Hãy chú ý đến lời tiên tri của Đức Chúa Trời
Hãy chú ý đến lời tiên tri của Đức Chúa Trời
“Chúng tôi càng tin lời các đấng tiên-tri chắc-chắn hơn, anh em nên chú-ý lời đó”.—2 PHI-E-RƠ 1:19.
1, 2. Bạn có thể kể ra thí dụ nào về những mê-si giả?
TRONG nhiều thế kỷ, những người mạo nhận là đấng mê-si cố tiên đoán về tương lai. Vào thế kỷ thứ năm CN, một người tự xưng là Môi-se thuyết phục người Do Thái trên đảo Cơ-rết rằng ông chính là đấng mê-si và sẽ giải thoát họ khỏi sự đàn áp. Khi đến ngày đã định cho sự giải thoát, họ đi theo ông ta đến một đỉnh cao trông xuống Địa Trung Hải. Ông nói là một khi họ nhảy xuống biển thì nước sẽ rẽ ra trước mặt họ. Nhiều người nghe ông nhào xuống biển đã bị chết đuối, và người mạo nhận đấng mê-si đó đã biến mất.
2 Vào thế kỷ 12, một “đấng mê-si” xuất hiện ở Yêmen. Khi vua yêu cầu một dấu lạ để chứng minh chức mê-si của ông, thì ông ta đề nghị để vua chém đầu. Ông ta báo trước sự sống lại mau chóng của mình sẽ là dấu lạ để vua tin. Vua đồng ý với đề nghị này—và thế là “đấng mê-si” đó không còn nữa.
3. Ai là Đấng Mê-si thật, và thánh chức của ngài chứng tỏ điều gì?
3 Những mê-si giả và sự tiên đoán của họ hoàn toàn thất bại, nhưng chú ý đến lời tiên tri của Đức Chúa Trời thì chúng ta sẽ không bao giờ thất vọng. Đấng Mê-si thật, Chúa Giê-su Christ, đã làm ứng nghiệm nhiều lời tiên tri trong Kinh Thánh. Chẳng hạn, trích lời tiên tri của Ê-sai, người viết Phúc Âm Ma-thi-ơ nói: “Đất Sa-bu-lôn và Nép-ta-li, ở về trên con đường đi đến biển, bên kia sông Giô-đanh, tức là xứ Ga-li-lê thuộc về dân ngoại..., Dân ấy ngồi chỗ tối-tăm, đã thấy ánh sáng lớn; và trên những kẻ ngồi trong miền và dưới bóng sự chết, thì ánh sáng đã mọc lên. Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus khởi giảng-dạy rằng: Các ngươi hãy ăn-năn, vì nước thiên-đàng đã đến gần”. (Ma-thi-ơ 4:15-17; Ê-sai 8:23; 9:1) Chúa Giê-su là “ánh sáng lớn” đó, và thánh chức của ngài chứng tỏ ngài là Đấng Tiên Tri được Môi-se báo trước. Những ai không chịu nghe theo Chúa Giê-su sẽ bị diệt.—Phục-truyền Luật-lệ Ký 18:18, 19; Công-vụ các Sứ-đồ 3:22, 23.
4. Chúa Giê-su làm ứng nghiệm lời tiên tri nơi Ê-sai 53:12 như thế nào?
4 Chúa Giê-su cũng làm ứng nghiệm lời tiên tri nơi Ê-sai 53:12: “Người đã đổ mạng-sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội-lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội”. Biết mình sắp hy sinh mạng sống để làm giá chuộc, Chúa Giê-su củng cố đức tin của môn đồ. (Mác 10:45) Ngài đã làm thế một cách nổi bật qua sự hóa hình.
Sự hóa hình xây đắp đức tin
5. Bằng lời lẽ riêng, bạn miêu tả sự hóa hình như thế nào?
5 Sự hóa hình là một sự kiện có tính cách tiên tri. Chúa Giê-su nói: “Con người sẽ ngự trong sự vinh-hiển của Cha mình mà giáng xuống cùng các thiên-sứ... Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong các ngươi đứng đây, có một vài kẻ sẽ không chết trước khi thấy Con người ngự đến trong nước Ngài”. (Ma-thi-ơ 16:27, 28) Có sứ đồ nào tận mắt thấy Chúa Giê-su ngự đến trong nước ngài không? Ma-thi-ơ 17:1-7 nói: “Khỏi sáu ngày, Đức Chúa Jêsus đem Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng là em Gia-cơ, cùng Ngài đi tẽ lên núi cao. Ngài biến-hóa trước mặt các người ấy”. Quả là một cảnh tượng khắc sâu vào tâm trí! “Mặt Ngài sáng lòa như mặt trời, áo Ngài trắng như ánh sáng. Nầy, có Môi-se và Ê-li hiện đến, nói chuyện cùng Ngài”. Cũng có: “Một đám mây sáng rực che-phủ những người ở đó”, và họ nghe tiếng Đức Chúa Trời phán rằng: “Nầy là Con yêu-dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường; hãy nghe lời Con đó! Khi môn-đồ nghe tiếng ấy, thì té sấp mặt xuống đất, và sợ-hãi lắm. Song Đức Chúa Jêsus lại gần, rờ môn-đồ mà phán rằng: Hãy đứng dậy, đừng sợ”.
6. (a) Tại sao Chúa Giê-su gọi sự hóa hình là một sự hiện thấy? (b) Sự hóa hình cho thấy trước về điều gì?
6 Biến cố đáng sợ này chắc đã xảy ra trên đỉnh Núi Hẹt-môn, nơi Chúa Giê-su và ba sứ đồ ở lại đó qua đêm. Hiển nhiên sự hóa hình xảy ra vào buổi tối, làm cho cảnh tượng đặc biệt sống động. Một lý do mà Chúa Giê-su gọi đó là sự hiện thấy bởi vì Môi-se và Ê-li đã chết từ lâu rồi, và đã không thật sự có mặt. Chỉ Đấng Christ mới thật sự có mặt tại đó. (Ma-thi-ơ 17:8, 9, NW). Cảnh tượng chói lòa như thế đã cho Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng nhìn thấy trước về sự hiện diện vinh hiển của Chúa Giê-su trong quyền thế Nước Trời. Môi-se và Ê-li tượng trưng cho những người xức dầu cùng thừa hưởng Nước Trời với Chúa Giê-su, và sự hiện thấy đã hùng hồn củng cố cho lời chứng của ngài về Nước Trời và vương quyền của ngài trong tương lai.
7. Làm sao chúng ta biết rằng Phi-e-rơ nhớ cảnh hóa hình một cách sâu sắc?
7 Sự hóa hình giúp củng cố đức tin của ba sứ đồ, vì họ sẽ nắm vai trò lãnh đạo trong hội thánh tín đồ Đấng Christ. Khuôn mặt sáng lòa của Đấng Christ, áo trắng toát, và chính giọng nói của Đức Chúa Trời tuyên bố Chúa Giê-su là Con yêu dấu của Ngài, là đấng họ phải nghe theo—tất cả những điều đó khiến sự hiện thấy đạt được mục tiêu một cách hữu hiệu nhất. Nhưng ba sứ đồ không được kể cho ai nghe về sự hiện thấy cho đến khi Chúa Giê-su được sống lại. Khoảng 32 năm sau, sự hiện thấy này vẫn còn hiện rõ trong trí Phi-e-rơ. Nói về sự hiện thấy và ý nghĩa của nó, ông viết: “Vả, khi chúng tôi đã làm cho anh em biết quyền-phép và sự đến của Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta, thì chẳng phải là theo những chuyện khéo đặt-để, bèn là chính mắt chúng tôi đã ngó thấy sự oai-nghiêm Ngài. Vì Ngài đã nhận-lãnh sự tôn-trọng vinh-hiển từ nơi Đức Chúa Trời, Cha Ngài, khi Đấng tôn-nghiêm rất cao phán cùng 2 Phi-e-rơ 1:16-18.
Ngài rằng: ‘Nầy là Con yêu-dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường.’ Chính chúng tôi cũng từng nghe tiếng ấy đến từ trời, lúc chúng tôi ở với Ngài trên hòn núi thánh”.—8. (a) Lời Đức Chúa Trời tuyên bố về Con Ngài hướng chúng ta chú ý đến điều gì? (b) Đám mây trong sự hóa hình ám chỉ điều gì?
8 Điều quan trọng nhất là lời tuyên bố của Đức Chúa Trời: “Nầy là Con yêu-dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường; hãy nghe lời Con đó”. Lời tuyên bố này hướng chúng ta chú ý đến Chúa Giê-su là vị Vua do Đức Chúa Trời tấn phong, đấng mà muôn vật phải vâng phục. Đám mây che phủ ám chỉ rằng sự hiện thấy này được ứng nghiệm một cách vô hình, chỉ thấy được bởi cặp mắt thông hiểu của những ai nhận thấy “điềm” chỉ về sự hiện diện vô hình của Chúa Giê-su trong quyền thế Nước Trời. (Ma-thi-ơ 24:3) Thật vậy, việc Chúa Giê-su dặn họ đừng kể lại sự hiện thấy cho bất cứ ai cho đến khi ngài được sống lại chứng tỏ rằng chỉ sau khi sống lại, ngài mới được tôn cao và vinh hiển.
9. Tại sao sự hóa hình củng cố đức tin chúng ta?
9 Sau khi nhắc đến sự hóa hình, Phi-e-rơ nói: “Nhân đó, chúng tôi càng tin lời các đấng tiên-tri chắc-chắn hơn, anh em nên chú-ý lời đó, như cái đèn soi-sáng trong nơi tối-tăm, cho đến chừng nào ban ngày lộ ra, và sao mai mọc trong lòng anh em. Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên-tri nào trong Kinh-thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên-tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh-Linh cảm-động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời”. (2 Phi-e-rơ 1:19-21) Sự hóa hình nhấn mạnh lời tiên tri của Đức Chúa Trời rất đáng tin cậy. Chúng ta phải chú ý đến lời ấy và không nghe theo “những chuyện khéo đặt-để” mà không được Đức Chúa Trời ủng hộ hay chấp nhận. Đức tin của chúng ta nơi lời tiên tri được củng cố bằng sự hóa hình vì sự hiện thấy đó cho thấy trước về sự vinh hiển của Chúa Giê-su và quyền lực Nước Trời đã trở thành hiện thực. Đúng vậy, chúng ta có bằng chứng không thể chối cãi là Đấng Christ hiện diện ngày nay trong tư cách là vị Vua đầy thế lực trên trời.
Cách sao mai mọc
10. “Sao mai” mà Phi-e-rơ nói đến là ai hoặc là gì, và tại sao bạn trả lời như vậy?
10 Phi-e-rơ viết: “Anh em nên chú-ý lời đó, như cái đèn soi-sáng trong nơi tối-tăm, cho đến chừng nào ban ngày lộ ra, và sao mai mọc”. “Sao mai” là ai hoặc là gì? Khải-huyền 22:16 gọi Chúa Giê-su Christ là “sao mai sáng chói”. Có những mùa trong năm, những ngôi sao đó mọc muộn nhất ở chân trời phía đông vừa trước khi mặt trời mọc. Vì vậy, chúng báo trước sự bắt đầu của một ngày mới. Phi-e-rơ dùng từ “sao mai” để chỉ Chúa Giê-su sau khi ngài nhận quyền cai trị Nước Trời. Lúc đó, Chúa Giê-su như sao mai mọc lên trong cả vũ trụ, kể cả trái đất chúng ta! Là Sao Mai, Đấng Mê-si báo trước sự bắt đầu của một ngày hay thời đại mới cho toàn thể nhân loại biết vâng lời.
11. (a) Tại sao 2 Phi-e-rơ 1:19 không có nghĩa là “sao mai” mọc trong trái tim người ta? (b) Bạn giải thích 2 Phi-e-rơ 1:19 như thế nào?
11 Nhiều bản dịch Kinh Thánh ủng hộ ý kiến cho rằng lời sứ đồ Phi-e-rơ ghi nơi 2 Phi-e-rơ 1:19 nói đến trái tim loài người. Trái tim của người lớn chỉ nặng 250-300 gram. Vậy làm sao Chúa Giê-su Christ—nay là một thần linh bất tử và vinh hiển trên trời—lại mọc trong bộ phận nhỏ này trong cơ thể con người? (1 Ti-mô-thê 6:16) Dĩ nhiên, trái tim theo nghĩa bóng tức là tấm lòng chúng ta có liên hệ đến vấn đề này, vì từ lòng mà chúng ta chú ý đến lời tiên tri của Đức Chúa Trời. Nhưng hãy xem kỹ câu 2 Phi-e-rơ 1:19, và bản dịch Thế Giới Mới đánh dấu phẩy trước và sau câu “cho đến chừng nào ban ngày lộ ra và sao mai mọc” để tách nó khỏi những chữ đi trước và khỏi cụm từ “trong lòng anh em”. Câu này có thể được nói cách này: ‘Chúng tôi càng tin chắc hơn nơi lời tiên tri; và anh em đang cố gắng chú ý đến lời đó như cái đèn soi sáng trong nơi tối tăm, tức là trong lòng anh em, cho đến chừng ban ngày lộ ra và sao mai mọc’.
12. Tình trạng lòng loài người nói chung là như thế nào, nhưng những tín đồ chân chính của Đấng Christ thì sao?
12 Tình trạng của lòng con người tội lỗi nói chung là như thế nào? Lòng họ ở trong sự tối tăm thiêng liêng! Tuy nhiên, nếu là tín đồ
thật của Đấng Christ thì chúng ta cũng như có ngọn đèn soi sáng trong lòng, thay vì bị tăm tối. Như lời Phi-e-rơ cho thấy, bằng cách chú ý đến lời tiên tri được Đức Chúa Trời soi sáng, tín đồ chân chính của Đấng Christ sẽ giữ tâm trí tỉnh táo và sáng suốt cho tới khi ngày mới bắt đầu. Họ sẽ biết là Sao Mai đã mọc, không phải trong trái tim loài người, nhưng trước muôn vật.13. (a) Tại sao chúng ta có thể biết chắc Sao Mai đã mọc rồi? (b) Tại sao tín đồ Đấng Christ có thể chịu đựng những tình trạng khó khăn mà Chúa Giê-su báo trước về thời này?
13 Sao Mai đã mọc rồi! Chúng ta biết chắc điều đó nhờ chú ý đến lời tiên tri quan trọng của Chúa Giê-su về sự hiện diện của ngài. Ngày nay, chúng ta thấy sự ứng nghiệm của những biến cố như chiến tranh, đói kém, động đất ở mức độ chưa từng có, và công việc rao giảng tin mừng trên khắp đất. (Ma-thi-ơ 24:3-14) Dù những tình trạng khó khăn mà Chúa Giê-su báo trước cũng ảnh hưởng đến tín đồ Đấng Christ, chúng ta có thể chịu đựng được với sự bình an và vui mừng trong lòng. Tại sao? Vì chúng ta chú ý đến lời tiên tri của Đức Chúa Trời và có đức tin nơi những gì Ngài hứa trong tương lai. Chúng ta biết mình sắp sửa bước vào một thời kỳ tốt nhất vì chúng ta đã ở rất sâu trong “kỳ cuối-cùng”! (Đa-ni-ên 12:4) Thế gian đang trong tình thế tuyệt vọng, được báo trước nơi Ê-sai 60:2: “Nầy, sự tối-tăm vây-phủ đất, sự u-ám bao-bọc các dân”. Làm sao một người thấy đường trong sự tối tăm u ám này? Người đó phải khiêm nhường chú ý đến lời tiên tri của Đức Chúa Trời ngay bây giờ, trước khi quá muộn. Những người có lòng thành thật cần đến với Giê-hô-va Đức Chúa Trời, Nguồn của sự sống và ánh sáng. (Thi-thiên 36:9; Công-vụ các Sứ-đồ 17:28) Chỉ bằng cách làm điều này thì chúng ta mới có sự thông sáng thật, và có hy vọng hưởng được tương lai tuyệt diệu mà Đức Chúa Trời có ý định cho những người biết vâng lời.—Khải-huyền 21:1-5.
“Sự sáng đã đến thế-gian”
14. Chúng ta phải làm gì để chứng kiến sự ứng nghiệm của những lời tiên tri tuyệt diệu trong Kinh Thánh?
14 Lời tiên tri cho thấy rõ Chúa Giê-su Christ hiện đang cai trị với tư cách là Vua. Vì ngài lên Giăng 3:19-21.
cầm quyền năm 1914, những lời tiên tri tuyệt diệu cũng sẽ được ứng nghiệm. Muốn chứng kiến sự ứng nghiệm này, chúng ta phải chứng tỏ mình là người nhu mì thực hành đức tin nơi Chúa Giê-su Christ, ăn năn những việc làm tội lỗi và điều sai lầm đã phạm vào lúc còn ngu muội. Dĩ nhiên, những kẻ ưa thích sự tối tăm sẽ không được hưởng sự sống đời đời. Chúa Giê-su nói: “Vả, sự đoán-xét đó là như vầy: sự sáng đã đến thế-gian, mà người ta ưa sự tối-tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu-xa. Bởi vì phàm ai làm ác thì ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, e rằng công-việc của mình phải trách-móc chăng. Nhưng kẻ nào làm theo lẽ thật thì đến cùng sự sáng, hầu cho các việc của mình được bày-tỏ ra, vì đã làm trong Đức Chúa Trời”.—15. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bác bỏ sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã ban qua Con Ngài?
15 Nhờ Chúa Giê-su, sự sáng thiêng liêng đã đến thế gian, và việc nghe lời ngài là điều trọng yếu. Phao-lô nói: “Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên-tri phán-dạy tổ-phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau-rốt nầy, Ngài phán-dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế-tự muôn vật”. (Hê-bơ-rơ 1:1, 2) Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bác bỏ sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã ban qua Con Ngài? Phao-lô nói tiếp: “Vì nếu lời thiên-sứ rao-truyền đã vững-chắc và sự trái phép nghịch mạng đã được báo-ứng xứng-đáng rồi, mà nếu ta còn trễ-nải sự cứu-rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được?—là sự cứu-rỗi Chúa truyền ra trước hết, rồi có những kẻ nghe chứng-nghiệm nó cho chúng ta, Đức Chúa Trời cũng dùng những dấu kỳ sự lạ và đủ thứ phép mầu, lại dùng sự ban-cho của Đức Thánh-Linh mà Ngài đã theo ý-muốn mình phát ra, để làm chứng với các kẻ đó”. (Hê-bơ-rơ 2:2-4) Đúng vậy, Chúa Giê-su là nhân vật chính yếu trong việc rao truyền lời tiên tri.—Khải-huyền 19:10.
16. Tại sao chúng ta có thể tin tưởng triệt để nơi mọi lời tiên tri của Giê-hô-va Đức Chúa Trời?
16 Như đã thấy, Phi-e-rơ nói: “Chẳng có lời tiên-tri nào trong Kinh-thánh lấy ý riêng giải nghĩa được”. Loài người tự mình không thể nào nghĩ ra lời tiên tri thật, nhưng chúng ta có thể tin tưởng triệt để nơi mọi lời tiên tri của Đức Chúa Trời. Những lời tiên tri này bắt nguồn từ chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Qua thánh linh, Ngài giúp tôi tớ Ngài hiểu lời tiên tri Kinh Thánh được ứng nghiệm như thế nào. Thật vậy, chúng ta biết ơn Đức Giê-hô-va rằng chúng ta đã thấy sự ứng nghiệm của nhiều lời tiên tri đó kể từ năm 1914. Và chúng ta biết chắc chắn rằng tất cả những lời tiên tri còn lại về sự kết liễu của hệ thống hung ác này sẽ được ứng nghiệm. Điều trọng yếu là chúng ta luôn chăm chú đến lời tiên tri của Đức Chúa Trời đồng thời để ánh sáng mình soi trước mặt mọi người. (Ma-thi-ơ 5:16) Chúng ta tạ ơn Đức Giê-hô-va biết bao về việc Ngài khiến cho ‘sự sáng chiếu ra cho chúng ta trong tối-tăm dày đặc’ đang bao trùm trái đất ngày nay!—Ê-sai 58:10.
17. Tại sao chúng ta cần ánh sáng thiêng liêng đến từ Đức Chúa Trời?
17 Ánh sáng giúp chúng ta thấy mọi vật. Nó cũng khiến cây cối tăng trưởng cho chúng ta nhiều loại thức ăn khác nhau. Không có ánh sáng chúng ta không thể tồn tại. Nhưng còn ánh sáng thiêng liêng thì sao? Nó hướng dẫn chúng ta và cho chúng ta biết về tương lai như được báo trước trong Lời Đức Chúa Trời là Kinh Thánh. (Thi-thiên 119:105) Giê-hô-va Đức Chúa Trời yêu thương ‘phát ánh-sáng và sự chân-thật của Ngài ra”. (Thi-thiên 43:3) Chắc chắn chúng ta nên tỏ lòng quý trọng những sự ban cho như thế một cách sâu xa. Vì vậy chúng ta hãy làm hết sức mình để hấp thụ ánh sáng của “sự thông-biết về vinh-hiển Đức Chúa Trời” để soi sáng lòng chúng ta.—2 Cô-rinh-tô 4:6; Ê-phê-sô 1:18.
18. Sao Mai của Đức Giê-hô-va hiện nay sẵn sàng làm gì?
18 Chúng ta vui mừng biết bao khi biết rằng vào năm 1914, Chúa Giê-su Christ, Sao Mai, mọc trong cả vũ trụ và bắt đầu làm ứng nghiệm sự hiện thấy về sự hóa hình! Sao Mai của Đức Giê-hô-va đang hiện diện, sẵn sàng thực hiện ý định của Đức Chúa Trời trong việc làm ứng nghiệm thêm về sự hóa hình—“sự chiến-tranh trong ngày lớn của Đức Chúa Trời toàn-năng”. (Khải-huyền 16:14, 16) Rồi sau khi hệ thống cũ này bị hủy diệt, Đức Chúa Trời sẽ làm tròn lời hứa của Ngài về “trời mới đất mới”, nơi chúng ta có thể ca ngợi và tôn vinh Ngài mãi mãi là Chúa Tối Thượng của vũ trụ và Đức Chúa Trời của lời tiên tri thật. (2 Phi-e-rơ 3:13) Từ nay cho đến ngày huy hoàng đó, chúng ta hãy tiếp tục bước đi theo ánh sáng của Đức Chúa Trời bằng cách chú ý đến lời tiên tri của Ngài.
Bạn trả lời thế nào?
• Bạn miêu tả sự hóa hình của Chúa Giê-su như thế nào?
• Sự hóa hình xây đắp đức tin như thế nào?
• Sao Mai của Đức Giê-hô-va là ai hay là gì, và mọc khi nào?
• Tại sao chúng ta nên chú ý đến lời tiên tri của Đức Chúa Trời?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 13]
Bạn có thể giải thích ý nghĩa của sự hóa hình không?
[Hình nơi trang 15]
Sao Mai đã mọc rồi. Bạn biết khi nào và như thế nào không?