CHƯƠNG MƯỜI BẢY
“Này, tôi là tôi tớ Đức Giê-hô-va”
1, 2. (a) Ma-ri nghe lời chào nào từ một người lạ? (b) Tại sao có thể nói Ma-ri đang đứng trước bước ngoặt cuộc đời?
Ma-ri ngước nhìn, đôi mắt mở to đầy ngạc nhiên khi vị khách bước vào nhà. Ông không đến để gặp cha hay mẹ cô mà để gặp cô! Ma-ri biết chắc ông không phải là người Na-xa-rét. Trong một thị trấn nhỏ như quê cô thì rất dễ nhận ra người lạ. Vị khách này có gì đó rất khác. Ông chào Ma-ri và gọi cô theo cách mà cô chưa từng nghe: “Chào chị, người được đầy ân phước, Đức Giê-hô-va ở cùng chị”.—Đọc Lu-ca 1:26-28.
2 Đó là cách Kinh Thánh giới thiệu về Ma-ri, con gái của Hê-li, người thành Na-xa-rét xứ Ga-li-lê. Chúng ta biết đến Ma-ri khi cô đang đứng trước bước ngoặt cuộc đời. Ma-ri đã đính hôn với người thợ mộc Giô-sép, một người không giàu nhưng có đức tin mạnh mẽ nơi Đức Giê-hô-va. Vì thế, con đường trước mắt cô có lẽ sẽ là một cuộc sống đơn giản trong vai trò là người vợ giúp đỡ Giô-sép, cùng ông xây dựng gia đình. Dù vậy, đột nhiên cô lại gặp vị khách này. Ông ấy giao cho cô một sứ mạng đến từ Đức Chúa Trời, đó là trách nhiệm sẽ thay đổi cả đời cô.
3, 4. Để hiểu về Ma-ri, chúng ta cần lờ đi những điều gì, và tập trung vào điều gì?
3 Nhiều người ngạc nhiên khi Kinh Thánh không cho biết nhiều về Ma-ri. Kinh Thánh cho biết rất ít về xuất thân, càng cho biết ít hơn về tính cách và không đề cập gì đến ngoại diện của cô. Tuy nhiên, những gì Lời Đức Chúa Trời nói về Ma-ri cho chúng ta biết cô là người thế nào.
4 Để hiểu về Ma-ri, chúng ta cần bỏ qua nhiều ý tưởng mà những tôn giáo khác nhau dạy về cô. Vậy, hãy lờ đi những tranh ảnh và tượng bằng cẩm thạch hay thạch cao miêu tả “chân dung” của cô. Cũng hãy lờ đi những học thuyết và tín điều phức tạp về người phụ nữ khiêm nhường này, chẳng hạn những tước hiệu cao quý như “Mẹ Thiên Chúa” hoặc “Nữ vương trên trời”. Hãy tập trung vào những gì Kinh Thánh thật sự cho biết về Ma-ri. Nhờ đó, chúng ta sẽ có được sự hiểu biết vô giá về đức tin của cô và biết cách noi theo.
Thiên sứ đến thăm Ma-ri
5. (a) Chúng ta có thể học được gì từ cách Ma-ri phản ứng trước lời chào của Gáp-ri-ên? (b) Chúng ta rút ra bài học quan trọng nào từ Ma-ri?
5 Vị khách đến thăm Ma-ri không phải là người phàm mà là thiên sứ Gáp-ri-ên. Khi đấng ấy gọi Ma-ri là “người được đầy ân phước”, Ma-ri “vô cùng bối rối” và tự hỏi không biết lời này có nghĩa gì (Lu 1:29). Được đầy ân phước trước mắt ai? Ma-ri không mong được ân phước trước mắt người ta. Nhưng thiên sứ cho biết cô được ân phước trước mắt Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Dù đây là điều rất quan trọng với Ma-ri nhưng cô không tự cao cho rằng cô đã nhận được ân huệ của Đức Chúa Trời rồi. Nếu cố gắng để nhận được ân huệ của Đức Chúa Trời và không kiêu ngạo nghĩ rằng mình đã nhận được rồi, chúng ta sẽ rút ra bài học quan trọng mà người phụ nữ trẻ Ma-ri đã hiểu rất rõ. Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ngài yêu mến đồng thời trợ giúp người thấp kém và khiêm nhường.—Gia 4:6.
Ma-ri không tự cao cho rằng cô đã nhận được ân huệ của Đức Chúa Trời rồi
6. Thiên sứ trao cho Ma-ri đặc ân nào?
6 Ma-ri cần khiêm nhường như thế, vì thiên sứ trao cho cô một đặc ân quá đỗi cao quý. Thiên sứ giải thích rằng cô sẽ mang thai một con trai mà sau này trở thành người quan trọng nhất trong nhân loại. Thiên sứ Gáp-ri-ên phán: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời sẽ ban cho ngài ngôi Đa-vít, tổ phụ ngài. Ngài sẽ làm vua cai trị nhà Gia-cốp đời đời, và Nước ngài sẽ không bao giờ bị diệt vong” (Lu 1:32, 33). Chắc chắn Ma-ri biết lời Đức Chúa Trời hứa với Đa-vít hơn 1.000 năm trước, rằng một trong những con cháu của ông sẽ cai trị mãi mãi (2 Sa 7:12,13). Do đó, con trai của cô sẽ trở thành Đấng Mê-si mà dân Đức Chúa Trời hằng mong đợi suốt bao thế kỷ!
7. (a) Câu hỏi của Ma-ri cho biết gì về cô? (b) Người trẻ ngày nay có thể học được gì từ Ma-ri?
7 Ngoài ra, thiên sứ cho biết con trai cô sẽ “được gọi là Con của Đấng Tối Cao”. Làm sao một người phàm có thể sinh ra Con của Đức Chúa Trời? Hơn nữa, sao mà Ma-ri sinh con được? Cô chỉ mới đính hôn chứ chưa lấy Giô-sép. Ma-ri nêu câu hỏi thẳng thắn: “Làm sao chuyện đó xảy ra khi tôi còn đồng trinh?” (Lu 1:34). Hãy lưu ý rằng Ma-ri không hề xấu hổ mà ngược lại cô xem trọng sự trinh trắng của mình. Ngày nay, nhiều người trẻ nóng lòng vứt bỏ sự trinh trắng của họ và chế giễu những ai không cùng quan điểm. Thế giới đã hoàn toàn thay đổi, nhưng Đức Giê-hô-va không bao giờ thay đổi (Mal 3:6). Như thời của Ma-ri, ngài quý trọng những ai vâng giữ tiêu chuẩn đạo đức của ngài.—Đọc Hê-bơ-rơ 13:4.
8. Dù bất toàn, làm thế nào Ma-ri có thể sinh ra một người con hoàn toàn?
8 Dù là tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời, Ma-ri vẫn là người bất toàn. Vậy làm thế nào cô có thể sinh ra một người con hoàn toàn, là Con Đức Chúa Trời? Thiên sứ Gáp-ri-ên giải thích: “Thần khí sẽ ngự trên chị, và quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ che phủ chị. Vì thế con trẻ sinh ra sẽ được gọi là thánh, Con Đức Chúa Trời” (Lu 1:35). “Thánh” có nghĩa là “trong sạch” và “thánh khiết”. Theo lẽ thường, con người truyền lại tội lỗi cho con cháu của họ, nhưng trong trường hợp này, Đức Giê-hô-va làm một phép lạ đặc biệt. Ngài chuyển sự sống của Con ngài từ trời vào tử cung của Ma-ri, rồi dùng thần khí hay lực hoạt động để “che phủ” cô, che chở em bé không bị nhiễm tội. Ma-ri có tin lời hứa của thiên sứ không? Cô phản ứng thế nào?
Lời Ma-ri nói với Gáp-ri-ên
9. (a) Tại sao những người hoài nghi đã sai khi không tin lời tường thuật về Ma-ri? (b) Thiên sứ Gáp-ri-ên củng cố đức tin của Ma-ri qua cách nào?
9 Những người hoài nghi, kể cả một số nhà thần học thuộc những tôn giáo tự nhận theo Chúa Giê-su, thấy khó tin là một nữ đồng trinh có thể sinh con. Dù có học thức cao, họ vẫn không thể hiểu sự thật đơn giản mà thiên sứ Gáp-ri-ên đã nói: “Chẳng có lời nào của ngài mà không thực hiện được” (Lu 1:37). Ma-ri tin lời thiên sứ là thật, vì cô là một phụ nữ trẻ có đức tin vững chắc. Tuy nhiên, cô không tin một cách mù quáng. Như bao người biết lý luận khác, Ma-ri cần bằng chứng làm cơ sở cho niềm tin của cô. Thiên sứ sẵn sàng cho Ma-ri thêm một bằng chứng giúp cô tin chắc. Đấng ấy nói rằng người bà con lớn tuổi của cô là Ê-li-sa-bét đang mang thai nhờ phép lạ của Đức Chúa Trời, dù lâu nay bà là người hiếm muộn!
10. Tại sao chúng ta không nên cho rằng đặc ân của Ma-ri không đi kèm với nỗi lo sợ hay khó khăn?
10 Vậy Ma-ri sẽ làm gì? Cô có một sứ mạng trước mắt và có cơ sở để tin rằng Đức Chúa Trời sẽ thực hiện mọi điều thiên sứ Gáp-ri-ên nói. Chúng ta không nên cho rằng đặc ân này không đi kèm với nỗi lo sợ hay khó khăn. Thứ nhất, cô phải xem xét chuyện đính hôn với Giô-sép. Nếu biết cô có thai, Giô-sép sẽ cưới cô không? Thứ hai, sứ mạng này dường như là một trách nhiệm lớn lao. Ma-ri sẽ cưu mang sinh linh quý giá nhất trong mọi tạo vật của Đức Chúa Trời—Con yêu dấu của ngài! Cô phải chăm sóc Con ấy khi ngài còn là trẻ sơ sinh và bảo vệ ngài giữa một thế gian gian ác. Đây quả là trách nhiệm nặng nề!
11, 12. (a) Những người đàn ông mạnh mẽ và trung thành đôi khi phản ứng thế nào trước những sứ mạng khó khăn? (b) Lời Ma-ri nói với thiên sứ cho biết gì về cô?
Xuất 4:10). Giê-rê-mi ngại rằng ông chỉ là “con trẻ”, quá non nớt để nhận lãnh trách nhiệm Đức Chúa Trời giao (Giê 1:6). Giô-na thì chạy trốn khỏi nhiệm vụ! (Giô-na 1:3). Còn Ma-ri thì sao?
11 Kinh Thánh cho biết những người đàn ông mạnh mẽ và trung thành đôi khi cũng lưỡng lự trước sứ mạng khó khăn mà Đức Chúa Trời giao. Môi-se cho rằng ông không giỏi ăn nói để làm người phát ngôn cho Đức Chúa Trời (12 Những lời cho thấy sự khiêm nhường và vâng lời của cô vẫn còn lưu lại cho những người có đức tin. Cô nói với thiên sứ Gáp-ri-ên: “Này, tôi là tôi tớ Đức Giê-hô-va! Nguyện điều ấy xảy đến cho tôi như lời người nói” (Lu 1:38). Tôi tớ gái là người đầy tớ thấp kém nhất, và cả tương lai của người đó nằm trong tay chủ. Đó là cảm nghĩ của Ma-ri đối với Chủ của cô, Đức Giê-hô-va. Cô biết mình sẽ được bảo vệ trong tay ngài, và biết ngài trung tín với những ai giữ lòng trung thành, chắc chắn ngài sẽ ban phước nếu cô cố hết sức thi hành sứ mạng khó khăn này.—Thi 31:23.
Ma-ri biết mình sẽ được bảo vệ trong tay Đức Chúa Trời trung tín của cô, Đức Giê-hô-va
13. Nếu công việc Đức Chúa Trời giao tưởng chừng như khó khăn, thậm chí bất khả thi, chúng ta có thể noi gương Ma-ri ra sao?
13 Thỉnh thoảng Đức Chúa Trời giao cho chúng ta công việc tưởng chừng như khó khăn, thậm chí bất khả thi. Tuy nhiên, qua Kinh Thánh, ngài cho chúng ta thấy có rất nhiều lý do để tin cậy ngài và đặt mình trong tay ngài, như Ma-ri đã làm (Châm 3:5, 6). Chúng ta có làm thế không? Nếu có, Đức Chúa Trời sẽ ban thưởng cho chúng ta, và nhờ đó đức tin của chúng ta nơi ngài càng thêm vững mạnh.
Đến thăm Ê-li-sa-bét
14, 15. (a) Khi Ma-ri đến thăm Ê-li-sa-bét và Xa-cha-ri, Đức Giê-hô-va ban thưởng cho cô bằng cách nào? (b) Lời của Ma-ri nơi Lu-ca 1:46-55 cho biết gì về cô?
14 Những lời thiên sứ Gáp-ri-ên nói về Ê-li-sa-bét rất có ý nghĩa với Ma-ri. Lúc này ai có thể hiểu hoàn cảnh của Ma-ri hơn Ê-li-sa-bét? Ma-ri nhanh chóng đi đến vùng đồi núi của nước Giu-đa, một chuyến đi kéo dài khoảng ba hoặc bốn ngày. Khi Ma-ri vào nhà Ê-li-sa-bét và thầy tế lễ Xa-cha-ri, Đức Giê-hô-va ban thưởng cho Ma-ri bằng cách cho cô thêm bằng chứng để vững tin hơn. Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng Ma-ri chào thì thai nhi trong Lu 1:39-45). Đúng vậy, mọi điều Đức Giê-hô-va hứa với Ma-ri sẽ thành hiện thực!
bụng bà liền nhảy lên vui mừng. Bà được tràn đầy thần khí và gọi Ma-ri là “mẹ của Chúa”. Đức Chúa Trời đã cho Ê-li-sa-bét biết con trai Ma-ri sẽ trở thành Chúa của bà, tức Đấng Mê-si. Hơn nữa, bà được Đức Chúa Trời hướng dẫn để khen ngợi sự vâng lời không dời đổi của Ma-ri: “Hạnh phúc thay người nữ đã tin” (15 Rồi Ma-ri đáp lại Ê-li-sa-bét, và lời của cô được lưu lại cẩn thận trong Lời Đức Chúa Trời. (Đọc Lu-ca 1:46-55). Đó là lời dài nhất của Ma-ri được Kinh Thánh ghi lại, và cho chúng ta biết nhiều hơn về con người cô. Lời ấy thể hiện lòng biết ơn của Ma-ri khi cô khen ngợi Đức Giê-hô-va vì ban cho cô đặc ân làm mẹ của Đấng Mê-si. Lời ấy biểu lộ đức tin vững chắc của Ma-ri khi cô nói Đức Giê-hô-va sẽ hạ bệ kẻ kiêu ngạo và quyền thế, đồng thời giúp đỡ những người nghèo khó và thấp hèn muốn phụng sự ngài. Lời Ma-ri nói cũng cho thấy cô có vốn hiểu biết thế nào. Theo một thống kê, Ma-ri đã nhắc đến hơn 20 điểm khác nhau trong phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ *!
16, 17. (a) Làm thế nào Ma-ri và con trai cô thể hiện một tinh thần mà chúng ta cần noi theo? (b) Việc Ma-ri đến thăm Ê-li-sa-bét nhắc chúng ta nhớ đến ân phước nào?
16 Thật vậy, Ma-ri đã ngẫm nghĩ sâu sắc về Lời Đức Chúa Trời. Dù thế, cô vẫn khiêm nhường, nói những điều dựa trên Lời Đức Chúa Trời chứ không phải theo ý riêng. Con trai mà cô sắp sinh ra cũng sẽ thể hiện tinh thần tương tự, ngài nói: “Những gì tôi dạy không phải của tôi mà của đấng phái tôi đến” (Giăng 7:16). Chúng ta hãy tự hỏi: “Tôi có tôn trọng Lời Đức Chúa Trời không? Hay tôi thích nói và dạy dỗ theo ý riêng?”. Chúng ta biết rõ lập trường của Ma-ri.
17 Ma-ri ở lại với Ê-li-sa-bét khoảng ba tháng nên chắc chắn hai người đã khích lệ nhau rất nhiều (Lu 1:56). Trường hợp của Ma-ri và Ê-li-sa-bét nhắc chúng ta nhớ tình bạn có thể là một ân phước. Nếu tìm những người bạn thật sự yêu mến Đức Chúa Trời, chúng ta ắt sẽ lớn mạnh về tâm linh và đến gần ngài hơn (Châm 13:20). Nhưng cuối cùng thì cũng đến lúc Ma-ri trở về nhà. Nhưng còn Giô-sép, ông phản ứng thế nào khi biết tình trạng của Ma-ri?
Giô-sép và Ma-ri
18. Ma-ri cho Giô-sép biết điều gì, và ông phản ứng thế nào?
18 Ma-ri không đợi đến khi người ta nhận ra cô có thai. Cô thấy mình phải nói chuyện với Giô-sép. Trước đó, có lẽ Ma-ri tự hỏi không biết người đàn ông đứng đắn và kính sợ Đức Chúa Trời sẽ phản ứng ra sao khi nghe tin ấy. Tuy nhiên, cô vẫn đến và nói cho Giô-sép biết chuyện gì đã xảy ra. Bạn có thể hình dung Giô-sép bối rối đến mức nào. Ông muốn tin hôn thê yêu dấu của mình, nhưng có vẻ như cô đã không chung thủy với ông. Kinh Thánh không cho biết Giô-sép đã nghĩ gì hay lý luận thế nào, nhưng cho biết ông quyết định ly dị Ma-ri, vì vào thời đó, những người đã đính hôn được xem là kết hôn rồi. Tuy nhiên, Giô-sép không muốn Ma-ri bị xấu hổ hay bị trừng phạt trước dân chúng nên ông chọn ly dị cô cách kín đáo (Mat 1:18, 19). Hẳn Ma-ri đau lòng khi thấy Giô-sép phải khổ sở trước tình huống chưa từng có này. Nhưng cô không hề cay đắng.
19. Đức Giê-hô-va giúp Giô-sép đưa ra quyết định đúng bằng cách nào?
19 Đức Giê-hô-va tử tế giúp Giô-sép đưa ra quyết định đúng. Trong một giấc mơ, thiên sứ của Đức Chúa Trời bảo ông rằng thai trong bụng Ma-ri đúng là do phép lạ. Thật nhẹ nhõm làm sao! Giờ đây ông làm điều mà Ma-ri đã làm ngay từ đầu, đó là theo sát chỉ dẫn của Đức Giê-hô-va. Giô-sép cưới Ma-ri, và chuẩn bị cho một trách nhiệm có một không hai là chăm sóc Con của Đức Giê-hô-va.—Mat 1:20-24.
20, 21. Những cặp vợ chồng, hoặc người đang dự tính kết hôn, có thể học được gì từ gương của Giô-sép và Ma-ri?
20 Dù chuyện đã xảy ra từ 2.000 năm trước nhưng những cặp vợ chồng, hoặc người đang dự tính kết hôn, vẫn có thể học theo gương của đôi vợ chồng trẻ này. Khi thấy người vợ trẻ cố gắng hoàn thành trách nhiệm làm mẹ, hẳn Giô-sép cảm thấy vui vì được thiên sứ của Đức Giê-hô-va hướng dẫn. Giô-sép đã hiểu tầm quan trọng của việc nương cậy nơi Đức Giê-hô-va khi có những quyết định quan trọng trong đời sống (Thi 37:5; Châm 18:13). Là chủ gia đình, chắc chắn ông đã luôn thận trọng và tử tế khi phải quyết định.
21 Mặt khác, chúng ta có thể học được gì về việc Ma-ri sẵn lòng lấy Giô-sép? Dù ban đầu Giô-sép thấy khó chấp nhận điều Ma-ri nói nhưng cô đã chờ ông quyết định sẽ làm gì, vì ông sẽ là chủ gia đình. Đó quả là một bài học quý giá cho cô cũng như cho những nữ tín đồ đạo Đấng Ki-tô ngày nay. Cuối cùng, những sự kiện này chắc hẳn giúp cả Giô-sép lẫn Ma-ri hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc trò chuyện thành thật và cởi mở.—Đọc Châm-ngôn 15:22.
22. Giô-sép và Ma-ri xây dựng gia đình trên nền tảng nào? Trước mắt họ là nhiệm vụ nào?
22 Rõ ràng cặp vợ chồng trẻ này xây dựng gia đình trên một nền tảng tốt nhất. Họ yêu mến Đức Giê-hô-va nhất, đồng thời mong muốn làm ngài vui lòng khi trở thành bậc cha mẹ biết quan tâm và có trách nhiệm. Dĩ nhiên, những ân phước tuyệt vời và cả những thử thách lớn hơn đang chờ đón họ. Trước mắt họ là trách nhiệm nuôi dạy Chúa Giê-su, đấng sẽ trở thành người vĩ đại nhất thế giới.
^ đ. 15 Trong số những điểm đó, Ma-ri đã nhắc đến lời của người nữ trung thành An-ne, cũng là người được Đức Giê-hô-va ban ân phước có con.—Xem khung “Hai lời cầu nguyện ấn tượng” nơi Chương 6.