối Một Ngàn Năm họ sẽ đạt đến sự hoàn toàn, theo như ‘hình ảnh và giống như’ Đức Chúa Trời có một và thật.—Sáng-thế Ký 1:26, Tòa Tổng Giám Mục.
13. Cuối Triều Đại Một Ngàn Năm, Đấng Christ sẽ làm gì, và kết quả ra sao?
13 Khi Đấng Christ đưa nhân loại đến sự hoàn toàn rồi, ngài sẽ giao lại cho Cha quyền hành mà Cha đã ban để làm công việc đó: “Ngài sẽ giao nước lại cho Đức Chúa Trời là Cha, sau khi Ngài đã phá-diệt mọi đế-quốc, mọi quyền cai-trị, và mọi thế-lực; vì Ngài phải cầm quyền cho đến chừng đặt những kẻ thù-nghịch dưới chân mình”. (1 Cô-rinh-tô 15:24, 25) Triều Đại Một Ngàn Năm của Nước Trời sẽ hoàn toàn thực hiện được mục đích đó, do vậy không cần duy trì một chính phủ làm trung gian giữa Đức Giê-hô-va và loài người nữa. Và vì tội lỗi và sự chết đã bị xóa hẳn, nhân loại đã được chuộc, nên Chúa Giê-su không cần làm Đấng Cứu Chuộc nữa. Kinh Thánh giải thích: “Bấy giờ chính mình Con sẽ phục Đấng đã làm cho muôn vật phục mình, hầu cho Đức Chúa Trời làm muôn sự trong muôn sự”.—1 Cô-rinh-tô 15:28.
14. Tất cả những người trở nên hoàn toàn phải trải qua điều gì, và tại sao?
14 Sau việc này, nhân loại trở nên hoàn toàn sẽ có cơ hội chứng tỏ họ chọn phụng sự Đức Chúa Trời có một và thật mãi mãi. Vì thế, trước khi nhận họ làm con của Ngài, Đức Giê-hô-va sẽ cho những người hoàn toàn đó trải qua một thử thách cuối cùng. Sa-tan và quỉ sứ của hắn sẽ được thả ra khỏi vực sâu. Điều này không gây tai hại lâu dài cho những người thật sự yêu mến Đức Giê-hô-va. Nhưng kẻ nào bất trung, tự ý để bị lôi cuốn vào Khải-huyền 20:7-10.
đường không vâng lời Đức Giê-hô-va sẽ bị hủy diệt đời đời cùng với kẻ phản nghịch đầu tiên và các quỉ sứ của hắn.—15. Một lần nữa tình trạng nào sẽ hiện hữu giữa tất cả tạo vật thông minh của Đức Giê-hô-va?
15 Bấy giờ những người nào ủng hộ quyền thống trị của Đức Chúa Trời trong suốt cuộc thử thách cuối cùng đó sẽ được Ngài nhận làm con. Kể từ đó, họ vui hưởng trọn vẹn sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời, như là thành viên trong gia đình hoàn vũ của Ngài. Tất cả tạo vật thông minh ở trên trời và dưới đất sẽ một lần nữa hợp nhất trong việc thờ phượng Ngài là Đức Chúa Trời có một và thật. Ý định của Đức Giê-hô-va sẽ thành tựu vẻ vang! Bạn có muốn là thành viên của gia đình hoàn vũ hạnh phúc, và vĩnh cửu như thế không? Nếu có, chúng tôi khuyến khích bạn hãy chú ý đến lời Kinh Thánh nơi 1 Giăng 2:17: “Thế-gian với sự tham-dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý-muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời”.
Thảo luận để ôn lại
• Trước khi có sự phản nghịch trong vườn Ê-đen, giữa Đức Giê-hô-va và những người thờ phượng Ngài có mối quan hệ nào?
• Tôi tớ của Đức Chúa Trời có trách nhiệm gì?
• Ai sẽ trở nên con cái của Đức Chúa Trời, và điều này liên quan thế nào đến ý định của Đức Giê-hô-va về sự hợp nhất trong việc thờ phượng?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 190]
Loài người biết vâng lời sẽ hưởng sự sống trong một địa đàng toàn cầu