Đức Giê-hô-va—Đấng có quyền năng rất cao
Đức Giê-hô-va—Đấng có quyền năng rất cao
“Chẳng một vật nào thiếu, vì sức-mạnh Ngài lớn lắm, và quyền-năng Ngài rất cao”.—Ê-SAI 40:26.
1, 2. (a) Tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào nguồn năng lượng nào? (b) Hãy giải thích tại sao Đức Giê-hô-va là Nguồn tối hậu của mọi năng lượng.
NHIỀU người trong chúng ta coi nhẹ năng lượng. Thí dụ, chúng ta ít khi nào nghĩ đến điện năng, năng lượng cho chúng ta ánh sáng và nhiệt, hoặc nghĩ đến sự tiện lợi khi cắm điện dùng các dụng cụ chúng ta có. Chỉ khi nào thình lình mất điện chúng ta mới nhận thức rằng không có điện năng thì các thành phố của loài người hầu như ngưng hoạt động. Điện năng mà chúng ta phụ thuộc vào, phần lớn đến gián tiếp từ nguồn năng lượng chắc chắn nhất của trái đất—mặt trời. * Mỗi giây lò phản ứng mặt trời này tiêu thụ năm triệu tấn nhiên liệu hạt nhân, cung cấp cho trái đất năng lượng duy trì sự sống.
2 Tất cả năng lượng mặt trời này đến từ đâu? Ai đã dựng lên nhà máy điện trên trời này? Đó chính là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Thi-thiên 74:16 nói về Ngài: “Chúa đã sắm-sửa mặt trăng và mặt trời”. Đúng thế, Đức Giê-hô-va là Nguồn tối hậu của mọi năng lượng, cũng như Ngài là Nguồn của mọi sự sống. (Thi-thiên 36:9) Chúng ta chớ bao giờ coi thường quyền năng của Ngài. Qua nhà tiên tri Ê-sai, Đức Giê-hô-va nhắc chúng ta hãy ngước mắt lên mà xem các thiên thể, như mặt trời và các ngôi sao, và suy ngẫm xem chúng từ đâu mà có. “Hãy ngước mắt lên cao mà xem: Ai đã tạo những vật này? Ấy là Đấng khiến các cơ-binh ra theo số nó, và đặt tên hết thảy; chẳng một vật nào thiếu, vì sức-mạnh Ngài lớn lắm, và quyền-năng Ngài rất cao”.—Ê-sai 40:26; Giê-rê-mi 32:17.
3. Chúng ta được lợi ích như thế nào qua việc Đức Giê-hô-va biểu lộ quyền năng?
3 Vì Đức Giê-hô-va có quyền năng rất cao, chúng ta có thể tin chắc rằng mặt trời sẽ tiếp tục cung cấp cho chúng ta ánh sáng và nhiệt mà chúng ta cần để sống. Tuy nhiên, chúng ta phụ thuộc vào quyền năng Đức Chúa Trời về rất nhiều điều khác nữa ngoài nhu cầu căn bản về thể chất. Việc chúng ta được chuộc khỏi tội lỗi và sự chết, có hy vọng về tương lai Thi-thiên 28:6-9; Ê-sai 50:2) Kinh Thánh có rất nhiều thí dụ chứng tỏ Đức Giê-hô-va có quyền năng tạo dựng và chuộc tội, cứu dân Ngài và hủy diệt kẻ thù Ngài.
và lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va tất cả đều gắn liền không thể tách rời với việc Ngài sử dụng quyền năng mình. (Quyền năng Đức Chúa Trời biểu lộ qua sự sáng tạo
4. (a) Việc quan sát bầu trời về đêm ảnh hưởng đến Đa-vít như thế nào? (b) Các thiên thể cho thấy gì về quyền năng Đức Chúa Trời?
4 Sứ đồ Phao-lô giải thích rằng ‘quyền-phép đời đời’ của Đấng Tạo Hóa ‘vẫn sờ-sờ như mắt xem-thấy, khi người ta xem-xét công-việc của Ngài’. (Rô-ma 1:20) Nhiều thế kỷ trước đó, người viết Thi-thiên là Đa-vít, một người chăn chiên, hẳn thường xuyên ngắm bầu trời về đêm, nhận thấy sự vĩ đại của vũ trụ và sức mạnh của Đấng Sáng Tạo. Ông viết: “Khi tôi nhìn-xem các từng trời là công-việc của ngón tay Chúa, mặt trăng và các ngôi sao mà Chúa đã đặt, loài người là gì, mà Chúa nhớ đến? Con loài người là chi, mà Chúa thăm-viếng nó?” (Thi-thiên 8:3, 4) Mặc dù hiểu biết hạn hẹp về các thiên thể, Đa-vít hiểu rằng ông rất nhỏ bé tầm thường so với Đấng Tạo Hóa của vũ trụ bao la. Ngày nay, các nhà thiên văn học biết nhiều hơn về sự mênh mông của vũ trụ và sức mạnh duy trì nó. Thí dụ, họ nói rằng mỗi giây mặt trời phát ra năng lượng tương đương với sức nổ của 100.000 triệu megaton TNT. * Một phần rất nhỏ năng lượng đó đến trái đất; song, đó cũng đủ để duy trì mọi sự sống trên đất. Thế nhưng mặt trời chắc chắn không phải là thiên thể có nhiều năng lượng nhất trên trời. Một số thiên thể chỉ một giây tỏa ra năng lượng bằng năng lượng mặt trời tỏa ra trong nguyên một ngày. Vậy hãy tưởng tượng sức mạnh thuộc quyền sử dụng của Đấng tạo ra những thiên thể như thế! Ê-li-hu reo lên rất đúng: “Luận về Đấng Toàn-năng, ta không tìm thấy đến ngài được: Ngài vốn rất quyền-năng”.—Gióp 37:23.
5. Chúng ta thấy có bằng chứng nào về sức mạnh của Đức Giê-hô-va nơi công việc Ngài?
5 Nếu chúng ta ‘tra-sát đến công-việc Đức Thi-thiên 111:2; Gióp 26:12-14) Hơn nữa, như Đức Giê-hô-va nhắc nhở Gióp, các động vật chứng tỏ sức mạnh Ngài. Trong số động vật này có trâu nước, tức hà mã. Đức Giê-hô-va nói với Gióp: “Sức nó ở nơi lưng,... tứ-chi nó như cây sắt”. (Gióp 40:10-13) Sức mạnh đáng sợ của trâu rừng cũng được nhiều người biết đến trong thời Kinh Thánh được viết ra, và Đa-vít cầu xin được giải cứu khỏi “họng sư-tử, từ các sừng của trâu rừng”.—Thi-thiên 22:21; Gióp 39:12-14.
Chúa Trời’ như Đa-vít đã làm, chúng ta sẽ thấy bằng chứng về quyền năng Ngài ở khắp nơi—trong gió và sóng, trong sấm và chớp, nơi sông hùng vĩ và núi uy nghi. (6. Trong Kinh Thánh, bò tượng trưng cho điều gì, và tại sao? (Xin xem cước chú).
6 Vì sức mạnh của nó, bò được dùng trong Kinh Thánh để tượng trưng cho quyền năng Đức Giê-hô-va. * Sự hiện thấy của sứ đồ Giăng về ngai của Đức Giê-hô-va miêu tả bốn sinh vật, một con trong đó có mặt như bò đực. (Khải-huyền ) Sự kiện cho thấy một trong bốn bản tính chính của Đức Giê-hô-va được các Chê-ru-bim này biểu hiệu là quyền năng. Những bản tính khác là tình yêu thương, sự khôn ngoan và sự công bằng. Vì quyền năng là một khía cạnh thật quan trọng của cá tính Đức Chúa Trời, nên việc hiểu rõ quyền năng Ngài và cách Ngài sử dụng nó sẽ thu hút chúng ta đến gần Ngài hơn và giúp chúng ta noi theo gương Ngài bằng cách khéo dùng bất cứ quyền hành nào chúng ta có được.— 4:6, 7Ê-phê-sô 5:1.
“Đức Giê-hô-va vạn-quân, Đấng Quyền-năng”
7. Làm sao chúng ta có thể chắc chắn rằng thiện sẽ thắng ác?
7 Trong Kinh Thánh, Đức Giê-hô-va được gọi là “Đức Chúa Trời toàn-năng”, một danh hiệu nhắc nhở chúng ta là chớ bao giờ đánh giá thấp quyền năng Ngài hoặc nghi ngờ khả năng đánh bại kẻ thù của Ngài. (Sáng-thế Ký 17:1; Xuất Ê-díp-tô Ký 6:3) Có thể hệ thống gian ác của Sa-tan dường như vững vàng, nhưng dưới mắt Đức Giê-hô-va “các dân-tộc khác nào một giọt nước nhỏ trong thùng, và kể như là một mảy bụi rơi trên cân”. (Ê-sai 40:15) Nhờ quyền năng này của Đức Chúa Trời, chắc chắn thiện sẽ thắng ác. Vào thời kỳ mà sự gian ác lan tràn, chúng ta có thể được an ủi nhờ biết rằng “Đức Giê-hô-va vạn-quân, Đấng Quyền-năng của Y-sơ-ra-ên” sẽ loại trừ sự ác vĩnh viễn.—Ê-sai 1:24; Thi-thiên 37:9, 10.
8. Đức Giê-hô-va chỉ huy các quân binh nào trên trời, và chúng ta biết điều gì về sức mạnh của họ?
8 Nhóm từ “Đức Giê-hô-va vạn-quân”, tìm thấy 285 lần trong Kinh Thánh, là một sự nhắc nhở khác về quyền năng của Đức Chúa Trời. “Vạn-quân” ở đây là số đông các tạo vật thần linh ở dưới sự chỉ huy của Đức Giê-hô-va. (Thi-thiên 103:20, 21; 148:2) Trong một đêm thôi, chỉ một thiên sứ trong số này giết 185.000 binh lính A-si-ri đang đe dọa thành Giê-ru-sa-lem. (2 Các Vua 19:35) Nếu chúng ta ý thức sức mạnh của thiên binh Đức Giê-hô-va, chúng ta sẽ không dễ bị kẻ chống đối làm cho sợ hãi. Nhà tiên tri Ê-li-sê không lo lắng khi bị cả một đội quân bao vây tìm kiếm ông vì, không như tôi tớ của ông, Ê-li-sê có thể thấy bằng mắt đức tin một lực lượng thiên binh lớn yểm trợ ông.—2 Các Vua 6:15-17.
9. Tại sao chúng ta nên tin cậy nơi sự che chở của Đức Chúa Trời, giống như Chúa Giê-su?
9 Cũng thế, Chúa Giê-su biết rõ sự yểm trợ của thiên sứ khi ngài đối diện với một đám đông cầm gươm và gậy trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Sau khi bảo Phi-e-rơ tra gươm vào vỏ, Chúa Giê-su nói với ông là nếu cần, ngài có thể xin Cha ngài “hơn mười hai đạo thiên-sứ”. (Ma-thi-ơ 26:47, 52, 53) Nếu chúng ta cũng hiểu rõ về các đạo quân thiên sứ dưới quyền điều khiển của Đức Chúa Trời, chúng ta cũng sẽ hoàn toàn tin cậy sự hỗ trợ của Ngài. Sứ đồ Phao-lô viết: “Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa-giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta?”—Rô-ma 8:31.
10. Đức Giê-hô-va dùng quyền năng vì lợi ích của ai?
10 Vậy chúng ta có mọi lý do để tin cậy nơi sự che chở của Đức Giê-hô-va. Ngài luôn luôn dùng quyền năng Ngài làm điều tốt và phù hợp với những đức tính khác của Ngài—công bằng, khôn ngoan và yêu thương. (Gióp 37:23; Giê-rê-mi 10:12) Trong lúc những người có quyền thế thường chà đạp người nghèo hèn vì tư lợi, Đức Giê-hô-va “nâng-đỡ người khốn-cùng lên khỏi bụi-tro” và “có quyền lớn để cứu-rỗi”. (Thi-thiên 113:5-7; Ê-sai 63:1) Như Ma-ri, người mẹ nhu mì và khiêm tốn của Chúa Giê-su, hiểu, “Đấng Toàn-Năng” sử dụng quyền Ngài một cách bất vị kỷ vì lợi ích của những người kính sợ Ngài, hạ thấp kẻ kiêu ngạo và nâng cao kẻ khiêm nhường.—Lu-ca 1:46-53.
Đức Giê-hô-va cho các tôi tớ thấy quyền năng Ngài
11. Vào năm 1513 TCN, dân Y-sơ-ra-ên đã chứng kiến điều gì chứng tỏ quyền năng Đức Chúa Trời?
11 Nhiều lần Đức Giê-hô-va biểu dương sức mạnh trước các tôi tớ Ngài. Một lần là ở Núi Si-na-i vào năm 1513 TCN. Trong năm đó, dân Y-sơ-ra-ên đã thấy được bằng chứng gây ấn tượng hết sức mạnh mẽ về quyền năng Đức Chúa Trời. Mười tai họa tàn phá cho thấy sức mạnh của Đức Chúa Trời và sự bất lực của các thần Ai Cập. Không bao lâu sau đó, việc băng qua Biển Đỏ bằng phép lạ và sự hủy diệt quân của Pha-ra-ôn Xuất Ê-díp-tô Ký 19:5, 8) Rồi Đức Giê-hô-va biểu dương quyền năng một cách rất sinh động. Giữa sấm chớp và tiếng kèn thổi vang động, Núi Si-na-i bốc khói và rung động. Đứng từ xa, cả dân sự đều run sợ. Nhưng Môi-se bảo họ rằng kinh nghiệm này nhằm dạy họ sự kính sợ Đức Chúa Trời, là điều sẽ khiến họ vâng lời Đức Chúa Trời toàn năng, có một và thật là Đức Giê-hô-va.—Xuất Ê-díp-tô Ký 19:16-19; 20:18-20.
cho thấy thêm bằng chứng về sức mạnh Đức Chúa Trời. Ba tháng sau, tại chân Núi Si-na-i, Đức Giê-hô-va mời dân Y-sơ-ra-ên “trong muôn dân” trở thành dân ‘thuộc riêng về Ngài’. Về phần họ, họ hứa: “Chúng tôi xin làm mọi việc Đức Giê-hô-va đã phán dặn”. (12, 13. Hoàn cảnh nào đã khiến Ê-li bỏ nhiệm vụ của ông, nhưng Đức Giê-hô-va đã củng cố tinh thần ông như thế nào?
12 Mấy thế kỷ sau, trong thời của Ê-li, một lần nữa Núi Si-na-i lại chứng kiến cảnh Đức Chúa Trời biểu dương quyền năng. Nhà tiên tri này đã thấy được quyền năng Đức Chúa Trời hoạt động. Trong ba năm rưỡi, vì sự bội đạo trong xứ Y-sơ-ra-ên, nên Đức Chúa Trời “đóng các từng trời lại” gây ra hạn hán. (2 Sử-ký 7:13) Trong khi có hạn hán, chim quạ nuôi Ê-li ăn trong mé khe Kê-rít, và sau này số lượng bột và dầu ít ỏi của một bà góa đã được gia tăng bằng phép lạ để cung cấp đồ ăn cho ông. Đức Giê-hô-va còn cho Ê-li quyền phép làm cho con bà sống lại. Cuối cùng, trong một thử thách gây ấn tượng sâu sắc trên Núi Cạt-mên để xem ai là Đức Chúa Trời, lửa từ trời giáng xuống thiêu đốt lễ vật của Ê-li. (1 Các Vua 17:4-24; 18:36-40) Thế nhưng, chẳng bao lâu sau đó, khi Giê-sa-bên đe dọa giết ông, Ê-li lại sợ hãi và nản lòng. (1 Các Vua 19:1-4) Ông chạy trốn khỏi xứ, nghĩ rằng mình đã làm xong công việc tiên tri. Để trấn an và củng cố tinh thần ông, Đức Giê-hô-va nhân từ biểu dương quyền năng mình cho ông thấy.
13 Trong lúc Ê-li ẩn nấp trong một hang đá, ông chứng kiến sự biểu dương đáng sợ ba sức mạnh mà Đức Giê-hô-va kiểm soát: gió mạnh, động đất và cuối cùng lửa. Tuy nhiên, khi nói với Ê-li, Đức Giê-hô-va nói bằng “một tiếng êm-dịu nhỏ-nhẹ”. Ngài giao cho ông thêm việc để làm và cho ông biết vẫn còn 7.000 người trung thành phụng sự Đức Giê-hô-va trong xứ. (1 Các Vua 19:9-18) Nếu, giống như Ê-li, chúng ta có bao giờ nản lòng vì không thấy kết quả trong thánh chức, chúng ta có thể cầu xin Đức Giê-hô-va ban cho “sức lực vượt quá mức bình thường”—sức lực có thể làm chúng ta vững mạnh để tiếp tục không ngớt rao giảng tin mừng.—2 Cô-rinh-tô 4:7, NW.
Quyền năng Đức Giê-hô-va bảo đảm lời hứa Ngài sẽ được thực hiện
14. Danh riêng của Đức Giê-hô-va cho thấy điều gì, và quyền năng Ngài liên hệ với danh Ngài như thế nào?
14 Quyền năng Đức Giê-hô-va cũng liên hệ chặt chẽ với danh Ngài và việc thực hiện ý muốn Ngài. Danh Giê-hô-va là danh có một không hai, có nghĩa là “Đấng làm cho thành tựu”, cho thấy Ngài tự làm mình trở thành Đấng Thực Hiện lời hứa. Không có bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai có thể cản trở Đức Chúa Trời hoàn thành ý định Ngài, dù những người hoài nghi có thể nghĩ những điều đó khó thực hiện đến đâu đi nữa. Như Chúa Giê-su có lần nói với các sứ đồ: “Đức Chúa Trời làm mọi việc đều được”.—Ma-thi-ơ 19:26.
15. Áp-ra-ham và Sa-ra được nhắc nhở như thế nào về sự kiện không có điều gì mà Đức Giê-hô-va làm không được?
15 Thí dụ, Đức Giê-hô-va có lần hứa với Áp-ra-ham và Sa-ra là Ngài sẽ làm cho dòng dõi họ thành một dân lớn. Tuy nhiên, họ không có con trong nhiều năm. Cả hai đều rất già khi Đức Giê-hô-va bảo họ là lời hứa sắp được thực hiện và Sa-ra cười. Trong lời đáp, thiên sứ nói: “Há có điều chi Đức Giê-hô-va làm không được chăng?” (Sáng-thế Ký 12:1-3; 17:4-8; 18:10-14) Bốn thế kỷ sau, khi Môi-se cuối cùng tập hợp con cháu Áp-ra-ham—bấy giờ là một dân lớn—trong đồng bằng Mô-áp, ông nhắc nhở họ là Đức Chúa Trời đã thực hiện lời hứa. Môi-se nói: “Bởi vì [Đức Giê-hô-va] yêu-mến các tổ-phụ ngươi, nên chọn lấy dòng-dõi các người ấy, và chánh Ngài nhờ quyền-năng lớn mình rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, đặng đuổi khỏi trước mặt ngươi những dân-tộc lớn hơn và mạnh hơn ngươi, đặng đưa ngươi vào xứ của dân đó, và ban cho làm sản-nghiệp, y như điều ấy xảy đến ngày nay”.—Phục-truyền Luật-lệ Ký 4:37, 38.
16. Tại sao người Sa-đu-sê mắc phải lỗi phủ nhận việc người chết sống lại?
16 Nhiều thế kỷ sau, Chúa Giê-su chỉ trích người Sa-đu-sê, là người không tin có sự sống lại. Tại sao họ lại không chịu tin lời hứa của Đức Chúa Trời là Ngài sẽ làm người chết sống lại? Chúa Giê-su nói với họ: “Các ngươi... không hiểu Kinh-thánh, và cũng không hiểu quyền-phép Đức Chúa Trời thể nào”. (Ma-thi-ơ 22:29) Kinh Thánh bảo đảm với chúng ta rằng ‘mọi người ở trong mồ-mả nghe tiếng Con người và ra khỏi’. (Giăng 5:27-29) Nếu chúng ta biết Kinh Thánh nói gì về sự sống lại, lòng tin tưởng nơi quyền năng Đức Chúa Trời sẽ khiến chúng ta tin chắc rằng người chết sẽ sống lại. Đức Chúa Trời sẽ “nuốt sự chết đến đời đời... vì Đức Giê-hô-va đã phán vậy”.—Ê-sai 25:8.
17. Vào thời kỳ nào trong tương lai, sự tin cậy nơi Đức Giê-hô-va sẽ là điều đặc biệt thiết yếu?
17 Trong tương lai gần đây, sẽ có thời kỳ mà mỗi người chúng ta cần phải tin cậy nơi quyền năng giải cứu của Đức Chúa Trời theo một cách đặc biệt. Sa-tan Ma-quỉ sẽ mở cuộc tấn công dân Đức Chúa Trời, là dân có vẻ như không được bảo vệ. (Ê-xê-chi-ên 38:14-16) Rồi Đức Chúa Trời sẽ biểu dương quyền năng lớn vì chúng ta, và mọi người sẽ phải biết Ngài là Đức Giê-hô-va. (Ê-xê-chi-ên 38:21-23) Bây giờ là lúc để xây dựng đức tin và lòng tin tưởng của chúng ta nơi Đức Chúa Trời Toàn Năng hầu cho chúng ta sẽ không nao núng vào giai đoạn quyết định đó.
18. (a) Chúng ta được lợi ích nào khi suy ngẫm về quyền năng Đức Giê-hô-va? (b) Bài kế sẽ xem xét câu hỏi nào?
18 Chắc chắn có nhiều lý do để suy ngẫm về quyền năng Đức Giê-hô-va. Khi ngẫm nghĩ về công việc Ngài, chúng ta được thúc đẩy khiêm nhường ca ngợi Đấng Tạo Hóa Vĩ Đại và tạ ơn Ngài về việc Ngài dùng quyền năng một cách khôn ngoan và yêu thương. Chúng ta sẽ không bao giờ sợ sệt nếu tin cậy nơi Đức Giê-hô-va vạn quân. Đức tin của chúng ta nơi lời hứa Ngài sẽ không dao động. Nhưng hãy nhớ là chúng ta đã được tạo ra theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Vì thế, chúng ta cũng có quyền hành—mặc dù ở một mức giới hạn. Làm thế nào chúng ta có thể noi gương Đấng Tạo Hóa trong cách chúng ta sử dụng quyền hành? Đề tài này sẽ được xem xét trong bài sau.
[Chú thích]
^ đ. 1 Người ta tin rằng nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và than đá—những nguồn năng lượng chính của các nhà máy điện—lấy năng lượng từ mặt trời.
^ đ. 4 Để so sánh, bom nguyên tử mạnh nhất từng được thử nghiệm có sức nổ tương đương 57 megaton TNT.
^ đ. 6 Bò được đề cập trong Kinh Thánh có thể là bò rừng Châu Âu (tiếng La-tin là urus). Cách đây hai ngàn năm, những con này tìm thấy ở Gaul (nay là Pháp), và Julius Caesar miêu tả chúng như sau: “Những con uri này không nhỏ hơn voi bao nhiêu, nhưng bản tính, màu sắc và hình dạng, thì là bò. Chúng rất mạnh và rất nhanh: chúng không tha cả người lẫn thú một khi chúng thấy được”.
Bạn có thể trả lời những câu hỏi này không?
• Sự sáng tạo chứng tỏ quyền năng Đức Giê-hô-va như thế nào?
• Đức Giê-hô-va có thể dùng đạo quân nào để yểm trợ dân Ngài?
• Đức Giê-hô-va đã biểu dương quyền năng trong vài trường hợp nào?
• Chúng ta có sự bảo đảm nào là Đức Giê-hô-va sẽ thực hiện lời hứa?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 10]
“Hãy ngước mắt lên cao mà xem: Ai đã tạo những vật này?”
[Nguồn tư liệu]
Photo by Malin, © IAC/RGO 1991
[Các hình nơi trang 13]
Suy ngẫm về những sự biểu dương quyền năng Đức Giê-hô-va xây dựng đức tin nơi lời hứa của Ngài