BÀI HỌC 51
‘Đức Giê-hô-va giải cứu người buồn nản’
“Đức Giê-hô-va kề bên người có tấm lòng tan vỡ, giải cứu người buồn nản”.—THI 34:18, chú thích.
BÀI HÁT 30 Ngài là Cha, là Đức Chúa Trời và là Bạn tôi
GIỚI THIỆU *
1, 2. Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài này?
Đôi khi chúng ta nghĩ về đời sống và thấy cuộc sống thật ngắn ngủi, “đầy dẫy ưu phiền” (Gióp 14:1). Vì thế, không lạ gì khi có lúc chúng ta cảm thấy buồn nản. Nhiều tôi tớ của Đức Giê-hô-va thời xưa cũng cảm thấy như thế. Thậm chí một số người không muốn sống nữa (1 Vua 19:2-4; Gióp 3:1-3, 11; 7:15, 16). Nhưng hết lần này đến lần khác Đức Giê-hô-va, đấng mà họ tin cậy, đã trấn an và giúp họ vững mạnh. Lời tường thuật về họ được ghi lại để an ủi và chỉ dạy chúng ta.—Rô 15:4.
2 Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét một số trường hợp của tôi tớ Đức Giê-hô-va từng đương đầu với thử thách gây buồn nản, cụ thể là con trai của Gia-cốp là Giô-sép, góa phụ Na-ô-mi và con dâu là Ru-tơ, người Lê-vi viết bài Thi thiên 73 và sứ đồ Phi-e-rơ. Đức Giê-hô-va đã làm họ vững mạnh như thế nào? Chúng ta học được gì từ gương của họ? Câu trả lời giúp chúng ta tin chắc rằng “Đức Giê-hô-va kề bên người có tấm lòng tan vỡ” và ngài “giải cứu người buồn nản”.—Thi 34:18, chú thích.
GIÔ-SÉP CHỊU ĐỰNG SỰ BẤT CÔNG TÀN NHẪN
3, 4. Điều gì xảy ra cho Giô-sép khi ông còn trẻ?
3 Giô-sép khoảng 17 tuổi khi ông có hai giấc mơ, cả hai giấc mơ này đều đến từ Đức Chúa Trời. Những giấc mơ ấy cho thấy về sau Giô-sép sẽ có vị thế quan trọng và được cả gia đình kính trọng (Sáng 37:5-10). Nhưng không lâu sau khi Giô-sép có hai giấc mơ ấy, cuộc đời ông hoàn toàn thay đổi. Thay vì tôn trọng Giô-sép, các anh trai đã bán ông làm nô lệ. Cuối cùng, ông hầu việc cho một triều thần Ai Cập tên là Phô-ti-pha (Sáng 37:21-28). Chỉ trong thời gian ngắn, từ một người con yêu dấu, Giô-sép trở thành nô lệ thấp hèn cho một triều thần Ai Cập ngoại giáo.—Sáng 39:1.
4 Hoàn cảnh của Giô-sép ngày càng tồi tệ hơn. Vợ của Phô-ti-pha vu oan cho Giô-sép cố cưỡng đoạt bà. Không hề điều tra xem thực hư thế nào, Phô-ti-pha bỏ tù Giô-sép và ông phải chịu cảnh xiềng xích (Sáng 39:14-20; Thi 105:17, 18). Hãy hình dung chàng thanh niên Giô-sép cảm thấy ra sao khi bị vu oan tội toan cưỡng hiếp. Và hãy thử tưởng tượng lời cáo buộc đó có thể khiến danh của Đức Giê-hô-va bị bôi nhọ như thế nào. Chắc chắn Giô-sép có lý do để cảm thấy buồn nản.
5. Điều gì giúp Giô-sép vượt qua sự buồn nản?
5 Trong thời gian làm nô lệ và ngồi tù, Giô-sép không thể làm gì để thay đổi hoàn cảnh lúc đó. Vậy điều gì giúp ông giữ quan điểm thăng bằng? Thay vì tập trung vào những điều mình không thể làm, ông cố gắng hết sức để làm tốt công việc được giao. Trên hết, Giô-sép luôn xem Đức Giê-hô-va là đấng quan trọng nhất trong cuộc đời. Vì thế, Đức Giê-hô-va ban phước cho mọi việc Giô-sép làm.—Sáng 39:21-23.
6. Những giấc mơ của Giô-sép có lẽ đã an ủi ông như thế nào?
6 Có lẽ Giô-sép cũng được khích lệ khi suy ngẫm về những giấc mơ mang tính tiên tri trước đó. Những giấc mơ này cho thấy ông sẽ gặp lại gia đình và hoàn cảnh của ông sẽ tốt đẹp hơn. Điều này quả đã xảy ra. Khi Giô-sép khoảng 37 tuổi, những giấc mơ mang tính tiên tri của ông bắt đầu được ứng nghiệm một cách đáng kinh ngạc!—Sáng 37:7, 9, 10; 42:6, 9.
7. Theo 1 Phi-e-rơ 5:10, điều gì sẽ giúp chúng ta chịu đựng thử thách?
7 Bài học là gì? Câu chuyện của Giô-sép nhắc chúng ta nhớ rằng thế gian này rất tàn nhẫn và người ta sẽ đối xử bất công với chúng ta. Ngay cả một anh em đồng đạo cũng có thể làm chúng ta bị tổn Thi 62:6, 7; đọc 1 Phi-e-rơ 5:10). Cũng hãy nhớ rằng Đức Giê-hô-va đối xử đặc biệt với Giô-sép và ban cho ông những giấc mơ khi ông khoảng 17 tuổi. Điều này cho thấy Đức Giê-hô-va tin tưởng những người trẻ phụng sự ngài. Ngày nay, nhiều người trẻ giống như Giô-sép. Họ cũng có đức tin nơi Đức Giê-hô-va. Một số người trẻ thậm chí bị bỏ tù bất công vì giữ lòng trung thành với Đức Chúa Trời và không thỏa hiệp.—Thi 110:3.
thương. Nhưng nếu xem Đức Giê-hô-va là Vầng Đá hay Nơi Trú Náu, chúng ta sẽ không buồn nản hoặc ngưng phụng sự ngài (HAI NGƯỜI PHỤ NỮ CHỊU NỖI ĐAU TỘT CÙNG
8. Điều gì xảy ra với Na-ô-mi và Ru-tơ?
8 Vì có nạn đói trầm trọng, Na-ô-mi cùng gia đình rời quê nhà ở Giu-đa để đến sinh sống ở một nước khác là Mô-áp. Tại đó, chồng của Na-ô-mi là Ê-li-mê-léc qua đời, để lại bà cùng hai con trai. Với thời gian, hai người con của bà kết hôn với phụ nữ Mô-áp tên là Ru-tơ và Ọt-ba. Khoảng mười năm sau, hai con trai của Na-ô-mi cũng qua đời mà không có con (Ru 1:1-5). Hãy hình dung nỗi đau tột cùng của ba người phụ nữ ấy! Dĩ nhiên, Ru-tơ và Ọt-ba có thể tái hôn. Nhưng ai sẽ chăm sóc cho Na-ô-mi ngày càng lớn tuổi? Na-ô-mi buồn nản đến mức có lần bà thốt lên: “Xin đừng gọi tôi là Na-ô-mi. Hãy gọi tôi là Ma-ra, vì Đấng Toàn Năng đã khiến đời tôi cay đắng lắm”. Lòng đầy buồn rầu, Na-ô-mi quyết định trở về Bết-lê-hem, và Ru-tơ cùng đi với bà.—Ru 1:7, 18-20.
9. Theo Ru-tơ 1:16, 17, 22, Ru-tơ là nguồn khích lệ cho Na-ô-mi như thế nào?
9 Phương thuốc chữa lành nỗi đau của Na-ô-mi là tình yêu thương thành tín. Chẳng hạn, Ru-tơ thể hiện tình yêu thương thành tín đối với Na-ô-mi bằng cách gắn bó với mẹ chồng. (Đọc Ru-tơ 1:16, 17, 22). Tại Bết-lê-hem, Ru-tơ siêng năng mót lúa mạch để nuôi sống bản thân và Na-ô-mi. Bởi những điều ấy mà Ru-tơ có được danh tiếng tốt.—Ru 3:11; 4:15.
10. Đức Giê-hô-va thể hiện tình yêu thương đối với những người túng thiếu như Na-ô-mi và Ru-tơ qua cách nào?
10 Đức Giê-hô-va ban cho dân Y-sơ-ra-ên một điều luật cho thấy ngài tỏ lòng trắc ẩn đối với những người túng thiếu giống như Na-ô-mi và Ru-tơ. Ngài nói với dân ngài rằng khi thu hoạch mùa màng thì không được gặt hết rìa ruộng để người nghèo có thể mót những gì còn sót lại (Lê 19:9, 10). Vì thế, Na-ô-mi và Ru-tơ không phải đi ăn xin. Họ có thể có đồ ăn mà không cảm thấy bị hạ thấp phẩm giá.
11, 12. Bô-ô đã mang lại niềm vui cho Na-ô-mi và Ru-tơ như thế nào?
11 Chủ của ruộng lúa mà Ru-tơ mót là người đàn ông giàu có tên Bô-ô. Ông rất cảm động trước lòng thành tín và tình yêu thương mà Ru-tơ thể hiện với mẹ chồng là Na-ô-mi. Vì thế, ông đã chuộc lại sản nghiệp của gia đình họ và lấy Ru-tơ làm vợ (Ru 4:9-13). Ru-tơ sinh cho Bô-ô một con trai tên là Ô-bết, người sau này trở thành ông nội của vua Đa-vít.—Ru 4:17.
12 Hãy hình dung Na-ô-mi vui mừng thế nào khi bồng em bé Ô-bết và dốc đổ lòng cảm tạ Đức Giê-hô-va! Nhưng điều tuyệt vời nhất vẫn đang đón đợi Na-ô-mi và Ru-tơ. Khi được sống lại, họ sẽ biết rằng Ô-bết là tổ phụ của Đấng Mê-si được hứa trước, là Chúa Giê-su Ki-tô.
13. Chúng ta có thể rút ra những bài học quý giá nào từ lời tường thuật về Na-ô-mi và Ru-tơ?
13 Bài học là gì? Khi đương đầu với thử thách, chúng ta có thể cảm thấy nản lòng, thậm chí suy sụp. Có lẽ chúng ta thấy Châm 17:17.
mình không có lối thoát. Trong những lúc như thế, hãy hoàn toàn tin cậy Cha trên trời và gắn bó với anh em đồng đạo. Đúng là Đức Giê-hô-va không luôn loại bỏ thử thách. Suy cho cùng, ngài đã không làm cho chồng và hai con trai của Na-ô-mi sống lại. Tuy nhiên, ngài sẽ giúp chúng ta đương đầu, có lẽ qua những hành động thể hiện tình yêu thương thành tín của anh em trong gia đình thiêng liêng.—MỘT NGƯỜI LÊ-VI SUÝT VẤP NGÃ
14. Tại sao một người Lê-vi cảm thấy buồn nản?
14 Người viết bài Thi thiên 73 là một người Lê-vi. Vì thế, ông có đặc ân cao quý là phụng sự tại nơi thờ phượng Đức Giê-hô-va. Dù vậy, vào một thời điểm trong đời, ông cảm thấy rất buồn nản. Tại sao? Vì ông bắt đầu sinh lòng ghen tị với những người gian ác và ngạo mạn, không phải vì ông muốn làm điều xấu nhưng vì ông thấy họ dường như có đời sống thịnh vượng (Thi 73:2-9, 11-14). Có vẻ như họ có tất cả: sự giàu có, đời sống sung túc và không phải lo lắng. Khi thấy điều này, người viết Thi thiên nản lòng đến mức thốt lên: “Ích gì khi tôi giữ lòng trong sạch, khi tôi rửa tay xưng mình vô tội!”. Rõ ràng, ông đang ở trong tình trạng nguy hiểm về thiêng liêng.
15. Theo Thi thiên 73:16-19, 22-25, làm thế nào người Lê-vi vượt qua sự buồn nản?
15 Đọc Thi thiên 73:16-19, 22-25. Người Lê-vi đã “vào nơi thánh vĩ đại của Đức Chúa Trời”. Tại đó, rất có thể trong vòng những người thờ phượng khác, ông đã xem xét hoàn cảnh của mình một cách điềm tĩnh, sáng suốt cũng như cầu nguyện với Đức Giê-hô-va. Điều này giúp ông nhận ra lối suy nghĩ của mình thật dại dột, khiến mình đi trên con đường nguy hiểm, xa cách Đức Giê-hô-va. Ông cũng hiểu rằng kẻ ác ở “nơi trơn trượt” và sẽ “tan biến”. Để tránh ghen tị và buồn nản, người Lê-vi cần nhìn vấn đề theo quan điểm của Đức Giê-hô-va. Khi làm thế, ông có sự bình an và vui mừng trở lại. Ông nói: “Dưới đất, con chẳng mong ai ngoài [Đức Giê-hô-va]”.
16. Chúng ta có thể rút ra bài học nào từ người Lê-vi?
Truyền 8:12, 13). Nếu ghen tị với họ, chúng ta sẽ buồn nản, thậm chí có thể đánh mất mối quan hệ với Đức Giê-hô-va. Vậy nếu thấy mình ghen tị với những người ác có vẻ thành công, hãy làm điều mà người Lê-vi đã làm. Hãy vâng theo lời khuyên yêu thương của Đức Chúa Trời và kết hợp với những người làm theo ý muốn ngài. Khi xem Đức Giê-hô-va là niềm vui lớn nhất của mình, anh chị sẽ tìm được hạnh phúc thật và tiếp tục ở trên con đường dẫn đến “sự sống thật”.—1 Ti 6:19.
16 Bài học là gì? Đừng bao giờ ghen tị với những người ác dường như có đời sống thịnh vượng. Hạnh phúc của họ chỉ là vẻ bề ngoài và tạm thời; họ không có tương lai lâu dài (PHI-E-RƠ BUỒN NẢN VÌ KHUYẾT ĐIỂM BẢN THÂN
17. Có lẽ vì những lý do nào mà Phi-e-rơ buồn nản?
17 Sứ đồ Phi-e-rơ là người nhiệt huyết, nhưng ông cũng có tính hấp tấp và đôi khi vội vàng bày tỏ cảm xúc. Vì thế, có lúc ông nói và làm những điều mà sau này phải hối tiếc. Chẳng hạn, khi Chúa Giê-su nói với các sứ đồ rằng ngài sẽ phải chịu đau đớn và bị giết, Phi-e-rơ trách Chúa Giê-su và nói: “Điều đó sẽ không xảy ra cho ngài đâu” (Mat 16:21-23). Chúa Giê-su đã chỉnh sửa Phi-e-rơ. Khi một đám đông đến bắt Chúa Giê-su, Phi-e-rơ đã hành động hấp tấp, ông chém đứt tai đầy tớ của thầy tế lễ thượng phẩm (Giăng 18:10, 11). Một lần nữa, Chúa Giê-su chỉnh sửa sứ đồ này. Ngoài ra, Phi-e-rơ khoác lác rằng dù các sứ đồ khác vấp ngã và từ bỏ Đấng Ki-tô, ông sẽ không bao giờ làm thế! (Mat 26:33). Nhưng sự quá tự tin ấy nhanh chóng trở thành nỗi sợ loài người, và Phi-e-rơ đã chối Thầy mình ba lần. Vô cùng buồn nản, Phi-e-rơ “ra ngoài khóc lóc cay đắng” (Mat 26:69-75). Hẳn ông băn khoăn liệu Chúa Giê-su có thể nào tha thứ cho mình không.
18. Chúa Giê-su giúp Phi-e-rơ như thế nào để vượt qua sự buồn nản?
18 Tuy nhiên, Phi-e-rơ đã không chìm Giăng 21:1-3; Công 1:15, 16). Điều gì giúp ông đứng dậy? Một điều là trước đó Chúa Giê-su đã cầu nguyện cho Phi-e-rơ để ông không mất đức tin, và Chúa Giê-su khuyến giục Phi-e-rơ trở lại và làm vững mạnh anh em. Đức Giê-hô-va đã đáp lại lời cầu nguyện chân thành ấy. Sau khi Chúa Giê-su được sống lại, ngài hiện ra riêng với Phi-e-rơ, hẳn để khích lệ ông (Lu 22:32; 24:33, 34; 1 Cô 15:5). Sau một đêm các sứ đồ đánh cá và không bắt được gì, Chúa Giê-su đã hiện ra với họ. Vào dịp này, Chúa Giê-su cho Phi-e-rơ cơ hội để khẳng định tình yêu thương của ông dành cho ngài. Chúa Giê-su đã tha thứ cho người bạn yêu quý và tín nhiệm giao cho ông thêm công việc.—Giăng 21:15-17.
đắm trong sự buồn nản. Sau khi vấp ngã, ông đứng dậy và tiếp tục phụng sự Đức Giê-hô-va cùng với các sứ đồ khác (19. Làm thế nào Thi thiên 103:13, 14 giúp chúng ta nhìn lỗi lầm của mình theo quan điểm của Đức Giê-hô-va?
19 Bài học là gì? Cách Chúa Giê-su đối xử với Phi-e-rơ nêu bật lòng thương xót của ngài, và Chúa Giê-su phản ánh hoàn hảo Cha ngài. Vì vậy, khi phạm lỗi, chúng ta không nên xem mình là vô phương cứu chữa. Hãy nhớ rằng Sa-tan muốn chúng ta suy nghĩ như thế và buông xuôi. Nhưng hãy cố gắng nhìn bản thân và những người phạm lỗi với mình bằng đôi mắt đầy yêu thương và trắc ẩn của Cha trên trời.—Đọc Thi thiên 103:13, 14.
20. Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài sau?
20 Gương của Giô-sép, Na-ô-mi và Ru-tơ, người Lê-vi và Phi-e-rơ giúp chúng ta tin chắc rằng “Đức Giê-hô-va kề bên người có tấm lòng tan vỡ” (Thi 34:18). Ngài để cho chúng ta chịu đựng những thử thách có thể khiến mình buồn nản. Tuy nhiên, khi đương đầu thành công với thử thách nhờ sự trợ giúp của Đức Giê-hô-va, đức tin của chúng ta sẽ được củng cố (1 Phi 1:6, 7). Trong bài sau, chúng ta sẽ xem thêm về cách Đức Giê-hô-va hỗ trợ những người trung thành bị buồn nản vì lỗi lầm của mình hoặc vì phải đương đầu với hoàn cảnh khó khăn.
BÀI HÁT 7 Đức Giê-hô-va, ngài là sức mạnh của chúng con
^ đ. 5 Giô-sép, Na-ô-mi và Ru-tơ, một người Lê-vi, và sứ đồ Phi-e-rơ đương đầu với những thử thách gây buồn nản. Trong bài này, chúng ta sẽ xem làm thế nào Đức Giê-hô-va an ủi và giúp họ vững mạnh. Cũng hãy xem chúng ta học được gì từ gương của họ và cách Đức Giê-hô-va tỏ lòng trắc ẩn với họ.
^ đ. 56 HÌNH ẢNH: Na-ô-mi, Ru-tơ và Ọt-ba đau buồn và nản lòng vì mất chồng. Sau này, Ru-tơ và Na-ô-mi cùng Bô-ô vui mừng khi Ô-bết chào đời.