Loại yêu thương nào đem lại hạnh phúc thật?
“Hạnh phúc thay dân nào có Đức Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời!”—THI 144:15.
1. Tại sao thời kỳ mà chúng ta đang sống khác biệt với bất cứ thời kỳ nào khác?
Thời kỳ mà chúng ta đang sống khác biệt với bất cứ thời kỳ nào của lịch sử nhân loại. Như Kinh Thánh báo trước, Đức Giê-hô-va đang thu nhóm “một đám đông lớn... từ mọi nước, mọi chi phái, mọi dân và mọi thứ tiếng”. Những người này hợp thành một “dân mạnh” gồm hơn tám triệu người hạnh phúc, “ngày đêm phụng sự” ngài (Khải 7:9, 15; Ê-sai 60:22). Chưa bao giờ số người yêu mến Đức Chúa Trời và người đồng loại lại nhiều như hiện nay.
2. Những người xa cách Đức Chúa Trời thể hiện loại yêu thương không đúng đắn nào? (Xem hình nơi đầu bài).
2 Tuy nhiên, Kinh Thánh cũng báo trước rằng trong thời chúng ta, những người xa cách Đức Chúa Trời sẽ thể hiện một loại yêu thương không đúng đắn, là loại yêu thương ích kỷ. Sứ đồ Phao-lô viết: ‘Những ngày sau cùng, người ta chỉ biết yêu bản thân, ham tiền, ham mê lạc thú thay vì yêu mến Đức Chúa Trời’ (2 Ti 3:1-4). Loại yêu thương hay sự ham thích này trái ngược với tình yêu thương của tín đồ đạo Đấng Ki-tô. Loại yêu thương ích kỷ không mang lại hạnh phúc cho người ta như họ mong đợi. Thật vậy, loại yêu thương đó khiến thế gian ngày càng ích kỷ và “rất khó đương đầu”.
3. Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài này, và tại sao?
3 Phao-lô nhận ra rằng loại yêu thương ích kỷ và rất phổ biến ấy sẽ là mối nguy hại cho tín đồ đạo Đấng Ki-tô. Vì thế, ông cảnh báo anh em hãy “tránh xa” những người thể hiện loại yêu thương không đúng đắn ấy (2 Ti 3:5). Tuy nhiên, chúng ta không thể hoàn toàn tách biệt khỏi những người như thế. Vậy, làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ mình khỏi những thái độ xấu xung quanh và cố gắng làm vui lòng Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của sự yêu thương? Chúng ta hãy xem sự tương phản giữa tình yêu thương mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta thể hiện với loại yêu thương được miêu tả nơi 2 Ti-mô-thê 3:2-4. Làm thế sẽ giúp chúng ta xem xét và biết cách thể hiện loại yêu thương mang lại sự thỏa nguyện và hạnh phúc thật.
YÊU THƯƠNG ĐỨC CHÚA TRỜI HAY YÊU BẢN THÂN?
4. Tại sao yêu bản thân đúng mức thì không có gì sai?
4 Sứ đồ Phao-lô được soi dẫn để viết: “Người ta chỉ biết yêu bản thân”. Yêu bản thân có gì sai không? Không. Việc yêu bản thân đúng mức là điều bình thường, thậm chí cần thiết. Đức Giê-hô-va tạo ra chúng ta với bản chất đó. Chúa Giê-su nói: “Ngươi phải yêu người lân cận như chính mình” (Mác 12:31). Nếu không yêu bản thân, chúng ta sẽ không thể yêu người lân cận. Kinh Thánh cũng nói: “Chồng phải yêu vợ như chính thân mình. Ai yêu vợ là yêu chính mình, bởi không người nào ghét thân thể mình, nhưng nuôi nấng và yêu quý nó” (Ê-phê 5:28, 29). Vì thế, yêu bản thân đúng mức là điều thích hợp.
5. Anh chị miêu tả thế nào về những người yêu bản thân quá mức?
5 Loại yêu bản thân được đề cập nơi 2 Ti-mô-thê 3:2 không phải là điều bình thường hay lành mạnh. Đó là loại yêu thương ích kỷ và lệch lạc. Những người yêu bản thân quá mức thì nghĩ cao quá về mình. (Đọc Rô-ma 12:3). Mối quan tâm chính trong đời sống của họ là bản thân họ. Hiếm khi họ quan tâm đến người khác. Khi có chuyện xảy ra thì họ có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác thay vì nhận trách nhiệm. Một bài bình luận về Kinh Thánh ví những người yêu bản thân với ‘con nhím cuộn tròn như quả bóng, giữ bộ lông mềm mại và ấm áp bên trong cho mình nhưng để lộ bộ gai nhọn ra ngoài cho những con khác’. Những người như thế thì không thật sự hạnh phúc.
6. Yêu thương Đức Chúa Trời mang lại kết quả nào?
6 Các học giả Kinh Thánh cho rằng sứ đồ Phao-lô liệt kê “yêu bản thân” đầu tiên trong danh sách các tính xấu vì nó sinh ra những tính xấu còn lại. Tuy nhiên, những người yêu thương Đức Chúa Trời thì sinh ra những tính tốt. Kinh Thánh liên kết tình yêu thương mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta thể hiện với sự vui mừng, bình an, kiên nhẫn, nhân từ, tốt lành, đức tin, mềm mại và tự chủ (Ga 5:22, 23). Người viết Thi thiên công nhận: “Hạnh phúc thay dân nào có Đức Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời!” (Thi 144:15). Giê-hô-va là Đức Chúa Trời hạnh phúc, và dân ngài phản ánh phẩm chất đó. Ngoài ra, khác với những người yêu bản thân quá mức và chỉ thích nhận, tôi tớ của Đức Giê-hô-va tìm được niềm vui trong việc ban cho vì lợi ích của người khác.—Công 20:35.
7. Những câu hỏi nào sẽ giúp chúng ta xem xét tình yêu thương mà mình dành cho Đức Chúa Trời?
7 Làm thế nào chúng ta biết mình đang yêu bản thân hơn yêu thương Đức Chúa Phi-líp 2:3, 4: “Đừng làm việc gì vì ưa tranh cãi hay vì tự cao, nhưng hãy khiêm nhường xem người khác cao hơn mình, đồng thời hãy quan tâm đến lợi ích của người khác, chứ không chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình”. Hãy tự hỏi: “Mình có áp dụng lời khuyên này vào đời sống không? Mình có thật sự cố gắng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời không? Mình có tìm cách giúp người khác trong hội thánh và thánh chức không?”. Việc dành thời gian và năng lực cho người khác không phải lúc nào cũng dễ. Điều đó đòi hỏi nỗ lực và sự hy sinh. Nhưng điều gì có thể làm chúng ta hạnh phúc hơn việc biết rằng mình được Chúa Tối Thượng của vũ trụ chấp nhận?
Trời? Hãy xem xét lời khuyên nơi8. Tình yêu thương dành cho Đức Chúa Trời thúc đẩy một số người làm gì?
8 Tình yêu thương dành cho Đức Giê-hô-va thúc đẩy một số người từ bỏ cơ hội làm việc với mức lương cao để phụng sự ngài trọn vẹn hơn. Chị Ericka là một bác sĩ sống ở Hoa Kỳ. Thay vì theo đuổi vị trí cao trọng trong ngành y, chị làm tiên phong đều đều và phụng sự cùng chồng ở một số nước khác. Khi nhìn lại, chị nói: “Đời sống tôi thật sự phong phú nhờ có những trải nghiệm vui khi đến giúp cánh đồng ngoại ngữ và tạo được tình bạn với anh em tại đó. Tôi vẫn làm ngành y, nhưng việc dành phần lớn thời gian và năng lực để giúp chữa lành người ta về thiêng liêng, cũng như chăm sóc nhu cầu của hội thánh, mang lại cho tôi niềm vui và sự thỏa nguyện sâu xa”.
GIÀU CÓ TRÊN TRỜI HAY GIÀU CÓ DƯỚI ĐẤT?
9. Tại sao ham tiền không mang lại hạnh phúc?
9 Phao-lô viết rằng người ta sẽ “ham tiền”. Vài năm trước, một anh tiên phong ở Ai-len chia sẻ với một người đàn ông về Đức Chúa Trời. Người ấy rút vài tờ tiền ra, rồi giơ lên và tự hào nói: “Đây là chúa của tôi!”. Dù không phải ai cũng nói thẳng quan điểm như thế, nhưng thế gian đầy dẫy người ham tiền và những thứ có thể mua bằng tiền. Tuy nhiên, Kinh Thánh cảnh báo: “Người yêu bạc không bao giờ chán bạc, người yêu sự giàu sang chẳng bao giờ chán lợi nhuận” (Truyền 5:10). Những người như thế luôn muốn có thêm tiền và cố tích lũy tiền. Khi làm thế, họ tự gây cho mình “nhiều nỗi đau”.—1 Ti 6:9, 10.
10. Kinh Thánh nói gì về sự giàu có và nghèo khổ?
10 Dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều cần tiền. Tiền mang lại sự che chở phần nào (Truyền 7:12). Nhưng một người có thể thật sự hạnh phúc nếu chỉ có đủ tiền để đáp ứng những nhu cầu cơ bản không? Chắc chắn có! (Đọc Truyền đạo 5:12). A-gu-rơ con trai Gia-kê viết: “Xin đừng để con nghèo, cũng đừng cho con giàu; chỉ cho con được ăn phần lương thực mình thôi”. Chúng ta có thể hiểu vì sao ông không muốn bị nghèo khổ tột cùng. Lời giải thích tiếp theo của ông cho thấy ông không muốn bị cám dỗ để ăn cắp, vì hành vi ấy làm ô danh Đức Chúa Trời. Nhưng tại sao ông cầu xin Đức Chúa Trời đừng cho ông giàu có? Ông viết: “E khi ấm no, con chối ngài: ‘Đức Giê-hô-va là ai?’” (Châm 30:8, 9). Hẳn anh chị biết một số người tin cậy nơi tiền của hơn là Đức Chúa Trời.
11. Chúa Giê-su đưa ra lời khuyên nào về tiền bạc?
11 Những người ham tiền không thể làm vui lòng Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh thường chủ kia. Anh em không thể vừa làm tôi Đức Chúa Trời lại vừa làm tôi Tiền Của”. Trước khi nói những lời ấy, ngài khuyên: “Đừng tích trữ của báu ở trên đất nữa, là nơi có sâu bọ, rỉ sét làm hư hại và kẻ trộm có thể vào lấy; nhưng hãy tích trữ của báu ở trên trời, là nơi không có Mat 6:19, 20, 24.
sâu bọ, rỉ sét làm hư hại và kẻ trộm không thể vào lấy”.—12. Làm thế nào đời sống đơn giản có thể giúp chúng ta phụng sự Đức Chúa Trời? Hãy nêu ví dụ.
12 Nhiều người thấy việc sống đơn giản không chỉ khiến họ hạnh phúc hơn mà còn giúp họ có nhiều thời gian hơn để phụng sự Đức Giê-hô-va. Anh Jack, sống tại Hoa Kỳ, đã bán ngôi nhà lớn và cơ sở kinh doanh, vì điều này giúp anh có thể làm tiên phong cùng với vợ. Anh nhớ lại: “Thật khó để từ bỏ ngôi nhà đẹp và cơ ngơi ở vùng ngoại ô. Nhưng trong nhiều năm, tôi về nhà trong tình trạng căng thẳng vì vấn đề tại sở làm. Vợ tôi làm tiên phong đều đều và lúc nào cũng vui vẻ. Cô ấy nói: ‘Em có một ông chủ tuyệt vời nhất!’. Bây giờ tôi cũng làm tiên phong, cả hai vợ chồng tôi đều làm cho một đấng là Đức Giê-hô-va”.
13. Bằng cách nào chúng ta có thể xem xét quan điểm của mình về tiền bạc?
13 Để xem xét quan điểm của mình về tiền bạc, chúng ta cần thành thật và tự hỏi: “Mình có thật sự tin và sống phù hợp với điều Kinh Thánh nói về tiền bạc không? Mình có xem việc kiếm tiền là điều quan trọng nhất trong đời sống không? Mình có xem trọng của cải vật chất hơn mối quan hệ với Đức Giê-hô-va và người khác không? Mình có thật sự tin rằng Đức Giê-hô-va sẽ chăm sóc nhu cầu của mình không?”. Chúng ta có thể tin chắc rằng ngài không bao giờ làm cho những người trông cậy ngài phải thất vọng.—Mat 6:33.
TÌM KIẾM ĐỨC GIÊ-HÔ-VA HAY TÌM KIẾM LẠC THÚ?
14. Đâu là quan điểm thăng bằng về việc giải trí?
14 Như được báo trước, nhiều người ngày nay “ham mê lạc thú”. Có quan điểm thăng bằng, đúng đắn về bản thân và tiền bạc thì không có gì sai, việc giải trí một cách thăng bằng cũng vậy. Đức Giê-hô-va không muốn chúng ta sống khổ hạnh hoặc không tham gia bất cứ hoạt động vui chơi lành mạnh nào. Kinh Thánh khuyến khích những người trung thành: “Hãy đi, thưởng thức đồ ăn của mình cách vui vẻ và uống rượu của mình với lòng hớn hở”.—Truyền 9:7.
15. “Ham mê lạc thú” được nói đến nơi 2 Ti-mô-thê 3:4 có nghĩa gì?
15 Câu 2 Ti-mô-thê 3:4 nói đến việc theo đuổi lạc thú mà không màng đến Đức Chúa Trời. Hãy lưu ý câu này không nói rằng người ta sẽ ham mê lạc thú hơn Đức Chúa Trời, là điều cho thấy họ cũng yêu thương Đức Chúa Trời phần nào. Nhưng câu này nói rằng ‘thay vì Đức Chúa Trời’. Một học giả viết: “[Câu này] chắc chắn không có nghĩa là họ cũng yêu thương Đức Chúa Trời phần nào. Nhưng có nghĩa là họ không hề yêu thương ngài”. Thật là lời cảnh báo nghiêm trọng cho những người ham mê lạc thú! “Ham mê lạc thú” là cụm từ thích hợp để miêu tả về những người bị “thú vui của đời này làm họ phân tâm”.—Lu 8:14.
16, 17. Chúa Giê-su nêu gương nào về việc giải trí?
16 Chúa Giê-su hoàn toàn thăng bằng về việc giải trí. Ngài dự “một tiệc cưới” và “một tiệc lớn” (Giăng 2:1-10; Lu 5:29). Tại tiệc cưới, ngài làm phép lạ để biến nước thành rượu, làm đầy những vại rượu sắp hết. Vào dịp khác, khi bị người ta chỉ trích về việc ăn uống, ngài cho thấy rõ là quan điểm của họ không thăng bằng.—Lu 7:33-36.
17 Nhưng Chúa Giê-su không đắm chìm trong lối sống hưởng thụ. Ngài đặt Đức Giê-hô-va lên hàng ưu tiên và nỗ lực không mệt mỏi vì lợi ích của người khác. Để nhiều người được sống, ngài sẵn sàng chịu một cái chết đau đớn trên cây cột. Chúa Giê-su nói với những người muốn noi theo dấu chân ngài: “Hạnh phúc cho anh em khi bị người ta mắng nhiếc, ngược đãi và vu cho đủ điều ác vì đã theo tôi. Hãy hân hoan và vui mừng hớn hở, vì anh em có phần thưởng rất lớn ở trên trời; các nhà tiên tri thời xưa cũng từng bị ngược đãi như vậy”.—Mat 5:11, 12.
18. Những câu hỏi nào sẽ giúp chúng ta biết mình ham thích giải trí đến mức nào?
18 Để biết mình ham thích giải trí đến mức nào, hãy tự hỏi: “Mình có đặt việc giải trí lên trên việc tham dự nhóm họp và tham gia thánh chức không? Mình có sẵn sàng hy sinh một số điều mình thích vì muốn phụng sự Đức Chúa Trời không? Khi lựa chọn loại hình giải trí, mình có xem xét quan điểm của Đức Giê-hô-va không?”. Nếu thật sự yêu thương Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ cẩn thận tránh không chỉ những điều mình biết là làm ngài buồn lòng, mà ngay cả những điều mình nghĩ là có thể phật lòng ngài.—Đọc Ma-thi-ơ 22:37, 38.
CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN HẠNH PHÚC
19. Những ai không bao giờ thật sự hạnh phúc?
19 Thế gian của Sa-tan gây đau khổ cho nhân loại trong khoảng 6.000 năm. Giờ đây, trong những ngày sau cùng của thế gian này, trái đất có đầy dẫy những người chỉ biết yêu bản thân, ham tiền hoặc ham mê lạc thú. Những người ấy luôn muốn nhận được gì đó và đặt ước muốn cá nhân làm trọng tâm trong đời sống. Những người như thế không bao giờ thật sự hạnh phúc. Nhưng người viết Thi thiên nói: “Hạnh phúc cho người có Đức Chúa Trời của Gia-cốp làm đấng giúp đỡ, đặt niềm trông cậy nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình”.—Thi 146:5.
20. Tình yêu thương dành cho Đức Chúa Trời khiến anh chị hạnh phúc ra sao?
20 Tình yêu thương dành cho Đức Giê-hô-va ngày càng sâu đậm hơn trong vòng dân của ngài, và số Nhân Chứng gia tăng mỗi năm. Đây là bằng chứng cho thấy Nước Trời đang cai trị, và không lâu nữa Nước ấy sẽ đem lại những ân phước tuyệt diệu cho trái đất. Niềm vui thật sự và lâu dài đến từ việc làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, cũng như biết rằng mình đang làm hài lòng Đấng Tối Thượng. Những người yêu thương Đức Giê-hô-va sẽ vui mừng mãi mãi! Trong bài kế tiếp, chúng ta sẽ xem xét một số tính xấu mà loại yêu thương ích kỷ sinh ra, và các tính này khác biệt thế nào với những đức tính của tôi tớ Đức Giê-hô-va.