Các quỉ dối trá quả quyết rằng người chết vẫn còn sống
Kinh-thánh nói Sa-tan “dỗ dành cả thiên hạ” (Khải-huyền 12:9). Sa-tan và các quỉ theo hắn không muốn chúng ta tin vào Lời của Đức Chúa Trời là Kinh-thánh. Chúng cố gắng làm cho người ta tin rằng người chết vẫn còn sống nơi nào đó trong lãnh vực thần linh. Chúng ta hãy xem chúng làm điều này như thế nào.
Tôn giáo giả
Rất nhiều tôn giáo dạy rằng mỗi người có một linh hồn, và khi thân thể chết thì linh hồn chuyển qua lãnh vực thần linh. Họ nói chỉ thân thể chết thôi, chứ linh hồn không chết. Hơn nữa, họ quả quyết rằng linh hồn không thể chết, rằng linh hồn bất tử.
Nhưng Lời Đức Chúa Trời không dạy như vậy. Kinh-thánh cho thấy rõ linh hồn chính là người ta, chứ không phải một cái gì bên trong một người. Thí dụ, khi tường thuật sự sáng tạo A-đam, Kinh-thánh nói: ”Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một linh hồn sống” (Sáng-thế Ký 2:7, NW). Như vậy A-đam không được ban cho một linh hồn; A-đam là một linh hồn.
Sáng-thế Ký 1:20, 21, 24, 30, NW).
Thú vật cũng được gọi là linh hồn (Vì chữ “linh hồn” trong Kinh-thánh có nghĩa là chính con người, cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi biết rằng linh hồn có thể chết, và thực sự chết. Kinh-thánh nói:
-
“Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết” (Ê-xê-chi-ên 18:4).
-
“Sam-sôn bèn nói rằng: Hãy để linh hồn tôi chết chung với người Phi-li-tin” (Các Quan Xét 16:29, NW).
-
“Trong ngày Sa-bát, nên làm việc lành hay việc dữ, nên cứu hay giết một linh hồn?” (Mác 3:4, NW).
Những câu Kinh-thánh khác cũng cho thấy linh hồn có thể bị tiêu diệt (Sáng-thế Ký 17:14, NW), bị giết bởi gươm (Giô-suê 10:37, NW), bị ngộp hơi (Gióp 7:15), bị chết đuối (Giô-na 2:6). Do đó, linh hồn chết.
Nếu bạn đọc từ đầu đến cuối cuốn Kinh-thánh, bạn sẽ không bao giờ thấy câu “linh hồn bất tử”. Linh hồn con người không phải là một thần linh. Kinh-thánh không hề dạy linh hồn bất tử. Đó là một dạy dỗ của Sa-tan và các quỉ theo hắn. Đức Châm-ngôn 6:16-19; I Ti-mô-thê 4:1, 2).
Giê-hô-va gớm ghiếc mọi dạy dỗ dối trá của các tôn giáo (Đồng cốt
Một cách khác mà Sa-tan dùng để đánh lừa người ta là qua thuật đồng cốt. Đồng cốt là một người có thể nhận được các thông điệp trực tiếp từ thế giới thần linh. Rất nhiều người kể cả những người đồng cốt tin rằng các thông điệp này đến từ thần linh của người chết. Nhưng như chúng ta đã thấy trong Kinh-thánh, điều này không thể có được (Truyền-đạo 9:5, 6, 10).
Vậy thì các thông điệp này đến từ ai? Chính từ các quỉ! Các quỉ có thể quan sát một người khi người ấy còn sống; chúng biết người ấy nói thế nào, có hình dáng thế nào, đã làm những gì và biết những gì. Do đó, chúng có thể dễ dàng bắt chước người đã chết (I Sa-mu-ên 28:3-19).
Những chuyện huyễn
Một cách khác mà Sa-tan dùng để cổ võ sự dối trá về người chết là qua các chuyện huyễn. Vì các chuyện huyễn này mà nhiều người xây bỏ lẽ thật của Kinh-thánh (II Ti-mô-thê 4:4).
Ở Phi Châu có nhiều chuyện huyễn về việc người ta đã thấy người chết vẫn còn sống. Thông thường, những hiện tượng như vậy xảy ra xa nơi mà người đó đã ở. Nhưng bạn hãy tự hỏi: “Nếu một người có thể trở lại từ cõi chết, thì tại sao lại trở về ở một nơi xa cách gia đình và bạn bè của mình?”
Cũng có thể là người ta đã thấy một người trông giống người đã chết chăng? Chẳng hạn, có lần hai tín đồ đấng Christ đi rao giảng ở một vùng quê để ý nhận thấy một ông già cứ theo họ cả mấy tiếng đồng hồ. Khi hỏi thì họ mới biết ông già này tưởng một trong hai tín đồ là người em của ông đã chết cách đây vài năm. Dĩ nhiên, ông sai, nhưng ông từ chối nhận mình là sai. Chúng ta hãy tưởng tượng đến câu chuyện mà ông già này sẽ kể cho bạn bè và láng giềng của ông nghe!
Hiện hình, giấc mơ và tiếng nói
Bạn chắc đã biết những điều quái lạ mà người ta thấy, nghe, hoặc đã nằm mơ. Những hiện tượng siêu nhiên như vậy thường làm cho người liên hệ khiếp đảm. Chị Marein sống ở Tây Phi Châu thường nghe thấy tiếng bà của chị đã chết gọi chị vào lúc ban đêm. Quá kinh khiếp, chị hét lên làm cả nhà thức giấc. Cuối cùng chị đã mất trí.
Hãy nghĩ, nếu người chết vẫn còn sống thì tại sao họ lại đi nhát những người thân của mình? Điều này dĩ nhiên là vô lý. Tiếng nói tai hại ấy chính là do các quỉ mà ra.
Vậy còn các thông điệp xem ra có tính cách giúp đỡ và an ủi thì sao? Thí dụ, chị Gbassay ở Sierra Leone bị bệnh. Chị nằm mơ thấy cha của chị hiện về bảo chị đi hái một loại lá cây, hòa với nước và uống. Ông dặn chị là trước khi làm không được nói với ai. Chị làm theo lời và được khỏi bệnh.
Một người đàn bà khác nói rằng chồng bà đã hiện về một đêm nọ sau khi đã chết. Bà nói ông ấy trông rất bảnh bao và ăn mặc đẹp đẽ.
Thi-thiên 31:5, NW). Không bao giờ Ngài muốn phỉnh gạt hay lừa dối chúng ta hết. Chỉ các quỉ mới làm thế mà thôi.
Những thông điệp và các sự hiện hình như vậy có vẻ là tốt và giúp ích. Nhưng phải chăng đến từ Đức Chúa Trời? Không đâu. Đức Giê-hô-va là “Đức Chúa Trời của lẽ thật” (Nhưng có quỉ nào tốt không? Không. Mặc dầu chúng thỉnh thoảng có vẻ như giúp ích, nhưng tất cả các quỉ đều xấu hết. Khi Ma-quỉ nói với Ê-va, hắn làm ra vẻ thân thiện (Sáng-thế Ký 3:1). Nhưng hậu quả là gì sau khi bà nghe và làm theo những gì hắn nói? Bà đã chết.
Một người xấu tỏ ra thân thiện với người mà y muốn lừa gạt thì điều này cũng chẳng lạ gì. Một câu ngạn ngữ Phi Châu nói: “Răng trắng, lòng đen”. Và Lời Đức Chúa Trời nói: “Chính quỉ Sa-tan mạo làm thiên-sứ sáng-láng” (II Cô-rinh-tô 11:14).
Đức Chúa Trời không còn liên lạc với người ta trên đất bằng giấc mơ, sự hiện thấy hoặc bằng tiếng nói từ thế giới thần linh nữa. Ngài hướng dẫn và dạy dỗ họ qua Kinh-thánh là cuốn sách giúp họ “được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (II Ti-mô-thê 3:17).
Do đó, khi Đức Giê-hô-va cảnh cáo chúng ta về các mưu chước của Ma-quỉ, Ngài làm thế vì yêu thương chúng ta. Ngài biết các quỉ là những kẻ thù hiểm độc.