Sự khác biệt được thấy rõ
‘Sự khác biệt giữa người công chính và kẻ gian ác sẽ được thấy rõ’.—MAL 3:18.
1, 2. Dân Đức Chúa Trời ngày nay đối mặt với thử thách nào? (Xem hình nơi đầu bài).
Nhiều chuyên viên y khoa làm việc tại nơi điều trị cho người mắc bệnh lây nhiễm. Họ chăm sóc bệnh nhân vì muốn giúp đỡ. Tuy nhiên, khi làm thế, họ cần bảo vệ mình để không nhiễm phải bệnh mà họ đang cố gắng chữa trị. Tương tự, nhiều người trong chúng ta sống và làm việc với những người nhiễm thái độ và đặc tính trái ngược với các đức tính tin kính. Điều này là một thử thách.
2 Những ngày sau cùng này là thời kỳ suy đồi về đạo đức. Lá thư thứ hai mà sứ đồ Phao-lô viết cho Ti-mô-thê miêu tả các đặc tính của những người xa cách Đức Chúa Trời. Phao-lô nói rằng các đặc tính này sẽ ngày càng phổ biến khi thế gian gần đến thời điểm kết thúc. (Đọc 2 Ti-mô-thê 3:1-5, 13). Dù có lẽ bị sốc trước sự phổ biến của những đặc tính như thế, nhưng chúng ta có thể bị tiêm nhiễm lối cư xử và thái độ của những người thể hiện các tính ấy (Châm 13:20). Bài này sẽ xem xét những tính ấy tương phản với các đức tính mà dân Đức Chúa Trời thể hiện. Chúng ta cũng xem làm thế nào để bảo vệ mình hầu không bị nhiễm những tính xấu trong khi giúp người khác biết về Đức Giê-hô-va.
3. Danh sách các tính xấu nơi 2 Ti-mô-thê 3:2-5 áp dụng cho ai?
3 Sứ đồ Phao-lô viết: “Những ngày sau cùng sẽ là một thời kỳ đặc biệt và rất khó đương đầu”. Rồi ông liệt kê danh sách Rô-ma 1:29-31, nhưng danh sách này có những từ ngữ không được đề cập ở chỗ nào khác trong phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp. Phao-lô mở đầu danh sách này bằng những lời “vì người ta chỉ biết...”. Tuy nhiên, không phải mọi người đều thể hiện những tính ấy. Tín đồ đạo Đấng Ki-tô có những đức tính khác hẳn.—Đọc Ma-la-chi 3:18.
19 tính xấu là đặc điểm của người ta trong thời kỳ này. Dù tương tự với danh sách nơiĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
4. Anh chị miêu tả thế nào về những người lên mặt kiêu ngạo?
4 Sau khi nói rằng nhiều người yêu bản thân và ham tiền, Phao-lô cho biết người ta cũng khoe khoang, cao ngạo và lên mặt kiêu ngạo, là những tính phản ánh lối suy nghĩ xem mình hơn người khác vì tài năng, diện mạo, của cải hoặc địa vị mình có. Người có những tính ấy thì thèm khát được người khác ngưỡng mộ. Một học giả viết như sau về người có tính kiêu ngạo: “Trong lòng người ấy có một bàn thờ nhỏ, và tại đó người ấy quỳ lạy chính mình”. Một số người nói rằng sự kiêu ngạo khó ưa đến mức ngay cả người kiêu ngạo cũng không thích tính này ở người khác.
5. Ngay cả những tôi tớ trung thành của Đức Giê-hô-va cũng trở nên kiêu ngạo như thế nào?
5 Chắc chắn Đức Giê-hô-va gớm ghiếc sự kiêu ngạo. Ngài ghét “mắt cao ngạo” (Châm 6:16, 17). Kiêu ngạo cản trở một người đến gần Đức Chúa Trời (Thi 10:4). Kiêu ngạo là một đặc điểm của Ác Quỷ (1 Ti 3:6). Nhưng đáng buồn là ngay cả một số tôi tớ trung thành của Đức Giê-hô-va cũng bị nhiễm tính xấu này. Một vua của Giu-đa là U-xi-a đã trung thành trong nhiều năm. Kinh Thánh tường thuật: “Tuy nhiên, khi vừa hùng mạnh thì ông sinh lòng cao ngạo, khiến ông phải gánh lấy tai họa; ông đã hành động bất trung với Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình khi vào đền thờ Đức Giê-hô-va để đốt hương trên bàn thờ dâng hương”. Sau này, vua Ê-xê-chia cũng trở nên cao ngạo trong một thời gian ngắn.—2 Sử 26:16; 32:25, 26.
6. Điều gì có thể khiến Đa-vít kiêu ngạo, nhưng tại sao ông vẫn giữ được sự khiêm nhường?
6 Một số người trở nên kiêu ngạo vì có vẻ đẹp bề ngoài, sự nổi tiếng, khả năng âm nhạc, sức lực hoặc địa vị cao. Đa-vít không chỉ có một mà có tất cả những điều ấy, nhưng ông khiêm nhường trong suốt cuộc đời. Sau khi giết Gô-li-át và được vua Sau-lơ hứa gả con gái, Đa-vít nói: “Con là ai? Trong Y-sơ-ra-ên, họ hàng và nhà cha của con là ai mà con được làm con rể vua?” (1 Sa 18:18). Điều gì giúp Đa-vít giữ được sự khiêm nhường? Những đức tính, khả năng và đặc ân mà ông có là nhờ Đức Chúa Trời “hạ mình xuống” và để ý đến ông (Thi 113:5-8). Đa-vít nhận thấy mọi điều tốt ông có đều đến từ Đức Giê-hô-va.—So sánh 1 Cô-rinh-tô 4:7.
7. Điều gì giúp chúng ta thể hiện sự khiêm nhường?
7 Như Đa-vít, dân Đức Giê-hô-va ngày nay cố gắng thể hiện sự khiêm nhường. Chúng ta cảm động khi biết Đức Giê-hô-va, đấng vĩ đại nhất trong vũ trụ, thể hiện tính khiêm nhường nổi bật (Thi 18:35). Chúng ta cố gắng áp dụng lời khuyên sau: “Anh em hãy mặc lấy lòng trắc ẩn dịu dàng, sự nhân từ, khiêm nhường, mềm mại và kiên nhẫn” (Cô 3:12). Chúng ta cũng biết rằng yêu thương thì “không khoe khoang, không lên mặt tự cao” (1 Cô 13:4). Khi chúng ta thể hiện sự khiêm nhường, người khác có thể được thu hút để đến với Đức Giê-hô-va. Như việc người chồng có thể được cảm hóa bởi hạnh kiểm của vợ mà không cần chị phải nói lời nào, người khác cũng có thể được thu hút để đến với Đức Chúa Trời bởi sự khiêm nhường mà dân ngài thể hiện.—1 Phi 3:1.
ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI KHÁC
8. (a) Một số người ngày nay có quan điểm nào về việc không vâng lời cha mẹ? (b) Kinh Thánh khuyên con cái nên làm gì?
8 Phao-lô miêu tả cách mà những người sống trong thời kỳ sau cùng đối xử với nhau. Ông viết rằng trong những ngày sau cùng, con cái sẽ không vâng lời cha mẹ. Ngày nay, nhiều sách báo, phim ảnh và chương trình truyền hình khiến người ta xem việc con cái không vâng lời cha mẹ có vẻ là điều bình thường và có thể chấp nhận. Nhưng sự thật là việc con cái không vâng lời sẽ làm suy yếu gia đình, tế bào quan trọng nhất của xã hội. Từ lâu, con người đã hiểu sự thật này. Điều đáng chú ý là trong nước Hy Lạp xưa, nếu một người đánh cha mẹ thì sẽ bị tước quyền công dân; trong luật pháp La Mã, hành vi đánh cha cũng nghiêm trọng như tội giết người. Cả phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ và Hy Lạp đều khuyên con cái phải hiếu kính cha mẹ.—Xuất 20:12; Ê-phê 6:1-3.
9. Điều gì sẽ giúp người trẻ vâng lời cha mẹ?
9 Con cái có thể bảo vệ mình để tránh bị nhiễm tinh thần không vâng lời bằng cách suy ngẫm về những gì cha mẹ làm cho mình. Con cái sẽ được thúc đẩy để thể hiện thái độ biết ơn khi hiểu rằng Đức Chúa Trời, Cha của tất cả chúng ta, đòi hỏi con cái vâng lời cha mẹ. Khi nói tích cực về cha mẹ mình, các bạn trẻ có thể giúp người trẻ khác tôn trọng cha mẹ của họ. Dĩ nhiên, nếu cha mẹ thiếu tình thương tự nhiên đối với con thì có thể con sẽ khó vâng lời họ một cách chân thành. Ngược lại, khi một người trẻ cảm nhận được tình yêu thương chân thành của cha mẹ, người ấy có thể được thúc đẩy để làm hài lòng cha mẹ ngay cả khi bị cám dỗ để cãi lời. Một anh trẻ tên Austin thừa nhận: “Dù em thường có khuynh hướng ‘chạy tội’, nhưng cha mẹ em đưa ra nội quy thích hợp, giải thích tại sao lại đề ra nội quy ấy và luôn trò chuyện cởi mở với em. Điều này giúp em vâng lời. Em có thể thấy cha mẹ quan tâm đến em, và nhờ thế em muốn làm hài lòng cha mẹ”.
10, 11. (a) Những tính xấu nào cho thấy người ta thiếu tình thương với nhau? (b) Tín đồ đạo Đấng Ki-tô chân chính yêu người đồng loại đến mức nào?
10 Phao-lô liệt kê các tính xấu khác để cho thấy người ta thiếu tình thương với nhau. Vô ơn được liệt kê ngay sau “không vâng lời cha mẹ” là thích hợp, vì nói đến thái độ của những người thiếu lòng biết ơn về hành động nhân từ mà người khác làm cho mình. Người ta cũng bất trung. Họ cố chấp khi không chịu làm hòa với người khác. Họ phạm thượng và phản bội khi nói lời xúc phạm và làm đau lòng người khác, thậm chí Đức Chúa Trời. Cũng có những kẻ vu khống, là người nói những lời hủy hoại danh tiếng của người khác. *
11 Tương phản với những người thiếu tình yêu thương trong thế gian, từ xưa đến nay, người thờ phượng Đức Giê-hô-va có tình yêu thương chân thật đối với người đồng loại. Chúa Giê-su nói rằng yêu thương người lân cận, một dạng của từ a·gaʹpe, là điều răn quan trọng thứ hai trong Luật pháp Môi-se, chỉ sau điều răn yêu thương Đức Chúa Trời (Mat 22:38, 39). Chúa Giê-su cũng nói rằng tình yêu thương dành cho người khác sẽ là đức tính nhận diện tín đồ đạo Đấng Ki-tô chân chính. (Đọc Giăng 13:34, 35). Các tín đồ thậm chí còn thể hiện tình yêu thương ấy với kẻ thù.—Mat 5:43, 44.
12. Chúa Giê-su thể hiện tình yêu thương với người khác như thế nào?
12 Chúa Giê-su thật lòng yêu thương người khác. Ngài đi từ thành này đến thành kia để chia sẻ tin mừng về Nước Đức Chúa Trời. Ngài chữa lành người mù, người què, người phong cùi và người điếc. Ngài làm người chết sống lại (Lu 7:22). Chúa Giê-su thậm chí còn hy sinh mạng sống vì nhân loại, dù nhiều người ghét ngài. Tình yêu thương của Chúa Giê-su phản ánh hoàn hảo tình yêu thương của Cha ngài. Trên khắp đất, Nhân Chứng Giê-hô-va noi gương Chúa Giê-su và thể hiện tình yêu thương với người khác.
13. Làm thế nào tình yêu thương mà chúng ta thể hiện với người khác có thể giúp họ đến gần Đức Giê-hô-va?
13 Tình yêu thương mà chúng ta thể hiện với người khác thu hút họ đến với Cha trên trời. Chẳng hạn, một người đàn ông ở Thái Lan cảm động trước tình yêu thương ông thấy trong vòng các Nhân Chứng tại một hội nghị vùng. Khi về nhà, ông xin được học Kinh Thánh hai lần một tuần. Ông rao giảng cho tất cả người thân, và sáu tháng sau hội nghị đó, ông có phần đọc Kinh Thánh đầu tiên tại Phòng Nước Trời. Để biết chúng ta đang thể hiện tình yêu thương với người khác đến mức nào, hãy tự hỏi: “Mình có đang làm mọi điều có thể để giúp người khác trong gia đình, hội thánh và khu vực rao giảng không? Mình có đang cố gắng nhìn người khác theo cách Đức Giê-hô-va nhìn họ không?”.
SÓI VÀ CỪU
14, 15. Nhiều người có những tính nào như thú dữ, nhưng một số người đã thay đổi ra sao?
14 Trong những ngày sau cùng, người ta thể hiện các tính xấu khác, và chúng ta nên tránh người như thế. Những người không tin kính thì không yêu điều lành, hoặc một số bản Kinh Thánh dịch là “ghét điều thiện” hay “thù ghét điều lành”. Họ thiếu tự chủ, hung dữ. Một số người thì ương ngạnh, tức bốc đồng và liều lĩnh.
15 Nhiều người trước đây có tính như thú dữ giờ đã thay đổi tốt hơn. Sự biến Ê-sai 11:6, 7). Lời tiên tri đó nói về việc thú hoang dã như sói và sư tử sống hòa thuận với thú nuôi như cừu và bê. Hãy lưu ý rằng sẽ có mối quan hệ hòa thuận này “vì trái đất sẽ tràn đầy tri thức về Đức Giê-hô-va” (Ê-sai 11:9). Thú vật không thể học về Đức Giê-hô-va, thế nên lời tiên tri này ứng nghiệm theo nghĩa bóng là sự thay đổi về nhân cách của con người.
đổi này được báo trước một cách sống động trong một lời tiên tri của Kinh Thánh. (Đọc16. Kinh Thánh giúp người ta biến đổi nhân cách như thế nào?
16 Có nhiều người từng hung dữ như sói nhưng bây giờ sống hòa thuận với người khác. Anh chị có thể đọc một số kinh nghiệm của họ trong loạt bài “Kinh Thánh thay đổi đời sống” trên jw.org/vi. Những người nhận biết Đức Giê-hô-va và phụng sự ngài khác với những người bề ngoài có vẻ sùng kính nhưng lại không thể hiện trong đời sống, là những người dường như thờ phượng Đức Chúa Trời nhưng hạnh kiểm của họ cho thấy là không phải vậy. Trái lại, trong vòng dân Đức Giê-hô-va có nhiều người từng hung dữ nay “mặc lấy nhân cách mới được dựng nên theo ý muốn Đức Chúa Trời, phù hợp với sự công chính thật và lòng trung thành” (Ê-phê 4:23, 24). Khi học về Đức Chúa Trời, họ thấy cần tuân theo các tiêu chuẩn của ngài. Họ được thúc đẩy để thay đổi niềm tin, thái độ và hạnh kiểm. Dù không dễ nhưng họ thay đổi được vì thần khí của Đức Chúa Trời sẽ giúp những người thật lòng muốn làm theo ý ngài.
“HÃY TRÁNH XA NHỮNG KẺ NHƯ THẾ”
17. Làm thế nào chúng ta có thể tránh bị nhiễm tính xấu của những người không tin kính?
17 Sự khác biệt giữa người phụng sự Đức Chúa Trời và người không phụng sự ngài ngày càng rõ rệt. Là những người phụng sự Đức Chúa Trời, chúng ta phải cẩn thận để không bị nhiễm tính xấu của những người không tin kính. Chúng ta muốn làm theo lời khuyên được soi dẫn là tránh xa những người được miêu tả nơi 2 Ti-mô-thê 3:2-5. Dĩ nhiên, chúng ta không thể hoàn toàn tách biệt khỏi những người có đặc tính không tin kính. Có thể chúng ta phải làm việc, đi học hoặc sống chung với họ. Nhưng chúng ta có thể tránh bị tiêm nhiễm lối suy nghĩ cũng như bắt chước các tính xấu của họ. Chúng ta làm thế bằng cách củng cố mình về thiêng liêng qua việc học Kinh Thánh và kết hợp chặt chẽ với những người quyết tâm phụng sự Đức Giê-hô-va.
18. Làm thế nào lời nói và hạnh kiểm của chúng ta có thể thu hút người khác muốn biết về Đức Giê-hô-va?
18 Chúng ta cũng nên cố gắng giúp người khác biết về Đức Giê-hô-va. Hãy tìm cơ hội để làm chứng, xin Đức Giê-hô-va giúp mình biết chia sẻ điều phù hợp vào đúng thời điểm. Chúng ta nên cho người khác biết mình là Nhân Chứng Giê-hô-va. Qua cách đó, hạnh kiểm tốt của chúng ta sẽ mang lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời, chứ không phải bản thân mình. Chúng ta đã được huấn luyện để “bác bỏ sự không tin kính cùng những ham muốn của thế gian, để sống có suy xét, đi theo đường lối công chính và thể hiện lòng sùng kính giữa thế gian này” (Tít 2:11-14). Nếu chúng ta noi gương Đức Giê-hô-va và làm những gì ngài muốn, người khác sẽ thấy điều đó. Thậm chí một số người có thể nói: “Chúng tôi muốn đi theo các anh vì chúng tôi nghe rằng Đức Chúa Trời ở cùng các anh”.—Xa 8:23.
^ đ. 10 ‘Kẻ vu khống’ hay “kẻ cáo buộc” được dịch từ chữ Hy Lạp di·aʹbo·los. Từ này được dùng trong Kinh Thánh như một tước hiệu cho Sa-tan, một kẻ gian ác vu khống Đức Chúa Trời.