Sao em bị so sánh hoài?
Giới trẻ thắc mắc. . .
Sao em bị so sánh hoài?
“Tôi rất bất mãn khi cha mẹ hay thầy cô cứ so sánh tôi với người khác”.— Mai. *
“Bình thường tôi đã ước được như người đó nên khi bị đem ra so sánh, tôi càng thấy mình kém cỏi”.— Phương Anh.
Ở TRƯỜNG thì bị thầy cô chê học dở hơn bạn A, bạn B. Về đến nhà, lại bị cha mẹ la rầy không gọn gàng ngăn nắp như chị gái. Đôi khi còn có người nói: “Lúc bằng tuổi con, mẹ con đẹp lắm!” Câu nói đó có thể vô tình làm bạn đau lòng vì nghĩ rằng người ta chê mình xấu. Lúc ấy, có lẽ bạn muốn hét lên: “Tôi là tôi! Sao cứ so sánh tôi với người khác?”
Tại sao chúng ta cảm thấy bị tổn thương khi ai so sánh mình với người khác? Việc so sánh có thể mang lại lợi ích nào đó chăng? Bạn nên làm gì trong trường hợp ấy?
Tại sao chúng ta cảm thấy bị tổn thương?
Một lý do là vì đôi khi lời so sánh đó chạm ngay điểm yếu của bạn. Có lẽ những gì người khác nói ra chính là điều bạn thường nghĩ về mình. Như em Bảo Ngọc tâm sự: “Em thường nhìn các bạn nổi tiếng trong trường và thầm ước ‘phải chi mình cũng được ngưỡng mộ như vậy’ ”.
Đâu là nguyên nhân của cảm giác thiếu tự tin đó? Hãy xem những gì đang xảy ra cho bạn về mặt thể chất lẫn tình cảm. Cơ thể bạn có lẽ đang trải qua giai đoạn biến đổi, mối quan hệ với cha mẹ không còn gần gũi như trước, và thái độ đối với người khác phái cũng thay đổi hẳn. Vì thế có thể bạn tự hỏi: ‘Mình đang bị gì vậy?’
Có lẽ bạn nghĩ rằng cách duy nhất để tìm ra sự thật là so sánh mình với các bạn đồng lứa cũng đang ở trong giai đoạn tương tự. Hãy cẩn thận, kẻo bạn bị rơi vào bẫy! Nếu những thanh thiếu niên khác có vẻ vẫn vui tươi hồn nhiên, bạn sẽ thấy bất an. Và nếu có ai nói: “Sao mày không được như thằng A?”, bạn sẽ cảm thấy điều mình lo sợ nhất đã thành sự thật—mình có vấn đề!
Phương Anh cho biết một lý do khác khiến chúng ta cảm thấy tổn thương: “Khi bị so
sánh, đặc biệt là với một người thân thiết, có thể bạn sẽ cảm thấy bực tức và ghen tị”. Em Mai biết rất rõ cảm giác này. Cha mẹ và thầy cô thường so sánh em với chị gái. Mai tâm sự: “Mọi người luôn kể những thành quả chị ấy đạt được khi ở tuổi em”. Điều đó tác động thế nào đến Mai? Em cho biết: “Những lời đó làm em cảm thấy mình phải tranh đua với chị ấy. Thậm chí, có khi em còn thấy ghét chị ấy”.Quả thật, những lời so sánh có thể gây tác động tiêu cực. Hãy xem điều gì xảy ra với các môn đồ thân cận của Chúa Giê-su. Vào đêm trước khi ngài chịu chết, họ đã “cãi-lẫy nhau”. Nguyên do là gì? Chỉ để so bì xem ai là “lớn hơn hết trong đám mình”. (Lu-ca 22:24) Rõ ràng, một số cách so sánh có thể dẫn đến hậu quả tai hại. Nhưng có phải lúc nào cũng thế?
Những cách so sánh tích cực
Hãy xem trường hợp của Đa-ni-ên và ba người Do Thái đồng hương được ghi lại trong Kinh Thánh. Trong thời gian bị bắt sang nước Ba-by-lôn, họ được vua ban nhiều cao lương mỹ vị. Tuy nhiên, họ không muốn dùng những món ăn mà luật pháp Đức Chúa Trời cấm. (Lê-vi Ký 11:4-8) Để thuyết phục vị quan giám sát, họ đã đề nghị được thử dùng những thức ăn phù hợp với Luật Pháp Đức Chúa Trời trong mười ngày, rồi sau đó, vị quan ấy có thể so sánh thể trạng của họ với những người trẻ khác. Kết quả ra sao?
Kinh Thánh cho biết: “Mười ngày ấy qua rồi, thấy mặt họ [các chàng trai Do Thái] lại có vẻ xinh-tươi đầy-đặn hơn mọi kẻ trai trẻ khác đã ăn đồ ngon vua ăn”. (Đa-ni-ên 1:6-16) Hãy lưu ý kết quả tốt đẹp đó không phải là nhờ Đa-ni-ên và các bạn đồng hương vốn có sức khỏe tốt hơn những người khác, nhưng chủ yếu là do họ vâng theo luật pháp Đức Chúa Trời.
Có bao giờ bạn rơi vào hoàn cảnh như những chàng trai này không? Nếu sống theo nguyên tắc đạo đức của Kinh Thánh, bạn sẽ khác biệt với các bạn đồng lứa. Khi thấy sự khác biệt đó, một số người có thể lấy làm lạ và “gièm-chê”. (1 Phi-e-rơ 4:3, 4) Tuy nhiên, cũng sẽ có người nhìn thấy hạnh kiểm tốt của bạn, và thậm chí còn muốn tìm hiểu về Đức Giê-hô-va. (1 Phi-e-rơ 2:12) Trong trường hợp đó, so sánh là điều tốt.
Việc so sánh cũng hữu ích trong trường hợp khác. Chẳng hạn, bạn có thể nghĩ là mình đã làm tròn phận sự trong nhà—ít nhất là khi so với anh chị em trong gia đình. Tuy nhiên, cha mẹ bạn có thể không nghĩ vậy. Để giúp bạn suy nghĩ đúng hơn, họ có thể dùng một gương trong Kinh Thánh rồi bảo bạn so sánh thái độ và hành động của mình với nhân vật ấy.
Thí dụ, họ có thể nhắc bạn nhớ đến gương của Chúa Giê-su. Dù được gọi là Thầy, là Chúa, nhưng ngài đã sẵn lòng rửa chân cho các môn đồ. (Giăng 13:12-15) Và họ khuyến khích bạn noi gương khiêm nhường, chịu khó của ngài. Thật vậy, Kinh Thánh khuyên tất cả tín đồ Đấng Christ, thuộc mọi lứa tuổi, nên thường xuyên nhìn gương Chúa Giê-su để xét mình và cố gắng “noi dấu chân Ngài”. (1 Phi-e-rơ 2:21) Cách so sánh đó giúp chúng ta luôn khiêm nhường, đồng thời trau dồi những đức tính làm đẹp lòng Đức Giê-hô-va.
Làm gì khi bị so sánh tiêu cực?
Đúng là ai cũng khó chịu và nản lòng khi bị đem ra so sánh với anh chị em hoặc bạn Châm-ngôn 19:11) Sự khôn ngoan giúp ích như thế nào? Có thể bạn không nhận ra, nhưng khi so sánh bạn với người khác, người lớn thường có ý tốt. Cẩm cho biết kinh nghiệm: “Khi bị so sánh với người khác, tôi thường tự hỏi: ‘Họ muốn khuyên mình điều gì?’ ” Với lối suy nghĩ tích cực như thế, Cẩm ít khi bực tức hay nản lòng.
bè. Trong trường hợp đó, bạn nên làm gì? Vua Sa-lô-môn khôn ngoan nói: “Sự khôn-ngoan của người khiến cho người chậm nóng-giận”. (Nếu cảm thấy mình luôn bị đem ra so sánh thì sao? Chẳng hạn, cha mẹ dường như lúc nào cũng lấy gương của anh chị để chê bai bạn. Nếu thế, bạn có thể lễ phép nói cho cha mẹ biết cảm xúc của mình. Có lẽ họ không biết rằng những lời so sánh ấy khiến bạn bị tổn thương.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng “có kỳ nói ra”, nhưng cũng “có kỳ nín-lặng”. (Truyền-đạo 3:7) Lần sau, thay vì nổi nóng, hãy chờ đến khi bạn bình tĩnh hơn rồi mới trình bày với cha mẹ hoặc bất cứ ai so sánh bạn với người khác. Làm thế, lời nói của bạn sẽ hiệu quả hơn.—Châm-ngôn 16:23.
Bạn cũng đỡ bị tổn thương hơn nếu ý thức được những ưu điểm của mình. Sứ đồ Phao-lô khuyên Ti-mô-thê: “Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi”. (1 Ti-mô-thê 4:12) Ti-mô-thê còn khá trẻ khi được bổ nhiệm làm giám thị của hội thánh đạo Đấng Christ. Có lẽ vì thế mà một số người đã chê bai khi so sánh ông với những người lớn tuổi và kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên, lối so sánh tiêu cực đó là vô căn cứ. Nhờ cùng làm việc với Phao-lô, tuy trẻ tuổi nhưng Ti-mô-thê có nhiều kinh nghiệm và biết dùng Kinh Thánh cách khéo léo. Hơn nữa, ông là người thật lòng quan tâm đến anh em đồng đạo.—1 Cô-rinh-tô 4:17; Phi-líp 2:19, 20.
Do đó, lần sau nếu bị so sánh tiêu cực, hãy tự hỏi: ‘Lời phê bình đó có đúng không?’ Nếu có phần nào đúng, hãy tìm cách khắc phục thiếu sót. Nhưng nếu người ta chỉ nói chung chung, như “Sao mày không được như anh mày?”, hãy đánh giá nhận xét đó một cách khách quan. Cố gắng suy nghĩ tích cực về lời so sánh ấy.
Đức Giê-hô-va không đo lường giá trị của bạn bằng cách so sánh bạn với người khác. (Ga-la-ti 6:4) Ngài không nhìn bề ngoài nhưng thấu hiểu lòng bạn. (1 Sa-mu-ên 16:7) Thật thế, Đức Giê-hô-va không những hiểu rõ bạn, mà còn thấy thiện chí và nỗ lực của bạn. (Hê-bơ-rơ 4:12, 13) Ngài sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm và tìm những điểm tốt nơi bạn. (Thi-thiên 130:3, 4) Hiểu được những điều trên, bạn sẽ biết ứng xử khi bị so sánh tiêu cực.
VÀI ĐIỀU ĐỂ SUY NGHĨ
▪ Cách so sánh nào dễ khiến bạn bực bội?
▪ Nếu cha mẹ thường so sánh bạn với người khác, bạn sẽ làm gì?
[Chú thích]
^ đ. 3 Tên đã đổi.
[Câu nổi bật nơi trang 29]
“Khi ai khuyên tôi điều gì, tôi không thích họ nhắc đến tên một người khác và nói: ‘Mày nên bắt chước đứa đó’. Thay vì thế, họ có thể nêu các ưu điểm của tôi và nhẹ nhàng giúp tôi nhận ra những khuyết điểm của mình”.—Quỳnh Như
[Hình nơi trang 30]
Bạn có thể lễ phép nói lên cảm xúc của mình