Bạn có hết lòng yêu mến lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va không?
Bạn có hết lòng yêu mến lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va không?
“Linh hồn tôi trung thành giữ giới răn [“lời nhắc nhở”, “NW”] Chúa, và tôi hết lòng yêu mến [chúng]”.—THI-THIÊN 119:167, TRỊNH VĂN CĂN.
1. Chúng ta đặc biệt tìm thấy những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va được nói đến nhiều lần ở đâu?
ĐỨC GIÊ-HÔ-VA muốn dân Ngài hạnh phúc. Để hưởng hạnh phúc thật, dĩ nhiên chúng ta phải đi trong luật pháp của Đức Chúa Trời và vâng giữ những mạng lệnh Ngài. Vì lý do đó, Ngài ban cho chúng ta những lời nhắc nhở. Kinh Thánh nhiều lần nói đến những lời nhắc nhở này, đặc biệt nơi bài Thi-thiên 119, có lẽ do Ê-xê-chia, vị thái tử trẻ xứ Giu-đa sáng tác. Bài hát hay này bắt đầu bằng những lời: “Phước cho những người trọn-vẹn trong đường-lối mình, đi theo luật-pháp của Đức Giê-hô-va. Phước cho những người gìn-giữ chứng-cớ [“lời nhắc nhở”, NW] Ngài, và hết lòng tìm-cầu Ngài”.—Thi-thiên 119:1, 2.
2. Những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời liên quan thế nào đến hạnh phúc ?
2 Chúng ta “đi theo luật-pháp của Đức Giê-hô-va” bằng cách thu thập sự hiểu biết chính xác về Lời Ngài và áp dụng Lời ấy trong đời sống. Tuy nhiên, vì bản chất bất toàn chúng ta cần được nhắc nhở luôn. Từ “nhắc nhở” trong tiếng Hê-bơ-rơ ngụ ý Đức Chúa Trời gợi cho chúng ta nhớ lại luật pháp, mạng lệnh, luật lệ và điều răn của Ngài. (Ma-thi-ơ 10:18-20) Chúng ta sẽ chỉ hạnh phúc khi tiếp tục vâng giữ những lời nhắc nhở như thế vì chúng giúp ta tránh những cạm bẫy về thiêng liêng gây hậu quả tai hại và đau buồn.
Bám vào lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va
3. Dựa trên Thi-thiên 119:60, 61 chúng ta có sự tin cậy nào?
3 Người viết Thi-thiên trân trọng những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời. Ông hát: “Tôi lật-đật, không chậm-trễ, mà gìn-giữ các điều-răn Chúa. Dây kẻ ác đã vương-vấn tôi; nhưng tôi không quên luật-pháp Chúa”. (Thi-thiên 119:60, 61) Những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va giúp chúng ta chịu đựng sự ngược đãi vì chúng ta tin cậy Cha trên trời sẽ cắt bỏ dây kẻ thù trói buộc chúng ta. Đúng thời điểm, Ngài sẽ giải thoát chúng ta khỏi những trở ngại hầu chúng ta có thể thi hành việc rao giảng về Nước Trời.—Mác 13:10.
4. Chúng ta nên đáp ứng như thế nào trước những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời?
Thi-thiên 119:24, 119) Ngày nay chúng ta có được nhiều lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời hơn người viết Thi-thiên khi xưa. Hàng trăm lời trích dẫn Kinh Thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ xuất hiện trong phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp nhắc chúng ta nhớ đến không chỉ các sự dạy dỗ của Đức Giê-hô-va ban cho dân Ngài qua Luật Pháp mà cả ý định của Ngài liên quan đến hội thánh tín đồ Đấng Christ. Khi thấy cần, Đức Chúa Trời nhắc chúng ta nhớ những điều liên quan đến luật pháp của Ngài, chúng ta biết ơn về sự hướng dẫn ấy. ‘Bám vào lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va’ giúp tránh được những cám dỗ tội lỗi làm Đấng Tạo Hóa không hài lòng và cướp mất hạnh phúc của chúng ta.—Thi-thiên 119:31, NW.
4 Đôi khi chúng ta được sửa trị qua những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va. Mong sao chúng ta luôn quý trọng sự sửa trị ấy, như người viết Thi-thiên đã làm. Ông kính cẩn thưa cùng Đức Chúa Trời: “Các chứng-cớ [“lời nhắc nhở”, NW] Chúa là sự hỉ-lạc tôi... Tôi yêu-mến các chứng-cớ [“lời nhắc nhở”, NW] của Chúa”. (5. Làm sao chúng ta có thể hết lòng yêu mến những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va?
5 Chúng ta nên yêu mến những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va đến mức độ nào? Người viết Thi-thiên hát: “Linh hồn tôi trung thành giữ giới răn [“lời nhắc nhở”, NW] Chúa, và tôi hết lòng yêu mến [chúng]”. (Thi-thiên 119:167, TVC, chúng tôi viết nghiêng). Chúng ta sẽ hết lòng yêu mến những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va nếu chúng ta coi và chấp nhận đó là những lời khuyên của một người Cha thật sự quan tâm đến chúng ta. (1 Phi-e-rơ 5:6, 7) Chúng ta cần những lời nhắc nhở của Ngài, và lòng yêu mến của chúng ta sẽ gia tăng khi thấy chúng lợi ích biết bao.
Tại sao chúng ta cần lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời
6. Vì lý do nào chúng ta cần những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va và điều gì sẽ giúp chúng ta nhớ chúng?
6 Một lý do khiến chúng ta cần những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va là vì chúng ta hay quên. Cuốn The World Book Encyclopedia nói: “Với thời gian, nói chung người ta ngày càng quên nhiều hơn... Chắc hẳn bạn đã trải qua kinh nghiệm không thể nhớ nổi một cái tên hay một thông tin nào đó dù bạn cảm thấy mình sắp nhớ ra được... Sự mất trí nhớ tạm thời như vậy, rất thường xảy ra, được gọi là tình trạng không thể nhớ lại một thông tin trước đó đã từng biết. Các nhà khoa học ví nó giống như việc cố tìm một đồ vật không được để đúng chỗ trong căn phòng bừa bộn... Cách tốt nhất để đảm bảo không quên một thông tin là học lại thông tin ấy sau khi bạn nghĩ rằng mình đã hiểu rõ nó”. Việc siêng năng học hỏi và sự lặp đi lặp lại sẽ giúp chúng ta nhớ những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời và vâng giữ vì lợi ích của chính mình.
7. Tại sao ngày nay những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời cần thiết hơn bao giờ hết?
7 Ngày nay chúng ta cần những lời nhắc nhở Thi-thiên 119:99-101) Bằng cách vâng giữ những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời chúng ta sẽ lánh xa “mọi đường tà” và sẽ không giống như phần đông nhân loại, là những người có “trí-khôn tối-tăm, xa cách sự sống của Đức Chúa Trời”.—Ê-phê-sô 4:17-19.
của Đức Giê-hô-va hơn bao giờ hết bởi vì điều ác đang đạt tới quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Nếu nghe theo những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ nhận được sự thông sáng cần thiết để tránh bị cám dỗ sa vào đường lối gian ác của thế gian. Người viết Thi-thiên nói: “Tôi có trí hiểu hơn hết thảy kẻ dạy tôi, vì tôi suy-gẫm các chứng-cớ [“lời nhắc nhở”, NW] Chúa. Tôi thông-hiểu hơn kẻ già-cả, vì có gìn-giữ các giềng-mối Chúa. Tôi giữ chân tôi khỏi mọi đường tà, để gìn-giữ lời của Chúa”. (8. Chúng ta phải làm gì để được trang bị tốt hơn nhằm đối phó thành công trước những thử thách đức tin?
8 Những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời cũng cần thiết vì chúng củng cố chúng ta để chịu đựng nhiều thử thách trong “kỳ cuối-cùng” này. (Đa-ni-ên 12:4) Không có những lời nhắc nhở như thế chúng ta có thể trở nên ‘kẻ nghe rồi quên đi’. (Gia-cơ 1:25) Việc siêng năng học hỏi Kinh Thánh cá nhân và với hội thánh bằng các ấn phẩm từ “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” sẽ giúp chúng ta đối phó thành công trước những thử thách đức tin. (Ma-thi-ơ 24:45-47) Khi lâm vào tình huống căng thẳng, những sự cung cấp về thiêng liêng như thế giúp chúng ta nhìn thấy được điều phải làm để Đức Giê-hô-va hài lòng.
Vai trò trọng yếu của những buổi nhóm họp
9. Ai là “món quà dưới hình thức người” và họ giúp những anh em cùng đức tin như thế nào?
9 Những buổi họp đạo Đấng Christ, nơi mà sự dạy dỗ được ban cho qua các anh được bổ nhiệm, đáp ứng phần nào nhu cầu của chúng ta cần được Đức Chúa Trời nhắc nhở. Sứ đồ Phao-lô viết rằng khi Chúa Giê-su “đã lên nơi cao, dẫn muôn-vàn kẻ phu-tù”, ngài đã “ban các ơn cho loài người [“các món quà dưới hình thức người”, NW]”. Ông thêm: “[Đấng Christ] đã cho người nầy làm sứ-đồ, kẻ kia làm tiên-tri, người khác làm thầy giảng Tin-lành, kẻ khác nữa làm mục-sư và giáo-sư, để các thánh-đồ được trọn-vẹn về công-việc của chức-dịch và sự gây-dựng thân-thể Đấng Christ”. (Ê-phê-sô 4:8, 11, 12) Chúng ta thật biết ơn “các món quà dưới hình thức người” này—các trưởng lão được bổ nhiệm—vì họ hướng sự chú ý của chúng ta đến những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va khi nhóm lại để thờ phượng Ngài!
10. Điểm chính yếu của Hê-bơ-rơ 10:24, 25 là gì?
10 Biết ơn về sự ban cho của Đức Chúa Trời sẽ thúc đẩy chúng ta có mặt tại năm buổi họp hàng tuần của hội thánh. Sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh sự cần thiết của việc nhóm họp đều đặn khi viết: “Ai nấy hãy coi-sóc nhau để khuyên-giục về lòng yêu-thương và việc tốt-lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên-bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy”.—Hê-bơ-rơ 10:24, 25.
11. Mỗi buổi nhóm họp hàng tuần có lợi cho chúng ta như thế nào?
11 Bạn có quý trọng những điều mà các buổi họp đem lại cho chúng ta không? Buổi Học Tháp Canh hàng tuần củng cố đức tin, giúp chúng ta làm 1 Cô-rinh-tô 2:12, NW; Công-vụ 15:31) Tại Buổi Họp Công Cộng, các diễn giả trình bày sự dạy dỗ đến từ Lời Đức Chúa Trời, bao gồm những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va và “những lời của sự sống đời đời” tuyệt diệu của Chúa Giê-su. (Giăng 6:68; 7:46; Ma-thi-ơ 5:1–7:29) Kỹ năng dạy dỗ của chúng ta được rèn luyện qua Trường Thánh Chức Thần Quyền. Buổi Họp Công Tác thật vô giá trong việc giúp chúng ta cải tiến cách trình bày tin mừng khi đi rao giảng từng nhà, viếng thăm lại, điều khiển cuộc học hỏi Kinh Thánh tại nhà và những công việc khác trong thánh chức. Nhóm nhỏ tại Buổi Học Cuốn Sách Hội Thánh tạo cho chúng ta nhiều cơ hội hơn để phát biểu ý kiến, thường bao hàm những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời.
theo những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va, giúp chúng ta vững mạnh trong việc chống lại “tinh thần thế gian”. (12, 13. Dân của Đức Chúa Trời tại một xứ Châu Á đã biểu lộ lòng quý trọng những buổi họp đạo Đấng Christ như thế nào?
12 Đều đặn có mặt tại các buổi họp hội thánh giúp chúng ta nhớ lại điều răn của Đức Chúa Trời, vững mạnh về thiêng liêng khi phải đối đầu với cảnh chiến tranh, kinh tế khó khăn và nhiều thử thách đức tin khác. Tầm quan trọng của các buổi họp được 70 tín đồ Đấng Christ ở một xứ Châu Á cảm nhận sâu sắc khi họ bị buộc phải rời nhà và sống trong rừng sâu. Kiên quyết tiếp tục nhóm họp đều đặn, họ trở lại thành phố điêu tàn vì chiến tranh, tháo dỡ những gì còn sót lại của Phòng Nước Trời và xây dựng lại một cái khác trong rừng già.
13 Ở một vùng khác cũng tại xứ đó, sau nhiều năm kiên trì chịu đựng cuộc chiến, dân của Đức Giê-hô-va vẫn sốt sắng phụng sự Ngài. Một trưởng lão của vùng ấy được hỏi: “Điều gì hữu ích nhất trong việc gắn bó các anh với nhau?” Anh trả lời thế nào? “Suốt 19 năm, chúng tôi không bao giờ hủy bỏ buổi họp nào. Đôi khi vì bị oanh tạc hoặc do những trở ngại khác, một số anh chị không thể đến buổi họp nhưng không bao giờ chúng tôi hủy bỏ một buổi họp”. Chắc chắn những anh chị em thân yêu này nhận thức được tầm quan trọng của việc ‘chớ bỏ sự nhóm lại’.
14. Chúng ta học được gì nơi thói quen của bà An-ne?
14 Bà góa An-ne 84 tuổi “chẳng hề ra khỏi đền-thờ”. Kết quả là bà đã có mặt khi con trẻ Giê-su được cha mẹ mang đến đền thờ ít lâu sau khi sinh. (Lu-ca 2:36-38) Bạn có kiên quyết không bỏ buổi họp nào không? Bạn có gắng sức tối đa để tham dự mỗi phần của các hội nghị và đại hội không? Những sự dạy dỗ ích lợi về thiêng liêng nhận được trong những dịp gặp gỡ này cho chúng ta bằng chứng rõ ràng về sự quan tâm của Cha trên trời đến dân của Ngài. (Ê-sai 40:11) Những cơ hội như thế cũng gia tăng niềm vui, và việc chúng ta có mặt biểu lộ mình biết quý trọng những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va.—Nê-hê-mi 8:5-8, 12.
Được biệt riêng nhờ những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va
15, 16. Vâng giữ những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va ảnh hưởng thế nào trên hạnh kiểm chúng ta?
15 Vâng giữ những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời giúp chúng ta tách biệt khỏi thế gian gian ác này. Thí dụ, nghe theo những lời nhắc nhở của Ngài giúp chúng ta tránh bị lôi cuốn vào tình dục vô luân. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 5:18; Châm-ngôn 6:29-35; Hê-bơ-rơ 13:4) Chúng ta có thể chế ngự thành công những cám dỗ khiến mình nói dối, làm điều không lương thiện hoặc trộm cắp khi vâng giữ những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời. (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:15, 16; Lê-vi Ký 19:11; Châm-ngôn 30:7-9; Ê-phê-sô 4:25, 28; Hê-bơ-rơ 13:18) Vâng giữ những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va cũng kiềm chế chúng ta khỏi việc toan báo thù, mang oán hận hay vu khống người khác.—Lê-vi Ký 19:16, 18; Thi-thiên 15:1, 3.
16 Bằng cách nghe theo những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời, chúng ta giữ được sự trong sạch hoặc được biệt riêng ra để thi hành thánh chức. Việc tách khỏi thế gian này thật quan trọng làm sao! Trong lời cầu nguyện dâng lên Đức Giê-hô-va trong đêm cuối cùng của đời sống trên đất, Chúa Giê-su đã nài xin cho các môn đồ: “Con đã truyền lời Cha cho họ, và thế-gian ghen-ghét họ, vì họ không thuộc về thế-gian, cũng như Con không thuộc về thế-gian vậy. Con chẳng cầu Cha cất họ khỏi thế-gian, nhưng xin Cha gìn-giữ họ cho khỏi điều ác. Họ không thuộc về thế-gian, cũng như Con không thuộc về thế-gian. Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; lời Cha tức là lẽ thật”. (Giăng 17:14-17) Chúng ta hãy tiếp tục quý trọng Lời Đức Chúa Trời, nhờ đó chúng ta được biệt riêng cho thánh chức.
17. Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta lờ đi những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời, thế nên chúng ta phải làm gì?
17 Là tôi tớ của Đức Giê-hô-va, chúng ta muốn tiếp tục được chấp nhận trong việc phụng sự Ngài. Tuy nhiên nếu lờ đi những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời, tinh thần thế gian được truyền bá phần lớn qua cách ăn nói, sách báo, thú tiêu khiển và hạnh kiểm có thể thắng chúng ta. Chắc chắn chúng ta không muốn trở thành những kẻ tham tiền, khoe khoang, xấc xược, bội bạc, không tin kính, dữ tợn, nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời—đây chỉ đưa ra vài nét tiêu biểu của những kẻ xa cách Đức Chúa Trời. (2 Ti-mô-thê 3:1-5) Vì chúng ta đang sống sâu trong những ngày sau rốt của hệ thống mọi sự ác này, hãy cầu xin Đức Giê-hô-va giúp chúng ta tiếp tục vâng giữ những lời nhắc nhở của Ngài và ‘cẩn-thận theo lời Chúa’.—Thi-thiên 119:9.
18. Vâng giữ những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời sẽ dẫn chúng ta đến những bước tích cực nào?
18 Những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va không đơn thuần chỉ cảnh báo chúng ta những điều không nên làm. Vâng giữ những lời nhắc Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:5; Thi-thiên 4:5; Châm-ngôn 3:5, 6; Ma-thi-ơ 22:37; Mác 12:30) Những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời cũng thúc đẩy chúng ta yêu người lân cận. (Lê-vi Ký 19:18; Ma-thi-ơ 22:39) Chúng ta biểu lộ tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời và người lân cận một cách đặc biệt khi làm theo ý muốn Ngài và chia sẻ với người khác “điều tri-thức của Đức Chúa Trời” đem lại sự sống.—Châm-ngôn 2:1-5.
nhở của Ngài sẽ dẫn chúng ta đến hành động tích cực, khiến chúng ta tin cậy hoàn toàn nơi Đức Giê-hô-va và hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức yêu mến Ngài. (Vâng giữ những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va đem lại sự sống!
19. Làm thế nào chúng ta có thể cho người khác thấy việc nghe theo những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va là thực tiễn và ích lợi?
19 Nếu chúng ta vâng giữ những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va và giúp người khác làm như thế, chúng ta và những người nghe sẽ được cứu. (1 Ti-mô-thê 4:16) Làm thế nào chúng ta có thể cho người khác thấy việc nghe theo những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va là thật sự thực tiễn và ích lợi? Bằng cách chính chúng ta áp dụng những nguyên tắc Kinh Thánh trong đời sống. Những người “có lòng hướng thiện để nhận được sự sống đời đời” nhờ đó sẽ có bằng chứng rằng làm theo Lời Đức Chúa Trời là đường lối tốt nhất. (Công-vụ 13:48, NW) Họ cũng sẽ thấy ‘thật có Đức Chúa Trời ở giữa chúng ta’ và sẽ được thúc đẩy kết hợp với chúng ta trong việc phụng sự Chúa Tối Thượng Giê-hô-va.—1 Cô-rinh-tô 14:24, 25.
20, 21. Những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời và thánh linh Ngài sẽ giúp chúng ta làm gì?
20 Chúng ta sẽ hết lòng yêu mến những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va bằng cách tiếp tục học hỏi Kinh Thánh, áp dụng những điều đã học và tận dụng tối đa những sự cung cấp về thiêng liêng Ngài ban. Nghe theo những lời nhắc nhở này sẽ giúp chúng ta mặc lấy “người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công-bình và sự thánh-sạch của lẽ thật”. (Ê-phê-sô 4:20-24) Những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va và thánh linh Ngài sẽ giúp chúng ta thể hiện tình yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ—những đức tính khác hẳn đặc điểm của thế gian phục dưới quyền của Sa-tan! (Ga-la-ti 5:22, 23; 1 Giăng 5:19) Vì thế, chúng ta thật biết ơn khi được nhắc nhở về những luật lệ của Đức Giê-hô-va qua việc học Kinh Thánh cá nhân, qua các trưởng lão được bổ nhiệm và tại các buổi họp, hội nghị và đại hội.
21 Nhờ vâng giữ những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va, chúng ta có được sự vui mừng ngay cả khi chịu khổ vì sự công bình. (Lu-ca 6:22, 23) Chúng ta mong chờ Đức Chúa Trời giải cứu chúng ta khỏi những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Ngày nay điều này thật đặc biệt quan trọng khi tất cả các nước đang nhóm nhau lại cho “chiến-tranh trong ngày lớn của Đức Chúa Trời toàn-năng” tại Ha-ma-ghê-đôn.—Khải-huyền 16:14-16.
22. Chúng ta nên có quyết tâm gì đối với những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va?
22 Nếu muốn nhận sự sống đời đời, là sự ban cho mà chúng ta không xứng đáng hưởng, chúng ta phải hết lòng yêu mến những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va và tận tâm vâng giữ. Mong sao chúng ta đồng tâm tình với người viết Thi-thiên đã hát: “Chứng-cớ [“Lời nhắc nhở”, NW] Chúa là công-bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông-hiểu, thì tôi sẽ được sống”. (Thi-thiên 119:144) Mong sao chúng ta thể hiện quyết tâm như những lời của người viết Thi-thiên: “Tôi đã kêu-cầu Chúa [Đức Giê-hô-va]; xin hãy cứu tôi, thì tôi sẽ giữ các chứng-cớ [“lời nhắc nhở”, NW] Chúa”. (Thi-thiên 119:146) Thật vậy, bằng lời nói và hành động chúng ta hãy chứng tỏ mình thật sự hết lòng yêu mến những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va.
Bạn trả lời thế nào?
• Người viết Thi-thiên có quan điểm nào về những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va?
• Tại sao chúng ta cần những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời?
• Nói về những lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời, những buổi nhóm họp đóng vai trò nào?
• Những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va biệt riêng chúng ta khỏi thế gian này như thế nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 15]
Người viết Thi-thiên hết lòng yêu mến những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va
[Các hình nơi trang 16, 17]
Theo gương của An-ne, bạn có quyết tâm không bỏ các buổi nhóm họp không?
[Hình nơi trang 18]
Chú ý đến những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va biệt riêng chúng ta như những người thanh sạch và đáng được chấp nhận để thi hành thánh chức