Anh chị có đang dùng trí tưởng tượng một cách khôn ngoan không?
Thứ gì chỉ nặng khoảng 1,4kg nhưng được miêu tả là “vật phức tạp nhất mà chúng ta đã và đang khám phá ra trong vũ trụ”? Đó là bộ não của con người. Bộ não của chúng ta thật đáng kinh ngạc! Càng hiểu biết về bộ não bao nhiêu, chúng ta càng cảm phục về công việc “lạ-lùng” của Đức Giê-hô-va bấy nhiêu (Thi 139:14). Hãy xem xét một trong nhiều khả năng của bộ não, đó là trí tưởng tượng.
Tưởng tượng là gì? Một từ điển định nghĩa đó là “khả năng mà một người có để hình thành trong trí mình hình ảnh hoặc ý tưởng về những gì mới và lý thú hoặc những điều người ấy chưa từng trải qua”. Theo định nghĩa đó, anh chị có công nhận rằng mình dùng trí tưởng tượng khá thường xuyên không? Chẳng hạn, có bao giờ anh chị đọc hoặc nghe về một nơi mà mình chưa từng đến? Điều này có cản trở anh chị hình dung về nơi ấy không? Quả thật, bất cứ khi nào chúng ta đang nghĩ về điều mà mình không thể nhìn, nghe, nếm, chạm hoặc ngửi, thì chúng ta đang dùng trí tưởng tượng.
Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu rằng con người được thiết kế và được tạo ra theo hình ảnh Đức Chúa Trời (Sáng 1:26, 27). Chẳng phải điều này hàm ý rằng, theo một nghĩa nào đó, Đức Giê-hô-va cũng có khả năng tưởng tượng sao? Vì Đức Chúa Trời thấy thích hợp để tạo ra chúng ta với khả năng này nên thật hợp lý khi ngài mong muốn chúng ta dùng khả năng ấy để hiểu ý muốn của ngài (Truyền 3:11). Làm thế nào chúng ta có thể dùng trí tưởng tượng theo cách khôn ngoan để hiểu ý muốn Đức Chúa Trời, và chúng ta nên tránh dùng trí tưởng tượng theo những cách dại dột nào?
DÙNG TRÍ TƯỞNG TƯỢNG THEO CÁCH DẠI DỘT
(1) Mơ mộng không đúng lúc hoặc về những điều sai trái.
Bản thân việc mơ mộng không có gì sai. Thực tế, có bằng chứng cho thấy việc mơ mộng có thể mang lại lợi ích. Tuy nhiên, Truyền-đạo 3:1 giúp chúng ta hiểu vì ‘mọi việc có kỳ định’ nên việc thực hiện một số hoạt động vào thời điểm không thích hợp là điều có thể xảy ra. Chẳng hạn, nếu chúng ta cho phép mình nghĩ lan man trong những buổi nhóm họp của hội thánh hoặc lúc học hỏi Kinh Thánh cá nhân thì trí tưởng tượng trợ giúp hay cản trở chúng ta? Chính Chúa Giê-su từng đưa ra lời cảnh báo nghiêm túc về mối nguy hiểm của việc để cho tâm trí nuôi dưỡng những điều sai trái, chẳng hạn như ý tưởng vô luân (Mat 5:28). Một số điều chúng ta có thể cho phép mình tưởng tượng sẽ khiến Đức Giê-hô-va rất buồn lòng. Tơ tưởng về những điều vô luân có thể là một bước dẫn đến hành vi vô luân. Hãy kiên quyết không bao giờ cho phép trí tưởng tượng kéo anh chị xa cách Đức Giê-hô-va!
(2) Cho rằng giàu có về vật chất có thể mang lại sự an toàn lâu dài.
Của cải vật chất là những thứ cần thiết và hữu ích. Dù vậy, chắc chắn chúng ta sẽ thất vọng nếu bắt đầu tưởng rằng chúng sẽ mang lại sự an toàn và hạnh phúc thật. Một người khôn ngoan là Sa-lô-môn viết: “Tài-vật người giàu, ấy là cái thành kiên-cố của người, trong Châm 18:11). Chẳng hạn, hãy xem điều gì đã xảy ra khi hơn 80% diện tích của thành phố Manila, Philippines, bị ngập lụt do những trận mưa như thác lũ vào tháng 9 năm 2009. Những người sở hữu nhiều của cải có thoát khỏi trận lụt không? Một người đàn ông giàu có và chịu nhiều mất mát đã nói: “Trận lũ lụt đã tạo sự bình đẳng, dù giàu hay nghèo thì đều chịu mất mát và đau khổ”. Chúng ta có thể dễ nghĩ rằng của cải vật chất mang lại sự bảo vệ và an toàn thật sự, nhưng thực tế thì không phải vậy.
ý-tưởng người cho nó như một bức tường cao” ((3) Lo lắng không cần thiết về những điều có thể không bao giờ xảy ra.
Chúa Giê-su khuyên chúng ta đừng “lo lắng” thái quá (Mat 6:34). Việc không ngừng lo lắng khiến trí tưởng tượng phải luôn hoạt động. Chúng ta có thể dễ dàng lãng phí nhiều sức để lo lắng về những vấn đề mà mình tưởng tượng, tức là những vấn đề chưa xảy ra hoặc có thể không bao giờ xảy ra. Kinh Thánh cho thấy nỗi lo lắng như thế có thể dẫn đến sự nản lòng và thậm chí là trầm cảm (Châm 12:25). Thế nên, chúng ta cần áp dụng lời khuyên của Chúa Giê-su bằng cách không lo lắng quá mức và chỉ đối phó với những mối lo âu từng ngày khi chúng xảy ra. Điều này thật quan trọng biết bao!
DÙNG TRÍ TƯỞNG TƯỢNG THEO CÁCH KHÔN NGOAN
(1) Lường trước và tránh những tình huống nguy hiểm.
Kinh Thánh khuyến khích chúng ta hãy khôn ngoan và suy nghĩ trước (Châm 22:3). Trước khi đưa ra quyết định, chúng ta có thể dùng trí tưởng tượng để suy xét về những hậu quả có thể xảy ra. Chẳng hạn, nếu được mời tham gia một buổi giao lưu, làm thế nào sự tưởng tượng giúp anh chị có quyết định khôn ngoan về việc có nên đến dự hay không? Sau khi xem xét các yếu tố như những ai khác được mời, quy mô của buổi họp mặt cũng như thời gian và địa điểm tổ chức, hãy suy nghĩ: “Điều gì rất có thể sẽ diễn ra ở đó?”. Anh chị có thể hình dung một cách thực tế rằng đó sẽ là một buổi gặp gỡ lành mạnh, diễn ra phù hợp với các nguyên tắc Kinh Thánh không? Khi làm thế, anh chị có thể hình dung sự kiện ấy trong trí. Việc dùng trí tưởng tượng để đưa ra quyết định khôn ngoan sẽ giúp anh chị tránh những tình huống nguy hại về thiêng liêng.
(2) Tập dượt trong trí về cách xử lý những vấn đề khó.
Sự tưởng tượng cũng bao gồm “khả năng đối mặt và xử lý một vấn đề”. Giả sử, anh chị có sự hiểu lầm với ai đó trong hội thánh. Anh chị sẽ đến gặp và nói chuyện với anh chị ấy như thế nào để cố gắng làm hòa? Có nhiều yếu tố để suy xét. Người ấy có cách nói chuyện như thế nào? Khi nào là lúc thích hợp nhất để nói về Châm 15:28). Suy xét như thế để xử lý tình huống khó sẽ giúp đẩy mạnh sự bình an trong hội thánh. Đó chắc chắn là một cách tốt trong việc dùng trí tưởng tượng.
vấn đề đó? Tốt nhất nên dùng những từ ngữ nào và với giọng điệu ra sao? Bằng cách dùng trí tưởng tượng, anh chị có thể tập dượt trong trí những cách khác nhau để xử lý vấn đề và chọn cách mà anh chị cảm thấy sẽ hiệu quả và dễ được chấp nhận nhất ((3) Làm cho việc đọc và học hỏi Kinh Thánh cá nhân trở nên phong phú.
Đọc Kinh Thánh hằng ngày là điều thiết yếu. Tuy nhiên, có một điều khác quan trọng hơn việc chỉ đọc nhiều trang. Chúng ta cần nhận ra những bài học thực tế trong những trang Kinh Thánh và được thôi thúc để áp dụng chúng vào đời sống. Lòng biết ơn của chúng ta đối với đường lối của Đức Giê-hô-va cần được gia tăng qua việc đọc Kinh Thánh. Trí tưởng tượng có thể giúp chúng ta làm thế. Bằng cách nào? Hãy xem xét ấn phẩm Hãy noi theo đức tin của họ. Đọc những lời tường thuật trong sách này có thể khơi dậy trí tưởng tượng của chúng ta qua việc giúp chúng ta hình dung hoàn cảnh và sự xuất thân của mỗi nhân vật trong Kinh Thánh. Chúng ta được giúp để thấy quang cảnh, nghe âm thanh, ngửi mùi hương và nhận ra cảm xúc của các nhân vật. Điều này giúp chúng ta nhận thấy những bài học tuyệt vời và các ý tưởng đầy khích lệ từ những lời tường thuật trong Kinh Thánh mà có lẽ trước đây chúng ta cảm thấy mình đã biết khá rõ. Dùng trí tưởng tượng như thế sẽ giúp việc đọc và học hỏi Kinh Thánh cá nhân thật sự phong phú.
(4) Vun trồng và thể hiện sự đồng cảm.
Sự đồng cảm là một phẩm chất tốt đẹp được miêu tả là việc cảm nhận nỗi đau của người khác trong lòng của mình. Vì cả Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su đều thể hiện sự đồng cảm nên chúng ta muốn noi gương hai đấng ấy (Xuất 3:7; Thi 72:13). Chúng ta phát huy phẩm chất này bằng cách nào? Một trong những cách hữu hiệu nhất để vun trồng sự đồng cảm là qua việc dùng trí tưởng tượng. Có thể chúng ta chưa bao giờ trải qua điều mà một anh chị nào đó đang trải qua. Dù vậy, anh chị có thể tự hỏi: “Nếu ở trong hoàn cảnh đó, mình sẽ cảm thấy thế nào? Mình sẽ cần điều gì?”. Dùng trí tưởng tượng để trả lời những câu hỏi ấy sẽ giúp chúng ta trở nên đồng cảm hơn. Thật ra, chúng ta sẽ được lợi ích trong mọi khía cạnh của đời sống tín đồ đạo Đấng Ki-tô khi biểu lộ sự đồng cảm, cả trong thánh chức lẫn trong mối quan hệ với các anh em đồng đạo.
(5) Hình dung đời sống sẽ ra sao trong thế giới mới.
Kinh Thánh chứa đầy những chi tiết sống động miêu tả về đời sống trong thế giới mới theo lời hứa của Đức Chúa Trời (Ê-sai 35:5-7; 65:21-25; Khải 21:3, 4). Để bổ sung cho những lời miêu tả ấy, các ấn phẩm của chúng ta có thêm nhiều hình minh họa đẹp mắt. Tại sao? Hình minh họa khơi dậy trí tưởng tượng và giúp chúng ta thấy chính mình vui hưởng những ân phước đã được hứa từ trước. Đức Giê-hô-va, đấng tạo ra trí tưởng tượng, biết rõ hơn bất cứ ai về tác dụng mạnh mẽ của khả năng này. Khi dùng trí tưởng tượng để suy ngẫm về những lời hứa của ngài, chúng ta có thể củng cố lòng tin chắc nơi sự ứng nghiệm của những lời đó cũng như giữ lòng trung thành, ngay cả khi phải chịu đựng những thử thách hiện tại trong đời sống.
Đức Giê-hô-va đã yêu thương ban cho chúng ta trí tưởng tượng, một khả năng tuyệt vời. Khả năng này thật sự có thể giúp chúng ta phụng sự ngài theo cách tốt trong đời sống hằng ngày. Mong sao chúng ta thể hiện lòng biết ơn đối với đấng ban tặng món quà tuyệt vời ấy qua việc dùng trí tưởng tượng một cách khôn ngoan mỗi ngày.