BÀI HỌC 22
Quý trọng của báu không thấy được
“Chúng ta chú tâm vào những điều không thấy được... Bởi những điều thấy được là tạm thời, còn những điều không thấy được thì tồn tại mãi”.—2 CÔ 4:18.
BÀI HÁT 45 Sự suy ngẫm của lòng con
GIỚI THIỆU *
1. Chúa Giê-su nói gì về của báu ở trên trời?
Không phải mọi của báu đều có thể thấy được. Thật ra, những của báu quý giá nhất là những của báu mà chúng ta không thấy được. Trong Bài giảng trên núi, Chúa Giê-su nhắc đến của báu ở trên trời, là những thứ quý giá hơn rất nhiều so với của cải vật chất. Rồi ngài cho biết sự thật này: “Của báu anh em ở đâu thì lòng anh em cũng ở đó” (Mat 6:19-21). Lòng của chúng ta thôi thúc chúng ta theo đuổi những thứ mà mình quý trọng. Tích trữ “của báu ở trên trời” có nghĩa là tạo danh tiếng tốt hay có vị thế tốt trước mắt Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su cho biết những của báu như thế không bao giờ bị hủy hoại hoặc lấy trộm.
2. (a) Theo 2 Cô-rinh-tô 4:17, 18, Phao-lô khuyến giục chúng ta chú tâm vào điều gì? (b) Bài này sẽ xem xét điều gì?
2 Sứ đồ Phao-lô khuyến giục chúng ta “chú tâm vào những điều không thấy được”. (Đọc 2 Cô-rinh-tô 4:17, 18). Trong số “những điều không thấy được” có những của báu là các ân phước mà chúng ta sẽ được hưởng trong thế giới mới. Trong bài này, chúng ta sẽ xem bốn của báu không thấy được mà mình có thể có ngay bây giờ, đó là tình bạn với Đức Chúa Trời, đặc ân cầu nguyện, sự giúp đỡ của thần khí thánh và sự hỗ trợ từ trời mà chúng ta nhận được trong thánh chức. Chúng ta cũng sẽ xem cách mình có thể tỏ lòng quý trọng những của báu không thấy được này.
TÌNH BẠN VỚI ĐỨC GIÊ-HÔ-VA
3. Của báu quý giá nhất là gì, và nhờ đâu chúng ta có được của báu ấy?
3 Của báu không thấy được và quý giá nhất là tình bạn với Đức Giê-hô-va (Thi 25:14). Làm thế nào ngài kết bạn với con người tội lỗi mà vẫn hoàn toàn thánh khiết? Ngài có thể làm thế vì giá chuộc của Chúa Giê-su đã “cất tội lỗi của thế gian” (Giăng 1:29). Đức Giê-hô-va biết trước rằng ý định của ngài trong việc cung cấp Đấng Giải Cứu cho nhân loại chắc chắn sẽ thành hiện thực. Do đó, Đức Chúa Trời có thể trở thành bạn của những người từng sống trước khi Chúa Giê-su chết.—Rô 3:25.
4. Hãy cho biết một số người sống trước thời Đấng Ki-tô mà đã trở thành bạn của Đức Chúa Trời.
4 Hãy xem một số trường hợp của những người sống trước thời Đấng Ki-tô mà đã trở thành bạn của Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham là người thể hiện đức tin nổi bật. Hơn 1.000 năm sau khi ông qua đời, Đức Giê-hô-va gọi ông là “bạn ta” (Ê-sai 41:8). Thế nên, ngay cả cái chết cũng không chia lìa Đức Giê-hô-va khỏi những bạn thiết. Áp-ra-ham vẫn sống trong ký ức của ngài (Lu 20:37, 38). Một trường hợp khác là Gióp. Trước sự hiện diện của các thiên sứ, Đức Giê-hô-va đã khen Gióp. Ngài gọi ông là “người ngay thẳng và trọn thành, kính sợ Đức Chúa Trời và tránh xa điều ác” (Gióp 1:6-8). Còn Đức Giê-hô-va cảm thấy thế nào về Đa-ni-ên, người đã giữ lòng trung thành khi sống ở xứ ngoại giáo trong khoảng 80 năm? Các thiên sứ đã ba lần khẳng định với người cao niên này rằng ông là “người rất đáng quý” trước mắt ngài (Đa 9:23; 10:11, 19). Chúng ta có thể tin chắc Đức Giê-hô-va mong mỏi ngày mà ngài sẽ làm cho những người bạn yêu dấu sống lại.—Gióp 14:15.
5. Chúng ta cần làm gì để có tình bạn mật thiết với Đức Giê-hô-va?
5 Ngày nay, có bao nhiêu người bất toàn hưởng được tình bạn mật thiết với Đức Giê-hô-va? Hàng triệu người. Chúng ta biết điều này vì rất nhiều người nam, nữ và trẻ em trên khắp đất đang chứng tỏ qua hạnh kiểm là họ muốn làm bạn với Đức Chúa Trời. Ngài “kết tình bạn thiết với những người ngay thẳng” (Châm 3:32). Tình bạn này có được là nhờ họ đặt đức tin nơi giá chuộc. Dựa trên nền tảng ấy, Đức Giê-hô-va yêu thương cho chúng ta dâng mình và báp-têm. Khi thực hiện những bước quan trọng này, chúng ta gia nhập hàng ngũ gồm hàng triệu tín đồ đã dâng mình, báp-têm và “kết tình bạn thiết” với đấng vĩ đại nhất trong vũ trụ!
6. Làm sao để cho thấy chúng ta quý trọng tình bạn với Đức Chúa Trời?
6 Làm sao để cho thấy chúng ta quý trọng tình bạn với Đức Chúa Trời? Như Áp-ra-ham và Gióp, là những người giữ lòng trung thành với ngài hơn một thế kỷ, chúng ta phải trung thành cho dù phụng sự bao lâu trong thế gian già cỗi này. Như Đa-ni-ên, chúng ta cần quý trọng tình bạn với Đức Chúa Trời hơn cả mạng sống mình (Đa 6:7, 10, 16, 22). Với sự trợ giúp của Đức Giê-hô-va, chúng ta có thể chịu đựng bất cứ khó khăn nào, và nhờ thế giữ được tình bạn mật thiết với ngài.—Phi-líp 4:13.
ĐẶC ÂN CẦU NGUYỆN
7. (a) Theo Châm ngôn 15:8, Đức Giê-hô-va cảm thấy thế nào về lời cầu nguyện của chúng ta? (b) Đức Giê-hô-va đáp lời cầu nguyện của chúng ta ra sao?
7 Một của báu khác không thấy được là việc cầu nguyện. Bạn thân thì thích chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với nhau. Điều đó cũng áp dụng cho tình bạn với Đức Giê-hô-va. Ngài nói với chúng ta qua Kinh Thánh. Trong sách này, Đức Chúa Trời tiết lộ tư tưởng và cảm xúc của ngài. Còn chúng ta thì nói với ngài qua lời cầu nguyện. Chúng ta có thể chia sẻ cảm xúc và tư tưởng thầm kín nhất với ngài. Đức Châm ngôn 15:8). Là Bạn đầy lòng yêu thương, ngài không chỉ nghe mà còn nhậm lời cầu nguyện của chúng ta. Đôi khi ngài đáp lại ngay, nhưng có lúc chúng ta phải kiên trì cầu nguyện về một vấn đề. Dù thế, chúng ta có thể tin chắc ngài sẽ nhậm lời vào đúng thời điểm và theo cách tốt nhất. Dĩ nhiên, Đức Giê-hô-va có thể đáp lời cầu nguyện theo một cách khác với sự mong chờ của chúng ta. Chẳng hạn, thay vì loại bỏ khó khăn nào đó, ngài ban sự khôn ngoan và sức mạnh để chúng ta chịu đựng.—1 Cô 10:13.
Giê-hô-va rất vui khi nghe lời cầu nguyện của chúng ta. (Đọc8. Làm thế nào chúng ta tỏ lòng quý trọng đặc ân cầu nguyện?
8 Làm sao để tỏ lòng quý trọng đặc ân vô giá là cầu nguyện? Chúng ta có thể vâng theo lời khuyên của Đức Chúa Trời là “không ngừng cầu nguyện” (1 Tê 5:17). Đức Giê-hô-va không buộc chúng ta phải cầu nguyện. Thay vì thế, ngài tôn trọng sự tự do ý chí và khuyến giục chúng ta “kiên trì cầu nguyện” (Rô 12:12). Thế nên, chúng ta tỏ lòng quý trọng bằng cách cầu nguyện nhiều lần mỗi ngày. Dĩ nhiên khi cầu nguyện, cũng hãy dâng lời tạ ơn và ngợi khen cho Đức Giê-hô-va.—Thi 145:2, 3.
9. Một anh cảm thấy thế nào về việc cầu nguyện, còn anh chị thì sao?
9 Càng phụng sự Đức Giê-hô-va và cảm nghiệm cách ngài đáp lời cầu xin, chúng ta càng nên quý trọng đặc ân cầu nguyện. Chẳng hạn, anh Chris, người phụng sự trọn thời gian suốt 47 năm, cho biết: “Tôi rất vui khi mỗi sớm mai có thể dành thời gian với Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện. Thật hạnh phúc vì được trải lòng với ngài khi những tia nắng đầu tiên chiếu rọi trên những giọt sương ban mai! Tôi được thúc đẩy để cảm tạ ngài về mọi món quà mà ngài ban, kể cả đặc ân cầu nguyện. Vào cuối ngày sau khi cầu nguyện, tôi có thể đi ngủ với một lương tâm trong sạch”.
MÓN QUÀ THẦN KHÍ THÁNH
10. Tại sao chúng ta nên quý trọng thần khí thánh?
10 Thần khí thánh là một món quà khác Lu 11:9, 13). Qua thần khí, Đức Giê-hô-va ban cho chúng ta sức, thậm chí “sức lực hơn mức bình thường” (2 Cô 4:7; Công 1:8). Với sự giúp đỡ của thần khí, chúng ta có thể chịu đựng mọi khó khăn.
không thấy được mà chúng ta nên quý trọng. Chúa Giê-su khuyến giục chúng ta kiên trì cầu xin Đức Chúa Trời ban thần khí (11. Thần khí thánh có thể giúp chúng ta như thế nào?
11 Thần khí thánh có thể giúp chúng ta thi hành các nhiệm vụ khi phụng sự Đức Chúa Trời. Thần khí có thể giúp chúng ta phát huy khả năng. Lực này có thể hỗ trợ để chúng ta thực hiện trách nhiệm của một tín đồ. Chúng ta công nhận rằng những thành quả đạt được là nhờ sự trợ giúp của thần khí, chứ không phải do nỗ lực của bản thân.
12. Theo Thi thiên 139:23, 24, chúng ta có thể cầu xin có thần khí thánh để giúp mình làm gì?
12 Một cách khác để tỏ lòng quý trọng thần khí thánh là cầu xin có thần khí để giúp chúng ta nhận ra những tư tưởng hoặc ước muốn sai trái trong lòng. (Đọc Thi thiên 139:23, 24). Chắc chắn Đức Giê-hô-va sẽ nhậm lời cầu nguyện như thế. Khi thần khí giúp nhận ra một tư tưởng hoặc ước muốn sai trái, chúng ta nên cầu xin sức mạnh từ thần khí để kháng cự. Qua đó, chúng ta cho thấy mình quyết tâm tránh làm bất cứ điều gì cản trở sự hoạt động của thần khí trong đời sống chúng ta.—Ê-phê 4:30
13. Chúng ta có thể gia tăng lòng quý trọng đối với thần khí thánh bằng cách nào?
13 Chúng ta có thể gia tăng lòng quý trọng đối với thần khí thánh bằng cách suy ngẫm về những điều thần khí thực hiện vào thời nay. Trước khi lên trời, Chúa Giê-su nói với các môn đồ: “Anh em sẽ nhận được quyền năng khi thần khí thánh đến trên anh em, và anh em sẽ làm chứng về tôi... cho đến tận cùng trái đất” (Công 1:8). Những lời này đang ứng nghiệm một cách kỳ diệu. Với sự trợ giúp của thần khí, khoảng tám triệu rưỡi người từ khắp nơi trên trái đất đã trở thành những người thờ phượng Đức Giê-hô-va. Chúng ta cũng vui hưởng một địa đàng thiêng liêng vì thần khí giúp chúng ta vun trồng những phẩm chất tin kính như yêu thương, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, nhân từ, tốt lành, đức tin, mềm mại và tự chủ. Những phẩm chất này tạo thành “bông trái của thần khí” (Ga 5:22, 23). Thần khí thánh quả là món quà quý giá!
SỰ HỖ TRỢ TỪ TRỜI KHI LÀM THÁNH CHỨC
14. Khi tham gia thánh chức, chúng ta nhận được sự hỗ trợ nào từ trên trời?
14 Chúng ta có của báu khác không thấy được, đó là đặc ân trở thành “người cùng làm việc” với Đức Giê-hô-va và phần trên trời của tổ chức ngài (2 Cô 6:1). Chúng ta có của báu này mỗi khi tham gia thánh chức. Phao-lô gọi mình và những người thực hiện công việc này là “người cùng làm việc với Đức Chúa Trời” (1 Cô 3:9). Khi chia sẻ tin mừng, chúng ta cũng là người cùng làm việc với Chúa Giê-su. Hãy nhớ rằng sau khi ban mệnh lệnh đi đào tạo người từ muôn dân trở thành môn đồ, Chúa Giê-su nói: “Tôi sẽ luôn ở cùng anh em” (Mat 28:19, 20). Còn các thiên sứ thì sao? Quả là một đặc ân được các thiên sứ hướng dẫn khi loan báo ‘tin mừng vĩnh cửu cho dân cư trên đất’!—Khải 14:6.
15. Hãy nêu một trường hợp trong Kinh Thánh cho thấy Đức Giê-hô-va có vai trò vô cùng quan trọng trong thánh chức của chúng ta.
15 Với sự trợ giúp từ trời, điều gì đang được thực hiện? Khi chúng ta gieo thông điệp Nước Trời, một số hạt giống rơi vào lòng của những người ngay thẳng sẽ lớn dần (Mat 13:18, 23). Ai làm cho những hạt giống này lớn lên và sinh hoa kết quả? Chúa Giê-su cho biết không ai có thể trở thành môn đồ ngài trừ khi ‘Cha kéo người ấy đến’ (Giăng 6:44). Kinh Thánh ghi lại một trường hợp như thế. Hãy nhớ lại dịp Phao-lô làm chứng cho một nhóm phụ nữ ở ngoài thành Phi-líp. Kinh Thánh nói về một người trong số họ là Ly-đi: “Đức Giê-hô-va mở rộng lòng bà để bà chú tâm đến những điều Phao-lô giảng” (Công 16:13-15). Như Ly-đi, hàng triệu người khác đã được Đức Giê-hô-va kéo đến.
16. Chúng ta nên quy công trạng cho ai khi có bất cứ thành quả nào trong thánh chức?
16 Ai thật sự đáng được tôn vinh khi chúng ta gặt hái thành quả trong thánh chức? Phao-lô giải đáp câu hỏi này khi viết như sau về hội thánh ở Cô-rinh-tô: “Tôi trồng, A-bô-lô tưới, nhưng Đức Chúa Trời tiếp tục làm cho lớn lên. Vì thế, người trồng lẫn kẻ tưới đều không là gì, Đức Chúa Trời mới là đấng làm cho lớn lên” (1 Cô 3:6, 7). Như Phao-lô, chúng ta nên luôn quy công trạng cho Đức Giê-hô-va khi có bất cứ thành quả nào trong thánh chức.
17. Làm thế nào chúng ta có thể tỏ lòng quý trọng đặc ân được cùng làm việc với Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su và các thiên sứ?
17 Làm thế nào chúng ta có thể tỏ lòng quý trọng đặc ân được cùng làm việc với Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su và các thiên sứ? Bằng cách sốt sắng tìm cơ hội để chia sẻ tin mừng. Có nhiều cách để thực hiện điều này, chẳng hạn như làm chứng “trước công chúng và từ nhà này sang nhà kia” (Công 20:20). Nhiều anh chị cũng thích làm chứng bán chính thức. Khi gặp người lạ, họ thân thiện chào hỏi và cố gắng bắt đầu một cuộc trò chuyện. Nếu người đó phản ứng tích cực, họ sẽ khéo léo chia sẻ thông điệp Nước Trời.
18, 19. (a) Chúng ta tưới cho hạt giống như thế nào? (b) Hãy kể kinh nghiệm cho thấy Đức Giê-hô-va đã giúp một học viên Kinh Thánh.
18 Là “người cùng làm việc với Đức Chúa Trời”, chúng ta không những gieo
mà còn phải tưới cho hạt giống. Khi một người chú ý đến thông điệp, chúng ta muốn nỗ lực thăm lại hoặc sắp xếp cho anh chị khác liên lạc với người đó với mục tiêu là bắt đầu cuộc học hỏi. Khi học viên tiến bộ, chúng ta vui mừng vì thấy Đức Giê-hô-va tác động đến lòng và trí của người ấy.19 Hãy xem trường hợp của anh Raphalalani, là một thầy pháp ở Nam Phi. Anh yêu thích những điều học được từ Kinh Thánh. Nhưng anh đối mặt với thử thách lớn khi đọc những gì Kinh Thánh nói về việc tìm cách liên lạc với ông bà tổ tiên đã qua đời (Phục 18:10-12). Theo thời gian, anh đã để Đức Chúa Trời uốn nắn lối suy nghĩ của mình. Cuối cùng anh bỏ nghề thầy pháp, dù điều này khiến anh mất kế sinh nhai. Anh Raphalalani, hiện tại 60 tuổi, cho biết: “Tôi rất biết ơn các Nhân Chứng đã hỗ trợ tôi qua nhiều cách, chẳng hạn như giúp tôi tìm việc. Trên hết, tôi cảm tạ Đức Giê-hô-va đã giúp tôi thay đổi cuộc đời để giờ đây tôi trở thành một Nhân Chứng và có thể tham gia thánh chức”.
20. Anh chị quyết tâm làm gì?
20 Bài này đã xem xét bốn của báu không thấy được. Trong số đó, của báu không gì sánh bằng là đặc ân có Đức Giê-hô-va làm Bạn thân nhất. Khi trở thành bạn thiết của ngài, chúng ta có những của báu khác không thấy được, đó là đến gần ngài qua lời cầu nguyện, cảm nghiệm sự giúp đỡ của thần khí thánh và nhận được sự hỗ trợ từ trời khi làm thánh chức. Mong sao chúng ta quyết tâm gia tăng lòng quý trọng những của báu không thấy được này, và không bao giờ ngưng cảm tạ Đức Giê-hô-va vì ngài là Bạn vô cùng đáng quý!
BÀI HÁT 145 Lời hứa của Đức Chúa Trời về địa đàng
^ đ. 5 Trong bài trước, chúng ta đã xem xét một số món quà nhìn thấy được mà Đức Chúa Trời ban. Bài này sẽ thảo luận những của báu mà chúng ta không thấy được và cách để tỏ lòng quý trọng những của báu đó. Bài cũng sẽ giúp chúng ta gia tăng lòng biết ơn đối với Đức Giê-hô-va, Nguồn của những của báu ấy.
^ đ. 58 HÌNH ẢNH: (1) Khi chiêm ngưỡng công trình sáng tạo, một chị suy ngẫm về tình bạn với Đức Giê-hô-va.
^ đ. 60 HÌNH ẢNH: (2) Chị cầu xin Đức Giê-hô-va cho mình sự can đảm để rao giảng.
^ đ. 62 HÌNH ẢNH: (3) Thần khí thánh giúp chị can đảm để làm chứng bán chính thức.
^ đ. 64 HÌNH ẢNH: (4) Chị điều khiển cuộc học hỏi với người mà mình đã làm chứng bán chính thức. Chị thi hành công việc rao giảng và đào tạo môn đồ với sự hỗ trợ của các thiên sứ.