Hãy thể hiện đức tin và quyết định khôn ngoan!
“Hãy tiếp tục cầu xin với đức tin, chớ nghi ngờ gì cả”.—GIA 1:6.
BÀI HÁT: 81, 70
1. Điều gì khiến Ca-in quyết định thiếu khôn ngoan, và hậu quả là gì?
Ca-in có sự lựa chọn; ông phải quyết định: chế ngự cảm xúc sai trái hoặc để nó chế ngự mình. Dù ông quyết định thế nào thì điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời ông. Và chúng ta biết ông đã quyết định thiếu khôn ngoan. Quyết định và hành động của ông đã phải trả giá bằng mạng sống của người em trai trung thành là A-bên. Quyết định của Ca-in còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa ông với Đấng Tạo Hóa.—Sáng 4:3-16.
2. Khả năng đưa ra quyết định khôn ngoan quan trọng như thế nào?
2 Chúng ta cũng có những sự lựa chọn và phải đưa ra quyết định. Không phải mọi quyết định của chúng ta đều là vấn đề sinh tử. Tuy nhiên, nhiều quyết định hay sự lựa chọn của chúng ta ảnh hưởng sâu sắc đến chính mình. Vì thế, nếu có khả năng đưa ra quyết định khôn ngoan, có thể chúng ta sẽ có đời sống tương đối bình an và suôn sẻ thay vì rối ren, xích mích và thất vọng.—Châm 14:8.
3. (a) Để quyết định khôn ngoan, chúng ta nên có đức tin nơi điều gì? (b) Chúng ta sẽ xem xét những câu hỏi nào?
3 Điều gì sẽ giúp chúng ta quyết định khôn ngoan? Chắc chắn chúng ta cần có đức tin nơi Đức Chúa Trời, không nghi ngờ việc ngài sẵn lòng và có khả năng giúp chúng ta trở nên khôn Gia-cơ 1:5-8). Khi đến gần Đức Chúa Trời và ngày càng yêu mến Lời ngài, chúng ta sẽ tin cậy sự hướng dẫn của ngài. Vì thế, chúng ta tập có thói quen xem xét Lời ngài trước khi quyết định. Nhưng làm sao chúng ta cải thiện kỹ năng quyết định? Phải chăng việc sẵn sàng quyết định có nghĩa là khăng khăng giữ quyết định ấy dù bất cứ chuyện gì xảy ra?
ngoan. Chúng ta cũng cần có đức tin nơi Lời Đức Giê-hô-va và cách ngài xử lý mọi việc, tin cậy vào lời khuyên được soi dẫn của ngài. (ĐọcCUỘC SỐNG ĐÒI HỎI PHẢI QUYẾT ĐỊNH
4. A-đam phải đưa ra lựa chọn nào, và lựa chọn của ông gây ra hậu quả gì?
4 Từ khi bắt đầu có con người, cả người nam lẫn người nữ đều phải đưa ra những quyết định quan trọng. A-đam phải chọn nghe theo Đấng Tạo Hóa hay Ê-va. Ông sẵn sàng đưa ra quyết định, nhưng anh chị nghĩ thế nào về quyết định của ông? Vợ ông bị lừa gạt rồi tác động để ông đưa ra một quyết định vô cùng dại dột, điều đã khiến ông mất sự sống trong Địa Đàng và cuối cùng mất luôn cả mạng sống của ông. Đó chỉ là khởi đầu của hậu quả khôn lường. Ngày nay, chúng ta vẫn phải chịu hậu quả từ quyết định tai hại của A-đam.
5. Chúng ta nên nghĩ thế nào về việc mình cần đưa ra quyết định?
5 Có thể một số người nghĩ rằng cuộc sống sẽ dễ chịu hơn nếu chúng ta không phải quyết định. Anh chị có nghĩ như vậy không? Hãy nhớ rằng Đức Giê-hô-va không tạo ra con người như rô-bốt, không có khả năng suy nghĩ và lựa chọn. Ngài ban Kinh Thánh để dạy chúng ta biết cách quyết định khôn ngoan. Đức Giê-hô-va muốn chúng ta đưa ra quyết định, và đây là trách nhiệm quan trọng. Hãy xem một số bằng chứng về điều đó.
6, 7. Dân Y-sơ-ra-ên đứng trước lựa chọn nào, và tại sao họ khó đưa ra quyết định khôn ngoan? (Xem hình nơi đầu bài).
6 Khi vào định cư tại Đất Hứa, dân Y-sơ-ra-ên đứng trước một lựa chọn cơ bản nhưng rất quan trọng: thờ phượng Đức Giê-hô-va hay hầu việc thần khác. (Đọc Giô-suê 24:15). Đó tưởng chừng là quyết định đơn giản. Nhưng lựa chọn của họ có thể là vấn đề sinh tử. Nhiều lần vào thời các quan xét, dân Y-sơ-ra-ên đã lựa chọn thiếu khôn ngoan. Họ từ bỏ Đức Giê-hô-va và thờ các thần giả (Quan 2:3, 11-23). Cũng hãy nghĩ đến một thời điểm sau này trong lịch sử của dân Đức Chúa Trời khi họ buộc phải đưa ra quyết định. Nhà tiên tri Ê-li đã nói rõ là họ phải chọn: hầu việc Đức Giê-hô-va hay hầu việc thần giả Ba-anh (1 Vua 18:21). Ê-li quở trách dân sự vì họ lưỡng lự. Có thể chúng ta nghĩ rằng đây là lựa chọn đơn giản vì hầu việc Đức Giê-hô-va luôn là điều khôn ngoan và mang lại lợi ích. Thật vậy, một người biết lý lẽ sẽ không bị cám dỗ để theo Ba-anh. Thế nhưng, dân Y-sơ-ra-ên đã “đi giẹo hai bên”. Thật khôn ngoan, Ê-li đã khuyến giục họ chọn cách thờ phượng vượt trội, đó là thờ phượng Đức Giê-hô-va.
7 Có thể vì lý do nào mà những người Y-sơ-ra-ên ấy khó đưa ra quyết định khôn ngoan? Thứ nhất, họ đã mất đức tin nơi Đức Giê-hô-va và không chịu nghe theo tiếng ngài. Họ không xây dựng nền tảng là sự hiểu biết chính xác hay sự khôn ngoan từ Đức Giê-hô-va, họ cũng không tin cậy ngài. Nếu hành động phù hợp với sự hiểu biết chính xác, họ sẽ có thể quyết định khôn ngoan (Thi 25:12). Ngoài ra, họ đã để người khác ảnh hưởng đến mình, thậm chí quyết định cho mình. Dân trong xứ, là những người không thờ phượng Đức Giê-hô-va, đã ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của dân Y-sơ-ra-ên, khiến họ hùa theo “đảng đông” ngoại giáo ấy. Từ lâu Đức Giê-hô-va đã báo trước điều như thế có thể xảy ra.—Xuất 23:2.
CÓ NÊN ĐỂ NGƯỜI KHÁC QUYẾT ĐỊNH CHO MÌNH?
8. Qua lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên, chúng ta rút ra bài học quan trọng nào về việc quyết định?
8 Qua những trường hợp trên, chúng ta rút ra bài học quan trọng. Đó là mỗi chúng ta phải tự quyết định, và lựa chọn đúng đắn cũng như khôn ngoan là dựa trên sự hiểu biết chính xác trong Kinh Thánh. Ga-la-ti 6:5 nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người sẽ tự gánh lấy trách nhiệm riêng”. Thật vậy, chúng ta có trách nhiệm tự quyết định, vì thế không nên giao trách nhiệm ấy cho người khác. Nhưng chính chúng ta nên tìm hiểu xem điều gì là đúng trong mắt Đức Chúa Trời và chọn làm theo.
9. Tại sao để người khác quyết định cho mình có thể rất nguy hiểm?
9 Một mối nguy hiểm là để người khác quyết định cho mình. Làm sao điều đó có thể xảy ra? Áp lực bạn bè có thể khiến chúng ta đưa ra quyết định sai lầm (Châm 1:10, 15). Tuy nhiên, dù bị người khác cố gây áp lực, chúng ta có trách nhiệm làm theo lương tâm được Kinh Thánh rèn luyện. Trong nhiều khía cạnh, nếu để người khác quyết định cho mình thì có nghĩa là chúng ta quyết định ‘đi đường cùng họ’. Đó cũng là một lựa chọn, nhưng là lựa chọn có thể dẫn đến tai họa.
10. Phao-lô phải cảnh báo tín đồ ở Ga-la-ti về điều gì?
10 Sứ đồ Phao-lô đưa ra lời cảnh báo rõ ràng cho tín đồ ở Ga-la-ti về mối nguy hiểm của việc để người khác quyết định cho mình. (Đọc Ga-la-ti 4:17). Một số người trong hội thánh muốn quyết định cho người khác nhằm khiến họ xa cách các sứ đồ. Tại sao? Vì những người ích kỷ đó muốn được nổi bật. Họ vượt qua phạm vi thích đáng và không tôn trọng trách nhiệm tự quyết định của anh em đồng đạo.
11. Chúng ta có thể giúp người khác như thế nào khi họ đưa ra quyết định?
11 Phao-lô nêu gương xuất sắc về việc tôn trọng quyền tự do quyết định của anh em. (Đọc 2 Cô-rinh-tô 1:24). Ngày nay, khi đưa ra lời khuyên liên quan đến lựa chọn cá nhân, trưởng lão nên noi theo gương mẫu ấy. Họ vui lòng chia sẻ thông tin dựa trên Kinh Thánh với anh em. Tuy nhiên, họ cẩn thận để anh em tự quyết định. Điều đó là hợp lý vì mỗi người phải chịu trách nhiệm về điều mình đã quyết định. Bài học quan trọng là: Chúng ta có thể quan tâm đến người khác và giúp họ hướng đến những nguyên tắc và lời khuyên của Kinh Thánh. Tuy nhiên, người khác có quyền và có trách nhiệm tự quyết định. Khi đưa ra quyết định khôn ngoan thì họ được lợi ích. Rõ ràng, chúng ta cần tránh bất cứ khuynh hướng nào cho rằng mình có quyền quyết định cho các anh chị khác.
ĐỪNG ĐỂ CẢM XÚC CHI PHỐI QUYẾT ĐỊNH
12, 13. Tại sao chỉ làm theo lòng mình mách bảo là điều nguy hiểm khi chúng ta tức giận hay nản lòng?
12 Một câu nói phổ biến là: Hãy làm theo lòng mình mách bảo. Nhưng làm thế có thể rất nguy hiểm, và theo nghĩa nào đó thì nó trái với Kinh Thánh. Kinh Thánh cảnh báo chúng ta đừng để lòng bất toàn hoặc tình cảm chi phối quyết định (Châm 28:26). Những lời tường thuật trong Kinh Thánh cho thấy hậu quả đáng buồn của việc làm theo lòng mình mách bảo. Vấn đề chính là vì bất toàn nên “lòng người ta là dối-trá hơn mọi vật, và rất là xấu-xa” (Giê 3:17; 13:10; 17:9; 1 Vua 11:9). Vậy, điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta chỉ làm theo lòng mình mách bảo?
13 Lòng của một tín đồ rất quan trọng, vì chúng ta được đòi hỏi phải yêu thương Đức Giê-hô-va hết lòng và yêu người lân cận như chính mình (Mat 22:37-39). Nhưng những câu Kinh Thánh trích dẫn trong đoạn trước nhấn mạnh mối nguy hiểm của việc để cho cảm xúc chi phối suy nghĩ và hành động. Chẳng hạn, điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta đưa ra quyết định khi đang tức giận? Nếu chúng ta đã có kinh nghiệm này trong quá khứ thì câu trả lời rất rõ ràng (Châm 14:17; 29:22). Hoặc chúng ta sẽ quyết định khôn ngoan không khi đang nản lòng? (Dân 32:6-12; Châm 24:10). Hãy nhớ rằng Lời Đức Chúa Trời cho thấy sự khôn ngoan của việc “làm tôi tớ cho luật pháp của Đức Chúa Trời” (Rô 7:25). Rõ ràng, chúng ta dễ bị cảm xúc đánh lừa nếu để cảm xúc chế ngự khi đưa ra những quyết định quan trọng.
KHI NÀO CẦN ĐỔI Ý?
14. Làm sao chúng ta biết việc thay đổi quyết định có thể là điều thích hợp?
14 Chúng ta cần đưa ra quyết định khôn ngoan. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta nhất quyết không thay đổi một khi đã quyết định. Cũng có lúc chúng ta nên xem xét lại quyết định và có lẽ thay đổi quyết định ấy. Hãy xem gương của Đức Giê-hô-va liên quan đến dân thành Ni-ni-ve vào thời Giô-na: “Bấy giờ Đức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây-bỏ đường-lối xấu của mình; Đức Chúa Trời bèn ăn-năn [“xem xét lại”, NW] sự họa mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó” (Giô-na 3:10). Sau khi thấy dân thành Ni-ni-ve thay đổi thái độ và ăn năn, Đức Giê-hô-va đã điều chỉnh quyết định. Khi làm thế, ngài thể hiện tính phải lẽ, khiêm nhường và lòng trắc ẩn. Hơn thế, Đức Chúa Trời không quyết định cách phản ứng dựa trên một cơn giận bùng lên nhất thời, giống như hành động bộc phát của nhiều người.
15. Điều gì có thể khiến chúng ta thay đổi quyết định?
15 Có thể có những lúc việc xem xét lại quyết định là điều tốt, chẳng hạn khi hoàn cảnh thay đổi. Đôi lúc Đức Giê-hô-va 1 Vua 21:20, 21, 27-29; 2 Vua 20:1-5). Hoặc một thông tin mới có thể cho chúng ta lý do chính đáng để điều chỉnh quyết định. Vua Đa-vít đã nhận thông tin sai lệch về cháu nội của Sau-lơ là Mê-phi-bô-sết. Sau này, khi nhận thông tin chính xác, Đa-vít đã điều chỉnh quyết định (2 Sa 16:3, 4; 19:24-29). Đôi khi việc chúng ta làm tương tự là điều khôn ngoan.
đã thay đổi quyết định khi hoàn cảnh thay đổi (16. (a) Một số chỉ dẫn hữu ích nào giúp đưa ra quyết định khôn ngoan? (b) Tại sao nên xem lại những quyết định mà mình đã đưa ra, và chúng ta làm vậy như thế nào?
16 Lời Đức Chúa Trời khuyên chúng ta không hấp tấp khi cần đưa ra quyết định quan trọng (Châm 21:5). Khi dành thời gian cân nhắc kỹ mọi khía cạnh và chi tiết liên quan đến một quyết định, rất có thể chúng ta sẽ thành công hơn (1 Tê 5:21). Trước khi đưa ra một quyết định, người làm đầu gia đình nên dành thời gian nghiên cứu Kinh Thánh và các ấn phẩm của đạo Đấng Ki-tô, cũng như xem xét ý kiến của người khác trong gia đình. Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời khuyên Áp-ra-ham lắng nghe lời vợ (Sáng 21:9-12). Các trưởng lão cũng nên dành thời gian nghiên cứu. Nếu là người phải lẽ và khiêm tốn, họ sẽ không sợ mất đi lòng kính trọng của người khác nếu thông tin mới cho thấy họ cần xem xét lại điều mình đã quyết định. Họ nên sẵn sàng điều chỉnh suy nghĩ và quyết định nếu cần, và tất cả chúng ta cũng nên noi theo gương ấy. Điều này có thể đẩy mạnh sự bình an và trật tự trong hội thánh.—Công 6:1-4.
LÀM THEO ĐIỀU MÌNH QUYẾT ĐỊNH
17. Làm thế nào chúng ta có thể thành công hơn khi đưa ra quyết định?
17 Có một số quyết định quan trọng hơn những quyết định khác. Những quyết định quan trọng hơn đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ và cầu nguyện nhiều hơn, và có thể cần nhiều thời gian. Một số tín đồ đứng trước quyết định nên kết hôn hay không và kết hôn với ai. Một quyết định quan trọng khác có thể mang lại nhiều ân phước là khi nào nên phụng sự trọn thời gian và bằng cách nào. Trong những trường hợp như thế, điều quan trọng là hoàn toàn tin cậy rằng Đức Giê-hô-va có thể và chắc chắn cung cấp sự hướng dẫn khôn ngoan (Châm 1:5). Vì thế, điều trọng yếu là hướng đến Kinh Thánh như nguồn khuyên bảo tốt nhất, và tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện. Cũng hãy nhớ rằng Đức Giê-hô-va có thể ban cho chúng ta những phẩm chất cần thiết để đưa ra quyết định phù hợp với ý ngài. Khi đứng trước những quyết định quan trọng, hãy tập thói quen tự hỏi: “Quyết định này có cho thấy mình yêu mến Đức Giê-hô-va không? Nó có mang lại niềm vui và sự bình an cho gia đình mình không? Nó có cho thấy mình kiên nhẫn và nhân từ không?”.
18. Tại sao Đức Giê-hô-va muốn chúng ta phải tự quyết định?
18 Đức Giê-hô-va không ép chúng ta yêu thương và phụng sự ngài. Đó là lựa chọn của chúng ta. Phù hợp với sự tự do ý chí mà ngài ban cho chúng ta, ngài tôn trọng quyền và trách nhiệm của chúng ta là chọn phụng sự ngài hay không (Giô-suê 24:15; Truyền 5:4). Nhưng ngài muốn chúng ta làm theo điều mình đã quyết định dựa trên sự hướng dẫn của ngài. Khi tin vào cách Đức Giê-hô-va xử lý vấn đề và các nguyên tắc ngài nhân từ cung cấp, chúng ta có thể đưa ra những quyết định khôn ngoan và cho thấy mình quyết đoán trong mọi việc.—Gia 1:5-8; 4:8.