Quyền lực của hy vọng về sự sống lại
Chương 9
Quyền lực của hy vọng về sự sống lại
1. Người chết có viễn cảnh nào nếu không có hy vọng về sự sống lại?
BẠN đã từng mất người thân chưa? Không có sự sống lại, bạn sẽ không bao giờ hy vọng được nhìn thấy họ lần nữa. Họ ở trong tình trạng như Kinh Thánh mô tả: “Kẻ chết chẳng biết chi hết... vì dưới Âm-phủ [mồ mả], là nơi ngươi đi đến, chẳng có việc làm, chẳng có mưu-kế, cũng chẳng có tri-thức, hay là sự khôn-ngoan”.—Truyền-đạo 9:5-10.
2. Viễn cảnh kỳ diệu nào có thể có được nhờ sự sống lại?
2 Nhờ sự sống lại, Đức Giê-hô-va đầy lòng thương xót đã mở đường cho vô số người chết có cơ hội vô giá được sống lại và vui hưởng sự sống vĩnh cửu. Điều này nghĩa là bạn có một hy vọng ấm lòng rằng một ngày nào đó, trong thế giới mới của Đức Chúa Trời, bạn sẽ đoàn tụ với những người thân yêu đã ngủ trong sự chết.—Mác 5:35, 41, 42; Công-vụ 9:36-41.
3. (a) Sự sống lại đã tỏ ra là quan trọng qua những cách nào trong việc thực hiện ý định của Đức Giê-hô-va? (b) Khi nào hy vọng về sự sống lại đặc biệt là nguồn sức mạnh cho chúng ta?
3 Nhờ sự sống lại, chúng ta không cần nơm nớp sợ hãi sự chết. Đức Giê-hô-va có thể để Sa-tan tìm đủ mọi cách chứng minh lời vu khống hiểm độc của hắn là “phàm vật chi một người có, tất sẽ trao thế cho mạng-sống mình”, mà không gây thiệt hại lâu dài cho những Gióp 2:4) Chúa Giê-su đã trung thành với Đức Chúa Trời cho đến chết, do đó ngài được Đức Chúa Trời làm cho sống lại ở trên trời. Nhờ vậy, trước ngôi Cha ngài ở trên trời, Chúa Giê-su đã có thể đệ trình giá trị của-lễ hy sinh mạng sống người hoàn toàn của ngài vì lợi ích cứu mạng cho chúng ta. Nhờ sự sống lại, những người thuộc “bầy nhỏ”, là những người đồng kế tự với Đấng Christ, có hy vọng đoàn tụ với ngài trong Nước Trời. (Lu-ca 12:32) Đối với những người khác, họ có hy vọng về sự sống lại để được sống vĩnh cửu trong địa đàng. (Thi-thiên 37:11, 29) Tất cả tín đồ Đấng Christ đều nhận thấy hy vọng về sự sống lại là nguồn sức mạnh “vượt quá mức bình thường” khi họ trải qua những thử thách phải đối diện với sự chết.—2 Cô-rinh-tô 4:7, NW.
tôi tớ trung thành của Ngài. (Tại sao là cơ bản cho đức tin đạo Đấng Christ
4. (a) Sự sống lại là “điều sơ-học” theo nghĩa nào? (b) Đối với thế gian nói chung, sự sống lại có nghĩa gì?
4 Như Hê-bơ-rơ 6:1, 2 nói, sự sống lại là “điều sơ-học”. Đó là một phần căn bản của đức tin, nếu thiếu phần này không bao giờ chúng ta trở thành người tín đồ Đấng Christ thành thục. (1 Cô-rinh-tô 15:16-19) Tuy nhiên, đối với tư tưởng của thế gian nói chung, sự dạy dỗ của Kinh Thánh về sự sống lại thật xa lạ. Thiếu thiêng liêng tính, ngày càng có nhiều người chỉ nhìn thấy đời sống này là thật. Vì thế, họ sống chỉ để theo đuổi lạc thú. Rồi những người theo đạo cổ truyền—dù trong hay ngoài các tôn giáo xưng theo Đấng Christ—nghĩ rằng họ có linh hồn bất tử. Nhưng niềm tin đó không thể phù hợp với những dạy dỗ của Kinh Thánh về sự sống lại, vì nếu loài người có linh hồn bất tử thì sự sống lại không còn cần thiết. Cố gắng pha trộn hai khái niệm này càng gây hoang mang thay vì đem lại hy vọng. Làm thế nào chúng ta có thể giúp những người có lòng chân thật muốn biết lẽ thật?
5. (a) Trước khi hiểu được sự sống lại, một người cần biết điều gì? (b) Những câu Kinh Thánh nào được dùng để giải thích về linh hồn? tình trạng của người chết? (c) Nếu người nào đó dùng một bản dịch Kinh Thánh có vẻ làm lu mờ lẽ thật, chúng ta có thể làm gì?
5 Trước khi có thể hiểu rõ sự sống lại là một sắp đặt kỳ diệu ra sao, những người ấy cần hiểu chính xác về linh hồn và về tình trạng của người chết. Thường thì chỉ một số ít các câu Kinh Thánh cũng đủ làm sáng tỏ vấn đề này cho một người khao khát lẽ thật. (Sáng-thế Ký 2:7; Thi-thiên 146:3, 4; Ê-xê-chi-ên 18:4) Tuy nhiên, một số bản dịch Kinh Thánh hiện đại và một số bản dịch diễn ý làm lu mờ lẽ thật về linh hồn. Như thế có lẽ cần xem xét những từ ngữ được dùng trong các ngôn ngữ nguyên thủy khi Kinh Thánh được viết.
6. Làm thế nào bạn có thể giúp một người hiểu linh hồn là gì?
6 Bản dịch Thế Giới Mới (Anh ngữ) đặc biệt có giá trị ở điểm này vì nhất quán dịch chữ Hê-bơ-rơ neʹphesh và chữ Hy Lạp tương đương psy·kheʹ là “linh hồn”. Phần phụ lục của bản dịch liệt kê nhiều câu có những từ này. Nhiều bản dịch Kinh Thánh khác không nhất quán nhưng có thể dịch cùng một từ trong nguyên bản ra nhiều từ khác, chẳng hạn “linh hồn” thành “tạo vật”, “bản thể”, “người”, và “sự sống”, hoặc “neʹphesh của tôi” có thể dịch thành “tôi”, và “neʹphesh của ngươi”, thành “ngươi”. So sánh các bản dịch Kinh Thánh khác với Bản dịch Thế Giới Mới sẽ giúp một học viên thành thật nhận biết rằng những từ nguyên thủy
được dịch là “linh hồn” chỉ về loài người lẫn loài thú. Nhưng không bao giờ những từ đó diễn đạt ý tưởng linh hồn là một vật vô hình, không thể sờ thấy được, có thể rời bỏ thân thể khi chết và tiếp tục hiện hữu có ý thức ở một nơi khác.7. Bạn có thể giải thích bằng Kinh Thánh như thế nào về tình trạng những người ở trong Sheol? Hades? Ghê-hen-na?
7 Bản dịch Thế Giới Mới cũng nhất quán trong việc dùng từ “Sheol” để phiên âm từ Hê-bơ-rơ sheʼohlʹ, và từ “Hades” để phiên âm từ Hy Lạp haiʹdes, và từ “Ghê-hen-na” cho từ Hy Lạp geʹen·na. “Sheol” tương đương với từ “Hades”. (Thi-thiên 16:10, NW; Công-vụ 2:27, NW) Kinh Thánh nói rõ cả hai từ Sheol và Hades chỉ chung về mồ mả của loài người và gắn liền với sự chết, không phải sự sống. (Thi-thiên 89:48; Khải-huyền 20:13) Kinh Thánh cũng nêu ra triển vọng ra khỏi mồ mả nhờ sự sống lại. (Gióp 14:13; Công-vụ 2:31) Ngược lại, không có hy vọng gì cho những người vào Ghê-hen-na, và Kinh Thánh không bao giờ nói về sự hiện hữu có ý thức ở đấy.—Ma-thi-ơ 10:28, NW.
8. Hiểu đúng về sự sống lại có thể ảnh hưởng đến thái độ và hành động của một người như thế nào?
8 Một khi những vấn đề này được làm sáng tỏ, một người có thể được giúp hiểu thấu ý nghĩa sự sống lại đối với chính mình. Người đó có thể bắt đầu biết ơn về tình yêu thương của Đức Giê-hô-va trong sự sắp đặt kỳ diệu đến thế. Nỗi đau buồn của những người có người thân đã chết có thể vơi đi nhờ mong đợi niềm vui đoàn tụ trong thế giới mới của Đức Chúa Trời. Hiểu được những vấn đề này cũng là điều trọng yếu giúp chúng ta hiểu ý nghĩa sự chết của Đấng Christ. Công-vụ 5:30-32; 10:42, 43.
Tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất nhận thức sự sống lại của Chúa Giê-su là cơ bản cho đức tin đạo Đấng Christ, mở đường cho sự sống lại của những người khác. Họ sốt sắng rao truyền về sự sống lại của Chúa Giê-su và hy vọng mà sự sống lại đó mang đến. Thế nên, ngày nay cũng vậy, những ai hiểu và biết ơn về sự sống lại cũng hăng hái chia sẻ với người khác lẽ thật quý giá này.—Dùng ‘chìa-khóa của Hades’
9. Trước tiên Chúa Giê-su sử dụng “chìa-khóa của sự chết và Hades” như thế nào?
9 Tất cả những người kết hợp với Đấng Christ trong Nước Trời cuối cùng phải chết. Nhưng họ biết rõ lời cam kết ngài ban, khi nói: “Ta đã chết, kìa nay ta sống đời đời, cầm chìa-khóa của sự chết và Âm-phủ [“Hades”, NW]”. (Khải-huyền 1:18) Chúa Giê-su muốn nói gì? Ngài gợi chú ý đến kinh nghiệm riêng của ngài. Chính ngài cũng phải chết. Nhưng Đức Chúa Trời không để ngài ở mãi trong Hades. Đến ngày thứ ba, chính Đức Giê-hô-va làm Chúa Giê-su sống lại trong thể thiêng liêng và ban cho ngài sự bất tử. (Công-vụ 2:32, 33; 10:40) Ngoài ra, Đức Chúa Trời còn ban cho Chúa Giê-su “chìa-khóa của sự chết và Hades” dùng để giải cứu những người khác khỏi mồ mả chung của nhân loại và khỏi hậu quả do tội lỗi A-đam. Vì Chúa Giê-su giữ những chìa khóa đó nên ngài có khả năng làm sống lại những môn đồ trung thành. Trước tiên, ngài làm sống lại những thành viên được xức dầu bằng thánh linh thuộc hội thánh ngài, ban cho họ sự sống bất tử quý giá ở trên trời cũng như Cha đã ban cho ngài vậy.—Rô-ma 6:5; Phi-líp 3:20, 21.
10. Khi nào có sự sống lại của những tín đồ Đấng Christ trung thành được xức dầu?
1 Cô-rinh-tô 15:23) Ngày nay, trong thời kỳ Chúa Giê-su hiện diện, khi những người được xức dầu trung thành kết thúc đời sống trên đất, họ không phải ở trong sự chết cho đến khi Chúa của họ trở lại. Vừa khi chết đi, họ được sống lại trong thể thiêng liêng, được “biến-hóa, trong giây-phút, trong nháy mắt”. Niềm vui của họ lớn thay, vì những việc lành họ đã làm “sẽ theo họ”!—1 Cô-rinh-tô 15:51, 52; Khải-huyền 14:13, Bản Dịch Mới.
10 Khi nào những tín đồ Đấng Christ trung thành được xức dầu sẽ sống lại ở trên trời? Kinh Thánh cho thấy việc ấy đã bắt đầu rồi. Sứ đồ Phao-lô giải thích họ sẽ được sống lại trong “ngày Đấng Christ đến [“hiện diện”, NW]” và sự hiện diện đó bắt đầu vào năm 1914. (11. Sẽ có sự sống lại nào khác cho nhân loại nói chung, và khi nào điều ấy bắt đầu?
Khải-huyền 20:6 nói đến “sự sống lại thứ nhất”, vậy phải có một sự sống lại khác tiếp theo. Những ai hưởng sự sống lại tiếp theo này sẽ có triển vọng vui hưởng sự sống vĩnh cửu trong địa đàng. Khi nào điều đó sẽ xảy ra? Sách Khải-huyền cho thấy điều đó sẽ xảy ra sau khi “trời đất”—của hệ thống gian ác hiện nay, cùng với các nhà cầm quyền—bị loại bỏ. Sự cuối cùng của hệ thống cũ rất gần kề. Sau đó, vào thời kỳ Đức Chúa Trời ấn định, sự sống lại trên đất sẽ bắt đầu.—Khải-huyền 20:11, 12.
11 Nhưng không phải chỉ có sự sống lại của những người thừa kế Nước Trời mà thôi.12. Trong số những người trung thành được sống lại trên đất sẽ gồm những ai, và tại sao đó là một triển vọng hào hứng?
12 Sự sống lại trên đất sẽ bao gồm những ai? Trong số Hê-bơ-rơ 11:4-38; Ma-thi-ơ 11:11.
những người đó sẽ có các tôi tớ trung thành của Đức Giê-hô-va từ thời xưa, nam lẫn nữ vì đức tin mạnh mẽ nơi sự sống lại nên “không chịu giải-cứu”. Đó là họ không hủy bỏ lòng trung thành với Đức Giê-hô-va nhằm tránh cái chết đau đớn, chết trước khi già. Thật thú vị làm sao khi đích thân làm quen và nghe họ kể những chi tiết liên quan đến những sự kiện chỉ được ghi lại vắn tắt trong Kinh Thánh! Những người cũng sẽ được sống lại trên đất có A-bên, nhân chứng trung thành đầu tiên của Đức Giê-hô-va; Hê-nóc và Nô-ê, những người can đảm rao giảng thông điệp cảnh báo của Đức Chúa Trời trước trận Nước Lụt; Áp-ra-ham và Sa-ra, từng tiếp rước các thiên sứ; Môi-se, người nhận Luật Pháp ban ra trên Núi Si-na-i; những nhà tiên tri can đảm như Giê-rê-mi, người đã chứng kiến sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem năm 607 TCN; và Giăng Báp-tít, người nghe chính Đức Chúa Trời cho biết Chúa Giê-su là Con của Ngài. Ngoài ra, sẽ có những người đàn ông và đàn bà trung thành chết trong những ngày cuối cùng của hệ thống gian ác hiện nay.—13, 14. (a) Điều gì sẽ xảy ra cho Hades và người chết nằm trong đó? (b) Ai sẽ được sống lại, và tại sao?
13 Dần dần, ngoài những tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời, những người khác cũng sẽ được sống lại, không còn ai trong mồ mả chung của nhân loại nữa. Hình ảnh mồ mả trống không cho thấy mức độ của việc Chúa Giê-su dùng ‘chìa-khóa của Hades’ để giải cứu nhân loại khỏi sự chết. Điều này được chỉ rõ trong sự hiện thấy ban cho sứ đồ Giăng, trong đó ông thấy Hades bị “quăng xuống hồ lửa”. (Khải-huyền 20:14) Điều đó có nghĩa gì? Đó có nghĩa Hades, mồ mả chung của nhân loại, bị hủy diệt hoàn toàn. Nó không tồn tại nữa, hoàn toàn trống không, vì ngoài việc làm sống lại tất cả những người trung thành thờ phượng Đức Giê-hô-va, Chúa Giê-su cũng sẽ rủ lòng thương xót và làm sống lại những người không công bình. Lời Đức Chúa Trời cam đoan với chúng ta: “Sẽ có sự sống lại của người công-bình và không công-bình”.—Công-vụ 24:15.
14 Những người không công bình này được sống lại không phải để một lần nữa bị đoán xét là đáng chết. Trong môi trường công bình thịnh hành khắp đất dưới Nước Trời, họ sẽ được giúp đỡ để sống phù hợp với những đường lối của Đức Giê-hô-va. Sự hiện thấy cho biết “sách sự sống” được mở ra. Do đó, họ sẽ có cơ hội được ghi tên vào sách ấy. Họ sẽ được “xử-đoán tùy công-việc mình làm”, sau khi sống lại. (Khải-huyền 20:12, 13) Vậy, nhìn theo quan điểm chung cuộc, sự sống lại của họ có thể tỏ ra là sự “sống lại để được sống” và không phải “sống lại để bị xét-đoán”.—Giăng 5:28, 29.
15. (a) Ai sẽ không được sống lại? (b) Hiểu biết lẽ thật về sự sống lại này có ảnh hưởng thế nào đối với chúng ta?
15 Tuy nhiên, không phải tất cả những ai đã từng sống đều sẽ được sống lại. Một số người đã phạm những tội không thể tha thứ. Họ không vào Hades, mà đi xuống Ghê-hen-na, nơi đó họ bị hủy diệt mãi mãi. Trong số những người này cũng sẽ có những kẻ bị hành quyết trong “hoạn-nạn lớn” nay gần kề. (Ma-thi-ơ 12:31, 32; 23:33; 24:21, 22; 25:41, 46; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:6-9) Vậy, trong khi Đức Giê-hô-va biểu lộ sự thương xót phi thường qua việc giải cứu những người chết trong Hades, hy vọng về sự sống lại không cho chúng ta cớ nào để thờ ơ đối với cách sống của chúng ta hiện nay. Không có sự sống lại cho những ai cố tình phản nghịch, chống lại quyền thống trị của Đức Giê-hô-va. Sự hiểu biết này phải thúc đẩy chúng ta biết ơn sâu đậm về sự nhân từ của Đức Chúa Trời bằng cách sống phù hợp với ý định Ngài.
Được củng cố nhờ hy vọng về sự sống lại
16. Hy vọng về sự sống lại có thể là một nguồn sức mạnh lớn như thế nào?
16 Những ai đã tin chắc hy vọng về sự sống lại có thể nhận được sức mạnh lớn từ hy vọng đó. Hiện tại, khi gần chết chúng ta biết không thể trì hoãn mãi sự chết đến vô tận—dù dùng đến bất cứ phương pháp trị liệu y học nào. (Truyền-đạo 8:8) Nếu đã trung thành phụng sự Đức Giê-hô-va cùng với tổ chức Ngài, chúng ta có thể nhìn về tương lai với lòng tin cậy trọn vẹn. Chúng ta biết đến đúng kỳ Đức Chúa Trời định, nhờ sự sống lại, chúng ta có thể vui hưởng sự sống một lần nữa. Và sự sống lúc bấy giờ thật tuyệt làm sao! Sứ đồ Phao-lô gọi đó là “sự sống thật”.—1 Ti-mô-thê 6:19; Hê-bơ-rơ 6:10-12.
17. Điều gì có thể giúp chúng ta giữ lòng trung kiên đối với Đức Giê-hô-va?
17 Biết có sự sống lại và biết đến Đấng là nguồn của sự sắp đặt đó có thể giúp chúng ta vững mạnh trong đức tin. Điều này củng cố chúng ta để giữ lòng trung thành với Đức Chúa Trời dù bị đe dọa phải chết trong tay những kẻ bắt bớ hung bạo. Lâu nay Sa-tan vẫn dùng nỗi lo sợ bị chết sớm như một phương tiện để cầm giữ người ta trong vòng nô lệ. Nhưng Chúa Hê-bơ-rơ 2:14, 15.
Giê-su đã không có nỗi sợ hãi đó. Ngài đã tỏ ra trung thành với Đức Giê-hô-va cho đến chết. Qua của-lễ hy sinh làm giá chuộc, Chúa Giê-su cung cấp phương tiện để giải thoát những người khác khỏi nỗi sợ hãi đó.—18. Điều gì có thể giúp các tôi tớ của Đức Giê-hô-va để lại những gương xuất sắc về lòng trung kiên?
18 Nhờ đức tin nơi sự hy sinh của Đấng Christ và sự sống lại, các tôi tớ của Đức Giê-hô-va để lại những gương xuất sắc về việc giữ lòng trung kiên. Khi bị áp lực, họ đã tỏ ra “chẳng tiếc sự sống mình”, tức họ yêu thương Đức Giê-hô-va hơn chính bản thân mình. (Khải-huyền 12:11) Họ khôn ngoan không từ bỏ những nguyên tắc của đạo Đấng Christ để cố cứu sự sống hiện tại. (Lu-ca 9:24, 25) Họ biết rằng dù mất sự sống hiện tại vì trung thành ủng hộ quyền thống trị của Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thưởng cho họ qua sự sống lại. Bạn có loại đức tin như thế không? Bạn sẽ có đức tin đó nếu thật sự yêu thương Đức Giê-hô-va và khắc ghi vào lòng ý nghĩa thật sự của hy vọng về sự sống lại.
Thảo luận để ôn lại
• Tại sao trước khi có thể hiểu rõ sự sống lại, một người cần phải biết về linh hồn và tình trạng của người chết?
• Ai sẽ được sống lại, và sự hiểu biết này hẳn ảnh hưởng thế nào đến chúng ta?
• Làm thế nào hy vọng về sự sống lại củng cố chúng ta?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 84, 85]
Đức Giê-hô-va hứa sẽ có sự sống lại cho cả người công bình và không công bình