Kháng cự tinh thần ích kỷ của thế gian ngày nay
Anh chị có thấy nhiều người trong thế gian cảm thấy họ xứng đáng được đối xử đặc biệt hoặc có đặc quyền không? Dù có bao nhiêu quyền lợi đi nữa, họ nghĩ rằng mình xứng đáng nhận được nhiều hơn. Lối suy nghĩ này bắt nguồn từ thái độ ích kỷ và vô ơn, là đặc điểm của những ngày sau cùng.—2 Ti 3:2.
Dĩ nhiên, sự ích kỷ không có gì mới lạ. A-đam và Ê-va quyết định tự chọn cho mình điều đúng điều sai, và hậu quả thật tai hại. Nhiều thế kỷ sau, vua U-xi-a của Giu-đa nghĩ rằng mình có quyền dâng hương tại đền thờ, nhưng ông đã vô cùng sai lầm (2 Sử 26:18, 19). Tương tự, người Pha-ri-si và Sa-đu-sê tin rằng họ xứng đáng được Đức Chúa Trời đối xử đặc biệt chỉ vì là con cháu của Áp-ra-ham.—Mat 3:9.
Chúng ta sống giữa những người ích kỷ và tự cao nên thái độ của họ có thể ảnh hưởng đến mình (Ga 5:26). Có thể chúng ta bắt đầu nghĩ rằng mình xứng đáng nhận một đặc ân nào đó hoặc được đối xử đặc biệt. Làm thế nào để tránh lối suy nghĩ đó? Trước tiên, chúng ta cần biết quan điểm của Đức Giê-hô-va về vấn đề. Có hai nguyên tắc Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta.
Đức Giê-hô-va là đấng quyết định chúng ta xứng đáng nhận được gì. Hãy xem một số ví dụ.
-
Trong sắp đặt về gia đình, người chồng cần cảm thấy được vợ tôn trọng, còn người vợ cần cảm Ê-phê 5:33). Vợ chồng xứng đáng là người duy nhất nhận được tình cảm lãng mạn từ người hôn phối (1 Cô 7:3). Cha mẹ có quyền đòi hỏi con cái vâng lời, và con cái xứng đáng nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc từ cha mẹ.—2 Cô 12:14; Ê-phê 6:2.
thấy được chồng yêu thương ( -
Trong hội thánh, các trưởng lão làm việc khó nhọc nên xứng đáng được chúng ta tôn trọng (1 Tê 5:12). Tuy nhiên, họ không có quyền thống trị anh em.—1 Phi 5:2, 3.
-
Đức Chúa Trời ban cho các chính phủ loài người quyền đòi hỏi người dân nộp thuế và kính trọng họ.—Rô 13:1, 6, 7.
Đức Giê-hô-va yêu thương ban cho chúng ta nhiều hơn những gì mình xứng đáng nhận được. Vì bản chất bất toàn, chúng ta đáng phải chết (Rô 6:23). Nhưng Đức Giê-hô-va đã ban cho chúng ta nhiều ân phước nhờ tình yêu thương thành tín của ngài (Thi 103:10, 11). Mỗi ân phước hoặc đặc ân chúng ta nhận được đều là nhờ lòng nhân từ bao la của ngài, chứ không phải vì chúng ta xứng đáng nhận những điều ấy.—Rô 12:6-8; Ê-phê 2:8.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH TRỞ NÊN ÍCH KỶ VÀ TỰ CAO?
Hãy cảnh giác trước thái độ của thế gian. Chúng ta có thể bắt đầu nghĩ mình xứng đáng nhận được nhiều hơn người khác mà không hề nhận ra khuynh hướng đó. Chúa Giê-su cho thấy lối suy nghĩ này rất dễ nảy sinh bằng cách đưa ra minh họa về những người làm việc được trả một đơ-na-ri-on. Một số người bắt đầu làm việc từ sáng sớm và làm suốt cả ngày dưới trời nắng nóng; những người khác chỉ làm trong một giờ. Nhóm làm từ lúc đầu cho rằng họ xứng đáng lãnh được nhiều tiền hơn vì công việc của họ (Mat 20:1-16). Qua minh họa này, Chúa Giê-su cho thấy các môn đồ nên thỏa lòng với những gì Đức Chúa Trời cung cấp.
Hãy biết ơn, đừng đòi hỏi (1 Tê 5:18). Hãy noi theo sứ đồ Phao-lô. Ông không yêu cầu anh em ở Cô-rinh-tô chu cấp về vật chất dù có quyền làm thế (1 Cô 9:11-14). Chúng ta nên quý trọng mỗi ân phước mình nhận được và tránh thái độ đòi hỏi.
Hãy vun trồng sự khiêm nhường. Khi nghĩ quá nhiều về bản thân, một người thường bắt đầu cảm thấy mình xứng đáng nhận được nhiều hơn những gì mình có. Khiêm nhường là thuốc giải cho lối suy nghĩ độc hại như thế.
Nhà tiên tri Đa-ni-ên nêu gương tốt trong việc thể hiện sự khiêm nhường. Xuất thân, vẻ đẹp trai, sự thông minh và tài năng đã có thể khiến ông cảm thấy mình xứng đáng được đối xử đặc biệt và nhận những đặc ân mà ông có (Đa 1:3, 4, 19, 20). Tuy nhiên, Đa-ni-ên tiếp tục khiêm nhường, và phẩm chất này khiến ông trở nên đáng quý với Đức Giê-hô-va.—Đa 2:30; 10:11, 12.
Hãy kháng cự tinh thần ích kỷ và tự cao phổ biến trong thế gian ngày nay. Mong sao chúng ta tiếp tục tìm niềm vui trong mỗi ân phước mà Đức Giê-hô-va ban cho nhờ lòng nhân từ bao la của ngài.