“Một biểu tượng ảm đạm và gây ảnh hưởng lớn”
Ven bờ phía đông của sông Motoyasu ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản, có một tòa nhà vẫn còn tàn tích kể từ năm 1945. Tại sao gần 70 năm rồi mà nó không được tái thiết?
Hoàn thiện năm 1915, cấu trúc nguyên thủy bằng gạch và hồ gồm ba hàng, được dùng làm nhà triển lãm để đẩy mạnh công nghiệp. Nhưng điều đó đã thay đổi vào lúc 8 giờ 15 phút, sáng ngày 6 tháng 8 năm 1945. Trong khoảnh khắc đó, quả bom nguyên tử đầu tiên được dùng trong chiến tranh đã bị kích nổ ở độ cao 550m trên thành phố và gần như ngay phía trên phòng triển lãm này. Mọi người trong đó chết ngay tại chỗ. Tuy nhiên, cấu trúc lõi của tòa nhà ấy vẫn đứng vững.
UNESCO * viết trong một bài báo, hiện trạng này được giữ nguyên là “một biểu tượng ảm đạm và gây ảnh hưởng lớn” của năng lượng hủy diệt tàn khốc nhất do con người chế tạo. Năm 1996, tòa nhà này được nằm trong Danh sách Di sản Thế giới UNESCO với tên gọi Nhà tưởng niệm Hòa bình Hiroshima (Hiroshima Peace Memorial).
Tuy nhiên, đáng buồn thay, những nhà tưởng niệm đau thương không làm chiến tranh chấm dứt, cuộc chiến thường xảy ra do sự tham lam, chủ nghĩa quốc gia, lòng hận thù về sắc tộc, tôn giáo và bộ lạc. Vậy tình trạng xung đột sẽ luôn tồn tại không?
Kinh Thánh cho biết là không! Thi-thiên 46:9 nói: “[Đức Chúa Trời] dẹp yên giặc cho đến đầu-cùng trái đất. Bẻ gãy các cung, chặt các giáo ra từng miếng, và đốt xe nơi lửa”. Khi đó, Đức Chúa Trời sẽ thay thế sự cai trị của con người bằng chính phủ toàn cầu của ngài, đó là Nước Trời do Chúa Giê-su Ki-tô cai trị, đấng được gọi là “Vua của các vua”.—Khải huyền 11:15; 19:16.
Sau đó, những nhà tưởng niệm về sự dại dột của chiến tranh sẽ không cần thiết nữa. Nơi Ê-sai 65:17 cho biết: “Những việc trước”, là những đau khổ và tổn thương ngày nay, “sẽ chẳng nhớ nữa, chẳng còn nhắc đến nữa”.
^ đ. 4 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc