Hãy làm vui lòng cha mẹ bạn
Chương 12
Hãy làm vui lòng cha mẹ bạn
1. Tại sao tôn kính cha mẹ là đúng?
DÙ chúng ta hãy còn nhỏ tuổi, hoặc đang bước vào giai đoạn trưởng thành, hay hiện là những người đàn ông và đàn bà đứng tuổi, tất cả chúng ta đều đã được cha mẹ sanh ra. Khó mà ước lượng được giá trị của khoảng 20 năm ròng mà cha mẹ đã bỏ ra để săn sóc, làm lụng, tốn hao tiền của và cố gắng hy sinh từ lúc con cái còn thơ ấu cho đến khi chúng đến tuổi trưởng thành. Và, thật ra thì cha mẹ đã ban cho mỗi chúng ta một điều mà chúng ta không thể cho lại họ được. Vì, cho dù có lẽ mang ơn cha mẹ về những gì khác nữa, ơn lớn nhất là sự sống hiện tại của chúng ta. Nếu không có cha mẹ, ngày nay không có chúng ta. Chỉ một mình sự thật hiển nhiên này quá đủ để thúc đẩy chúng ta làm theo lời răn này của Đức Chúa Trời: “Hãy tôn-kính cha mẹ ngươi (ấy là điều-răn thứ nhứt, có một lời hứa nối theo), hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất” (Ê-phê-sô 6:2, 3).
2. Tại sao chúng ta phải cảm thấy mang ơn cha mẹ?
2 Tuy rằng chúng ta mang ơn Đấng Tạo hóa của chúng ta trước hết vì thật ra mọi sự sống đều đến từ nơi Ngài, chúng ta cũng phải cảm thấy mang ơn cha mẹ thật nhiều. Chúng ta có thể dâng cho Đức Chúa Trời và cha mẹ chúng ta điều gì để đền đáp lại những gì chúng ta đã nhận được? Con của Đức Chúa Trời nói tất cả những gì thế gian có cũng không thể mua Mác 8:36, 37; Thi-thiên 49:6-8). Lời Đức Chúa Trời nói với chúng ta: “Đừng mắc nợ ai chi hết, chỉ mắc nợ về sự yêu-thương nhau mà thôi” (Rô-ma 13:8). Đặc biệt chúng ta phải cảm thấy có bổn phận tiếp tục yêu thương cha mẹ ngày nào cha mẹ và chúng ta còn sống. Tuy rằng chúng ta không thể cho lại cha mẹ sự sống mà họ đã ban cho chúng ta, chúng ta có thể làm sao cho đời sống của cha mẹ thêm ý nghĩa. Chúng ta có thể làm cho cha mẹ vui lòng và cảm thấy mãn nguyện. Ngoài chúng ta không ai khác có thể làm điều đó một cách đặc biệt, bởi vì chúng ta là con của họ.
được sự sống, vì sự sống thật là vô giá (3. Theo Châm-ngôn 23:24, 25 đức tính nào của con cái có thể góp phần làm vui lòng cha mẹ?
3 Châm-ngôn 23:24, 25 nói: “Cha người công-bình sẽ có sự vui-vẻ lớn, Và người nào sanh con khôn-ngoan sẽ khoái-lạc nơi nó. Ước gì cha mẹ con được hớn-hở, Và người đã sanh con lấy làm vui-mừng”. Dĩ nhiên cha mẹ nào cũng mong muốn được hãnh diện và thích thú về con cái. Cha mẹ của chúng ta có cảm thấy như thế không?
4. Cô-lô-se 3: 20 khuyên con cái làm gì?
4 Phần lớn điều này tùy thuộc nơi lòng tôn kính chân thành của chúng ta đối với cha mẹ và việc chúng ta để ý nghe lời khuyên của họ. Đức Chúa Trời khuyên những ai còn trẻ tuổi: “Hỡi kẻ làm con, mọi sự hãy vâng-phục cha mẹ mình, vì điều đó đẹp lòng Chúa” (Cô-lô-se 3:20). Dĩ nhiên chữ “mọi sự” không có nghĩa là cha mẹ có quyền đòi hỏi nơi con cái những điều không phù hợp với Lời Đức Chúa Trời, nhưng cho thấy khi chúng ta còn trẻ tuổi cha mẹ có trách nhiệm hướng dẫn mọi lãnh vực của đời sống chúng ta (Châm-ngôn 1:8).
5. Một người trẻ tuổi có thể tự hỏi mình mong ước thấy điều gì nơi các con cái tương lai?
5 Có phải hiện nay bạn còn trẻ tuổi không? Một ngày kia có thể bạn sẽ có con cái. Lúc đó bạn muốn Châm-ngôn 17:25 nói: “Con ngu-muội là một điều buồn-rầu cho cha; Và một sự cay-đắng cho mẹ đã sanh-đẻ nó”. Cũng như bạn có khả năng đặc biệt hơn tất cả ai khác để làm cho cha mẹ bạn sung sướng, thì bạn cũng có thể hơn bất cứ ai khác làm cho họ buồn và thất vọng não nề. Việc ấy tùy thuộc vào hạnh kiểm của bạn.
con cái kính trọng bạn, hay muốn chúng ngỗ nghịch, có lẽ sẽ giả vờ nói là vâng lời, nhưng rồi cãi lời khi bạn vắng mặt? Thay vì làm cho cha mẹ vui mừng,ĐẠT ĐƯỢC SỰ KHÔN NGOAN CẦN PHẢI CÓ THỜI GIAN
6. Thí dụ nào cho thấy sự khôn ngoan thường đi đôi với tuổi tác?
6 Hỡi các người trẻ tuổi, nên hiểu rằng tuổi tác là một yếu tố quan trọng để đạt được sự khôn ngoan. Em bây giờ được 10 tuổi chưa? Vậy em có thể thấy là em biết nhiều điều hơn lúc em lên 5, phải không? Hay em được 15 tuổi rồi? Vậy em biết nhiều điều hơn lúc em lên 10, phải không? Hay em năm nay gần 20 tuổi rồi? Vậy em chắc hẳn biết nhiều điều hơn khi em ở tuổi 15 chứ, phải không? Khi nhìn về quá khứ thật dễ thấy rằng tuổi tác khiến người ta khôn ngoan hơn, nhưng khi nhìn về tương lai, thì lại khó mà chấp nhận sự thật này. Cho dù một người trẻ tuổi có thể tin mình khôn ngoan đến mức nào, người đó nên ý thức rằng tương lai có thể và sẽ đem lại sự khôn ngoan hơn nữa.
7. Chúng ta có thể học được bài học nào qua lời khuyên cho vua Rô-bô-am?
7 Vậy phải kết luận gì về điều này? Vì cha mẹ em lớn tuổi hơn em và có nhiều kinh nghiệm hơn, hẳn họ phải khôn ngoan hơn khi đối phó với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Nhiều người trẻ tuổi khó chấp nhận điểm này. Có lẽ chúng coi những người lớn tuổi hơn là “những người già lẩm cẩm”. Một số người lớn tuổi có thể là thế thật, nhưng nhiều người không thế, cũng như không thể nói tất cả những người trẻ tuổi đều vô trách nhiệm chỉ vì Gióp 12:12; I Các Vua 12:1-16; 14:21).
một số có vô trách nhiệm thật. Có nhiều người trẻ tuổi cho rằng chúng khôn ngoan hơn người lớn tuổi. Một vua Y-sơ-ra-ên đã mắc phải lỗi này để rồi gánh lấy hậu quả tai hại. Khi được 41 tuổi, Rô-bô-am lên ngôi vua kế vị cha mình là Sa-lô-môn. Dân sự xin ông làm nhẹ bớt gánh nặng cho họ. Rô-bô-am vấn ý những người lớn tuổi; họ khuyên ông nên tử tế và hiền hậu. Rồi ông đi hỏi ý kiến những người trẻ tuổi và họ khuyên ông dùng biện pháp cay nghiệt. Ông làm theo lời khuyên của những người trẻ tuổi. Hậu quả là gì? Mười trong số 12 chi phái đã nổi loạn và Rô-bô-am chỉ còn lại khoảng một phần sáu của nước cũ mà thôi. Chính những người lớn tuổi, chứ không phải những người trẻ, đã cho lời khuyên khôn ngoan. Há chẳng phải “người già-cả có sự khôn-ngoan, Kẻ hưởng trường-thọ được điều thông-sáng”, hay sao? (8. Kinh-thánh khuyến khích thái độ nào đối với những người già cả, kể cả cha mẹ?
8 Đừng nghĩ rằng lời khuyên của cha mẹ em lỗi thời chỉ vì họ không còn trẻ nữa. Kinh-thánh nói: “Hãy nghe lời cha đã sanh ra con, Chớ khinh-bỉ mẹ con khi người trở nên già-yếu”. Tuổi tác đáng được kính trọng. “Trước mặt người tóc bạc, ngươi hãy đứng dậy, kính người già-cả, và kính-sợ Đức Chúa Trời ngươi. Ta là Đức Giê-hô-va”. Thật ra nhiều người trẻ tuổi không vâng theo những điều răn này. Nhưng làm như thế không đem lại hạnh phúc—cho chính họ cũng như cho cha mẹ họ! (Châm-ngôn 23:22; Lê-vi Ký 19:32).
HÃY LÀM PHẦN CỦA EM
9. Khi một người trong gia đình vô cớ phàn nàn hay ngỗ nghịch, gia đình bị ảnh hưởng thế nào?
9 Nói đúng ra, điều em làm có ảnh hưởng đến người khác. Nếu một người trong gia đình đau khổ, mọi người đều khổ theo. Cũng thế, nếu một người I Cô-rinh-tô 12:26).
hay phàn nàn hoặc ngỗ nghịch, cả gia đình không còn hòa thuận nữa. Để đời sống gia đình được hạnh phúc, mỗi người phải làm phần của mình (So sánh10. Tại sao con trẻ nên tập làm việc giỏi?
10 Con cái có thể làm nhiều việc bổ ích, xây dựng. Cha mẹ làm việc vất vả để chăm sóc cho những nhu cầu của gia đình. Nếu em còn trẻ tuổi và sống với cha mẹ, em có thể giúp đỡ. Việc làm chiếm nhiều thời giờ trong đời sống của một người. Một số người than phiền về điều này. Nhưng nếu em tập làm việc giỏi và làm việc với động lực tốt, em sẽ thật sự thấy hài lòng. Mặt khác, nếu một người không chịu làm phần việc của mình nhưng chờ đợi những người khác làm mọi việc cho mình, người sẽ không bao giờ biết sự hài lòng đó, và như Kinh-thánh nói lại còn gây bực tức cho người khác, giống “khói cay mắt” (Châm-ngôn 10:26; Truyền-đạo 3:12, 13). Vậy khi em được giao cho việc gì để làm ở nhà, hãy làm cho khéo. Và nếu em muốn thật sự làm vui lòng cha mẹ em, hãy tự động làm thêm một số những việc khác, không cần phải ai hỏi. Chắc chắn em sẽ nhận thấy công việc thêm đó thú vị hơn mọi việc khác—bởi vì em làm là do lòng muốn đem hạnh phúc cho cha mẹ.
11. Những lời nói hay hành động của con trẻ có thể làm danh giá cho cha mẹ thế nào?
11 Khi người nào thấy một trẻ em đáng khen, hầu như người đó luôn luôn muốn biết trẻ em đó là con của ai. Khi chàng trai trẻ Đa-vít đã tỏ ra can đảm và có một đức tin phi thường, vua Sau-lơ liền hỏi: “Người trai-trẻ đó là con trai của ai?” (I Sa-mu-ên 17:55-58). Em mang danh họ của gia đình. Người ngoài sẽ nhìn tác phong của em để biết danh giá của gia đình em và của cha mẹ em. Tại phường xóm hay ở trường học, em có thể làm vinh dự cha mẹ em bằng nhiều cách: tỏ ra tử tế, sẵn sàng giúp đỡ, tôn trọng những người khác và thân thiện với họ. Và đồng thời em cũng tôn vinh Đấng Tạo hóa nữa (Châm-ngôn 20:11; Hê-bơ-rơ 13:16).
12. Tại sao con cái nên hợp tác với những cố gắng của cha mẹ để dạy dỗ chúng?
12 Hạnh phúc của cha mẹ em gắn liền với hạnh phúc của chính em. Họ cố gắng nuôi dưỡng em để tạo cho em một căn bản tốt cho cuộc sống. Hãy hợp tác với cha mẹ em và như thế cha mẹ em sẽ vui lòng lắm, bởi vì họ mong ước em gặp được những điều hay nhất. Một người viết Kinh-thánh dưới sự soi dẫn nói: “Hỡi con, nếu lòng con khôn-ngoan, thì lòng ta cũng sẽ được vui-mừng” (Châm-ngôn 23:15). Nếu cha mẹ em nhận trách nhiệm của họ trước mặt Đức Chúa Trời là hướng dẫn em đi trên đường lối của sự khôn ngoan thật, em hãy giúp họ làm tròn trách nhiệm đó cách trung thành. “Hãy nghe lời khuyên-dạy và tiếp-nhận sự giáo-hối [kỷ luật], để con được khôn-ngoan trong lúc cuối-cùng” (Châm-ngôn 19:20).
13. Điều gì có thể giúp một con trẻ có thái độ đúng đối với những hạn chế do cha mẹ đặt ra?
13 Có thể là đôi khi em cảm thấy cha mẹ đòi hỏi hoặc hạn chế em quá nhiều. Thi hành kỷ luật cách thăng bằng không phải là dễ. Một ngày kia, nếu em có gia đình, em có thể sẽ gặp phải vấn đề đó. Nếu cha mẹ em hạn chế không cho em giao du với vài trẻ nào đó, hoặc cảnh cáo em đề phòng trước những loại ma túy, hay giới hạn sự giao du của em với những người khác phái, em hãy nghĩ rằng có cha mẹ ra kỷ luật cho em thật còn tốt hơn biết mấy là có cha mẹ không thèm để ý gì đến em cả! (Châm-ngôn 13:20; 3:31). Hãy nghe theo kỷ luật của cha mẹ. Chính em sẽ được lợi ích và em sẽ làm vui lòng cha mẹ nữa (Châm-ngôn 6:23; 13:1; 15:5; Hê-bơ-rơ 12:7-11).
14, 15. Khi những người trong gia đình có xích mích với nhau, áp dụng những nguyên tắc nào trong Kinh-thánh sẽ giúp một con trẻ giữ hòa khí?
14 Dĩ nhiên nhiều việc xảy ra trong gia đình không Rô-ma 12:18). Điều này không phải luôn luôn dễ làm. Tất cả chúng ta đều khác nhau; chúng ta có những quan điểm và phản ứng khác nhau. Sẽ có những ý kiến và ý muốn trái ngược nhau. Giả sử em không đồng ý với một người anh em hay chị em trong gia đình. Em có thể cảm thấy người đó ích kỷ. Em sẽ làm gì?
phải do em gây ra. Nhưng phản ứng của em ảnh hưởng đến bầu không khí trong gia đình. Kinh-thánh khuyên: “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa-thuận với mọi người” (15 Vài người trẻ tuổi sẵn sàng lớn tiếng buộc tội và đòi hỏi cha mẹ can thiệp. Hoặc, chúng có thể tự giải quyết vấn đề bằng cách xô đẩy và đánh đập, hầu lấy phần thắng. Nhưng một câu châm ngôn được soi dẫn nói: “Sự khôn-ngoan của người khiến cho người chậm nóng-giận” (Châm-ngôn 19:11). Thế nào? Chậm giận khiến người xem xét những trường hợp giảm khinh. (Có lẽ hành động đó không cố ý). Chậm giận làm cho người nhớ lại nhiều khi chính mình cũng có lỗi. (Và hẳn người biết ơn Đức Chúa Trời nhiều lắm về sự tha thứ của Ngài!) Có lẽ chậm giận cũng khiến cho người nhận thức rằng, dù người anh chị em mình có lỗi, nhưng nếu mình vì giận mà làm cả gia đình mất hòa thuận thì chính mình cũng có lỗi nữa. Câu châm ngôn nói tiếp về một người khôn ngoan như thế: “Người lấy làm danh-dự [hào hiệp] mà bỏ qua tội phạm” (Cũng xem Cô-lô-se 3:13, 14).
16. Con cái theo đường lối nào sẽ làm vui lòng các cha mẹ kính sợ Đức Chúa Trời?
16 Thường thì điều gì làm vui lòng những cha mẹ kính sợ Đức Chúa Trời cũng là điều làm vui lòng Đức Giê-hô-va. Điều gì làm họ cảm thấy đau lòng cũng là điều làm Ngài đau lòng (Thi-thiên 78:36-41). Các cha mẹ không biết ý tưởng của Giê-hô-va Đức Chúa Trời có thể vui mừng nếu con cái họ được mọi người biết đến, có danh vọng cao sang, kiếm thật nhiều tiền, v.v...Tuy nhiên, các cha mẹ thờ phượng Giê-hô-va Đức Chúa Trời biết rằng thế gian với những sự ham muốn của nó đều qua đi nhưng “ai làm theo ý-muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (I Giăng 2:15-17). Vì thế, họ sung sướng thật sự khi thấy con cái mình vâng lời Đấng Tạo hóa, làm theo ý muốn Ngài và phản ảnh những đức tính của Ngài. Thật ra các cha mẹ tin kính Đức Chúa Trời cũng vui mừng khi con cái họ học giỏi. Nhưng họ còn vui mừng nhiều hơn khi con cái họ ở trường học và ở nơi khác tỏ ra có hạnh kiểm trung thành với các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời và muốn làm đẹp lòng Ngài. Và họ đặc biệt vui lòng khi con cái họ đến tuổi trưởng thành vẫn vui thích trong đường lối của Đức Giê-hô-va.
TRÁCH NHIỆM CHĂM SÓC CHA MẸ
17-19. Những con trai và con gái đã trưởng thành có thể tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ thế nào?
17 Khi đã trưởng thành và đi ra ở riêng chúng ta vẫn nên tiếp tục lo nghĩ đến cha mẹ. Chúng ta muốn cha mẹ sung sướng trọn đời. Cha mẹ đã săn sóc chúng ta nhiều năm, thường phải hy sinh khá nhiều. Giờ đây chúng ta có thể làm gì để tỏ lòng biết ơn?
18 Chúng ta có thể ghi nhớ lời răn này của Đức Chúa Trời: “Hãy thảo-kính cha mẹ” (Ma-thi-ơ 19:19). Có thể chúng ta bận rộn. Nhưng chúng ta cần biết rằng cha mẹ vui mừng lắm khi chúng ta cho họ biết tin tức và đi thăm họ.
19 Khi cha mẹ già thì chúng ta có thể tỏ lòng “thảo-kính” bằng nhiều cách. Nếu họ cần đến vật chất, hãy tỏ ra biết ơn về tất cả những gì họ đã làm cho bạn, và cũng bởi vì đó là sự đòi hỏi công bình của Đức Giê-hô-va. Sứ đồ Phao-lô nói về những người già: “Nếu bà góa có con hoặc cháu, thì con cháu trước phải học điều thảo đối với nhà riêng mình và báo-đáp cha mẹ; vì điều đó đẹp lòng Đức Chúa Trời” (I Ti-mô-thê 5:3, 4).
20, 21. a) Theo Ma-thi-ơ 15:1-6, việc hiếu kính cha mẹ bao gồm những gì? b) Có điều gì khiến cho một người được miễn khỏi cần thảo kính cha mẹ bằng cách ấy không?
20 Kinh-thánh cho thấy rõ rằng “hiếu-kính” cha mẹ có thể gồm việc cấp dưỡng về vật chất cho cha mẹ. Có lần người Pha-ri-si lại gần Giê-su và tố cáo các môn đồ của ngài làm sai lời truyền khẩu. Giê-su đáp lại: “Còn các ngươi sao cũng vì cớ lời truyền-khẩu mình mà phạm điều-răn của Đức Chúa Trời? Vì Đức Chúa Trời đã truyền điều-răn nầy: Phải hiếu-kính cha mẹ ngươi; lại điều nầy: Ai mắng-nhiếc cha mẹ thì phải chết. Nhưng các ngươi lại nói rằng: Những điều mà tôi có thể giúp cha mẹ, đã dâng cho Đức Chúa Trời rồi, thì người ấy không cần phải hiếu-kính cha mẹ. Như vậy, các ngươi đã vì lời truyền-khẩu mình mà bỏ lời Đức Chúa Trời” (21 Theo lời truyền khẩu, người Pha-ri-si cho rằng khi tuyên bố tiền bạc hay tài sản của mình đã “dâng cho Đức Chúa Trời rồi”, thì họ được miễn khỏi phải săn sóc cha mẹ. Nhưng Giê-su không đồng ý. Và chúng ta ngày nay cần phải ghi nhớ điều này vào lòng. Đành rằng tại nhiều nước chương trình “trợ cấp xã hội” cung cấp cho một số nhu cầu của những cha mẹ già, nhưng sự trợ cấp đó có thật đủ không? Nếu không đủ, hoặc nếu không có chương trình trợ cấp nào cả, con cái thảo kính cha mẹ sẽ làm hết sức mình để bổ túc những thiếu sót. Thật thế, như sứ đồ Phao-lô có nói, săn sóc cha mẹ trong tuổi già khi họ cần được giúp đỡ là bằng chứng của sự “tin-kính”, tin kính đối với Giê-hô-va Đức Chúa Trời, Đấng đã sáng lập gia đình.
22. Ngoài những nhu cầu vật chất chúng ta nên cung cấp gì nữa cho cha mẹ?
22 Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ nên nghĩ rằng, nếu về già cha mẹ chúng ta có đủ đồ ăn, quần áo và nhà cửa, họ không cần gì khác nữa. Họ cũng có những nhu cầu về tình cảm và thiêng liêng, tình Châm-ngôn 19:26).
thương và sự chú ý trấn an, nhiều khi rất cần nữa là khác. Suốt đời chúng ta cần biết có người yêu thương chúng ta, chúng ta thuộc về ai, không muốn bị cô đơn. Con cái không nên ngoảnh mặt làm ngơ trước những nhu cầu vật chất và tình cảm của cha mẹ già. “Kẻ hãm-hại cha mình, và xô-đuổi mẹ mình, Là một con trai gây hổ-ngươi và chiêu sỉ-nhục” (23. Một người con có thể là nguồn vui mừng cho cha mẹ thế nào?
23 Từ lúc thơ ấu cho đến khi trưởng thành, con cái là quan trọng trong đời sống của cha mẹ. Nhiều con cái làm cha mẹ buồn khổ và thất vọng. Nhưng nếu bạn kính trọng địa vị của cha mẹ và nghe theo lời khuyên của họ, nếu bạn tỏ ra thật dạ yêu thương và quí mến họ, mỗi ngày bạn có thể là nguồn vui mừng cho cha mẹ bạn. Phải, “ước gì cha và mẹ con được hớn-hở, Và người đã sanh con lấy làm vui-mừng” (Châm-ngôn 23:25).
[Câu hỏi thảo luận]