Giáo dục con cái từ tuổi thơ ấu
Chương 9
Giáo dục con cái từ tuổi thơ ấu
1-4. Có bằng chứng nào về việc trẻ con có khả năng học hỏi vĩ đại?
TRÍ ÓC của một đứa trẻ sơ sanh được so sánh với một tờ giấy trắng chưa có viết gì. Thật ra, có nhiều hình ảnh đã được ghi trong trí của đứa bé ngay từ khi nó còn ở trong bụng mẹ. Và một số cá tính nào đó đã được ghi khắc một cách khó phai nhòa trong nhân cách nó bởi yếu tố di truyền. Nhưng đứa bé vẫn có một khả năng học hỏi vĩ đại kể từ khi sanh ra. Trí tuệ đứa bé không phải chỉ là một tờ giấy trắng, mà thật ra là cả một thư viện với thật nhiều trang sách đang chờ đợi được viết ra.
2 Bộ óc của đứa bé lúc sanh ra chỉ nặng bằng một phần tư bộ óc người trưởng thành. Nhưng bộ óc phát triển nhanh đến nỗi chỉ trong vòng hai năm nó nặng đến ba phần tư trọng lượng lúc trưởng thành! Trí tuệ cũng phát triển song song với bộ óc. Các nhà nghiên cứu nói sự thông minh của đứa bé phát triển trong bốn năm đầu của đời sống nó nhanh bằng trong mười ba năm kế tiếp. Thật vậy, một số người ghi nhận “đứa bé lãnh hội những khái niệm khó khăn nhất trong đời sống trước khi lên năm tuổi”.
3 Những khái niệm căn bản như bên phải và bên trái, phía trên và phía dưới, đầy và cạn, cũng như so sánh trình độ lớn nhỏ và nặng nhẹ, tất cả những điều đó hầu như tự nhiên lắm đối với chúng ta. Nhưng một đứa bé phải học hỏi những điều này và một số
những khái niệm khác nữa. Ngay đến các yếu tố về ngôn ngữ phải được ghi và giữ trong trí của đứa bé.4 Học một ngôn ngữ được xem là “một thành tích về trí tuệ có lẽ khó khăn nhất mà con người có thể thực hiện được”. Nếu bạn đã bao giờ cố gắng học nói một ngôn ngữ mới, chắc chắn bạn sẽ đồng ý với điều này. Nhưng ít ra bạn có lợi thế là đã biết một thứ tiếng rồi. Một đứa bé mới sanh chưa biết được thứ tiếng nào cả, và dù thế trí tuệ của nó lại có khả năng hiểu biết khái niệm về ngôn ngữ và cách sử dụng. Không những thế, nếu đứa bé lúc còn nhỏ sống trong những gia đình hay những khu vực nói hai thứ tiếng, chúng cũng học biết nói hai thứ tiếng một cách dễ dàng—ngay cả trước khi chúng bắt đầu đi trường nữa! Vậy, trí thông minh đứa bé sẵn có rồi, chỉ đang chờ được phát triển.
PHẢI BẮT ĐẦU NGAY LẬP TỨC!
5. Sự giáo dục trẻ con phải bắt đầu ngay từ lúc nào?
5 Khi viết cho người bạn đồng hành Ti-mô-thê, sứ đồ Phao-lô có nhắc rằng Ti-mô-thê đã biết Kinh-thánh từ khi còn “thơ-ấu” (II Ti-mô-thê 3:15). Người cha mẹ khôn ngoan ý thức được tính ham học tự nhiên của đứa trẻ sơ sanh. Chúng dùng tai và mắt để quan sát mọi sự. Dù cha mẹ có để ý hay không, những đứa bé ấy ráo riết thâu thập các dữ kiện, sắp xếp lại, tu bổ thêm và rút ra những kết luận. Thật ra, nếu cha mẹ không cẩn thận, chỉ trong một thời gian ngắn đứa bé có thể học biết cách dùng thủ đoạn khiến cha mẹ phải làm theo ý thích của nó. Vì thế, lời khuyên này của Kinh-thánh được áp dụng ngay từ lúc đứa bé mới sanh ra: “Hãy dạy cho trẻ-thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa-khỏi đó” (Châm-ngôn 22:6). Dĩ nhiên, những bài học đầu tiên là những bài học về yêu thương, đi đôi với sự chăm sóc âu yếm và sự quyến luyến. Nhưng đồng thời cần phải kèm theo sự sửa trị dịu dàng nhưng cương quyết.
6. a) Nói với trẻ con bằng loại ngôn ngữ nào là tốt nhất? b) Nên có quan điểm nào về những câu hỏi mà trẻ con đặt ra?
6 Khi bạn nói chuyện với đứa bé, đừng nói “ngọng kiểu con nít”, nhưng hãy dùng ngôn ngữ giản dị của người lớn, ngôn ngữ mà bạn muốn nó học biết. Khi đứa bé học nói, nó sẽ dồn dập hỏi bạn những điều như: “Tại sao trời mưa? Con từ đâu ra? Ban ngày các ngôi sao đi đâu? Mẹ đang làm gì đó? Tại sao thế này? Tại sao thế kia?” Nó sẽ hỏi liên miên bất tận! Hãy lắng nghe nó, vì đặt những câu hỏi đó là một trong những cách tốt nhất mà đứa bé sẽ học được nhiều điều. Ngăn cản nó đặt những câu hỏi có thể là ngăn cản sự phát triển trí tuệ của nó.
7. Những câu hỏi của trẻ con có thể được trả lời một cách tốt nhất như thế nào? và tại sao vậy?
7 Nhưng nên nhớ, sứ đồ có nói: “Khi tôi còn là con-trẻ, tôi nói như con-trẻ, tư-tưởng như con-trẻ, suy-xét như con-trẻ” (I Cô-rinh-tô 13:11). Hãy trả lời những câu hỏi của nó bằng cách tốt nhất mà bạn có thể trả lời được nhưng giản dị và ngắn gọn. Khi đứa trẻ hỏi: “Tại sao trời mưa?”, nó không muốn được trả lời một cách dài dòng và phức tạp. Một số câu trả lời như: “Mây đầy nước nặng quá và nước đổ xuống”; thế là đủ. Sự chú tâm của đứa bé cũng ngắn ngủi; nó chóng quay sang chú ý đến những việc khác. Giống như khi bạn cho đứa bé bú sữa cho đến khi nó đủ sức ăn đồ ăn đặc, cũng vậy hãy dạy nó những điều giản dị cho đến khi nó có thể hiểu được những điều nhiều chi tiết hơn (So sánh Hê-bơ-rơ 5:13, 14).
8, 9. Làm thế nào dạy cho trẻ con dần dần biết đọc?
8 Sự học hỏi phải từ từ tiến tới. Như đã nói trên đây, Ti-mô-thê quen biết Kinh-thánh từ lúc còn thơ ấu. Khi hồi tưởng lại quá khứ xa xưa nhất, chàng hẳn nhớ lại mình đã được dạy dỗ về Kinh-thánh. Chắc chắn chàng đã được dạy dỗ từ từ, cũng như ngày nay cha mẹ bắt đầu dạy một đứa bé học đọc. Hãy đọc cho con bạn nghe. Khi nó còn bé, hãy bế nó vào lòng bạn,
ôm nó vào vòng tay bạn và đọc cho nó nghe bằng một giọng thật êm ái. Nó sẽ cảm thấy ấm cúng, an toàn và vui sướng; việc đọc sách sẽ trở nên thú vị đối với nó, dù nó không hiểu được nội dung là bao. Sau đó bạn có thể dạy nó mẫu tự có lẽ như một trò chơi. Đoạn hãy ghép thành chữ, và rồi dần dần sẽ ghép những chữ thành những câu ngắn. Và hãy nhớ làm cho việc học như một dịp vui mừng, nếu có thể được.9 Thí dụ, một cặp vợ chồng nọ đọc lớn cùng với đứa bé ba tuổi của họ, chỉ từng chữ cho đứa bé đọc theo. Khi gặp những chữ nào đó họ sẽ ngừng lại và để cho đứa bé tự đọc lên, chẳng hạn như “Đức Chúa Trời”, “Giê-su”, “loài người”, “cây cối”. Dần dần, nó có thể đọc thêm được nhiều chữ; lúc bốn tuổi thì nó đã đọc gần trôi chảy. Cùng với việc tập đọc là việc tập viết, ban đầu viết từng chữ cái, rồi sau đó ghép lại thành chữ. Và đứa bé mừng lắm khi biết viết tên của nó!
10. Tại sao khôn ngoan là nên giúp mỗi đứa trẻ phát triển khả năng riêng của nó?
10 Mỗi đứa trẻ là khác nhau, có một nhân cách duy nhất, và nó cần được giúp đỡ để phát triển tùy theo khả năng và khiếu cá nhân của nó. Nếu bạn tập cho mỗi đứa trẻ phát triển tùy theo khả năng và khiếu riêng của nó, thì nó không cần cảm thấy ganh tị các đứa trẻ khác. Mỗi đứa trẻ cần được yêu thương và được đánh giá theo mức độ riêng của nó. Khi giúp đỡ nó vượt qua hoặc kiềm chế những khuynh hướng xấu, bạn đừng nên cố gắng buộc nó phải rập theo một cái khuôn đã được định trước. Trái lại, hãy hướng dẫn nó tận dụng những điểm tốt trong cá nhân của nó.
11. Tại sao khi chê một đứa trẻ này so với một đứa trẻ khác là thiếu khôn ngoan?
11 Cha mẹ có thể gieo vào lòng con họ tánh ganh đua ích kỷ nếu có ý so sánh hơn thua đứa trẻ này với đứa trẻ khác. Trong khi các trẻ nhỏ sớm bày tỏ dấu hiệu ích kỷ sẵn có, lúc đầu chúng không có khái niệm gì Ma-thi-ơ 18:1-4). Vậy, hãy tránh chê bai đứa trẻ này so với đứa trẻ khác. Nó có thể có cảm tưởng bị cha mẹ ruồng bỏ. Ban đầu nó buồn, và nếu bị chê mãi như thế, có lẽ nó có ác cảm. Mặt khác, đứa trẻ được tâng bốc kia có thể trở nên kiêu ngạo và bị mọi người thấy ghét. Là cha mẹ, tình yêu thương và sự chấp nhận con bạn không bao giờ nên tùy thuộc sự so sánh với những đứa khác. Vẻ khác biệt của mọi vật trong thiên nhiên là điều thú vị. Một ban nhạc hòa tấu có nhiều loại nhạc cụ khác nhau để tăng thêm tính chất khác biệt và phong phú, nhưng tất cả đều hòa hợp cùng nhau. Những nhân cách khác nhau tăng thêm hương vị và thích thú cho khung cảnh gia đình, nhưng không làm hư hại sự hòa hợp gia đình ấy nếu tất cả mọi người noi theo những nguyên tắc đúng của Đấng Tạo hóa.
về giai cấp, tự cao và tự đại. Vì thế Giê-su đã dùng một đứa trẻ nhỏ để làm gương mẫu sửa trị các môn đồ ngài về tham vọng và lòng ham thích địa vị cá nhân mà họ đã bày tỏ vào một dịp nọ (GIÚP ĐỠ CON BẠN LỚN LÊN
12. Những sự kiện hiển nhiên nào về người lớn chứng minh rằng một đứa trẻ cần sự hướng dẫn thích hợp?
12 Lời Đức Chúa Trời nói “người ta đi chẳng có quyền dẫn-đưa bước của mình” (Giê-rê-mi 10:23). Loài người nói ngược lại. Bởi vậy họ từ chối sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời và chấp nhận sự hướng dẫn của loài người, để rồi gặp phải hết khó khăn này đến khó khăn khác, và sau rốt phải nhìn nhận Đức Chúa Trời có lý. Giê-hô-va Đức Chúa Trời nói có một con đường dường như chính đáng cho loài người, nhưng sau cùng dẫn đến sự chết (Châm-ngôn 14:12). Từ lâu loài người đã đi theo một con đường dường như đúng đối với họ, và con đường đó đã đưa đến chiến tranh, đói kém, bệnh tật và sự chết. Nếu con đường đó—có vẻ đúng cho một người trưởng thành, có kinh nghiệm—dẫn đến sự chết, thì làm sao một con đường có vẻ đúng đối với một con trẻ có thể dẫn đến nơi nào khác hơn được? Nếu người lớn không có quyền dẫn đưa bước của mình, thì làm sao một con trẻ mới chập chững bước đi lại hướng dẫn lối sống của nó được? Đấng Tạo hóa ban lời chỉ dẫn cho cả cha mẹ và con cái qua Lời của Ngài.
13, 14. Phù hợp với lời khuyên trong Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:6, 7, các cha mẹ có thể huấn luyện con cái như thế nào?
13 Với các bậc cha mẹ, Đức Chúa Trời nói: “Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở lại trong lòng ngươi; khá ân-cần dạy-dỗ điều đó cho con-cái ngươi; và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chổi dậy” (Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:6, 7). Mọi nơi, mọi lúc và mỗi khi nào có những cơ hội thuận lợi, bạn đều có thể dạy dỗ con trẻ bạn. Nếu gia đình cùng nhau ăn sáng, mặc dù đối với nhiều người buổi ăn sáng cần vội vã vì phải đi làm hoặc đi học, vài lời cám ơn về thức ăn sẽ hướng dẫn ý tưởng của mọi người đến Đấng Tạo hóa và trong lời cầu nguyện có thể nói thêm vài điểm khác có giá trị thiêng liêng cho gia đình. Nếu có thời giờ, có thể bình luận về những sinh hoạt trong ngày hoặc về trường học và về lời khuyên lành mạnh khi đối phó với những vấn đề có thể xảy ra. Buổi tối, “lúc ngươi nằm” có thể là lúc vui vẻ đối với các con nhỏ nếu cha mẹ chúng đặc biệt chú ý đến chúng. Các trẻ con thích được nghe kể chuyện trước khi đi ngủ, đó cũng có thể là cách dạy dỗ tốt. Kinh-thánh có đầy đề tài, chỉ cần khéo léo và nhiệt thành một chút là cha mẹ có thể biến những đề tài ấy thành những câu chuyện thật hứng thú đối với con trẻ. Những kinh nghiệm sống riêng của đời bạn sẽ đặc biệt hấp dẫn đối với các con của bạn và có thể dùng để rút tỉa vài bài học tốt. Và dù việc tìm kiếm những mẩu chuyện mới lạ để tường thuật có khi là khó khăn, bạn sẽ thường nhận thấy trẻ con thích nghe đi nghe lại cùng một chuyện. Có lẽ bạn nhận ra rằng, khi dành thêm thời giờ như vậy, mối liên lạc giữa bạn với chúng sẽ cởi mở thêm. Cầu nguyện chung với con trẻ trước khi đi ngủ cũng có thể giúp chúng sớm lập được liên lạc với Đấng có thể giúp tối đa để hướng dẫn và bảo vệ chúng (Ê-phê-sô 3:20; Phi-líp 4:6, 7).
14 Dù bạn ở đâu, “ngồi trong nhà” hay “đi ngoài đường”, bạn đều có những cơ hội để dạy dỗ con cái bạn bằng nhiều phương cách thú vị và hữu hiệu. Đối với trẻ con, một số bài học dạy dỗ có thể thực hiện giống như trò chơi. Một cặp vợ chồng đã tường thuật sau đây về kết quả của việc giúp đỡ các con trẻ nhớ lại một vài điểm ở buổi nhóm họp học Kinh-thánh:
“Một buổi tối nọ, chúng tôi mang một đứa bé trai sáu tuổi đi theo chúng tôi, thường thì nó không chú ý đến các buổi nhóm họp cho lắm. Trên đường đi đến phòng nhóm họp, tôi nói: «Chúng ta hãy bày một trò chơi. Khi trên đường về nhà, chúng ta hãy xem ai có thể nhớ lại là đã hát những bài hát nào và một số những điểm chính yếu sẽ thảo luận ở buổi nhóm họp». Trên đường về chúng tôi rất kinh ngạc. Đứa con trai nhỏ nhất, trước đây thường luôn luôn lơ đễnh, được dịp phát biểu ý kiến trước, và nó nhớ lại nhiều điều. Rồi đến những đứa kia phụ thêm những lời bình luận của chúng, sau cùng đến hai người lớn chúng tôi nói thêm nữa. Thay vì là một công việc nặng nhọc, chúng nó coi đó như một trò chơi thú vị”.
15. Một đứa trẻ có thể được khích lệ như thế nào để làm tốt hơn các công việc của nó?
15 Khi đứa trẻ lớn lên nó sẽ tập phát biểu những tư tưởng, tập vẽ, tập làm một vài công việc nào đó, sử dụng một nhạc khí nào đó. Nó cảm thấy như làm được việc gì đáng kể. Hiểu theo một nghĩa nào đó, công việc của nó là một thành công cá nhân. Đối với nó đó là của riêng cho nó. Nếu bạn nhìn xem công việc đó và nói “con làm giỏi quá” thì tâm thần đứa trẻ sẽ bay cao vút. Hãy tìm kiếm điểm nào trong công việc của nó mà bạn có thể thành thật khen ngợi, và nó sẽ thấy phấn khởi lắm. Trái lại, chỉ trích gay gắt sẽ làm nó rủn chí và nản lòng! Nếu cần, bạn có thể Ga-la-ti 6:4 cũng có thể áp dụng cho trẻ con: “Mỗi người phải thử-xét việc làm của mình, thì sự khoe mình chỉ tại mình thôi, chớ chẳng phải tại kẻ khác”. Trẻ con cần được khuyến khích, đặc biệt trong những việc làm đầu tiên của nó. Nếu công việc là tốt theo với tuổi nó, hãy khen ngợi nó! Nếu công việc không tốt, hãy khen ngợi sự cố gắng của nó và khuyến khích nó tiếp tục thử nữa. Nghĩ cho cùng, không ai biết đi ngay khi tập lần đầu tiên!
đặt câu hỏi về một khía cạnh nào đó trong công việc của nó, nhưng đừng làm như có vẻ chê bai. Thí dụ, thay vì lấy hình vẽ của nó và vẽ lại, bạn nên chỉ cho nó cách vẽ hay hơn trên một mảnh giấy khác. Làm như vậy bạn sẽ giúp nó sửa lại hình vẽ của nó cho đúng hơn, nếu nó muốn. Khi khuyến khích nó cố gắng, bạn giúp đỡ nó phát triển còn nếu chỉ trích nó cách nghiêm khắc, bạn có thể làm cho nó thất vọng hoặc làm nghẹt ngòi ý chí tiếp tục cố gắng của nó. Đúng thế, nguyên tắc ghi trongBẠN SẼ GIẢI THÍCH VỀ TÍNH DỤC THẾ NÀO?
16. Theo quan điểm về những gì Kinh-thánh nói, nên trả lời thế nào cho các câu hỏi của trẻ con về vấn đề tính dục?
16 Bạn trả lời những câu hỏi của con bạn và khuyến khích nó nói chuyện nhiều với bạn. Nhưng đột nhiên nó hỏi bạn về vấn đề tính dục. Bạn sẽ thẳng thắn trả lời cho nó hay bạn sẽ trả lời vài câu sai đi, chẳng hạn bạn nói là đã xin em trai hay em gái của nó ở bệnh viện? Bạn sẽ nói sự thật cho con bạn hay bạn sẽ để cho nó đi tìm hỏi những đứa trẻ khác lớn tuổi hơn, để được trả lời một cách sai lầm và đôi khi tục tĩu nữa? Kinh-thánh đề cập thẳng thắn đến một số những vấn đề có liên quan về tính dục hay những cơ quan sinh dục (Sáng-thế Ký 17:11; 18:11; 30:16, 17; Lê-vi Ký 15:2). Khi ra lệnh cho dân tộc của Ngài tập họp lại để nghe đọc Lời của Ngài, Đức Chúa Trời đã phán: “Ngươi phải nhóm hiệp dân sự, nào người nam, nào người nữ, nào con trẻ... để chúng nghe và để chúng học tập” (Phục-truyền Luật-lệ Ký 31:12, NW). Do đó, các con nhỏ cũng được nghe những việc thuộc về tính dục trong bầu không khí trang nghiêm và kính cẩn, chớ không phải theo kiểu “nói chuyện bậy bạ”.
17-19. Có thể giải thích về tính dục cách dần dần như thế nào?
17 Thật ra giải thích về tính dục không cần phải khó như nhiều cha mẹ tưởng. Trẻ con rất sớm nhận thức và khám phá các bộ phận khác nhau trong thân thể của chúng. Bạn dạy cho đứa trẻ biết tên của những bộ phận đó: tay, chân, mũi, bụng, mông, dương vật, âm hộ. Trẻ con không hề thấy lúng túng nghe đến các tên ấy, trừ phi bạn đột ngột thay đổi thái độ và không muốn nói đến những bộ phận sinh dục. Điều mà các bậc cha mẹ thường lo sợ là ý nghĩ họ sẽ phải giải thích tất cả từ đầu chí cuối, khi đứa trẻ bắt đầu hỏi han. Thật ra thì đứa trẻ phát triển theo từng giai đoạn, và những câu hỏi sẽ đến dần dần. Tùy theo giai đoạn lớn lên của đứa trẻ, bạn chỉ cần cho chúng biết những từ ngữ thích hợp và giải thích thật giản dị và tổng quát.
18 Thí dụ, một ngày nọ con bạn hỏi bạn: “Các em bé từ đâu tới?” Bạn có thể chỉ trả lời giản dị bằng cách nói vài lời như sau: “Chúng nảy nở ở trong bụng mẹ chúng”. Thường thường đứa trẻ chỉ cần biết thế thôi là đủ lắm đối với lúc đó. Ít lâu sau đứa con của bạn có thể hỏi: “Em bé ra khỏi bụng mẹ nó thế nào?” “Có một lối ra đặc biệt cho nó”. Và thường thì như thế là đủ đối với lúc đó.
19 Ít lâu sau nữa nó lại có thể hỏi một câu hỏi khác: “Em bé bắt đầu có như thế nào?” Bạn có thể trả lời: “Một người cha và một người mẹ muốn có một em bé. Một hột giống từ người cha kết hợp với một trứng trong bụng người mẹ, và em bé bắt đầu lớn lên, giống như một hột giống ở dưới đất mọc lên thành một cái hoa hay một cái cây”. Vậy, đó là một vở chuyện dài
gồm nhiều hồi, mỗi hồi vừa đủ để thỏa mãn tính hiếu kỳ của đứa trẻ theo tuổi nó. Sau nữa đứa trẻ có thể hỏi: “Hột giống của người cha vào bụng người mẹ bằng cách nào?” Bạn có thể trả lời một cách giản dị: “Con biết con trai như thế nào rồi chứ. Nó có một dương vật. Còn thân thể của con gái có một lỗ, lỗ ấy có thể cho dương vật vào để trồng hột giống. Loài người được tạo ra bằng cách ấy để cho em bé có thể bắt đầu nảy nở trong bụng của người mẹ, và sau cùng đi ra ngoài để thành một đứa trẻ sơ sanh”.20. Tại sao tốt là chính cha mẹ nên giải đáp các thắc mắc của trẻ con về vấn đề tính dục?
20 Phương pháp giải thích một cách thành thật này chắc chắn tốt hơn là bịa những câu chuyện không đúng sự thật hay là lộ vẻ “bí mật” không muốn nói đến coi như là một việc gớm ghiếc (So sánh Tít 1:15). Và cũng tốt hơn đối với đứa trẻ khi được nghe những sự kiện thật sự từ cha mẹ của chúng với những lời giải thích thêm về lý do tại sao các em bé chỉ nên sanh ra một cách hợp pháp do những cặp vợ chồng yêu nhau và chấp nhận trách nhiệm yêu thương và chăm sóc đứa bé. Như thế vấn đề này được đặt ra trong một cương vị lành mạnh, thiêng liêng, thay vì học hỏi trong một khung cảnh khiến cho mọi việc đó có vẻ là ô uế.
TRUYỀN LẠI NHỮNG BÀI HỌC QUAN TRỌNG NHẤT CỦA ĐỜI SỐNG
21. Việc cha mẹ làm gương tốt cho con cái là quan trọng vì con cái có khuynh hướng nào?
21 Có lần nọ Giê-su đã so sánh người ta vào thời của ngài giống như “con trẻ ngồi giữa chợ, kêu-la cùng bạn mình, mà rằng: Ta thổi sáo mà bay không nhảy múa, ta than-vãn mà bay không đấm ngực buồn-rầu” (Ma-thi-ơ 11:16, 17). Các trò chơi của trẻ con thường bắt chước người lớn kể cả các hội hè và làm đám tang như người lớn. Vì khuynh hướng tự nhiên của con trẻ là bắt chước những người xung quanh chúng, gương mẫu của cha mẹ đóng một vai trò trọng yếu trong việc giáo dục trẻ con.
22. Hành vi của cha mẹ có thể có ảnh hưởng đến con cái họ thế nào?
22 Từ lúc sanh ra đứa con của bạn học hỏi nơi bạn—không những từ điều bạn nói—mà còn từ cách bạn nói như thế nào, từ giọng nói của bạn nữa: với chính nó, với người hôn phối của bạn hoặc với những người khác. Nó quan sát cách cha mẹ nó cư xử với nhau, với những người khác trong gia đình và với những người khách đến thăm. Gương của bạn trong những việc đó có thể bắt đầu dạy cho con bạn những bài học quan trọng hơn cả việc dạy nó học đi, học đếm hay học đánh vần ABC. Gương của bạn có thể dùng làm nền tảng để cho đứa trẻ học biết và thông hiểu được lối sống dẫn đến hạnh phúc, có thể giúp nó nhạy cảm trước những tiêu chuẩn công bình khi nó đủ lớn để được dạy dỗ bằng lời nói và đọc sách.
23, 24. Nếu cha mẹ muốn con cái họ chọn theo những tiêu chuẩn tốt, chính họ phải sẵn lòng làm gì?
23 Sứ đồ Phao-lô khuyên các tín đồ đấng Christ: “Vậy anh em hãy trở nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con cái rất yêu-dấu của Ngài, hãy bước đi trong sự yêu-thương”. Ngay trước đó, sứ đồ cho thấy bắt chước Đức Chúa Trời đòi hỏi gì: “Phải bỏ khỏi anh em những sự cay-đắng, buồn-giận, tức-mình, kêu-rêu, mắng-nhiếc, cùng mọi điều hung-ác. Hãy ở với nhau cách nhân-từ, đầy-dẫy lòng thương-xót, tha-thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha-thứ anh em trong Đấng Christ vậy. Vậy anh em hãy trở nên kẻ bắt-chước Đức Chúa Trời như con-cái rất yêu-dấu của Ngài...” (Ê-phê-sô 4:31, 32; 5:1, 2). Nếu những giọng nói mà đứa trẻ nghe thấy hoặc những hành động mà nó nhìn thấy cho nó những bài học về giận dữ thí dụ như nói lớn tiếng, la hét om sòm, phàn nàn ray rứt, ngạo mạn hoặc nóng giận bột phát, tất cả những điều ấy sẽ ghi vào trí nó và nó sẽ khó quên được. Nếu bạn tỏ ra nhân từ và tôn trọng tất cả mọi người, nếu bạn có những tiêu chuẩn đạo đức cao và những nguyên tắc tốt, tất con của bạn sẽ có khuynh hướng bắt chước bạn như vậy. Nếu bạn muốn con bạn sẽ hành động như thế nào, hãy hành động như thế ấy.
24 Cha mẹ không nên có hai loại nguyên tắc, một để dạy và một để thực hành, một loại cho con cái và loại kia cho chính mình. Nếu bạn dạy con cái không nói dối, và bạn lại nói dối, điều đó có ích gì? Nếu bạn thất hứa với chúng, bạn có thể chờ đợi chúng giữ lời hứa với bạn không? Nếu cha mẹ không tôn trọng lẫn nhau, họ có thể chờ đợi con họ học kính trọng người khác không? Nếu đứa con không hề nghe cha mẹ của nó tỏ lòng khiêm nhường, làm sao sự khiêm nhường có thể trở thành tiêu chuẩn cho nó? Một nguy hiểm trầm trọng là khi cha mẹ luôn luôn cho mình có lý, thì đứa trẻ có thể có cảm tưởng mọi điều cha mẹ của nó làm đều đúng cả—ngay cả khi họ sai lầm, tỏ ra bất toàn và tội lỗi. Nói mà không làm cũng giống như những người Pha-ri-si giả hình; Giê-su đã nói về họ: “Hãy làm và giữ theo mọi điều họ đã bảo các ngươi, nhưng đừng bắt-chước việc làm của họ, vì họ nói mà không làm”. Vậy, hỡi các cha mẹ, nếu các bạn không muốn có những đứa con thuộc loại Pha-ri-si nhỏ, thì chính các bạn đừng làm những người thuộc loại Pha-ri-si lớn! (Ma-thi-ơ 23:3).
25. Con cái phải được dạy dỗ như thế nào về tình yêu thương?
25 Trẻ con trước hết học về yêu thương khi thấy sự yêu thương được bày tỏ và chúng tập yêu thương người khác khi được người khác yêu thương chúng. Tình yêu thương không thể mua được. Cha mẹ có thể mua cho con cái mọi thứ quà. Nhưng tình yêu thương trước hết là một vấn đề thiêng liêng, xuất phát từ trong lòng chứ không phải từ trong túi tiền. Các tặng vật tự chúng không thể nào thay thế được tình yêu chân thật. Tìm cách mua tình yêu có nghĩa làm hạ giá tình yêu. Hơn cả những quà tặng vật chất, hãy tặng Lu-ca 6:38). I Giăng 4:19 nói về tình yêu thương của chúng ta đối với Đức Chúa Trời: “Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước”.
cho con cái bạn chính bản thân của bạn, thời giờ, năng lực và tình yêu của bạn. Bạn sẽ nhận được lại như thế (26, 27. Làm sao có thể dạy cho trẻ con biết được niềm vui của sự “ban cho”?
26 Trẻ con có thể tập “ban cho” bằng cách nhận lãnh. Chúng có thể được giúp để học biết được nỗi vui mừng khi “ban cho”, khi giúp đỡ và khi chia xẻ. Hãy giúp chúng biết “ban cho” đem lại hạnh phúc cho cha mẹ chúng, cho những đứa trẻ khác, cho những người lớn. Thường thường những người lớn không muốn nhận những tặng vật từ những con trẻ, lầm tưởng rằng để trẻ con giữ lại những tặng vật mà chúng cho là tỏ tình yêu thương đối với chúng. Một người kể lại:
“Tôi thường từ chối khi một em bé cho tôi vài viên kẹo của nó. Tôi nghĩ rằng tôi tử tế với nó khi không nhận đồ gì mà tôi biết nó rất thích. Nhưng khi tôi từ chối và để nó giữ tất cả cho nó, tôi không thấy nó vui chút nào. Rồi tôi mới ý thức ra rằng tôi đã từ chối cử chỉ rộng rãi của nó, từ chối tặng vật của nó, vậy là từ chối cả nó nữa. Sau đó tôi luôn luôn nhận những tặng vật như thế, để nó cảm thấy niềm vui của sự ban cho”.
27 Trong một gia đình nọ cha mẹ muốn giúp con trai nhỏ của họ trở nên như những người được mô tả trong Kinh-thánh ở I Ti-mô-thê 6:18: “Kíp ban-phát và phân chia của mình có”. Vì thế, khi đi đến nơi nhóm họp học Kinh-thánh, họ giao số tiền mà họ muốn đóng góp cho con trai họ giữ để nó bỏ vào hộp đóng góp. Như vậy họ giúp nó ý thức tầm quan trọng của việc ủng hộ và đóng góp vào sở phí cho những hoạt động thiêng liêng.
28, 29. Làm sao có thể dạy cho trẻ con học biết tầm quan trọng của sự xin lỗi mỗi khi phạm lỗi?
28 Cũng như trẻ con tập yêu thương và rộng rãi nếu thấy lời khuyên đúng đi đôi với gương tốt; cũng thế, chúng học biết xin lỗi khi phạm lỗi. Một người cha
nói: “Khi tôi phạm một lỗi lầm với các con tôi, tôi nhận lỗi với chúng. Tôi giải thích với chúng cách vắn tắt tại sao tôi làm lỗi và đó là điều sai lầm của tôi. Như vậy sẽ giúp chúng dễ dàng thú nhận những lỗi lầm của chúng với tôi hơn, biết rằng tôi không là hoàn toàn và sẽ hiểu chúng”. Thái độ ấy được minh họa trong câu chuyện sau đây do ông nọ thuật lại. Ông ấy đi thăm một gia đình; người cha giới thiệu những người trong gia đình cho ông. Người khách kể lại:“Sau khi tất cả mọi người có mặt đều được giới thiệu, một em bé trai mặt mày hớn hở chạy vào phòng. Người cha nói: «Và thằng nhỏ có vết mực trên áo này là con trai út của chúng tôi». Em bé ngưng cười và cau mặt lại. Thấy nó có vẻ lúng túng và sắp khóc, người cha lập tức ôm nó vào lòng mình và nói: «Đáng lẽ ba không nên nói vậy, ba xin lỗi con». Đứa bé nức nở một chút đoạn đi ra khỏi phòng, chẳng bao lâu nó trở lại với nụ cười tươi hơn—nó đã mặc một áo sơ mi sạch sẽ!”
29 Chắc chắn sự khiêm nhường như thế củng cố thêm tình yêu thương. Dĩ nhiên, sau này cha mẹ có thể giải thích cho đứa trẻ làm thế nào giữ thăng bằng khi gặp khó khăn trong đời sống, dù lớn hay nhỏ, giúp nó tập không xem trọng những việc nhỏ nhặt, biết cười về chính mình và đừng bao giờ chờ đợi những người khác phải hoàn toàn, cũng như chúng muốn người ta không đòi hỏi chúng phải hoàn toàn.
HÃY CHO CON CÁI BẠN BIẾT NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÚNG
30-32. Tại sao rất quan trọng cha mẹ phải sớm bắt đầu giúp con cái họ biết những giá trị đúng của đời sống?
30 Ngày nay nhiều cha mẹ không biết những giá trị đúng của đời sống là gì, thành thử có nhiều đứa con không bao giờ biết những giá trị đúng. Ngay đến một số cha mẹ hoang mang chẳng biết họ có quyền uốn nắn thái độ của con trẻ hay không. Nếu cha mẹ không làm, những đứa trẻ khác, những người lân cận, các phim ảnh và máy truyền hình sẽ làm điều đó thay thế họ. Hố sâu ngăn cách giữa các thế hệ, những cuộc nổi
loạn của giới trẻ, ma túy, luân lý mới và cách mạng tính dục, tất cả những điều này khiến các cha mẹ kinh hãi. Nhưng thật ra, nhân cách của đứa trẻ đã phát triển rồi trước khi nó phải đương đầu với các vấn đề ấy.31 Theo những nghiên cứu ghi trên một tờ báo về khoa học, “phần chính yếu của nhân cách một cá nhân đã được xác định trước khi bắt đầu đi trường học. Dĩ nhiên, nhiều người nhìn nhận trẻ con trước khi đi học rất dễ cảm hóa và mềm dẻo... Tuy nhiên, chúng tôi đã khám phá ra rằng những thái độ và những kinh nghiệm mà nó thâu thập được trong thời thơ ấu thường ấn định đường lối cư xử của nó một cách bền bỉ và đôi khi không lay chuyển được”.
32 Những thói quen xấu có thể được sửa đổi; nhưng một nhà nghiên cứu khác giải thích điều gì sẽ xảy ra nếu để trôi qua phí phạm những năm quí giá đó: “Đứa trẻ dễ uốn nắn trong bảy năm đầu tiên, nhưng hễ bạn càng đợi lâu hơn, bạn càng cần phải thay đổi tận rễ môi trường sống của nó, và cứ mỗi năm trôi qua sự thay đổi đó càng khó làm hơn”.
33. Cần phải dạy trẻ con những khái niệm quan trọng nhất nào?
33 Trẻ con nhỏ cần phải học biết nhiều khái niệm cơ bản, nhưng những khái niệm quan trọng nhất là những khái niệm về điều gì thật và điều gì giả, điều gì đúng và điều gì sai. Viết cho các tín đồ đấng Christ ở Ê-phê-sô, sứ đồ Phao-lô thúc giục họ tìm kiếm sự hiểu biết chính xác, mà rằng: “Chúng ta không như trẻ con nữa, bị người ta lừa-đảo, bị mưu-chước dỗ-dành làm cho lầm-lạc, mà day-động và dời-đổi theo chiều gió của mọi giáo lý. Nhưng khi chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ thật, trong mọi việc chúng ta đều được lớn lên trong Đấng làm đầu, tức là Đấng Christ” (Ê-phê-sô 4:13-15). Nếu cha mẹ chậm giúp trẻ con phát triển lòng yêu thương đối với lẽ thật và sự lương thiện, lòng yêu thương đối với điều đúng và tốt, chúng sẽ yếu đuối không chống lại được sự sai lầm. Những năm trước khi đi trường trôi qua nhanh chóng trước khi cha mẹ ý thức được điều đó. Chớ để những năm đó trôi qua vô ích; hãy dùng những năm đầu ít ỏi, quan trọng đó để giúp chúng biết được những giá trị đúng. Có lẽ bạn sẽ tránh được phiền muộn trong những năm về sau (Châm-ngôn 29:15, 17).
34. Tại sao những tiêu chuẩn thật sự vững chắc là quan trọng, và người ta có thể tìm thấy những tiêu chuẩn vững chắc nhất ở đâu?
34 Sứ đồ đã được soi dẫn viết: “Hình-trạng thế-gian nầy qua đi”; điều đó thật sự đúng khi xét các tiêu chuẩn của thế gian này về vật chất, tình cảm và đạo đức (I Cô-rinh-tô 7:31). Trong thế gian này ít có gì vững chắc. Cha mẹ phải nhìn nhận rằng, vì là con người, chính họ cũng có thể sai lầm trong các giá trị. Vì vậy, nếu cha mẹ hết lòng muốn có những lợi ích tốt nhất cho con cái họ và thật sự quan tâm đến hạnh phúc tương lai của chúng, họ sẽ hướng dẫn con cái mình đến những tiêu chuẩn thật sự vững chắc. Họ có thể làm điều này bằng cách giúp cho con trẻ hết lòng nhớ kỹ ngay từ lúc chúng còn thơ ấu rằng, dù có bất cứ vấn đề nào xảy ra, bất cứ khó khăn nào cần được giải quyết, chúng nên hướng về Kinh-thánh là kho tàng cho biết những câu trả lời chắc chắn và lợi ích nhất. Bất cứ dầu trường hợp nào trong đời sống đôi khi có vẻ khó khăn và u tối, Lời Đức Chúa Trời vẫn luôn luôn là “ngọn đèn cho chân chúng, và ánh-sáng cho đường-lối chúng” (Thi-thiên 119:105).
35. Việc giáo dục con cái là quan trọng thế nào?
35 Đúng vậy, đây là thời kỳ cơ hội vàng son cho bạn để bắt đầu xây dựng cho con cái bạn những giá trị có thể giúp chúng trong suốt đời sống. Không sự nghiệp nào to lớn hơn, không công việc nào quan trọng hơn bằng việc luyện tập cho con cái bạn. Lúc bắt đầu luyện tập cho chúng là ngay khi chúng được sanh ra, ngay từ tuổi thơ ấu!
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 117]
Khiến cho sự học có thích thú