Bạn đã tự chọn theo lẽ thật chưa?
Bạn đã tự chọn theo lẽ thật chưa?
“Hãy biến-hóa bởi sự đổi mới của tâm-thần mình, để thử cho biết ý-muốn tốt-lành, đẹp lòng và trọn-vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào”.—RÔ-MA 12:2.
1, 2. Tại sao ngày nay không dễ làm một tín đồ thật của Đấng Christ?
LÀM một tín đồ thật của Đấng Christ trong những ngày cuối cùng này—“những thời-kỳ khó-khăn”—không phải là điều dễ dàng. (2 Ti-mô-thê 3:1) Thật vậy, nếu muốn theo gương mẫu của Đấng Christ thì chúng ta phải chiến thắng thế gian. (1 Giăng 5:4) Hãy nhớ lại lời Chúa Giê-su nói về con đường của tín đồ Đấng Christ: “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng-khoát dẫn đến sự hư-mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít”. Ngài cũng nói: “Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập-tự-giá mình mà theo ta”.—Ma-thi-ơ 7:13, 14; Lu-ca 9:23.
2 Một khi đã tìm được đường chật dẫn đến sự sống, thách đố tiếp theo cho tín đồ Đấng Christ là phải tiếp tục đi trên con đường đó. Tại sao điều đó là một thách đố? Vì sau khi dâng mình và làm báp têm, chúng ta trở thành mục tiêu của những mưu kế quỉ quyệt của Sa-tan. (Ê-phê-sô 6:11) Hắn chú ý đến những yếu đuối của chúng ta và tìm cách khai thác những yếu điểm đó để phá đổ thiêng liêng của chúng ta. Suy cho cùng, đến Chúa Giê-su mà hắn cũng còn tìm cách lung lạc, huống chi là chúng ta.—Ma-thi-ơ 4:1-11.
Những thủ đoạn quỉ quyệt của Sa-tan
3. Sa-tan đã gieo sự nghi ngờ vào tâm trí Ê-va như thế nào?
3 Một thủ đoạn được Sa-tan sử dụng là gieo sự nghi ngờ vào tâm trí chúng ta. Hắn tìm kiếm những yếu điểm trên bộ giáp thiêng liêng của chúng ta. Ngay từ ban đầu, hắn đã dùng thủ đoạn này với Ê-va khi hỏi bà: “Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?” (Sáng-thế Ký 3:1) Nói cách khác, Sa-tan đã nói: ‘Có thể nào Đức Chúa Trời lại cấm các ngươi điều đó sao? Lẽ nào Ngài lại dấu các ngươi một điều tốt lành như thế? Ủa, Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái của cây đó thì mắt mình sẽ mở ra như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác cơ mà!’ Sa-tan đã gieo mầm nghi ngờ và chờ nó sinh sôi nẩy nở.—Sáng-thế Ký 3:5.
4. Một số người có thể tiêm nhiễm những nghi ngờ nào ngày nay?
4 Ngày nay, Sa-tan dùng thủ đoạn này thế nào? Nếu chúng ta lơ là việc đọc Kinh Thánh, học hỏi cá nhân, cầu nguyện, nhóm họp và thánh chức của tín đồ Đấng Christ, chúng ta có nguy cơ bị tiêm nhiễm những nghi ngờ mà người khác nêu ra. Thí dụ: “Làm sao chúng ta biết được đây đúng là lẽ thật mà Chúa Giê-su đã dạy?” “Đây có thật là những ngày cuối cùng không? Chúng ta đã ở thế kỷ 21 rồi còn gì”. “Chúng ta đã đến ngưỡng cửa Ha-ma-ghê-đôn chưa hay còn lâu nữa mới tới?” Nếu những nghi ngờ như thế nẩy sinh, làm thế nào chúng ta có thể loại bỏ chúng?
5, 6. Chúng ta phải làm gì nếu phát sinh sự nghi ngờ?
5 Gia-cơ cho lời khuyên thực tiễn khi ông viết: “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn-ngoan, hãy [“tiếp tục”, NW] cầu-xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng-rãi, không trách-móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho. Nhưng phải lấy đức-tin mà cầu-xin, chớ nghi-ngờ; vì kẻ hay nghi-ngờ giống như sóng biển, bị gió động và đưa đi đây đi đó. Người như thế chớ nên tưởng mình lãnh được vật chi từ Gia-cơ 1:5-8.
nơi Chúa: ấy là một người phân-tâm, phàm làm việc gì đều không định”.—6 Vậy, chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải ‘tiếp tục cầu-xin Đức Chúa Trời’ ban cho đức tin và sự hiểu biết, đồng thời nỗ lực học hỏi cá nhân để được sáng tỏ về bất cứ nghi vấn hay nghi ngờ nào của mình. Chúng ta cũng có thể tìm sự giúp đỡ của những người có đức tin mạnh mẽ, vững tin rằng Đức Giê-hô-va sẽ hỗ trợ mình khi cần. Gia-cơ cũng nói: “Vậy hãy phục Đức Chúa Trời; hãy chống-trả ma-quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em. Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em”. Thật vậy, những nghi ngờ của chúng ta sẽ tan biến khi chúng ta đến gần Đức Chúa Trời qua việc học hỏi và cầu nguyện.—Gia-cơ 4:7, 8.
7, 8. Sự thờ phượng mà Chúa Giê-su dạy có những tiêu chuẩn căn bản nào và ai hội đủ những tiêu chuẩn đó?
7 Lấy thí dụ nghi vấn: “Làm sao chúng ta biết được mình đang thờ phượng theo cách Chúa Giê-su đã dạy?” Để giải đáp điều này, chúng ta phải xem xét những tiêu chuẩn nào? Kinh Thánh cho thấy rằng tín đồ thật của Đấng Christ phải thật sự yêu thương nhau. (Giăng 13:34, 35) Họ phải làm thánh danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời. (Ê-sai 12:4, 5; Ma-thi-ơ 6:9) Và phải làm cho danh ấy được nhiều người biết đến.—Xuất Ê-díp-tô Ký 3:15; Giăng 17:26.
8 Một đặc điểm khác của sự thờ phượng thật là phải kính trọng Lời Đức Chúa Trời, tức Kinh Thánh. Đó là cuốn sách duy nhất cho biết tính cách và ý định Đức Chúa Trời. (Giăng 17:17; 2 Ti-mô-thê 3:16, 17) Ngoài ra, tín đồ thật của Đấng Christ tuyên bố Nước Đức Chúa Trời là hy vọng duy nhất đem lại cho nhân loại sự sống đời đời trong địa đàng. (Mác 13:10; Khải-huyền 21:1-4) Họ tách mình khỏi hệ thống chính trị lũng đoạn và lối sống suy đồi của thế gian. (Giăng 15:19; Gia-cơ 1:27; 4:4) Ngày nay, ai hội đủ những tiêu chuẩn này? Thực tế cho thấy chỉ có một câu trả lời—Nhân Chứng Giê-hô-va.
Nếu sự nghi ngờ cứ lởn vởn thì sao?
9, 10. Chúng ta có thể làm gì để đánh tan sự nghi ngờ lởn vởn?
9 Nếu chúng ta đang bị sự nghi ngờ vây lấy thì sao? Khi đó chúng ta phải làm gì? Vua khôn ngoan Sa-lô-môn cho lời giải đáp: “Hỡi con, nếu con tiếp-nhận lời ta, dành-giữ mạng-lịnh ta nơi lòng con, để lắng tai nghe sự khôn-ngoan, và chuyên lòng con về sự thông-sáng; phải, nếu con kêu-cầu sự phân-biện, và cất tiếng lên cầu-xin sự thông-sáng, nếu con tìm nó như tiền-bạc, và kiếm nó như bửu-vật ẩn-bí, bấy giờ con sẽ hiểu-biết sự kính-sợ Đức Giê-hô-va, và tìm được điều tri-thức của Đức Chúa Trời”.—Châm-ngôn 2:1-5, chúng tôi viết nghiêng.
10 Đó chẳng phải là một ý tưởng gây kinh ngạc sao? Nếu nhiệt thành chú ý đến sự khôn
ngoan của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ “tìm được điều tri-thức của Đức Chúa Trời”. Thật vậy, chúng ta có thể với tới tri thức của Đấng Chủ Tể Hoàn Vũ nếu sẵn lòng đón nhận và trân trọng lời Ngài. Điều đó có nghĩa là phải tìm đến Ngài qua lời cầu nguyện và học hỏi cá nhân. Kho báu tiềm ẩn trong Lời Ngài có thể làm tan biến mọi nghi ngờ và giúp chúng ta nhìn thấy ánh sáng lẽ thật.11. Người đầy tớ của Ê-li-sê đã bị sự nghi ngờ tác động như thế nào?
11 Nơi 2 Các Vua 6:11-18 có một thí dụ rõ ràng cho thấy qua lời cầu nguyện, một tôi tớ đang nghi ngờ và sợ hãi của Đức Chúa Trời đã được giúp đỡ thế nào. Người đầy tớ của Ê-li-sê thiếu cái nhìn thiêng liêng. Ông không biết rằng đạo binh trên trời luôn túc trực hỗ trợ cho nhà tiên tri của Đức Chúa Trời đang bị quân đội Sy-ri bao vây. Sợ hãi, người đầy tớ la lên: “Hỡi ôi! Chúa, chúng ta sẽ làm sao?” Ê-li-sê đã trả lời thế nào? “Chớ sợ, những người ở với chúng ta đông hơn những người ở với chúng nó”. Nhưng làm sao người đầy tớ có thể tin được? Ông ta đâu nhìn thấy được đạo binh trên trời.
12. (a) Những nghi ngờ của người đầy tớ được giải tỏa như thế nào? (b) Làm thế nào giải tỏa những nghi ngờ có thể nẩy sinh trong ta?
12 “Ê-li-sê cầu-nguyện mà rằng: Đức Giê-hô-va ôi, xin mở mắt kẻ tôi-tớ tôi, để nó thấy được. Đức Giê-hô-va mở mắt người ra, thì người thấy núi đầy những ngựa và xe bằng lửa ở xung-quanh Ê-li-sê”. Trong trường hợp này, Đức Giê-hô-va đã khiến cho người đầy tớ của Ê-li-sê nhìn thấy đạo binh trên trời đang bảo vệ Ê-li-sê. Tuy nhiên, chúng ta không nên trông chờ nhận được một sự giúp đỡ tương tự từ Đức Chúa Trời ngày nay. Hãy nhớ rằng người đầy tớ của nhà tiên tri đã không có trọn bộ Kinh Thánh để học hầu củng cố đức tin. Nhưng chúng ta thì có. Nếu sử dụng Kinh Thánh nhiều, đức tin chúng ta cũng có thể được củng cố như vậy. Chẳng hạn, chúng ta có thể suy ngẫm nhiều lời tường thuật mô tả Đức Giê-hô-va trong thiên đình của Ngài. Những lời tường thuật này khiến chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa rằng Đức Giê-hô-va thật sự có một tổ chức trên trời đang hỗ trợ các tôi tớ Ngài trên khắp thế giới thực thi công việc giáo dục ngày nay.—Ê-sai 6:1-4; Ê-xê-chi-ên 1:4-28; Đa-ni-ên 7:9, 10; Khải-huyền 4:1-11; 14:6, 7.
Hãy cảnh giác những mưu kế của Sa-tan!
13. Bằng cách nào Sa-tan cố gắng làm yếu đi quyết tâm theo lẽ thật của chúng ta?
13 Sa-tan còn dùng một số cách nào khác để 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:3-5; Gia-cơ 1:13-15.
làm yếu thiêng liêng và lòng quyết tâm theo lẽ thật của chúng ta? Một trong số đó là sự vô luân, dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thế giới cuồng loạn về tính dục ngày nay, cái được gọi là cuộc tình vụng trộm (cách gọi bóng bẩy của sự không chung thủy) hoặc một đêm truy hoan đã trở thành chuyện thường nhật đối với một thế hệ theo chủ nghĩa khoái lạc nhất định hưởng thụ bất kể mọi giá. Phim ảnh, truyền hình và video cổ xúy lối sống này. Tài liệu khiêu dâm lan tràn trên khắp các phương tiện truyền thông, đặc biệt là Internet. Sự cám dỗ chờ đón những người thích tò mò.—14. Tại sao một số tín đồ Đấng Christ đã trở thành nạn nhân của mưu kế của Sa-tan?
14 Một số tín đồ Đấng Christ đã để sự tò mò thắng họ và làm ô uế tâm trí mình bằng những hình ảnh khiêu dâm nửa kín nửa hở hoặc thậm chí những hình ảnh trắng trợn. Họ đã để mình rơi vào bẫy cám dỗ của Sa-tan. Điều đó thường dẫn đến sự chìm đắm về thiêng liêng. Những người đó đã không giữ mình ‘như con trẻ về sự gian-ác’ và cũng không ‘khôn-sáng như kẻ thành-nhân’. (1 Cô-rinh-tô 14:20) Mỗi năm, hàng ngàn người đã phải trả giá cho việc không theo sát những nguyên tắc và tiêu chuẩn được ghi trong Lời Đức Chúa Trời. Họ đã lơ là không thường xuyên mang và gìn giữ “mọi khí-giới của Đức Chúa Trời”.—Ê-phê-sô 6:10-13; Cô-lô-se 3:5-10; 1 Ti-mô-thê 1:18, 19.
Hãy trân trọng gìn giữ những gì mình có
15. Tại sao một số người khó thể thấy hết được giá trị của di sản thiêng liêng của mình?
15 Chúa Giê-su nói: “Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông-tha các ngươi”. (Giăng 8:32) Phần lớn các Nhân Chứng đều đã phải từ bỏ lối sống và các quan hệ tôn giáo trước đây của mình. Do đó, họ có thể dễ quí trọng sự tự do mà lẽ thật mang lại hơn. Trong khi đó, một số người trẻ được nuôi dạy lớn lên trong lẽ thật có thể khó thấy hết được giá trị của di sản thiêng liêng của mình. Họ chưa bao giờ thuộc một tôn giáo giả hay thuộc cái thế giới luôn tìm kiếm sự vui thú, ma túy và vô luân. Do đó có thể họ không thấy được sự tương phản rõ rệt giữa địa đàng thiêng liêng và thế gian đồi bại của Sa-tan. Một số thậm chí bị cám dỗ nếm thử những thứ độc hại của thế gian để nghiệm xem họ đã bỏ lỡ những gì!—1 Giăng 2:15-17; Khải-huyền 18:1-5.
16. (a) Chúng ta có thể tự đặt cho mình những câu hỏi nào? (b) Chúng ta được dạy dỗ và khuyến khích làm gì?
16 Chúng ta có cần phải đốt tay mình trong lửa để biết thế nào là đau đớn không? Chúng ta không thể học được từ kinh nghiệm đau thương của người khác sao? Phải chăng chúng ta cần phải bước vào “vũng bùn” của thế gian để biết mình có bỏ lỡ gì hay không? (2 Phi-e-rơ 2:20-22) Phi-e-rơ nhắc nhở tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất, những người trước kia đã từng thuộc về thế gian của Sa-tan: “Ngày trước cũng đã đủ làm theo ý-muốn người ngoại-đạo rồi, mà ăn-ở theo tà-tịch, tư-dục, say rượu, ăn-uống quá-độ, chơi-bời, và thờ hình-tượng đáng gớm-ghiếc”. Chắc chắn chúng ta không cần nếm “sự dâm-dật bậy-bạ” của thế gian mới biết cuộc sống có thể suy đồi đến mức nào. (1 Phi-e-rơ 4:3, 4) Trái lại, chúng ta được dạy tiêu chuẩn đạo đức cao của Đức Giê-hô-va tại các Phòng Nước Trời, là các trung tâm giáo dục Kinh Thánh. Và chúng ta được khuyến khích dùng khả năng suy luận để tự chứng minh cho mình thấy chúng ta có lẽ thật và tự chọn theo lẽ thật.—Giô-suê 1:8; Rô-ma 12:1, 2; 2 Ti-mô-thê 3:14-17.
Danh xưng của chúng ta không chỉ là một nhãn hiệu
17. Làm thế nào chúng ta có thể trở thành Nhân Chứng hữu hiệu cho Đức Giê-hô-va?
17 Một khi đã chọn theo lẽ thật, chúng ta sẽ tìm cách chia sẻ lẽ thật với người khác vào mọi dịp thích hợp. Điều này không có nghĩa là chúng ta cố ép những người không chú ý phải nghe. (Ma-thi-ơ 7:6) Đúng hơn, chúng ta không ngại ngùng nhận mình là Nhân Chứng Giê-hô-va. Nếu có người tỏ ra hơi chú ý, thành thật nêu lên một câu hỏi hoặc chịu nhận một ấn phẩm Kinh Thánh, chúng ta sẽ sẵn lòng và chuẩn bị để chia sẻ hy vọng của mình. Dĩ nhiên, điều này có nghĩa là chúng ta nên luôn có một số sách báo bên mình bất kể chúng ta ở đâu—tại nhà, nơi sở làm, trường học, cửa hàng hay chỗ giải trí.—1 Phi-e-rơ 3:15.
18. Công khai nhận mình là tín đồ Đấng Christ có ích như thế nào cho đời sống chúng ta?
18 Khi công khai nhận mình là tín đồ Đấng Christ, chúng ta có thể đề phòng tốt hơn những tấn công ngấm ngầm của Sa-tan. Khi có tiệc sinh nhật, giáng sinh hoặc xổ số trong văn phòng, đồng nghiệp thường sẽ nói: “Thôi, đừng nói đến cô ta. Cô ta là Nhân Chứng Giê-hô-va mà”. Cùng lý do đó, người ta có thể sẽ ít kể những chuyện tiếu lâm tục tĩu trước mặt chúng ta. Như vậy, cho mọi người biết lập trường tín đồ Đấng Christ của chúng ta là điều có ích cho đời sống chúng ta, như sứ đồ Phi-e-rơ nói: “Ví bằng anh em sốt-sắng làm lành, thì có ai làm dữ lại cho anh em? Nếu anh em phải vì sự công-bình mà chịu khổ, ấy thật là có phước”.—1 Phi-e-rơ 3:13, 14.
19. Làm sao chúng ta biết được mình đang ở gần lúc kết thúc của những ngày sau rốt?
19 Một lợi ích khác của việc tự chọn theo lẽ thật là chúng ta sẽ tin chắc rằng thời kỳ này thật sự là những ngày cuối cùng của hệ thống này. Chúng ta sẽ biết rằng vào thời chúng ta nhiều lời tiên tri trong Kinh Thánh sắp đến cao điểm. * Lời cảnh báo của Phao-lô, “trong ngày sau-rốt, sẽ có những thời-kỳ khó-khăn”, được nghiệm đúng bởi những biến cố kinh khiếp trong thế kỷ vừa qua. (2 Ti-mô-thê 3:1-5; Mác 13:3-37) Một bài báo gần đây về thế kỷ 20 có đề tựa: “Nó sẽ được nhớ đến là Thời Man Ri”. Bài báo viết: “Năm 1999 hóa ra lại là năm giết chóc ghê gớm nhất trong hậu bán của cái thế kỷ có nhiều giết chóc nhất này”.
20. Bây giờ là lúc phải làm gì?
20 Bây giờ không phải là lúc để chần chừ. Sự ban phước rành rành của Đức Giê-hô-va trên công việc giáo dục Kinh Thánh vĩ đại nhất chưa từng được thực hiện trên khắp thế giới là một bằng chứng cho mọi dân tộc. (Ma-thi-ơ 24:14) Hãy tự chọn theo lẽ thật, và chia sẻ lẽ thật với người khác. Tương lai vĩnh cửu của bạn tùy thuộc vào hành động của bạn bây giờ. Chần chừ lưỡng lự sẽ không nhận được ân huệ của Đức Giê-hô-va. (Lu-ca 9:62) Thay vì thế, đây là lúc phải “vững-vàng chớ rúng-động, hãy làm công-việc Chúa cách dư-dật luôn, vì biết rằng công-khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô-ích đâu”.—1 Cô-rinh-tô 15:58.
[Chú thích]
^ đ. 19 Xin xem Tháp Canh, ngày 15-1-2000, trang 12-14. Các đoạn 13-18 điểm lại sáu bằng chứng mạnh mẽ cho thấy từ năm 1914, chúng ta đang sống trong những ngày sau rốt.
Bạn còn nhớ không?
• Làm thế nào chúng ta có thể xua tan những nghi ngờ?
• Chúng ta có thể học được gì từ trường hợp của người đầy tớ của Ê-li-sê?
• Chúng ta phải luôn cảnh giác trước những cám dỗ vô đạo đức nào?
• Tại sao chúng ta nên công khai nhận mình là Nhân Chứng Giê-hô-va?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 10]
Đều đặn học hỏi Kinh Thánh và cầu nguyện có thể giúp chúng ta xua tan nghi ngờ
[Hình nơi trang 11]
Những nghi ngờ của người đầy tớ của Ê-li-sê đã được giải tỏa bởi một sự hiện thấy
[Hình nơi trang 12]
Chúng ta được dạy tiêu chuẩn đạo đức cao của Đức Giê-hô-va tại những Phòng Nước Trời như căn phòng này ở Benin