Nhận lợi ích trọn vẹn từ những sự cung cấp của Đức Giê-hô-va
“Ta là Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, là Đấng dạy cho ngươi được ích”.—Ê-SAI 48:17.
BÀI HÁT: 117, 114
1, 2. (a) Nhân Chứng Giê-hô-va cảm thấy thế nào về Kinh Thánh? (b) Anh chị yêu thích phần nào trong Kinh Thánh?
Nhân Chứng Giê-hô-va là những người yêu mến Kinh Thánh. Lời Đức Chúa Trời cung cấp sự chỉ dẫn đáng tin cậy, giúp chúng ta tìm được niềm an ủi và hy vọng (Rô 15:4). Chúng ta không xem Kinh Thánh như một bộ sưu tập các ý tưởng của loài người, mà xem “là lời của Đức Chúa Trời, vì đó thật là lời ngài”.—1 Tê 2:13.
2 Chắc hẳn, mỗi chúng ta đều yêu thích những phần nào đó trong Kinh Thánh. Một số anh chị đặc biệt thích các sách Phúc âm, những sách ấy vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp về các đức tính của Đức Giê-hô-va, như được phản chiếu qua Con ngài (Giăng 14:9). Một số anh chị khác thích những phần Kinh Thánh có chứa các lời tiên tri, chẳng hạn như sách Khải huyền, một sách cho thấy trước “những điều không lâu nữa sẽ phải xảy ra” (Khải 1:1). Ngoài ra, chẳng phải mỗi người trong chúng ta đều tìm được sự an ủi qua các bài Thi-thiên hoặc rút ra những bài học thực tế từ sách Châm-ngôn sao? Quả thật, Kinh Thánh là cuốn sách dành cho mọi người.
3, 4. (a) Chúng ta cảm thấy thế nào về các ấn phẩm của tổ chức? (b) Chúng ta nhận được những ấn phẩm nào dành cho các nhóm đối tượng cụ thể?
3 Vì yêu mến Kinh Thánh, chúng ta cũng yêu mến các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh. Chẳng hạn, chúng ta quý trọng thức ăn thiêng liêng mà mình nhận được qua các sách, sách mỏng, tạp chí và những ấn phẩm khác. Chúng ta biết rằng những sự cung cấp ấy đến từ Đức Giê-hô-va và giúp chúng ta giữ tỉnh thức, được nuôi dưỡng tốt về thiêng liêng, đồng thời “có đức tin mạnh mẽ”.—4 Ngoài các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh dành cho Nhân Chứng Giê-hô-va nói chung, chúng ta cũng nhận được những tài liệu thu hút các nhóm đối tượng cụ thể. Một số tài liệu được đặc biệt biên soạn để giúp những người trẻ, một số tài liệu khác cung cấp sự hỗ trợ cho các bậc cha mẹ. Phần lớn những tài liệu trong bản in và trên trang web của chúng ta chủ yếu được biên soạn cho những người không phải là Nhân Chứng. Những thức ăn thiêng liêng dư dật như thế nhắc chúng ta rằng Đức Giê-hô-va giữ lời hứa của ngài trong việc “ban cho mọi dân-tộc... một tiệc yến đồ béo”.—Ê-sai 25:6.
5. Chúng ta có thể tin chắc Đức Giê-hô-va quý trọng điều gì?
5 Hẳn là phần lớn chúng ta đều mong muốn có thêm thời gian để đọc Kinh Thánh và các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh. Chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Giê-hô-va quý trọng những nỗ lực của chúng ta trong việc “tận dụng thì giờ” để đều đặn đọc Kinh Thánh và học hỏi cá nhân (Ê-phê 5:15, 16). Thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dành một lượng thời gian giống nhau để học hỏi mọi ấn phẩm mà mình nhận được. Tuy nhiên, chúng ta cần ý thức về một mối nguy hiểm tinh vi. Đó là gì?
6. Điều gì có thể khiến chúng ta bỏ lỡ cơ hội nhận lợi ích từ một số sự cung cấp của Đức Giê-hô-va?
6 Một mối nguy hiểm là chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội nhận một số lợi ích vì cho rằng những sự cung cấp nào đó về thiêng liêng không áp dụng cho mình. Chẳng hạn, nói sao nếu một phần Kinh Thánh nào đó có vẻ không thiết thực trong tình huống của chúng ta? Hoặc nói sao nếu chúng ta không phải là đối tượng chính của một ấn phẩm nào đó? Chúng ta có khuynh hướng xem qua loa thông tin trong những ấn phẩm ấy hoặc thậm chí còn hoàn toàn bỏ qua không? Nếu vậy, chúng ta có thể tự đánh mất cơ hội nhận được những thông tin mà sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mình. Làm thế nào chúng ta có thể tránh rơi vào cạm bẫy đó? Trên hết, mỗi chúng ta cần nhớ rằng Đức Chúa Trời là Nguồn của những sự cung cấp về thiêng liêng mà chúng ta nhận được. Qua nhà tiên tri Ê-sai, Đức Chúa Trời nói: “Ta là Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, là Đấng dạy cho ngươi được ích” (Ê-sai 48:17). Hãy xem xét ba gợi ý giúp chúng ta nhận lợi ích từ tất cả các phần trong Kinh Thánh và những loại thức ăn thiêng liêng khác nhau mà Đức Giê-hô-va cung cấp.
NHỮNG GỢI Ý VỀ VIỆC ĐỌC KINH THÁNH MỘT CÁCH HIỆU QUẢ
7. Tại sao chúng ta cần đọc Kinh Thánh với tinh thần cởi mở?
7 Đọc với tinh thần cởi mở. Lời Đức Chúa Trời cho biết rõ: ‘Cả Kinh Thánh được viết bởi sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời và hữu ích’ (2 Ti 3:16). Đúng là một số phần trong Kinh Thánh lúc đầu hướng đến một cá nhân hoặc một nhóm người. Vì vậy, chúng ta cần đọc Kinh Thánh với tinh thần cởi mở. Một anh nhận xét: “Khi đọc Kinh Thánh, tôi cố gắng nhớ rằng một đoạn có thể chứa đựng nhiều bài học”. Anh nói thêm: “Nhớ về điều này thôi thúc tôi nhìn sâu hơn những điều dễ nhận thấy ngay”. Trước khi đọc Kinh Thánh, chúng ta nên cầu xin Đức Chúa Trời giúp chúng ta có tinh thần cởi mở và sự khôn ngoan để nhận ra những bài học mà ngài muốn mình rút ra.—E-xơ-ra 7:10; đọc Gia-cơ 1:5.
8, 9. (a) Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta có thể tự hỏi những câu hỏi nào? (b) Những tiêu chuẩn cho trưởng lão dạy chúng ta điều gì về Đức Giê-hô-va?
được lợi ích nhiều hơn từ việc đọc Kinh Thánh. Chẳng hạn, hãy nghĩ về những tiêu chuẩn trong Kinh Thánh mà các trưởng lão cần phải có. (Đọc 1 Ti-mô-thê 3:2-7). Vì phần lớn chúng ta không phục vụ với tư cách là trưởng lão, có thể mới đầu chúng ta nghĩ đoạn Kinh Thánh này ít áp dụng cho đời sống của chính mình. Tuy nhiên, khi xem xét một số câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây, chúng ta sẽ thấy rằng danh sách các tiêu chuẩn ấy có thể mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta qua những cách khác nhau.
8 Đặt câu hỏi. Khi anh chị đọc một đoạn Kinh Thánh, hãy dừng lại và tự hỏi những câu hỏi như: “Đoạn này cho mình biết gì về Đức Giê-hô-va? Làm thế nào mình có thể áp dụng thông tin này vào đời sống? Mình có thể dùng thông tin ấy ra sao để giúp người khác?”. Khi suy ngẫm về những câu hỏi như thế, chắc chắn chúng ta sẽ9 Đoạn này cho mình biết gì về Đức Giê-hô-va? Qua việc đưa ra danh sách các tiêu chuẩn ấy, Đức Giê-hô-va cho biết ngài có tiêu chuẩn cao đối với những người được bổ nhiệm để chăm sóc hội thánh. Ngài muốn họ nêu gương mẫu tốt. Họ cũng phải chịu trách nhiệm về cách đối xử với hội thánh “mà ngài đã mua bằng huyết của Con ngài” (Công 20:28). Đức Giê-hô-va muốn chúng ta cảm thấy an toàn dưới sự chăm sóc của những người chăn phụ được bổ nhiệm (Ê-sai 32:1, 2). Thế nên, khi đọc về những tiêu chuẩn này, chúng ta nhận thấy rằng Đức Giê-hô-va thật sự quan tâm tới chúng ta.
10, 11. (a) Khi đọc về các tiêu chuẩn cho trưởng lão, chúng ta có thể áp dụng thông tin ấy vào đời sống như thế nào? (b) Chúng ta có thể dùng thông tin này ra sao để giúp người khác?
10 Làm thế nào mình có thể áp dụng thông tin này vào đời sống? Thỉnh thoảng, một anh được bổ nhiệm nên tra xét bản thân dựa trên những tiêu chuẩn ấy để tìm ra những khía cạnh mà mình có thể cải thiện. Một anh “đang vươn tới trách nhiệm giám thị” cần nỗ lực hết sức trong khả năng của mình để hội đủ những tiêu chuẩn này (1 Ti 3:1). Thật ra, mỗi tín đồ đều có thể học từ các tiêu chuẩn được liệt kê trong những câu Kinh Thánh trên vì phần lớn những tiêu chuẩn ấy là điều Đức Giê-hô-va đòi hỏi nơi mọi tín đồ đạo Đấng Ki-tô. Chẳng hạn, tất cả chúng ta đều cần có tính phải lẽ và biết suy xét (Phi-líp 4:5; 1 Phi 4:7). Khi các trưởng lão chứng tỏ là “gương cho cả bầy”, chúng ta có thể học từ họ và “noi theo đức tin họ”.—1 Phi 5:3; Hê 13:7.
11 Mình có thể dùng thông tin ấy ra sao để giúp người khác? Chúng ta có thể dùng danh sách các tiêu chuẩn cho giám thị để giúp những người chú ý hay học viên Kinh Thánh thấy các trưởng lão trong vòng Nhân Chứng Giê-hô-va khác biệt thế nào với hàng giáo phẩm của khối Ki-tô giáo. Ngoài ra, khi đọc danh sách đó, chúng ta có thể nghĩ đến công việc siêng năng mà các trưởng lão đang làm trong hội thánh vì lợi ích của chúng ta. Suy ngẫm về sự siêng năng của họ sẽ giúp chúng ta gia tăng “lòng tôn trọng với những người làm việc khó nhọc” giữa chúng ta (1 Tê 5:12). Khi càng tỏ lòng tôn trọng chân thành với những giám thị siêng năng ấy, chúng ta càng giúp họ có sự vui mừng.—Hê 13:17.
12, 13. (a) Chúng ta có thể dùng các công cụ mà mình có để tra cứu về điều gì? (b) Hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin về bối cảnh có thể tiết lộ những bài học không dễ nhận thấy ngay.
12 Nghiên cứu. Chúng ta có thể dùng các công cụ mà mình có để tra cứu những thông tin như sau:
-
Ai viết phần Kinh Thánh này?
-
Phần này được viết ở đâu và khi nào?
-
Có những sự kiện quan trọng nào xảy ra khi sách Kinh Thánh này được viết?
Các thông tin về bối cảnh như thế có thể giúp chúng ta nhận ra những bài học không dễ nhận thấy ngay.
13 Chẳng hạn, hãy xem xét những lời được ghi nơi Ê-xê-chi-ên 14:13, 14: “Nếu đất nào làm sự trái phép mà phạm tội nghịch cùng ta, và nếu ta giá tay trên nó, bẻ gậy bánh của nó, giáng cho sự đói-kém, và diệt hết người và vật trong nó, thì dẫu trong đất đó có ba người nầy, là Nô-ê, Đa-ni-ên, và Gióp, cũng chỉ cứu được linh-hồn mình bởi sự công-bình mình, Chúa Giê-hô-va phán vậy”. Qua việc nghiên cứu, chúng ta biết được rằng phần này của sách Ê-xê-chi-ên được viết vào khoảng năm 612 TCN. Vào thời điểm đó, Nô-ê và Gióp đã qua đời hàng thế kỷ, và Đức Chúa Trời vẫn nhớ sự trung thành của họ. Nhưng Đa-ni-ên vẫn còn sống. Rất có thể Đa-ni-ên được khoảng 20 tuổi khi Đức Giê-hô-va nói rằng chàng là người công chính giống như Nô-ê và Gióp. Bài học là gì? Đức Giê-hô-va để ý và quý trọng lòng trung kiên của mọi tôi tớ trung thành, gồm cả những người còn tương đối trẻ.—Thi 148:12-14.
NHẬN LỢI ÍCH TỪ NHỮNG ẤN PHẨM KHÁC NHAU
14. Những tài liệu được xuất bản cho người trẻ giúp ích họ ra sao, và những người khác cũng có thể được lợi ích thế nào từ các tài liệu ấy? (Xem hình nơi đầu bài).
14 Chúng ta thấy hữu ích khi nghiên cứu mọi phần của Lời Đức Chúa Trời. Tương tự, chúng ta cũng có thể được lợi ích từ mọi thức ăn thiêng liêng mà mình có. Hãy xem vài ví dụ. Tài liệu cho người trẻ. Trong những năm gần đây, nhiều tài liệu của chúng ta được xuất bản cho người trẻ. [1] Một số tài liệu này được biên soạn để giúp họ đối phó với áp lực tại trường học hoặc những thử thách ở tuổi thanh thiếu niên. Tất cả chúng ta có thể được lợi ích ra sao khi đọc những tài liệu như thế? Chúng ta được nhắc về các thử thách mà những người trẻ đang đối mặt. Nhờ thế, chúng ta có thể giúp đỡ và khích lệ họ tốt hơn.
15. Tại sao các tín đồ trưởng thành nên quan tâm đến những thông tin cho người trẻ?
15 Nhiều vấn đề được thảo luận trong các tài liệu dành cho người trẻ không phải là những vấn đề của riêng họ. Tất cả chúng ta đều cần bảo vệ đức tin của mình, kiểm soát cảm xúc, kháng cự những áp lực xấu từ bạn bè cũng như tránh những mối quan hệ không tốt và loại giải trí không lành mạnh. Những đề tài này và nhiều đề tài khác đã được thảo luận trong các tài liệu hướng đến
những bạn trẻ ở tuổi thanh thiếu niên. Các tín đồ trưởng thành có nên nghĩ rằng họ sẽ hạ thấp mình nếu đọc những ấn phẩm hướng đến người trẻ không? Hoàn toàn không! Dù các tài liệu này được trình bày theo cách thu hút những người trẻ, nhưng thông tin trong đó dựa trên các nguyên tắc Kinh Thánh không bao giờ lỗi thời, và tất cả chúng ta đều có thể nhận lợi ích từ những sự cung cấp về thiêng liêng ấy.16. Các ấn phẩm của chúng ta còn giúp những người trẻ về phương diện nào khác?
16 Ngoài việc giúp những người trẻ đối phó với các vấn đề, ấn phẩm của chúng ta cũng giúp họ phát triển về thiêng liêng và đến gần Đức Giê-hô-va. (Đọc Truyền-đạo 12:1, 13). Các tín đồ trưởng thành cũng có thể nhận được lợi ích về phương diện này. Chẳng hạn, số Tỉnh Thức! tháng 7 năm 2009 có bài “Giới trẻ thắc mắc: Để thích thú đọc Kinh Thánh, tôi phải làm gì?”. Bài này đưa ra một số gợi ý, đồng thời có một khung có thể cắt ra và kẹp trong Kinh Thánh để tham khảo. Những anh chị trưởng thành có nhận được lợi ích từ bài này không? Một chị 24 tuổi, đã kết hôn và có con, chia sẻ: “Việc đọc Kinh Thánh luôn là một thử thách với tôi. Tôi đã ghi nhớ những gợi ý trong bài này và tận dụng khung có thể cắt ra. Giờ đây, tôi hào hứng với việc đọc Kinh Thánh. Tôi có thể thấy các sách Kinh Thánh hòa hợp ra sao và chúng đan xen với nhau như một bức thảm thêu tay tuyệt đẹp. Tôi chưa bao giờ thích đọc Kinh Thánh đến thế”.
17, 18. Chúng ta có thể nhận lợi ích ra sao khi đọc các tài liệu được biên soạn cho công chúng? Hãy nêu ví dụ.
17 Tài liệu cho công chúng. Từ năm 2008, chúng ta vui khi có Tháp Canh ấn bản học hỏi. Đây là ấn bản được biên soạn chủ yếu cho Nhân Chứng Giê-hô-va. Nhưng nói sao về các tạp chí chủ yếu dành cho công chúng? Chúng ta cũng có thể nhận được lợi ích từ những tạp chí này không? Hãy xem một minh họa. Hãy hình dung một ngày nào đó, trước khi bài diễn văn công cộng bắt đầu, anh chị để ý thấy một người mà mình mời dự nhóm họp đã đến Phòng Nước Trời. Chắc chắn anh chị sẽ rất vui. Khi anh diễn giả trình bày bài giảng, rất có thể anh chị nghĩ về vị khách mời. Như thể là anh chị nghe bài giảng qua đôi tai của người ấy. Vì thế, anh chị được động đến lòng và biết ơn nhiều hơn về chủ đề đó.
18 Chúng ta có thể cảm nghiệm điều tương tự khi đọc các tài liệu được biên soạn cho công chúng. Chẳng hạn, ấn bản công cộng của Tháp Canh thảo luận các đề tài Kinh Thánh theo cách diễn đạt mà những độc giả không phải là Nhân Chứng có thể hiểu được. Điều này cũng đúng với nhiều bài được đăng trên jw.org, chẳng hạn như những bài trong mục “Kinh Thánh giải đáp” và “Câu hỏi thường gặp”. Khi đọc những thông tin này, chúng ta gia tăng lòng biết ơn đối với những sự thật quen thuộc. Hơn nữa, chúng ta có thể học được những cách mới để giải thích niềm tin khi tham gia thánh chức. Tương tự, tạp chí Tỉnh Thức! giúp chúng ta càng tin chắc rằng Đức Chúa Trời hiện hữu, đồng thời giúp chúng ta biết cách bênh vực niềm tin của mình.—Đọc 1 Phi-e-rơ 3:15.
19. Bằng cách nào chúng ta có thể cho thấy mình biết ơn Đức Giê-hô-va về những sự cung cấp của ngài?
19 Rõ ràng, Đức Giê-hô-va đã cung cấp rất nhiều điều để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của chúng ta (Mat 5:3). Mong sao chúng ta tiếp tục tận dụng mọi sự cung cấp về thiêng liêng mà mình nhận được. Qua đó, chúng ta sẽ cho thấy lòng biết ơn đối với đấng dạy cho chúng ta được ích.—Ê-sai 48:17.
^ [1] (đoạn 14) Những tài liệu này gồm có Giới trẻ thắc mắc—Những lời giải đáp thiết thực, Tập 1, Tập 2 (Anh ngữ); và loạt bài “Giới trẻ thắc mắc”, hiện chỉ được đăng trên trang web.