BÀI HỌC 37
“Đừng nghỉ tay”
“Hãy gieo hạt vào buổi sáng và đừng nghỉ tay cho đến chiều tối”.—TRUYỀN 11:6.
BÀI HÁT 68 Gieo hạt giống Nước Trời
GIỚI THIỆU *
1, 2. Truyền đạo 11:6 liên quan thế nào đến công việc rao giảng tin mừng?
Ở một số nước, người ta sẵn lòng hưởng ứng khi nghe tin mừng. Đó là điều họ mong đợi bấy lâu nay! Còn ở những nước khác, người ta ít quan tâm đến Đức Chúa Trời hoặc Kinh Thánh. Tại nơi anh chị sống thì sao? Dù người ta hưởng ứng hay không, Đức Giê-hô-va muốn chúng ta tiếp tục rao giảng cho đến khi ngài phán công việc này đã hoàn tất.
2 Vào thời điểm mà Đức Giê-hô-va ấn định, công việc rao giảng sẽ khép lại và “sự kết thúc sẽ đến” (Mat 24:14, 36). Từ nay cho đến khi đó, làm thế nào chúng ta có thể vâng theo lời khuyến giục “đừng nghỉ tay”? *—Đọc Truyền đạo 11:6.
3. Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài này?
3 Bài trước đã nói đến bốn điều chúng ta cần làm để trở thành “những tay đánh lưới người” hữu hiệu (Mat 4:19). Bài này sẽ xem xét ba cách giúp chúng ta củng cố lòng quyết tâm rao giảng, bất kể hoàn cảnh thế nào. Hãy xem tại sao chúng ta cần (1) giữ sự tập trung, (2) kiên nhẫn và (3) duy trì đức tin mạnh.
GIỮ SỰ TẬP TRUNG
4. Tại sao chúng ta cần giữ sự tập trung vào công việc mà Đức Giê-hô-va giao?
4 Chúa Giê-su báo trước các biến cố và tình trạng đánh dấu những ngày sau cùng mà có thể khiến các môn đồ mất tập trung trong thánh chức. Ngài khuyên họ “hãy Mat 24:42). Vào thời Nô-ê, có nhiều điều cản trở người ta chú ý đến thông điệp cảnh báo của ông. Ngày nay, chúng ta cũng đối mặt với những điều gây phân tâm như thế (Mat 24:37-39; 2 Phi 2:5). Vì vậy, chúng ta muốn giữ sự tập trung vào công việc mà Đức Giê-hô-va giao.
luôn thức canh” (5. Công vụ 1:6-8 cho biết gì về phạm vi của công việc rao giảng?
5 Ngày nay, chúng ta cần hết sức tập trung vào công việc rao giảng. Chúa Giê-su báo trước rằng công việc này sẽ được mở rộng về phạm vi và kéo dài rất lâu sau khi ngài chết (Giăng 14:12). Sau khi Chúa Giê-su chết, một số môn đồ trở lại với công việc đánh cá. Khi được sống lại, ngài làm phép lạ để giúp một số môn đồ đánh được mẻ cá lớn. Ngài dùng dịp đó để nhấn mạnh rằng sứ mạng đánh lưới người là công việc quan trọng hơn bất cứ việc gì khác (Giăng 21:15-17). Ngay trước khi về trời, Chúa Giê-su cho các môn đồ biết công việc làm chứng mà ngài đã khởi sự sẽ vượt xa khỏi lãnh thổ nước Y-sơ-ra-ên. (Đọc Công vụ 1:6-8). Nhiều năm sau, Chúa Giê-su ban khải tượng để sứ đồ Giăng thấy những điều sẽ xảy ra vào “ngày của Chúa”. * Trong số đó, có một sự kiện đáng kinh ngạc: Dưới sự hướng dẫn của thiên sứ, “tin mừng vĩnh cửu” được loan báo cho “mọi nước, mọi chi phái, mọi thứ tiếng cùng mọi dân” (Khải 1:10; 14:6). Rõ ràng, Đức Giê-hô-va muốn chúng ta tham gia công việc làm chứng vĩ đại này cho đến khi nó hoàn tất.
6. Làm thế nào chúng ta có thể giữ sự tập trung vào công việc rao giảng?
6 Chúng ta có thể giữ sự tập trung vào công việc rao giảng khi suy ngẫm về Mat 24:45-47). Trong thế gian bị chia rẽ bởi chính trị, tôn giáo và kinh tế, hơn tám triệu tôi tớ của Đức Chúa Trời hợp nhất thành một đoàn thể anh em quốc tế. Chẳng hạn, vào thứ sáu, ngày 19-4-2019, các Nhân Chứng trên khắp thế giới xem cùng một video về phần tra xem Kinh Thánh trong ngày. Vào chiều tối hôm đó, có 20.919.041 người nhóm lại để cử hành Lễ Tưởng Niệm sự hy sinh của Chúa Giê-su. Khi suy ngẫm về đặc ân được chứng kiến và góp phần vào phép lạ thời hiện đại này, chúng ta được thúc đẩy để tập trung vào công việc Nước Trời.
những điều Đức Giê-hô-va đang làm để giúp dân ngài. Chẳng hạn, ngài cung cấp dư dật thức ăn thiêng liêng dưới dạng ấn phẩm in và điện tử, bản thu âm và video, cũng như chương trình trực tuyến. Hãy thử nghĩ: Trang web chính thức của chúng ta có trong hơn 1.000 ngôn ngữ! (7. Gương của Chúa Giê-su giúp chúng ta như thế nào để giữ sự tập trung?
7 Một cách khác giúp chúng ta giữ sự tập trung vào công việc rao giảng là noi gương Chúa Giê-su. Ngài không để điều gì khiến mình mất tập trung trong việc làm chứng cho chân lý (Giăng 18:37). Chúa Giê-su không để mình sa vào cám dỗ khi Sa-tan đề nghị cho ngài “mọi nước thế gian cùng vinh quang của các nước ấy” và khi người khác muốn tôn ngài làm vua (Mat 4:8, 9; Giăng 6:15). Ngài không có ước muốn làm giàu, cũng không để sự chống đối dữ dội cản trở mình (Lu 9:58; Giăng 8:59). Khi đối mặt với thử thách về đức tin, chúng ta có thể giữ sự tập trung nếu ghi nhớ lời khuyên của sứ đồ Phao-lô. Ông khuyến giục các tín đồ noi gương Chúa Giê-su để “không bị mỏi mệt và bỏ cuộc”.—Hê 12:3.
HÃY KIÊN NHẪN
8. Kiên nhẫn là gì, và tại sao đức tính ấy đặc biệt cần thiết vào lúc này?
8 Kiên nhẫn là khả năng giữ sự bình tĩnh trong khi chờ đợi tình hình thay đổi. Dù chúng ta mong đợi một tình trạng tồi tệ chấm dứt hoặc một ước muốn bấy lâu thành hiện thực thì đều cần sự kiên nhẫn. Nhà tiên tri Ha-ba-cúc trông đợi nạn bạo lực ở Giu-đa kết thúc (Ha-ba 1:2). Các môn đồ Chúa Giê-su hy vọng Nước Trời “sẽ xuất hiện ngay” để giải cứu họ khỏi ách đô hộ của La Mã (Lu 19:11). Chúng ta mong chờ ngày mà Nước Trời sẽ xóa bỏ sự gian ác và mang lại thế giới mới công chính (2 Phi 3:13). Tuy nhiên, chúng ta cần kiên nhẫn và chờ đợi đến thời điểm mà Đức Giê-hô-va ấn định. Hãy xem một số cách ngài dạy chúng ta để có thể kiên nhẫn.
9. Hãy nêu một số ví dụ về sự kiên nhẫn của Đức Giê-hô-va.
9 Đức Giê-hô-va nêu gương hoàn hảo về tính kiên nhẫn. Ngài cho Nô-ê đủ thời gian để đóng tàu và làm “người rao giảng sự công chính” (2 Phi 2:5; 1 Phi 3:20). Ngài lắng nghe khi Áp-ra-ham nhiều lần đặt câu hỏi về quyết định hủy diệt cư dân của hai thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ gian ác (Sáng 18:20-33). Trong hàng thế kỷ, Đức Giê-hô-va đã vô cùng kiên nhẫn với dân Y-sơ-ra-ên bất trung (Nê 9:30, 31). Ngày nay, chúng ta thấy ngài kiên nhẫn khi cho mọi người mà ngài kéo đến có đủ thời gian để ăn năn (2 Phi 3:9; Giăng 6:44; 1 Ti 2:3, 4). Gương của Đức Giê-hô-va cho chúng ta lý do chính đáng để kiên nhẫn trong khi tiếp tục rao giảng và dạy dỗ. Ngài cũng dạy chúng ta kiên nhẫn qua một minh họa trong Lời ngài.
10. Theo Gia-cơ 5:7, 8, minh họa về người nông dân dạy chúng ta điều gì?
10 Đọc Gia-cơ 5:7, 8. Minh họa về người nông dân trồng hoa màu dạy chúng ta tính kiên nhẫn. Một số loại cây phát triển rất nhanh nhưng đa số, nhất là cây ra trái, cần nhiều thời gian hơn mới có thể thu hoạch. Vụ mùa ở Y-sơ-ra-ên kéo dài khoảng sáu tháng. Người nông dân gieo hạt sau mưa đầu mùa vào mùa thu và thu hoạch sau mưa cuối mùa vào mùa xuân (Mác 4:28). Thật khôn ngoan nếu chúng ta noi gương kiên nhẫn của người nông dân! Tuy nhiên, điều này có thể không dễ dàng.
11. Tính kiên nhẫn giúp chúng ta như thế nào trong thánh chức?
11 Con người bất toàn thường muốn thấy kết quả của việc mình làm ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu muốn thu được sản vật từ vườn, chúng ta phải luôn chú tâm đến những việc như xới đất, trồng cây, làm cỏ và tưới nước. Việc đào tạo môn đồ cũng đòi hỏi nỗ lực không ngừng. Cần thời gian để chúng ta nhổ bỏ gốc rễ của sự thành kiến và thờ ơ nơi những người mình dạy. Tính kiên nhẫn sẽ giúp chúng ta không nản lòng khi gặp khó khăn. Ngay cả khi một số người hưởng ứng, chúng ta vẫn cần kiên nhẫn. Chúng ta không thể thúc ép học viên Kinh Thánh phát triển về đức tin. Ngay cả các môn đồ Chúa Giê-su cũng có lúc chậm hiểu ý nghĩa của điều ngài dạy (Giăng 14:9). Hãy nhớ rằng chúng ta có thể trồng và tưới nhưng Đức Chúa Trời làm cho lớn lên.—1 Cô 3:6.
12. Khi làm chứng cho người thân không cùng đức tin, chúng ta có thể kiên nhẫn như thế nào?
12 Một lĩnh vực mà chúng ta có thể thấy khó kiên nhẫn là làm chứng cho người thân không cùng đức tin. Nguyên Truyền đạo 3:7 có thể giúp chúng ta. Câu này nói: “Có kỳ im lặng, có kỳ nói ra”. Chúng ta “im lặng” làm chứng cho người thân qua hạnh kiểm nhưng cũng tìm cơ hội để nói với họ về chân lý (1 Phi 3:1, 2). Khi sốt sắng rao giảng và dạy dỗ, chúng ta kiên nhẫn với mọi người, kể cả người thân.
tắc nơi13, 14. Hãy nêu một số gương về lòng kiên nhẫn mà chúng ta có thể noi theo.
13 Chúng ta có thể học tính kiên nhẫn từ gương của những người trung thành vào thời Kinh Thánh cũng như thời nay. Ha-ba-cúc rất mong sự gian ác chấm dứt, nhưng ông cho thấy sự kiên nhẫn khi nói: “Tôi sẽ đứng yên nơi trạm canh” (Ha-ba 2:1). Sứ đồ Phao-lô thật lòng mong muốn “hoàn thành thánh chức”. Tuy nhiên, ông tiếp tục kiên nhẫn “làm chứng cặn kẽ”.—Công 20:24.
14 Hãy xem gương của một cặp vợ chồng tốt nghiệp Trường Ga-la-át. Họ được bổ nhiệm đến một nước có ít Nhân Chứng. Đa số người ta không biết Kinh Thánh và cũng không muốn tìm hiểu. Còn các anh chị cùng lớp được bổ nhiệm đến những nước khác thì kể là có rất nhiều học hỏi Kinh Thánh. Dù phụng sự tại khu vực có ít người lắng nghe nhưng cặp vợ chồng ấy đã kiên nhẫn thi hành thánh chức. Sau tám năm rao giảng ở đó, cuối cùng họ vui mừng chứng kiến một học viên Kinh Thánh báp-têm. Những gương trung thành trên có điểm chung nào? Họ không trở nên biếng nhác hoặc nghỉ tay, và Đức Giê-hô-va ban thưởng cho họ vì đã kiên nhẫn. Mong sao chúng ta “noi gương những người nhờ đức tin và lòng kiên nhẫn mà được thừa hưởng các lời hứa”.—Hê 6:10-12.
DUY TRÌ ĐỨC TIN MẠNH
15. Hãy nêu một lý do cho thấy đức tin mạnh giúp chúng ta càng quyết tâm rao giảng.
15 Chúng ta tin chắc nơi thông điệp mình rao giảng nên muốn chia sẻ với càng nhiều người càng tốt. Chúng ta tin các lời hứa trong Kinh Thánh (Thi 119:42; Ê-sai 40:8). Chúng ta thấy những lời tiên tri của Kinh Thánh được ứng nghiệm thời nay. Chúng ta chứng kiến người ta cải thiện đời sống khi áp dụng lời khuyên trong Kinh Thánh. Bằng chứng này giúp chúng ta càng tin chắc rằng tin mừng về Nước Trời là thông điệp mà mọi người cần được nghe.
16. Theo Thi thiên 46:1-3, làm thế nào đức tin nơi Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su giúp chúng ta càng quyết tâm rao giảng?
16 Chúng ta cũng có đức tin nơi Đức Giê-hô-va, là Nguồn của thông điệp mình rao giảng, và nơi đấng đã được ngài tấn phong làm Vua Nước Trời, là Chúa Giê-su (Giăng 14:1). Dù chúng ta gặp hoàn cảnh nào, Đức Giê-hô-va sẽ luôn là nơi trú náu và sức mạnh của chúng ta. (Đọc Thi thiên 46:1-3). Ngoài ra, chúng ta tin chắc rằng từ trời, Chúa Giê-su đang hướng dẫn công việc rao giảng bằng quyền năng và quyền hành mà Đức Giê-hô-va ban cho.—Mat 28:18-20.
17. Hãy nêu ví dụ cho thấy lý do chúng ta nên tiếp tục rao giảng.
17 Đức tin giúp chúng ta càng tin chắc rằng Đức Giê-hô-va sẽ ban phước khi mình nỗ lực, đôi khi theo cách mình không ngờ (Truyền 11:6). Chẳng hạn, mỗi ngày có hàng ngàn người đi ngang qua quầy trưng bày ấn phẩm của chúng ta. Phương pháp rao giảng này có hữu hiệu không? Chắc chắn có! Thánh Chức Nước Trời tháng 11 năm 2014 đăng kinh nghiệm của một sinh viên đại học muốn viết tiểu luận về Nhân Chứng Giê-hô-va. Cô không tìm được Phòng Nước Trời nhưng thấy bàn trưng bày ấn phẩm của chúng ta và tìm được tài liệu cho bài viết của mình. Với thời gian, cô trở thành Nhân Chứng và nay là tiên phong đều đều. Những kinh nghiệm như thế thôi thúc chúng ta tiếp tục rao giảng vì vẫn có người cần nghe thông điệp Nước Trời.
QUYẾT TÂM KHÔNG NGHỈ TAY
18. Tại sao chúng ta tin chắc rằng công việc rao giảng sẽ hoàn tất theo ý muốn của Đức Giê-hô-va?
18 Chúng ta có thể tin chắc rằng công việc rao giảng về Nước Trời sẽ hoàn tất vào đúng thời điểm. Hãy xem điều xảy ra vào thời Nô-ê. Đức Giê-hô-va đã chứng tỏ là Đấng Ấn Định Thì Giờ hoàn hảo. Khoảng 120 năm trước đó, ngài ấn định thời điểm giáng trận Đại Hồng Thủy. Nhiều thập kỷ sau, Đức Giê-hô-va giao cho Nô-ê nhiệm vụ đóng tàu. Ông làm việc siêng năng trong 40 hoặc 50 năm trước khi xảy ra trận Đại Hồng Thủy. Dù người ta không hưởng ứng, ông vẫn tiếp tục rao giảng thông điệp cảnh báo cho đến khi Đức Giê-hô-va phán rằng đã đến lúc đưa các con vật vào tàu. Sau đó, vào đúng thời điểm, “Đức Giê-hô-va đóng cửa tàu lại”.—Sáng 6:3; 7:1, 2, 16.
19. Chúng ta có thể trông mong điều gì nếu không nghỉ tay?
19 Không lâu nữa, Đức Giê-hô-va sẽ kết thúc công việc rao giảng về Nước Trời. Ngài sẽ “đóng cửa” thế gian của Sa-tan và mở ra thế giới mới công chính. Từ nay cho đến khi đó, chúng ta hãy noi gương Nô-ê, Ha-ba-cúc và những người đã không nghỉ tay. Mong sao chúng ta giữ sự tập trung, kiên nhẫn và duy trì đức tin mạnh nơi Đức Giê-hô-va cùng các lời hứa của ngài.
BÀI HÁT 75 “Có con đây! Xin sai con!”
^ đ. 5 Bài trước khuyến khích các học viên Kinh Thánh tiến bộ nhận lời mời của Chúa Giê-su để trở thành tay đánh lưới người. Bài này sẽ thảo luận ba cách có thể giúp tất cả anh chị công bố, dù mới hay lâu năm, củng cố lòng quyết tâm rao giảng cho đến khi Đức Giê-hô-va phán công việc này đã hoàn tất.
^ đ. 2 GIẢI NGHĨA: Trong bài này, cụm từ “đừng nghỉ tay” có nghĩa là chúng ta cần quyết tâm tiếp tục rao giảng tin mừng cho đến khi Đức Giê-hô-va phán công việc này đã hoàn tất.
^ đ. 5 “Ngày của Chúa” bắt đầu khi Chúa Giê-su lên ngôi làm Vua vào năm 1914 và kéo dài đến cuối Triều Đại Một Ngàn Năm.