“Hãy tìm Đức Giê-hô-va và sức mạnh Ngài”
“Hãy tìm Đức Giê-hô-va và sức mạnh Ngài”
“Vì con mắt của Đức Giê-hô-va soi-xét khắp thế-gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài”.—2 SỬ-KÝ 16:9.
1. Quyền lực là gì, và loài người đã sử dụng nó như thế nào?
QUYỀN LỰC có thể bao hàm nhiều ý nghĩa, như có quyền điều khiển, uy quyền, hoặc ảnh hưởng đối với người khác; khả năng hành động hoặc tác động; sức mạnh; hoặc có hiệu lực về tinh thần hoặc đạo đức. Loài người không có thành tích tốt về việc sử dụng quyền lực. Sử gia Nam Tước Acton nói về quyền lực trong tay các nhà chính trị: “Quyền lực thường làm mục nát và quyền lực tuyệt đối thì làm mục nát tuyệt đối”. Lịch sử cận đại có rất nhiều thí dụ cho thấy sự thật nói chung của lời Nam Tước Acton. Trong thế kỷ 20, hơn bao giờ hết “người nầy cai-trị trên người kia mà làm tai hại cho người ấy”. (Truyền-đạo 8:9) Những kẻ độc tài tham nhũng lạm dụng quyền lực một cách thô bạo và làm hàng triệu người chết. Nếu không được kiềm chế bằng tình yêu thương, sự khôn ngoan và công bằng thì quyền lực là điều nguy hiểm.
2. Hãy giải thích những đức tính khác của Đức Chúa Trời ảnh hưởng cách Ngài sử dụng quyền năng như thế nào.
2 Không như nhiều người, Đức Chúa Trời luôn luôn dùng quyền năng vì điều thiện. “Con mắt của Đức Giê-hô-va soi-xét khắp thế-gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài”. (2 Sử-ký 16:9) Đức Giê-hô-va sử dụng quyền năng một cách có kiểm soát. Vì có lòng kiên nhẫn nên Đức Chúa Trời kìm lại không hành quyết kẻ ác để cho họ cơ hội ăn năn. Vì yêu thương nên Ngài khiến mặt trời chiếu sáng mọi người—công bằng và độc ác. Vì công bằng nên cuối cùng Ngài sẽ dùng quyền năng vô hạn để hủy diệt kẻ cầm quyền sự chết là Sa-tan Ma-quỉ.—Ma-thi-ơ 5:44, 45; Hê-bơ-rơ 2:14; 2 Phi-e-rơ 3:9.
3. Tại sao quyền năng vô hạn của Đức Chúa Trời là một lý do để tin cậy Ngài?
3 Quyền năng đáng sợ của Cha trên trời chúng ta là lý do để trông cậy và tin chắc—cả nơi lời hứa lẫn sự che chở của Ngài. Một đứa bé cảm thấy an toàn ở giữa những người lạ khi nắm chặt tay cha, vì biết rằng cha sẽ không để bất cứ điều gì có hại xảy ra cho mình. Cũng thế, Cha trên trời chúng ta, Đấng “có quyền lớn để cứu-rỗi”, sẽ che chở chúng ta không bị thiệt hại vĩnh viễn nếu chúng ta cùng bước đi với Ngài. (Ê-sai 63:1; Mi-chê 6:8) Và là một người Cha tốt, Đức Giê-hô-va luôn luôn thực hiện lời hứa Ngài. Quyền năng vô hạn của Ngài bảo đảm là ‘lời Ngài chắc sẽ làm trọn điều Ngài muốn, thuận-lợi công-việc Ngài đã sai-khiến nó’.—Ê-sai 55:11; Tít 1:2.
4, 5. (a) Khi Vua A-sa tin cậy hoàn toàn nơi Đức Giê-hô-va thì có kết quả nào? (b) Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta tin tưởng vào giải pháp của loài người cho các vấn đề của chúng ta?
4 Tại sao việc chúng ta kiên quyết không quên đi sự che chở của Cha trên trời là điều rất quan trọng? Vì hoàn cảnh có thể làm chúng ta suy nhược và quên đi đâu là sự an toàn thật sự. Chúng ta thấy điều này nơi trường hợp của Vua A-sa, một người thường tin cậy nơi Đức Giê-hô-va. Dưới triều A-sa, một đạo quân một triệu người Ê-thi-ô-bi tấn công Giu-đa. Nhận thấy kẻ thù có ưu thế quân sự, A-sa cầu nguyện: “Lạy Đức Giê-hô-va! Trừ ra Chúa chẳng có ai giúp-đỡ người yếu thắng được người mạnh! Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi ôi! Xin hãy giúp-đỡ chúng tôi, vì chúng tôi nương-cậy nơi Chúa; ấy là nhân danh Chúa mà chúng tôi đến đối-địch cùng đoàn quân nầy. Đức Giê-hô-va ôi! Ngài là Đức Chúa Trời chúng tôi; chớ để loài người thắng hơn Chúa!” (2 Sử-ký 14:11) Đức Giê-hô-va nhậm lời cầu khẩn của A-sa và cho ông một chiến thắng quyết định.
2 Sử-ký 16:1-3) Mặc dù vật đút lót cho Vua Sy-ri là Bên-Ha-đát quả thật đã giúp ông dẹp mối đe dọa của Y-sơ-ra-ên đối với Giu-đa, nhưng giao ước mà A-sa lập với Sy-ri cho thấy ông thiếu lòng tin nơi Đức Giê-hô-va. Nhà tiên tri Ha-na-ni hỏi thẳng ông: “Dân Ê-thi-ô-bi và dân Li-by há chẳng phải một đạo-quân đông lắm sao? Xe và lính-kỵ họ há chẳng phải nhiều lắm ư? Dẫu vậy, bởi vua nhờ-cậy Đức Giê-hô-va, nên Ngài phó chúng nó vào tay vua”. (2 Sử-ký 16:7, 8) Tuy thế, A-sa bác bỏ lời khiển trách này. (2 Sử-ký 16:9-12) Khi đứng trước vấn đề, chúng ta chớ nên tìm kiếm giải pháp của loài người. Thay vì thế, hãy biểu lộ lòng tin nơi Đức Chúa Trời, vì tin cậy nơi quyền lực của loài người chắc chắn sẽ dẫn đến thất vọng.—Thi-thiên 146:3-5.
5 Tuy nhiên, sau nhiều năm trung thành phụng sự, lòng tin của A-sa nơi quyền năng giải cứu của Đức Giê-hô-va đã dao động. Để tránh sự đe dọa về quân sự từ nước Y-sơ-ra-ên phía bắc, ông quay sang cầu cứu Sy-ri. (Hãy tìm kiếm sức mạnh mà Đức Giê-hô-va ban
6. Tại sao chúng ta phải “tìm Đức Giê-hô-va và sức mạnh Ngài”?
6 Đức Giê-hô-va không những che chở tôi tớ Ngài mà còn có thể ban sức lực cho họ. Kinh Thánh thôi thúc chúng ta hãy “tìm Đức Giê-hô-va và sức mạnh Ngài”. (Thi-thiên 105:4, NW) Tại sao thế? Vì khi chúng ta làm điều gì bằng sức mạnh của Đức Chúa Trời thì sức lực chúng ta sẽ được dùng để giúp ích người khác, chứ không làm hại họ. Về phương diện này, chúng ta không tìm được gương nào tốt hơn là Chúa Giê-su Christ, đấng làm nhiều phép lạ bằng “quyền-phép Chúa [“Đức Giê-hô-va”, NW]”. (Lu-ca 5:17) Chúa Giê-su đã có thể dồn hết sức lực để trở nên giàu có, nổi tiếng hoặc ngay cả trở thành một vị vua nắm mọi quyền lực. (Lu-ca 4:5-7) Thay vì thế, ngài dùng quyền phép Đức Chúa Trời ban cho ngài để huấn luyện và dạy dỗ, giúp đỡ và chữa lành. (Mác 7:37; Giăng 7:46) Thật là một gương tốt đẹp cho chúng ta!
7. Khi làm điều gì đó bằng sức Đức Chúa Trời thay vì sức riêng mình tức là chúng ta vun trồng đức tính trọng yếu nào?
7 Hơn nữa, khi chúng ta làm việc gì bằng “sức Đức Chúa Trời ban”, thì điều này sẽ giúp chúng ta luôn khiêm nhường. (1 Phi-e-rơ 4:11) Những người mưu cầu quyền lực cho mình thì trở nên tự phụ. Một thí dụ điển hình là Vua Ê-sạt-ha-đôn của A-si-ri; ông khoe khoang tuyên bố: “Ta có đầy quyền lực, ta nắm hết quyền lực, ta là một anh hùng, ta thật vĩ đại, ta vô cùng to lớn”. Ngược lại, Đức Giê-hô-va “chọn những sự yếu ở thế-gian để làm hổ-thẹn những sự mạnh”. Vì thế, nếu một tín đồ thật nào của Đấng Christ khoe mình, thì khoe mình trong Đức Giê-hô-va, vì biết rằng những gì mình đã làm không do sức riêng của mình. “Hạ mình xuống dưới tay quyền-phép của Đức Chúa Trời”, thì thật sự sẽ được cất nhắc lên.—1 Cô-rinh-tô 1:26-31; 1 Phi-e-rơ 5:6.
8. Chúng ta phải làm gì trước tiên để nhận được sức mạnh của Đức Giê-hô-va?
8 Làm thế nào chúng ta có được sức mạnh Đức Chúa Trời? Trước tiên, chúng ta phải cầu xin điều đó qua lời cầu nguyện. Chúa Giê-su bảo đảm với môn đồ là Cha ngài sẽ ban thánh linh cho những ai cầu xin có được thánh linh. (Lu-ca 11:10-13) Hãy xem việc này cho các môn đồ Đấng Christ sức mạnh như thế nào khi họ chọn vâng lời Đức Chúa Trời thay vì vâng lời những nhà lãnh đạo tôn giáo, là những người ra lệnh cho họ phải ngưng làm chứng về Chúa Giê-su. Khi họ cầu xin Đức Giê-hô-va giúp đỡ, lời cầu nguyện chân thành của họ được nhậm, và thánh linh ban cho họ sức mạnh để tiếp tục rao giảng tin mừng một cách dạn dĩ.—Công-vụ các Sứ-đồ 4:19, 20, 29-31, 33.
9. Hãy nêu rõ nguồn sức mạnh thiêng liêng thứ hai, và hãy dẫn chứng bằng một thí dụ trong Kinh Thánh để cho thấy hiệu lực của nó.
9 Thứ hai, chúng ta có thể có được sức mạnh thiêng liêng từ Kinh Thánh. (Hê-bơ-rơ 4:12) Quyền lực của lời Đức Chúa Trời được thể hiện rõ trong thời Vua Giô-si-a. Mặc dù vị vua Giu-đê này đã trừ bỏ hình tượng tà giáo khỏi xứ, nhưng khi sách Luật Pháp của Đức Giê-hô-va bất ngờ được tìm thấy trong đền thờ thì việc đó thúc đẩy ông tăng cường chương trình làm sạch này. * Sau khi Giô-si-a đích thân đọc Luật Pháp cho dân nghe, thì cả nước lập giao ước với Đức Giê-hô-va, và bắt đầu có một chiến dịch thứ hai, mạnh mẽ hơn để bài trừ việc thờ hình tượng. Cuộc cải cách của Giô-si-a có kết quả tốt đẹp là “trọn đời Giô-si-a, chúng hằng theo Giê-hô-va... chẳng lìa-bỏ Ngài”.—2 Sử-ký 34:33.
10. Cách thứ ba để tìm thấy sức mạnh từ Đức Giê-hô-va là gì, và tại sao điều đó là trọng yếu?
10 Thứ ba, chúng ta có được sức mạnh từ Đức Giê-hô-va qua sự kết hợp với tín đồ Đấng Christ. Phao-lô khuyến khích tín đồ Đấng Christ đều đặn tham dự các buổi họp để “khuyên-giục về lòng yêu-thương và việc tốt-lành” và khích lệ lẫn nhau. (Hê-bơ-rơ 10:24, 25). Khi được thả ra khỏi tù bằng phép lạ, Phi-e-rơ muốn gặp anh em nên ông đi thẳng đến nhà mẹ của Giăng Mác, là nơi “có nhiều người đang nhóm lại cầu-nguyện”. (Công-vụ các Sứ-đồ 12:12) Dĩ nhiên, họ có thể ở lại nhà và cầu nguyện. Nhưng họ muốn họp lại với nhau để cầu nguyện và khuyến khích lẫn nhau trong giai đoạn khó khăn đó. Gần cuối cuộc hành trình dài đầy nguy hiểm để đến Rô-ma, Phao-lô gặp một số anh em ở Bu-xô-lơ và sau đó gặp các anh em khác đã đi từ nơi xa đến để gặp ông. Ông phản ứng ra sao? “Phao-lô thấy anh em, thì cảm-tạ Đức Chúa Trời và vững chí”. (Công-vụ các Sứ-đồ 28:13-15) Ông vững mạnh nhờ được gặp lại các anh em tín đồ Đấng Christ. Chúng ta cũng tìm thấy sức mạnh qua việc kết giao với anh em tín đồ Đấng Christ. Hễ chúng ta được tự do kết giao với nhau, thì chớ cố đi lẻ loi một mình dọc theo con đường chật dẫn đến sự sống.—Châm-ngôn 18:1; Ma-thi-ơ 7:14.
11. Hãy kể ra vài hoàn cảnh mà chúng ta đặc biệt cần “quyền năng phi thường”.
11 Qua việc thường xuyên cầu nguyện, học hỏi Lời của Đức Chúa Trời và kết giao với anh em đồng đức tin, chúng ta “tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực toàn năng của Người”. (Ê-phê-sô 6:10, Tòa Tổng Giám Mục) Tất cả chúng ta chắc chắn cần “sức mạnh trong Chúa”. Một số bị suy yếu vì bệnh tật, những người khác thì bị sự tàn phá của tuổi già, hoặc bị mất người bạn đời. (Thi-thiên 41:3) Những người khác phải chịu đựng sự chống đối của người hôn phối không tin đạo. Các bậc cha mẹ, đặc biệt những cha hay mẹ đơn chiếc, có thể thấy là làm việc trọn thời gian đồng thời nuôi nấng con cái là một trách nhiệm hết sức mệt nhọc. Những tín đồ trẻ cần sức mạnh để đương đầu với áp lực của người đồng lứa và từ chối ma túy và sự vô luân. Không ai nên ngần ngại cầu xin Đức Giê-hô-va ban cho “quyền năng phi thường” để đối phó với những thử thách như thế.—2 Cô-rinh-tô 4:7, TTGM.
“Ban sức-mạnh cho kẻ nhọc-nhằn”
12. Đức Giê-hô-va nâng đỡ chúng ta trong thánh chức tín đồ Đấng Christ bằng cách nào?
12 Hơn nữa, Đức Giê-hô-va ban sức mạnh cho tôi tớ Ngài khi họ thi hành thánh chức. Chúng ta đọc nơi lời tiên tri của Ê-sai: “Ngài ban sức-mạnh cho kẻ nhọc-nhằn, thêm lực-lượng cho kẻ chẳng có sức... Nhưng ai trông-đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt-nhọc, đi mà không mòn-mỏi”. (Ê-sai 40:29-31) Chính sứ đồ Phao-lô đã nhận được sức mạnh để thi hành thánh chức. Nhờ đó, thánh chức của ông có kết quả. Ông viết cho tín đồ Đấng Christ ở Tê-sa-lô-ni-ca: “Tin-lành chúng tôi đã rao-truyền cho anh em, không những bằng lời nói thôi, lại cũng bằng quyền-phép, Đức Thánh-Linh”. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:5) Việc rao giảng và dạy dỗ của ông có quyền lực đưa đến những thay đổi lớn trong đời sống những ai nghe ông.
13. Điều gì làm Giê-rê-mi vững mạnh để kiên trì bất chấp sự chống đối?
13 Khi gặp một thái độ thờ ơ trong khu vựcGiê-rê-mi 20:9) Đứng trước nhiều nghịch cảnh như thế, điều gì đã cho ông sức mạnh trở lại? Giê-rê-mi nói: “Đức Giê-hô-va ở với tôi như một tay anh-hùng đáng khiếp”. (Giê-rê-mi 20:11) Nhờ hiểu rõ tầm quan trọng sống còn của thông điệp ông rao truyền và nhiệm vụ Đức Chúa Trời giao phó, ông sẵn sàng đáp ứng sự khuyến khích của Đức Giê-hô-va.
—một khu vực mà có lẽ chúng ta đã rao giảng nhiều lần nhiều năm nhưng ít có người hưởng ứng—chúng ta có thể nản lòng. Cũng như thế, Giê-rê-mi cảm thấy nản chí vì sự chống đối, chế giễu và thờ ơ mà ông gặp phải. Ông tự nhủ: “Tôi sẽ chẳng nói đến Ngài nữa; tôi sẽ chẳng nhân danh Ngài mà nói nữa”. Nhưng ông không thể nín lặng. Thông điệp của ông ‘như lửa đốt-cháy, bọc kín trong xương ông’. (Quyền lực làm tổn thương và quyền lực hàn gắn
14. (a) Cái lưỡi là một công cụ có tác động mạnh mẽ như thế nào? (b) Hãy đưa ra thí dụ cho thấy những tai hại mà lưỡi có thể gây ra.
14 Không phải quyền lực nào chúng ta có được đều đến thẳng từ Đức Chúa Trời. Thí dụ, cái lưỡi có quyền lực làm tổn thương cũng như hàn gắn. Sa-lô-môn cảnh cáo: “Sống chết ở nơi quyền của lưỡi”. (Châm-ngôn 18:21) Hậu quả của cuộc nói chuyện ngắn giữa Sa-tan và Ê-va cho thấy lời nói có thể gây ra biết bao tai họa. (Sáng-thế Ký 3:1-5; Gia-cơ 3:5) Chúng ta cũng có thể gây nhiều thiệt hại bằng cái lưỡi. Lời chê bai về trọng lượng của một thiếu nữ có thể đưa cô vào con đường dẫn đến chứng biếng ăn. Nhắc lại một cách thiếu suy nghĩ một lời nói xấu có thể làm tan vỡ tình bạn lâu ngày. Đúng thế, cái lưỡi cần phải được kiềm chế.
15. Làm thế nào chúng ta có thể dùng lưỡi mình để xây dựng và hàn gắn?
15 Tuy nhiên, lưỡi có thể xây dựng cũng như phá hoại. Lời châm ngôn Kinh Thánh có nói: “Lời vô độ đâm-xoi khác nào gươm; nhưng lưỡi người khôn-ngoan vốn là thuốc hay”. (Châm-ngôn 12:18) Tín đồ Đấng Christ khôn ngoan biết dùng quyền lực của lưỡi để an ủi người ngã lòng và người bị mất người thân. Những lời thông cảm có thể khích lệ thanh thiếu niên đang đấu tranh cưỡng lại áp lực có hại của người đồng lứa. Một cái lưỡi ân cần có thể trấn an các anh chị lớn tuổi rằng các anh em luôn cần họ và yêu thương họ. Những lời thân ái có thể làm tươi tỉnh những người bị bệnh. Trên hết mọi sự, chúng ta có thể dùng lưỡi mình để chia sẻ thông điệp mạnh mẽ về Nước Trời với tất cả những ai muốn nghe. Công bố Lời của Đức Chúa Trời nằm trong phạm vi khả năng của chúng ta nếu chúng ta nhiệt tâm về việc đó. Kinh Thánh nói: “Chớ từ-chối làm lành cho kẻ nào xứng-đáng, miễn là tay con có quyền làm điều ấy”.—Châm-ngôn 3:27.
Sử dụng quyền hành một cách thích đáng
16, 17. Khi sử dụng quyền hành do Đức Chúa Trời ban, làm thế nào các trưởng lão, các bậc cha mẹ, những người chồng và người vợ có thể noi gương Đức Giê-hô-va?
16 Mặc dù toàn năng, Đức Giê-hô-va cai trị hội thánh bằng tình yêu thương. (1 Giăng 4:8) Noi gương Ngài, các giám thị đạo Đấng Christ chăm sóc bầy của Đức Chúa Trời một cách yêu thương—sử dụng, chứ không lạm dụng, quyền hành. Đành rằng giám thị đôi khi cần phải “bẻ-trách, nài-khuyên, sửa-trị”, nhưng làm thế với “lòng rất nhịn-nhục... dạy-dỗ chẳng thôi”. (2 Ti-mô-thê 4:2) Vì thế các trưởng lão thường xuyên suy ngẫm lời mà sứ đồ Phi-e-rơ viết cho những người có quyền hành trong hội thánh: “Hãy chăn dắt đàn chiên của Thiên Chúa nơi anh em, không phải như thể miễn cưỡng, nhưng là sẵn lòng, thể theo ý Thiên Chúa, không hám trọc lợi, nhưng cách nhiệt thành. Đừng như thể làm chúa trên phần cơ nghiệp đã lĩnh, nhưng là làm gương mẫu cho đàn chiên”.—1 Phi-e-rơ 5:2, 3, Nguyễn Thế Thuấn; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:7, 8.
17 Các bậc cha mẹ và những người làm chồng cũng được Đức Giê-hô-va ban cho quyền hành, và họ nên dùng quyền này để giúp đỡ, nuôi dưỡng và săn sóc. (Ê-phê-sô 5:22, 28-30; 6:4) Gương của Chúa Giê-su cho thấy quyền hành có thể được sử dụng vừa hữu hiệu vừa yêu thương. Nếu sửa trị một cách thăng bằng và kiên định, trẻ con không bị ngã lòng. (Cô-lô-se 3:21) Hôn nhân được vững mạnh khi những người chồng đạo Đấng Christ sử dụng quyền làm đầu một cách yêu thương và những người vợ hết mực kính trọng chồng thay vì vượt qua phạm vi ảnh hưởng ấn định bởi Đức Chúa Trời để mà lấn át hoặc làm theo ý mình.—Ê-phê-sô 5:28, 33; 1 Phi-e-rơ 3:7.
18. (a) Chúng ta nên noi gương Đức Giê-hô-va như thế nào trong việc kiềm chế sự nóng giận? (b) Những người có quyền hành phải cố khắc ghi điều gì vào lòng những người họ chăm sóc?
18 Đặc biệt những người có quyền hành trong gia đình và trong hội thánh phải cẩn thận kiềm chế sự nóng giận, vì tính nóng giận dần dần làm người khác sợ thay vì yêu thương. Nhà tiên tri Na-hum nói: “Đức Giê-hô-va chậm giận và có quyền lớn”. (Na-hum 1:3; Cô-lô-se 3:19) Kiềm chế sự nóng giận là biểu hiện của sức mạnh, nhưng trái lại để mình nổi nóng chứng tỏ tính yếu đuối. (Châm-ngôn 16:32) Cả trong gia đình lẫn hội thánh, mục tiêu là khắc ghi tình yêu thương—yêu thương Đức Giê-hô-va, yêu thương lẫn nhau và yêu chuộng nguyên tắc công bằng. Tình yêu thương là mối dây liên kết bền vững nhất và là động cơ mạnh nhất thúc đẩy chúng ta làm điều đúng.—1 Cô-rinh-tô 13:8, 13; Cô-lô-se 3:14.
19. Đức Giê-hô-va cho chúng ta lời bảo đảm đầy an ủi nào và chúng ta nên đáp ứng như thế nào?
19 Biết Đức Giê-hô-va tức là nhận thức quyền năng Ngài. Qua Ê-sai, Đức Giê-hô-va nói: “Ngươi không biết sao, không nghe sao? Đức Chúa Trời hằng sống, là Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các đầu-cùng đất, chẳng mỏi chẳng mệt”. (Ê-sai 40:28) Quyền năng Đức Giê-hô-va là vô tận. Nếu chúng ta tin cậy Ngài và không dựa vào sức riêng mình, thì Ngài sẽ không bỏ chúng ta. Ngài bảo đảm với chúng ta: “Đừng sợ, vì ta ở với ngươi; chớ kinh-khiếp, vì ta là Đức Chúa Trời ngươi! Ta sẽ bổ sức cho ngươi; phải, ta sẽ giúp-đỡ ngươi, lấy tay hữu công-bình ta mà nâng-đỡ ngươi”. (Ê-sai 41:10) Chúng ta phải đáp lại sự chăm sóc yêu thương của Ngài như thế nào? Giống như Chúa Giê-su, chúng ta hãy luôn luôn dùng bất cứ năng lực nào Đức Giê-hô-va ban cho chúng ta để giúp đỡ và xây dựng. Mong rằng chúng ta kiềm chế lưỡi mình sao cho nó hàn gắn thay vì gây tổn hại. Và mong sao chúng ta luôn luôn tỉnh thức về thiêng liêng, đứng vững trong đức tin, và mạnh mẽ trong quyền năng của Đấng Tạo Hóa Vĩ Đại là Giê-hô-va Đức Chúa Trời.—1 Cô-rinh-tô 16:13.
[Chú thích]
^ đ. 9 Hiển nhiên, người Do Thái tìm thấy bản gốc Luật Pháp Môi-se, và bản này đã được đặt trong đền thờ nhiều thế kỷ trước đó.
Bạn có thể giải thích không?
• Đức Giê-hô-va dùng quyền năng Ngài như thế nào?
• Chúng ta có thể nhờ đến quyền năng Đức Giê-hô-va qua những cách nào?
• Nên dùng quyền lực của lưỡi như thế nào?
• Quyền hành do Đức Chúa Trời ban có thể là một ân phước như thế nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 15]
Chúa Giê-su dùng sức mạnh của Đức Giê-hô-va để giúp người khác
[Các hình nơi trang 17]
Công bố Lời của Đức Chúa Trời nằm trong phạm vi khả năng của chúng ta nếu chúng ta nhiệt tâm về việc này