“Đạo thật Đấng Christ” thay đổi bộ mặt—Đức Chúa Trời có chấp nhận không?
“Đạo thật Đấng Christ” thay đổi bộ mặt—Đức Chúa Trời có chấp nhận không?
GIẢ SỬ bạn nhờ một họa sĩ vẽ chân dung của bạn. Khi vẽ xong, bạn vui sướng quá; bức vẽ giống hệt bạn. Bạn nghĩ đến lúc con cái, rồi cháu chắt của bạn sẽ hãnh diện ngắm bức chân dung đó.
Tuy nhiên, vài thế hệ sau, một hậu duệ của bạn cảm thấy rằng trong tranh bạn bị hói trán trông khó coi nên nhờ họa sĩ khác vẽ thêm tóc cho bạn. Một cháu khác không thích sống mũi của bạn nên cho người sửa mũi bạn. Các thế hệ kế tiếp cứ “tô điểm” bức tranh đến nỗi cuối cùng bức tranh đó không còn là chân dung của bạn nữa. Nếu biết trước là chuyện sẽ kết thúc như vậy, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Chắc chắn là bạn bất bình.
Đáng buồn thay, về thực chất, câu chuyện bức chân dung này lại là câu chuyện của giáo hội Đấng Christ trên danh nghĩa. Lịch sử cho thấy rằng ít lâu sau khi các sứ đồ của Đấng Christ qua đời, bộ mặt chính thức của “đạo thật Đấng Christ” đã bắt đầu thay đổi, y như Kinh Thánh đã tiên tri.—Ma-thi-ơ 13:24-30, 37-43; Công-vụ 20:30. *
Dĩ nhiên, áp dụng các nguyên tắc Kinh Thánh cho nhiều nền văn hóa và thời đại khác nhau là điều rất thích hợp. Nhưng thay đổi những sự dạy dỗ của Kinh Thánh cho hòa hợp với lối suy nghĩ thịnh hành lại là chuyện hoàn toàn khác. Thế nhưng, đó lại chính là điều đã xảy ra. Thí dụ, hãy xem xét những sự thay đổi trong một số lĩnh vực quan trọng.
Nhà Thờ khoác tay Nhà Nước
Chúa Giê-su dạy rằng sự cai trị của ngài, tức Nước Trời, là nước ở trên trời, với thời gian sẽ hủy diệt tất cả các thể chế của nhân loại và sẽ cai trị trên khắp trái đất. (Đa-ni-ên 2:44; Ma-thi-ơ 6:9, 10) Nước Trời sẽ không cai trị qua trung gian của các hệ thống chính trị của loài người. Chúa Giê-su nói: “Nước của ta chẳng phải thuộc về thế-gian nầy”. (Giăng 17:16; 18:36) Bởi vậy, môn đồ Chúa Giê-su dù tôn trọng luật pháp lại đứng ngoài vòng chính trị.
Tuy nhiên, dưới triều Hoàng Đế La Mã Constantine vào thế kỷ thứ tư, nhiều kẻ tự xưng là tín đồ Đấng Christ đã mất kiên nhẫn trong khi chờ đợi Đấng Christ trở lại và Nước Đức Chúa Trời được thiết lập. Dần dần, thái độ của họ đối với chính trị đã thay đổi. Sách Europe—A History nói: “Trước thời Constantine, tín đồ Đấng Christ không tìm cách cậy quyền lực [chính trị] làm phương tiện thực thi chính nghĩa của họ. Sau thời Constantine, đạo Đấng Christ và giới cao cấp chính trị đi kề bên nhau”. Đạo Đấng Christ đổi mới này đã trở thành “công giáo”, tức tôn giáo chính thức, “phổ thông”, của Đế Quốc La Mã.
Ma-thi-ơ 23:9, 10; 28:19, 20) Sử gia H. G. Wells viết về “những sự khác biệt sâu sắc giữa” đạo Đấng Christ của thế kỷ thứ tư “và sự dạy dỗ của Chúa Giê-su người Na-xa-rét”. Những “sự khác biệt sâu sắc” này thậm chí còn ảnh hưởng đến những sự dạy dỗ cơ bản về Đức Chúa Trời và Đấng Christ.
Bách khoa tự điển Great Ages of Man nói rằng vì cớ cuộc hôn nhân này giữa Nhà Thờ và Nhà Nước mà “vào khoảng năm 385 tây lịch, chỉ 80 năm sau làn sóng bắt bớ kịch liệt cuối cùng nhắm vào tín đồ Đấng Christ, chính Giáo Hội lại bắt đầu hành quyết những người bị cho là dị giáo, và hàng giáo phẩm nắm quyền gần như tương đương với các vị hoàng đế”. Như vậy đã bắt đầu một thời đại mà người ta cải đạo bằng gươm thay vì bằng miệng, và những người rao giảng khiêm nhường của thế kỷ thứ nhất đã nhường chỗ cho hàng giáo phẩm tham quyền cố vị. (Định lại vai vế của Đức Chúa Trời
Đấng Christ và các môn đồ ngài đã dạy rằng chỉ có “một Đức Chúa Trời mà thôi, là Đức Chúa Cha”, được phân biệt bởi danh riêng của Ngài là Giê-hô-va, xuất hiện khoảng 7.000 lần trong các bản Kinh Thánh chép tay thuở ban đầu. (1 Cô-rinh-tô 8:6; Thi-thiên 83:18) Chúa Giê-su đã được Đức Chúa Trời tạo ra; bản Kinh Thánh Công Giáo Nguyễn Thế Thuấn nói nơi Cô-lô-se 1:15 rằng ngài là “trưởng tử giữa mọi thụ sinh”. Vậy với tư cách một đấng thọ tạo, Chúa Giê-su thẳng thắn nói: “Cha tôn-trọng hơn ta”.—Giăng 14:28.
Nhưng vào thế kỷ thứ ba, một số giới chức giáo phẩm có uy tín mải mê với sự dạy dỗ ngoại giáo về Chúa Ba Ngôi của triết gia Hy Lạp Plato, bắt đầu định lại vai vế của Đức Chúa Trời sao cho phù hợp với khái niệm Chúa Ba Ngôi. Trong các thế kỷ kế tiếp, giáo lý phản Kinh Thánh này đã nâng Chúa Giê-su lên địa vị ngang hàng với Đức Giê-hô-va và biến thánh linh, hoặc sinh lực, của Đức Chúa Trời thành một ngôi.
Về việc giáo hội tiếp nhận khái niệm Chúa Ba Ngôi ngoại giáo, cuốn bách khoa tự điển Công Giáo New Catholic Encyclopedia nói: “Trước hậu bán thế kỷ thứ tư, khái niệm ‘một Đức Chúa Trời gồm ba Ngôi’ vẫn chưa được thiết lập vững vàng, và chưa hoàn toàn hòa nhập vào trong đời sống và tín ngưỡng của tín đồ Đấng Christ. Nhưng chính khái niệm này đã được gọi là giáo điều Chúa Ba Ngôi. Giữa các Cha nối nghiệp các Tông Đồ thậm chí không ai mảy may nghĩ đến một điều gì dù tương tự như thế”.
Cũng thế, cuốn The Encyclopedia Americana nói: “Chúa Ba Ngôi của thế kỷ thứ tư không phản ánh một cách chính xác sự dạy dỗ của đạo Đấng Christ thời ban đầu về bản thể của Đức Chúa Trời; trái lại, Chúa Ba Ngôi đi lệch sự dạy dỗ ban đầu”. Cuốn The Oxford Companion to the Bible gọi Chúa Ba Ngôi là một trong “những niềm tin sau này”. Nhưng Chúa Ba Ngôi không phải là khái niệm ngoại giáo duy nhất len lỏi được vào trong giáo hội.
Đổi mới linh hồn
Ngày nay người ta thường tin rằng loài người có linh hồn bất tử sống sót sau khi thân thể chết đi. Nhưng bạn có biết rằng sự dạy dỗ này của nhà thờ cũng là một sự thêm thắt sau đó không? Chúa Giê-su khẳng định lẽ thật Kinh Thánh nói rằng người chết “chẳng biết chi hết”, chẳng khác nào họ đang ngủ vậy. (Truyền-đạo 9:5; Giăng 11:11-13) Sự sống sẽ được phục hồi qua sự sống lại—tức ‘đứng dậy lần nữa’ từ giấc ngủ của sự chết. (Giăng 5:28, 29) Nếu quả thật có linh hồn bất tử, ắt linh hồn không cần sự sống lại, vì nếu đã là bất tử thì không thể chết.
Chúa Giê-su ngay cả đã chứng tỏ sự dạy dỗ trong Kinh Thánh về sự sống lại bằng cách làm cho người ta sống lại. Hãy lấy La-xa-rơ đã chết được bốn ngày làm thí dụ. Khi Chúa Giê-su khiến La-xa-rơ được sống lại, ông ra khỏi mồ là một người sống và thở. Không có linh hồn bất tử nào từ cõi thiên đàng bay xuống nhập vào thân thể của La-xa-rơ từ kẻ chết tỉnh lại. Nếu vậy, việc Chúa Giê-su làm ông sống lại hà tất đã là một ân huệ!—Giăng 11:39, 43, 44.
Vậy thì thuyết linh hồn bất tử bắt nguồn từ đâu? Cuốn The Westminster Dictionary of Christian Theology nói rằng khái niệm này “đúng ra thoát thai từ triết lý Hy Lạp thay vì do Kinh Thánh mặc khải”. Cuốn The Jewish Encyclopedia giải thích: “Sự tin tưởng rằng linh hồn tiếp tục hiện hữu sau khi thân xác tan rã là một vấn đề suy diễn về triết học hoặc thần học chứ không
phải là đức tin đơn thuần, và do đó không nơi nào trong Kinh Thánh dạy điều này một cách rõ ràng chính xác”.Thường thì một sự giả dối kéo theo một sự giả dối khác, và đối với sự dạy dỗ về linh hồn bất tử cũng vậy. Sự dạy dỗ này mở đường cho khái niệm ngoại giáo về sự hành hạ đời đời trong hỏa ngục. * Tuy nhiên, Kinh Thánh nói rõ ràng rằng “tiền công của tội-lỗi là sự chết”—chứ không phải sự hành hạ đời đời. (Rô-ma 6:23) Vậy, miêu tả sự sống lại, bản Kinh Thánh Nguyễn Thế Thuấn nói: “Biển đã trả lại những người chết trong nó; tử thần và âm phủ hoàn lại những người chết chúng giam giữ”. Cũng thế, Kinh Thánh của Tòa Tổng Giám Mục nói rằng “biển... và tử thần và âm phủ trả lại những người chết chúng đang giữ”. Đúng vậy, nói cách giản dị, những người ở trong âm phủ đã chết, tức ‘đang ngủ’, như Chúa Giê-su đã từng nói.—Khải-huyền 20:13.
Bạn có thật sự tin rằng sự dạy dỗ về sự trừng phạt đời đời trong địa ngục kéo người ta đến gần Đức Chúa Trời không? Hoàn toàn không. Trong tâm trí những người quí chuộng công lý và yêu thương, ý tưởng đó thật ghê tởm! Mặt khác, Kinh Thánh dạy rằng “Đức Chúa Trời là sự yêu-thương”, và những hành động độc ác, ngay cả đối với thú vật, cũng đã là gớm ghiếc đối với Ngài rồi.—1 Giăng 4:8; Châm-ngôn 12:10; Giê-rê-mi 7:31; Giô-na 4:11.
Làm lệch lạc “chân dung” thời nay
Ngày nay, việc làm lệch lạc Đức Chúa Trời và đạo thật Đấng Christ vẫn còn tiếp diễn. Một giáo sư tôn giáo gần đây miêu tả sự đấu tranh trong giáo hội Tin Lành của ông như là một cuộc đấu tranh “về thẩm quyền của Kinh Thánh và tín điều chống lại thẩm quyền của các ý thức hệ ngoại lai và nhân bản, giữa lòng trung thành của giáo hội đối với uy quyền của Đấng Christ, chống lại việc uốn nắn và cải cách đạo Đấng Christ sao cho hòa hợp với tinh thần của thời đại. Đề tài tranh chấp là: Ai điều khiển giáo hội... Thánh Kinh hoặc ý thức hệ đang thịnh hành?”
Đáng buồn thay, “ý thức hệ đang thịnh hành” vẫn thường thắng thế. Chẳng hạn, không có gì bí mật về việc nhiều giáo hội đã thay đổi lập trường đối với nhiều vấn đề nhằm ra vẻ cầu tiến và có tinh thần cởi mở. Đặc biệt về các vấn đề đạo đức, giáo hội đã trở nên khá tự do, như được nêu ra ở bài mở đầu. Nhưng Kinh Thánh tuyên bố tỏ tường rằng sự tà dâm, ngoại tình và đồng tính luyến ái đều là những tội nặng trước mắt Đức Chúa Trời và những kẻ thực hành tội lỗi đó sẽ “chẳng hưởng được nước Đức Chúa Trời”.—1 Cô-rinh-tô 6:9, 10; Ma-thi-ơ 5:27-32; Rô-ma 1:26, 27.
Khi sứ đồ Phao-lô viết những lời được trích dẫn trên đây, thế giới Hy Lạp và La Mã xung quanh ông đầy dẫy mọi hình thức gian ác. Phao-lô có thể đã lý luận: ‘Đành rằng Đức Chúa Trời đã biến Sô-đôm và Gô-mô-rơ thành tro bụi vì tội nặng của họ về tình dục, nhưng điều đó xảy ra 2.000 năm về trước kia mà! Chắc chắn vào thời đại văn minh này Ngài không làm như thế đâu!’ Tuy nhiên, ông không cố bào chữa; ông không chịu làm bại hoại lẽ thật của Kinh Thánh.—Ga-la-ti 5:19-23.
Nhìn “chân dung” nguyên thủy
Nói với những người lãnh đạo Do Thái Giáo thời ngài, Chúa Giê-su bảo rằng sự thờ phượng của họ ‘là vô-ích, vì họ dạy theo những điều-răn mà chỉ bởi người ta đặt ra’. (Ma-thi-ơ 15:9) Những gì giới giáo phẩm ấy đã làm cho Luật Pháp Đức Giê-hô-va qua trung gian Môi-se cũng y như hàng giáo phẩm của các tôn giáo tự xưng theo Đấng Christ đã và vẫn còn đang làm đối với sự dạy dỗ của Đấng Christ—họ phun lớp “sơn” truyền thống lên trên lẽ thật của Đức Chúa Trời. Nhưng Chúa Giê-su lột bỏ mọi sự giả dối, nhằm lợi ích của những người có lòng thành thật. (Mác 7:7-13) Chúa Giê-su nói sự thật, dù có được người ta ưa chuộng hay không. Lời Đức Chúa Trời luôn luôn là thẩm quyền đối với ngài.—Giăng 17:17.
Thật là một sự tương phản rõ rệt giữa Chúa Giê-su với nhiều kẻ tự xưng là tín đồ Đấng Christ! Quả thật, Kinh Thánh tiên tri: 2 Ti-mô-thê 4:3, 4, Trịnh Văn Căn) “Những chuyện bày đặt”, mà chúng ta đã xem qua một ít rồi, có sức tàn phá thiêng liêng, trong khi lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời xây dựng, và dẫn đến sự sống đời đời. Đây là lẽ thật mà Nhân Chứng Giê-hô-va khuyến khích bạn xem xét.—Giăng 4:24; 8:32; 17:3.
“Người ta... chỉ muốn nghe những điều mới lạ và... tự tìm kiếm cho mình những thầy dạy giả dối, và chối bỏ chân lý mà nghe theo những chuyện bày đặt”. ([Chú thích]
^ đ. 4 Như Chúa Giê-su đã tỏ ra trong dụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng và trong ví dụ về đường khoảng khoát và đường chật hẹp (Ma-thi-ơ 7:13, 14), đạo thật Đấng Christ sẽ tiếp tục được một số ít người trong suốt các thời đại thực hành. Tuy nhiên, họ sẽ bị che khuất ở phía sau đại đa số giống như cỏ lùng, tự tâng bốc mình lên, và lấy những sự dạy dỗ của mình giả làm bộ mặt thật của đạo Đấng Christ. Bài này nói đến chính bộ mặt giả đó.
^ đ. 19 “Âm phủ” hay “địa ngục” là tiếng để phiên dịch từ Hê-bơ-rơ Sheol và từ Hy Lạp Hades, cả hai từ này đều có nghĩa giản dị là “mồ mả”. Bởi vậy, trong khi những người phiên dịch bản King James Version bằng tiếng Anh dịch từ Sheol 31 lần là “địa ngục”, họ cũng dịch 31 lần là “mồ mả” và 3 lần là “vực sâu”, do đó họ cho thấy rằng những từ này chung qui đều đồng nghĩa với nhau.
[Khung/Hình nơi trang 7]
Nguồn gốc danh hiệu tín đồ Đấng Christ
Ít nhất cho đến mười năm sau khi Chúa Giê-su chết, các môn đồ của ngài mới được biết đến là những người thuộc về “đạo” hoặc “Đường Lối”. (Công-vụ 9:2, Nguyễn Thế Thuấn, cước chú; 19:9, 23; 22:4) Tại sao? Bởi vì lối sống của họ xoay quanh đức tin nơi Chúa Giê-su Christ; ngài là “đường đi, lẽ thật, và sự sống”. (Giăng 14:6) Thế rồi, ít lâu sau năm 44 CN, ở An-ti-ốt thuộc xứ Sy-ri, các môn đồ của Chúa Giê-su “được Đức Chúa Trời ban cho danh hiệu là tín đồ đấng Christ”. (Công-vụ 11:26, NW) Danh hiệu này nhanh chóng được thông dụng, ngay cả giữa những viên chức chính quyền. (Công-vụ 26:28) Danh hiệu mới không làm thay đổi lối sống đạo Đấng Christ, mà vẫn tiếp tục được uốn nắn theo đường lối của Đấng Christ.—1 Phi-e-rơ 2:21.
[Các hình nơi trang 7]
Qua thánh chức công khai của họ, Nhân Chứng Giê-hô-va hướng người ta đến Lời Đức Chúa Trời, Kinh Thánh
[Nguồn tư liệu nơi trang 4]
Hình thứ ba từ bên trái: United Nations/Photo by Saw Lwin