BÀI HỌC 6
Hãy giữ lòng trọn thành!
“Cho đến chết, tôi cũng không từ bỏ lòng trọn thành!”—GIÓP 27:5.
BÀI HÁT 34 Bước theo sự trọn thành
GIỚI THIỆU *
1. Ba Nhân Chứng được miêu tả trong đoạn đã đứng về phía Đức Giê-hô-va như thế nào?
Hãy hình dung những tình huống liên quan đến ba Nhân Chứng Giê-hô-va. (1) Một em trẻ còn đi học, và ngày nọ, cô giáo yêu cầu tất cả học sinh tham gia ngày lễ của thế gian. Vì biết ngày lễ đó không làm hài lòng Đức Chúa Trời nên em đã lễ phép từ chối. (2) Một em nam nhút nhát đang đi rao giảng từng nhà. Em nhận ra nhà kế tiếp là nhà của một bạn học cùng trường và từng chế giễu Nhân Chứng Giê-hô-va. Nhưng em vẫn đến gõ cửa nhà ấy để làm chứng. (3) Một nam tín đồ cố gắng làm việc để chu cấp cho gia đình, và một ngày, ông chủ bảo anh làm một việc thiếu trung thực và trái luật. Dù biết mình có thể bị mất việc, nhưng anh giải thích rằng anh phải lương thiện và tuân thủ pháp luật vì đó là điều Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi các tôi tớ ngài.—Rô 13:1-4; Hê 13:18.
2. Chúng ta sẽ thảo luận những câu hỏi nào, và tại sao?
2 Anh chị thấy ba tín đồ trên đã thể hiện phẩm chất nào? Có lẽ anh chị nhận ra một số phẩm chất, chẳng hạn như can đảm và trung thực. Nhưng cả ba đều thể hiện một phẩm chất đặc biệt đáng quý, đó là lòng trọn thành. Họ trung thành với Đức Giê-hô-va và từ chối thỏa hiệp tiêu chuẩn của ngài. Lòng trọn thành đã thôi thúc họ làm thế, và chắc chắn Đức Giê-hô-va tự hào về họ. Tương tự, chúng ta cũng muốn làm Cha trên trời tự hào. Vậy hãy xem xét những câu hỏi sau: Lòng trọn thành là gì? Tại sao chúng ta cần có lòng trọn thành? Làm sao để củng cố quyết tâm giữ lòng trọn thành trong thời kỳ khó khăn này?
LÒNG TRỌN THÀNH LÀ GÌ?
3. (a) Lòng trọn thành có nghĩa gì? (b) Những ví dụ nào giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của lòng trọn thành?
3 Đối với các tôi tớ Đức Chúa Trời, lòng trọn thành có nghĩa * không bị khiếm khuyết (Lê 22:21, 22). Họ không được phép dâng con vật bị bệnh tật, hoặc mất chân, mất tai hay mắt. Điều quan trọng đối với Đức Giê-hô-va là con vật được dâng phải trọn vẹn (Mal 1:6-9). Chúng ta có thể hiểu tại sao ngài quan tâm đến sự trọn vẹn. Khi mua thứ gì đó, dù là trái cây, cuốn sách hoặc một dụng cụ, chúng ta không muốn mua cái bị khiếm khuyết hoặc thiếu phần nào đó. Chúng ta muốn mua cái trọn vẹn. Đức Giê-hô-va cũng vậy, ngài muốn chúng ta dành cho ngài tình yêu thương và lòng trung thành trọn vẹn.
là yêu thương ngài hết lòng và dành cho ngài sự sùng kính không lay chuyển; khi đó một người sẽ luôn đặt ý muốn của ngài lên hàng đầu trong mọi quyết định. Trong Kinh Thánh, từ Hê-bơ-rơ được dịch là “lòng trọn thành” có nghĩa là trọn vẹn, không khiếm khuyết. Ví dụ, Luật pháp quy định khi dân Y-sơ-ra-ên dâng thú vật làm vật tế lễ cho Đức Giê-hô-va, họ phải dâng con vật khỏe mạnh,4. (a) Tại sao một người bất toàn vẫn có thể có lòng trọn thành? (b) Theo Thi thiên 103:12-14, Đức Giê-hô-va không đòi hỏi điều gì nơi chúng ta?
4 Chúng ta có nên nghĩ rằng chỉ khi hoàn hảo thì mới có thể có lòng trọn thành không? Suy cho cùng, có lẽ chúng ta thấy mình thiếu sót hoặc thậm chí phạm nhiều lỗi lầm. Hãy xem hai lý do tại sao chúng ta không nên nghĩ rằng mình phải hoàn hảo thì mới có lòng trọn thành. Thứ nhất, Đức Giê-hô-va không tập trung vào thiếu sót của chúng ta. Kinh Thánh nói: “Lạy Gia, nếu ngài để ý lầm lỗi thì Đức Giê-hô-va ôi, còn ai đứng nổi?” (Thi 130:3). Ngài biết chúng ta là người bất toàn, tội lỗi, và ngài rộng lòng tha thứ (Thi 86:5). Thứ hai, Đức Giê-hô-va biết giới hạn của chúng ta, và ngài không đòi hỏi chúng ta làm điều vượt quá khả năng của mình. (Đọc Thi thiên 103:12-14). Vậy chúng ta có thể trọn vẹn trong mắt ngài theo nghĩa nào?
5. Tại sao các tôi tớ Đức Giê-hô-va cần có tình yêu thương để có lòng trọn thành?
5 Đối với các tôi tớ Đức Giê-hô-va, bí quyết để có lòng trọn thành là tình yêu thương. Tình yêu thương và sự sùng kính của chúng ta dành cho Cha trên trời phải luôn trọn vẹn. Nếu giữ tình yêu thương trọn vẹn ngay cả khi bị thử thách thì chúng ta sẽ có lòng trọn thành (1 Sử 28:9; Mat 22:37). Hãy trở lại trường hợp của ba Nhân Chứng được miêu tả ở đầu bài. Tại sao họ quyết định làm thế? Phải chăng em trẻ ấy muốn cô lập với các bạn trong lớp, hay em nam muốn bị chế giễu trước cửa nhà của bạn học, hoặc người nam tín đồ muốn bị mất việc? Tất nhiên là không. Nhưng họ biết Đức Giê-hô-va có những tiêu chuẩn công chính, và họ chú tâm vào việc làm hài lòng ngài. Tình yêu thương dành cho Cha trên trời thôi thúc họ đặt ngài lên hàng đầu khi đưa ra quyết định. Vậy họ đã chứng minh sự trọn thành của mình qua hành động.
TẠI SAO CẦN CÓ LÒNG TRỌN THÀNH?
6. (a) Tại sao anh chị cần có lòng trọn thành? (b) A-đam và Ê-va đã không thể hiện lòng trọn thành như thế nào?
6 Tại sao lòng trọn thành là phẩm chất thiết yếu đối với mỗi chúng ta? Anh chị cần có lòng trọn thành vì Sa-tan đã thách thức Đức Giê-hô-va, và hắn cũng thách thức anh chị. Thiên sứ phản nghịch ấy đã tự biến mình thành Sa-tan, tức “Kẻ Chống Đối”, trong vườn Ê-đen. Hắn đã bôi nhọ danh thánh của Đức Giê-hô-va bằng cách ám chỉ rằng ngài là Đấng Cai Trị tồi tệ, ích kỷ và dối trá. Đáng buồn là A-đam và Ê-va đã đứng về phe Sa-tan và chống lại Đức Giê-hô-va (Sáng 3:1-6). Đời sống trong vườn Ê-đen cho họ vô số cơ hội để thắt chặt tình yêu thương với ngài. Nhưng vào thời điểm Sa-tan đưa ra thách thức về quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va, tình yêu thương của họ đã không trọn vẹn. Một vấn đề khác được nêu ra là: Liệu có ai sẽ giữ lòng trọn thành với Đức Chúa Trời vì yêu thương ngài không? Nói cách khác, liệu con người có khả năng thể hiện lòng trọn thành không? Câu hỏi này đã được nêu ra trong trường hợp của Gióp.
7. Theo Gióp 1:8-11, Đức Giê-hô-va cảm thấy thế nào về lòng trọn thành của Gióp, còn Sa-tan thì sao?
7 Gióp sống trong thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên làm nô lệ tại Ai Cập. Vào thời đó, không ai có lòng trọn thành giống như ông. Như chúng ta, Gióp là người bất toàn và cũng mắc lỗi lầm. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va yêu thương Gióp vì ông có lòng trọn thành. Dường như trước thời đó, Sa-tan đã thách thức Đức Giê-hô-va về lòng trọn thành của con người. Thế nên Đức Giê-hô-va hướng Sa-tan chú ý đến Gióp. Lối sống của Gióp đã vạch trần lời cáo buộc của Sa-tan là dối trá. Do đó, Sa-tan đòi thử thách lòng trọn thành của Gióp. Đức Giê-hô-va tin tưởng Gióp và cho phép Sa-tan thử thách ông.—Đọc Gióp 1:8-11.
8. Sa-tan đã tấn công Gióp như thế nào?
8 Sa-tan rất hiểm độc và là một kẻ giết người. Hắn cướp đi tài sản của Gióp, giết các tôi tớ và hủy hoại thanh danh của ông. Hắn tấn công gia đình Gióp bằng cách giết chết mười người con yêu quý của ông. Sau đó hắn lấy đi sức khỏe của Gióp và hành hạ ông bằng những ung nhọt đau đớn từ lòng bàn chân cho đến đỉnh đầu. Vợ của Gióp vô cùng đau buồn; bà giục ông hãy từ bỏ lòng trọn thành, phỉ báng Đức Chúa Trời và chết đi. Bản thân Gióp cũng muốn chết, nhưng ông vẫn kiên quyết giữ lòng trọn thành. Rồi Sa-tan thử một đòn tấn công khác. Hắn dùng ba người bạn của Gióp. Những người bạn này đến Gióp 1:13-22; 2:7-11; 15:4, 5; 22:3-6; 25:4-6.
thăm Gióp trong nhiều ngày, nhưng không mang lại cho ông sự an ủi nào. Thay vì thế, họ chỉ trích ông một cách tàn nhẫn. Họ cho là Đức Chúa Trời đứng đằng sau những đau khổ ấy và ngài không hề quan tâm đến lòng trọn thành của Gióp. Họ còn nói rằng Gióp là người gian ác và đáng bị những tai họa như thế!—9. Dù gặp nhiều thử thách, Gióp đã không làm gì?
9 Gióp phản ứng ra sao trước mọi nghịch cảnh ấy? Ông không phải là người hoàn hảo. Ông tức giận khiển trách những người an ủi giả tạo và thốt ra những lời mà sau đó ông thừa nhận là thiếu suy nghĩ. Ông bênh vực cho sự công chính của mình nhiều hơn là sự công chính của Đức Giê-hô-va (Gióp 6:3; 13:4, 5; 32:2; 34:5). Tuy nhiên, ngay cả trong những thời điểm tồi tệ nhất, Gióp vẫn không quay lưng với Đức Giê-hô-va. Ông không tin vào lời dối trá của những người bạn giả hiệu. Ông nói: “Chẳng bao giờ tôi tuyên bố các anh là công chính! Cho đến chết, tôi cũng không từ bỏ lòng trọn thành!” (Gióp 27:5). Quả là lời tuyên bố đầy quyết tâm! Gióp đã không từ bỏ lòng trọn thành, và chúng ta cũng có thể làm thế.
10. Anh chị liên quan thế nào đến vấn đề mà Sa-tan nêu ra trong trường hợp của Gióp?
10 Anh chị liên quan thế nào đến vấn đề mà Sa-tan nêu ra trong trường hợp của Gióp? Sa-tan cũng đưa ra những cáo buộc như thế với mỗi chúng ta. Như thể hắn nói rằng anh chị không thật sự yêu thương Đức Giê-hô-va; anh chị sẽ ngưng phụng sự ngài để cứu bản thân, và lòng trọn thành của anh chị là giả tạo! (Gióp 2:4, 5; Khải 12:10). Anh chị cảm thấy thế nào? Hẳn anh chị rất đau lòng phải không? Tuy nhiên, hãy nghĩ về điều này: Đức Giê-hô-va tin cậy anh chị đến mức cho anh chị có một cơ hội tuyệt vời. Ngài cho phép Sa-tan thử thách lòng trọn thành của anh chị. Đức Giê-hô-va tin chắc anh chị có thể giữ lòng trọn thành và góp phần chứng tỏ Sa-tan là kẻ nói dối. Và ngài hứa sẽ giúp anh chị làm thế (Hê 13:6). Quả là đặc ân khi được Chúa Tối Thượng Hoàn Vũ tin cậy! Anh chị có nhận ra tại sao lòng trọn thành là điều vô cùng quan trọng không? Vì phẩm chất này giúp chúng ta chứng minh Sa-tan là kẻ dối trá, đồng thời giúp chúng ta ủng hộ danh thánh của Đức Giê-hô-va và đường lối cai trị của ngài. Vậy làm thế nào để vun trồng phẩm chất thiết yếu này?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỮ LÒNG TRỌN THÀNH TRONG THỜI KỲ NÀY?
11. Chúng ta có thể học được gì từ Gióp?
11 Trong “những ngày sau cùng” đầy khó khăn này, Sa-tan càng ra sức tấn công tôi tớ Đức Chúa Trời (2 Ti 3:1). Trong thời điểm đen tối như thế, làm thế nào để củng cố quyết tâm giữ lòng trọn thành? Về khía cạnh này, chúng ta cũng có thể học được nhiều từ Gióp. Từ lâu trước khi gặp thử thách, Gióp đã nhiều lần giữ lòng trọn thành với Đức Giê-hô-va. Hãy xem ba bài học từ gương của Gióp để giúp chúng ta củng cố quyết tâm giữ lòng trọn thành.
12. (a) Như được đề cập nơi Gióp 26:7, 8, 14, làm thế nào Gióp vun trồng lòng kính sợ và thán phục dành cho Đức Giê-hô-va? (b) Chúng ta có thể vun trồng lòng kính sợ Đức Chúa Trời bằng cách nào?
12 Gióp củng cố tình yêu thương với Đức Giê-hô-va bằng cách vun trồng lòng kính sợ dành cho ngài. Gióp đã dành thời gian để suy ngẫm về sự kỳ diệu của công trình sáng tạo. (Đọc Gióp 26:7, 8, 14). Ông vô cùng thán phục khi nghĩ về trái đất, bầu trời, những đám mây và tiếng sấm. Tuy nhiên, ông nhận ra rằng mình biết rất ít về sự sáng tạo vĩ đại của Đức Chúa Trời. Gióp cũng rất quý trọng lời của Đức Giê-hô-va. Ông nói: ‘Tôi quý trọng lời ngài’ (Gióp 23:12). Lòng thán phục và kính sợ dành cho Đức Giê-hô-va thật sự đã tác động đến Gióp. Ông yêu thương Cha trên trời và muốn làm hài lòng ngài. Vì thế, Gióp càng quyết tâm giữ lòng trọn thành. Chúng ta cũng cần làm giống như Gióp. So với những người sống vào thời của Gióp, chúng ta biết nhiều hơn về sự kỳ diệu của các công trình sáng tạo. Chúng ta cũng có trọn bộ Kinh Thánh để giúp mình biết rõ về Đức Giê-hô-va. Tất cả những gì học được giúp chúng ta vun trồng lòng kính sợ ngài. Lòng thán phục và kính sợ dành cho Đức Giê-hô-va sẽ thôi thúc chúng ta yêu thương và vâng lời ngài, cũng như vun trồng ước muốn sâu xa là giữ lòng trọn thành với ngài.—Gióp 28:28.
13, 14. (a) Theo Gióp 31:1, Gióp thể hiện sự vâng lời như thế nào? (b) Chúng ta có thể noi gương Gióp ra sao?
13 Gióp củng cố quyết tâm giữ lòng trọn thành qua những hành động vâng lời. Gióp biết việc giữ lòng trọn thành phải đi đôi với sự vâng lời. Thật ra, mỗi hành động vâng lời sẽ giúp chúng ta củng cố quyết tâm giữ lòng trọn thành. Gióp nỗ lực vâng lời Đức Chúa Trời trong đời sống hằng ngày. Chẳng hạn, ông rất thận trọng trong cách đối xử với người khác phái. (Đọc Gióp 31:1). Là người đã lập gia đình, ông biết việc dành sự quan tâm quá mức đến bất cứ phụ nữ nào ngoài vợ mình là điều không thích hợp. Ngày nay, chúng ta sống trong một thế gian đầy dẫy cám dỗ về tình dục. Như Gióp, chúng ta có quyết tâm không cho mắt để ý đến người không phải là người hôn phối của mình không? Chúng ta có tránh xem tài liệu khiêu dâm dưới mọi hình thức không? (Mat 5:28). Nếu nỗ lực thể hiện tính tự chủ mỗi ngày, chúng ta sẽ củng cố quyết tâm giữ lòng trọn thành với Đức Chúa Trời.
14 Gióp cũng vâng lời Đức Chúa Trời khi có cùng quan điểm với ngài về của cải vật chất. Gióp hiểu rằng nếu đặt lòng tin cậy nơi của cải, ông sẽ phạm tội trọng và ‘đáng bị trừng phạt’ (Gióp 31:24, 25, 28). Ngày nay, chúng ta sống trong một thế gian đề cao vật chất. Nếu có quan điểm thăng bằng về tiền bạc như lời khuyến giục của Kinh Thánh, chúng ta sẽ củng cố quyết tâm giữ lòng trọn thành với Đức Chúa Trời.—Châm 30:8, 9; Mat 6:19-21.
15. (a) Triển vọng về phần thưởng nào đã giúp cho Gióp giữ lòng trọn thành? (b) Tại sao việc ghi nhớ niềm hy vọng mà Đức Giê-hô-va ban sẽ giúp ích cho chúng ta?
Gióp 31:6). Dù gặp nhiều thử thách, ông tin chắc Đức Giê-hô-va cuối cùng sẽ ban thưởng cho ông. Niềm tin chắc này đã giúp ông giữ lòng trọn thành. Đức Giê-hô-va hài lòng về sự trọn thành của Gióp đến nỗi ban phước dồi dào cho ông trong khi ông vẫn là người bất toàn! (Gióp 42:12-17; Gia 5:11). Và những phần thưởng lớn hơn đang chờ đợi Gióp ở phía trước. Anh chị có niềm hy vọng chắc chắn như Gióp không? Anh chị có tin chắc Đức Giê-hô-va sẽ ban thưởng cho lòng trọn thành của mình không? Đức Chúa Trời là đấng không bao giờ thay đổi (Mal 3:6). Nếu ghi nhớ rằng ngài quý trọng lòng trọn thành của mình, chúng ta sẽ luôn giữ niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng.—1 Tê 5:8, 9.
15 Gióp giữ lòng trọn thành bằng cách chú tâm vào hy vọng là Đức Chúa Trời sẽ ban thưởng cho ông. Gióp tin rằng Đức Chúa Trời thật sự quan tâm đến lòng trọn thành của mình (16. Chúng ta nên quyết tâm làm gì?
16 Vậy, hãy quyết tâm không bao giờ từ bỏ lòng trọn thành! Có lẽ đôi khi anh chị cảm thấy đơn độc khi giữ lối sống như thế. Nhưng hãy nhớ rằng anh chị nằm trong số hàng triệu người trên khắp thế giới đang giữ lòng trọn thành. Anh chị cũng sẽ gia nhập hàng ngũ những người nam và người nữ có đức tin, là những người đã giữ lòng trọn thành dù một số người trong số họ bị đe dọa mạng sống (Hê 11:36-38; 12:1). Mong sao tất cả chúng ta đều quyết tâm sống theo lời Gióp nói: ‘Tôi không từ bỏ lòng trọn thành!’. Và mong sao sự trọn thành của chúng ta sẽ tôn vinh Đức Giê-hô-va mãi mãi!
BÀI HÁT 124 Luôn trung thành
^ đ. 5 Lòng trọn thành là gì? Tại sao Đức Giê-hô-va quý trọng phẩm chất này nơi các tôi tớ của ngài? Tại sao lòng trọn thành rất quan trọng đối với mỗi chúng ta? Bài này sẽ giúp chúng ta tìm lời giải đáp trong Kinh Thánh cho những câu hỏi đó. Bài cũng giúp chúng ta biết cách củng cố quyết tâm giữ lòng trọn thành mỗi ngày. Khi làm thế, chúng ta sẽ nhận được những ân phước vô giá.
^ đ. 3 Từ Hê-bơ-rơ được dịch là “khỏe mạnh” khi nói về con vật có liên quan đến từ được dịch là “lòng trọn thành” khi nói về con người.
^ đ. 50 HÌNH ẢNH: Trong hình, chúng ta thấy khi còn trẻ, Gióp dạy các con về sự kỳ diệu của công trình sáng tạo.
^ đ. 52 HÌNH ẢNH: Một anh từ chối xem tài liệu khiêu dâm khi các đồng nghiệp mời mọc.
^ đ. 54 HÌNH ẢNH: Một anh khước từ khi nhân viên bán hàng thúc giục mình mua ti-vi lớn hơn và đắt tiền hơn.
^ đ. 56 HÌNH ẢNH: Một anh dành thời gian cầu nguyện và suy ngẫm niềm hy vọng về địa đàng.