Giữ niềm vui phụng sự Đức Giê-hô-va
Giữ niềm vui phụng sự Đức Giê-hô-va
“Hãy vui-mừng trong Chúa luôn luôn. Tôi lại còn nói nữa: hãy vui-mừng đi”!—PHI-LÍP 4:4.
1, 2. Làm thế nào gia đình một anh Nhân Chứng vẫn giữ được niềm vui dù bị mất hết tài sản?
ANH James, một tín đồ Đấng Christ 70 tuổi sống ở Sierra Leone, đã vất vả làm việc cả đời. Hãy tưởng tượng niềm vui mừng của anh khi dành dụm được đủ tiền để mua một căn nhà khiêm tốn có bốn phòng! Thế mà chẳng bao lâu sau khi gia đình anh dọn đến, nội chiến bùng nổ và thiêu hủy hoàn toàn ngôi nhà. Tuy bị mất nhà cửa nhưng họ vẫn giữ được niềm vui. Tại sao?
2 Gia đình anh James không mải chú ý đến những mất mát mà đến những gì còn lại. Anh James giải thích: “Ngay cả trong những lúc kinh hoàng, chúng tôi vẫn nhóm họp, đọc Kinh Thánh, cùng nhau cầu nguyện và chia sẻ những thứ ít ỏi mình có. Chúng tôi giữ được niềm vui vì luôn nghĩ đến mối quan hệ tuyệt diệu với Đức Giê-hô-va”. Nhờ nghĩ đến những ân phước mình đang được hưởng, trong đó ân phước lớn nhất 2 Cô-rinh-tô 13:11, NW) Dĩ nhiên, hoàn cảnh đau thương của họ không dễ chịu chút nào. Nhưng họ vẫn tiếp tục vui mừng trong Đức Giê-hô-va.
là có được một mối quan hệ mật thiết với Đức Giê-hô-va, những tín đồ Đấng Christ trung thành này đã có thể “tiếp tục mừng rỡ”. (3. Làm thế nào tín đồ Đấng Christ thời ban đầu đã giữ được niềm vui?
3 Tín đồ Đấng Christ thời ban đầu cũng gặp phải những thử thách như gia đình anh James. Dù vậy, sứ đồ Phao-lô đã viết những lời này cho tín hữu người Do Thái: “[Anh em] vui lòng chịu của-cải mình bị cướp”. Sau đó, Phao-lô giải thích vì sao họ vui mừng: “Bởi biết mình có của-cải quý hơn hằng còn luôn”. (Hê-bơ-rơ 10:34, chúng tôi viết nghiêng). Thật vậy, tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất có một hy vọng lớn. Họ vững lòng trông đợi “mũ triều-thiên của sự sống” không bao giờ mục nát trong Nước Đức Chúa Trời, là thứ không ai có thể tước đoạt được. (Khải-huyền 2:10) Ngày nay, niềm hy vọng của tín đồ Đấng Christ, dù là ở trên trời hay trên đất, cũng có thể giúp chúng ta giữ niềm vui ngay cả khi gặp nghịch cảnh.
“Hãy vui-mừng trong sự trông-cậy”
4, 5. (a) Tại sao lời khuyên của Phao-lô, “hãy vui-mừng trong sự trông-cậy”, là đúng lúc cho anh em ở Rô-ma? (b) Điều gì có thể khiến một tín đồ Đấng Christ không còn thấy rõ niềm hy vọng?
4 Sứ đồ Phao-lô khuyến khích anh em đồng đức tin ở thành Rô-ma “hãy vui-mừng trong sự trông-cậy” về sự sống vĩnh cửu. (Rô-ma 12:12) Đó là lời khuyên đúng lúc cho anh em ở Rô-ma, vì chưa đầy một thập kỷ sau, họ đã phải chịu bắt bớ dữ dội, một số bị tra tấn đến chết theo lệnh của Hoàng Đế Nero. Họ tin rằng Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ mũ triều thiên sự sống, và điều này chắc chắn đã giúp họ đứng vững trước mọi khổ nhục. Còn chúng ta ngày nay thì sao?
5 Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta biết mình cũng phải chịu bắt bớ. (2 Ti-mô-thê 3:12) Hơn nữa, “thời thế và sự bất trắc” xảy đến cho mọi người. (Truyền-đạo 9:11, NW) Tai nạn có thể cướp mất người thân của chúng ta. Bệnh nan y có thể lấy đi mạng sống của cha, mẹ, hoặc một người bạn thân thiết. Nếu không luôn chú tâm vào hy vọng Nước Trời, những thử thách đó có thể đe dọa tình trạng thiêng liêng của chúng ta. Vì thế, chúng ta nên tự hỏi: ‘Tôi có “vui-mừng trong sự trông-cậy” không? Tôi có thường suy ngẫm về hy vọng này không? Địa đàng tương lai có thật đối với tôi không? Tôi có hình dung được chính mình đang ở đấy không? Tôi có còn nôn nóng trông đợi sự kết liễu hệ thống mọi sự này như lúc mới biết lẽ thật không?’ Câu hỏi cuối rất đáng được xem xét nghiêm túc. Tại sao? Vì nếu mình có sức khỏe tốt, đời sống tiện nghi thoải mái, và được sống trong một nơi không có chiến tranh, nghèo đói, hay thiên tai, chúng ta có thể không còn thấy rõ—ít nhất là trong lúc này—nhu cầu cấp thiết về thế giới mới của Đức Chúa Trời.
6. (a) Khi gặp hoạn nạn, Phao-lô và Si-la chú tâm đến điều gì? (b) Ngày nay gương mẫu của Phao-lô và Si-la khích lệ chúng ta thế nào?
6 Sau đó, Phao-lô khuyên anh em ở Rô-ma hãy “nhịn-nhục trong sự hoạn-nạn”. (Rô-ma 12:12) Phao-lô đã quen với hoạn nạn. Một lần, trong sự hiện thấy ông được một người mời “qua xứ Ma-xê-đoan” giúp dân chúng học biết về Đức Giê-hô-va. (Công-vụ 16:9) Và thế là Phao-lô cùng Lu-ca, Si-la và Ti-mô-thê lên đường sang Châu Âu. Điều gì đang chờ đón những giáo sĩ sốt sắng này tại đó? Đó là hoạn nạn! Sau khi rao giảng trong thành Phi-líp, xứ Ma-xê-đoan, Phao-lô và Si-la bị đánh đập và bỏ tù. Rõ ràng, một số cư dân thành Phi-líp không chỉ hờ hững với thông điệp Nước Trời, mà còn chống đối dữ dội. Những biến cố đó có làm mất niềm vui của những giáo sĩ sốt sắng này không? Không. Sau khi bị đánh đập và bỏ tù, “lối nửa đêm, Phao-lô và Si-la đương cầu-nguyện, hát ngợi-khen Đức Chúa Trời”. (Công-vụ 16:25, 26, chúng tôi viết nghiêng). Dĩ nhiên, đòn vọt đau đớn không thể khiến Phao-lô và Si-la vui mừng, nhưng hai giáo sĩ này không chú tâm đến điều đó. Họ tập trung suy nghĩ về Đức Giê-hô-va và cách Ngài ban phước cho họ. Với thái độ vui mừng “nhịn-nhục trong sự hoạn-nạn”, Phao-lô và Si-la đã nêu gương tốt cho anh em ở thành Phi-líp và những nơi khác.
7. Tại sao nên thêm lời cảm tạ trong lời cầu nguyện?
7 Phao-lô viết: “[Hãy] bền lòng mà cầu-nguyện”. (Rô-ma 12:12) Mỗi khi lo lắng bạn có cầu nguyện không? Bạn cầu nguyện về điều gì? Có lẽ bạn nêu vấn đề của mình và xin Đức Giê-hô-va giúp đỡ. Nhưng bạn cũng có thể thêm lời cảm tạ về những ơn lành mình đang được hưởng. Khi gặp khó khăn, suy ngẫm về những điều tốt lành Đức Giê-hô-va ban cho sẽ giúp chúng ta “vui-mừng trong sự trông-cậy”. Dù cuộc đời bị bao gian truân, Đa-vít đã viết: “Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời tôi, công-việc lạ-lùng Chúa đã làm, và những tư-tưởng của Chúa hướng cùng chúng tôi, thật là nhiều, không thể sắp-đặt trước mặt Chúa; nếu tôi muốn truyền các việc ấy ra, và nói đến, thật lấy làm nhiều quá không đếm được”. (Thi-thiên 40:5) Nếu thường xuyên suy ngẫm như Đa-vít, về những ân phước mà chúng ta đang nhận lãnh từ Đức Giê-hô-va, chắc chắn chúng ta sẽ thấy vui mừng.
Hãy giữ tinh thần tích cực
8. Điều gì giúp tín đồ Đấng Christ vẫn hạnh phúc khi bị bắt bớ?
8 Chúa Giê-su khuyến khích các môn đồ giữ tinh thần tích cực khi gặp nhiều thử thách. Ngài nói: “Khi nào vì cớ ta mà người ta mắng-nhiếc, bắt-bớ, và lấy mọi điều dữ nói vu cho các ngươi, thì các ngươi sẽ được phước [“hạnh phúc”, NW]”. (Ma-thi-ơ 5:11) Tại sao lại hạnh phúc dưới hoàn cảnh như thế? Khả năng đứng vững trước sự chống đối là bằng chứng cho thấy thánh linh Đức Giê-hô-va ở cùng chúng ta. Sứ đồ Phi-e-rơ đã nói với anh em tín đồ Đấng Christ vào thời ông: “Ví bằng anh em vì cớ danh Đấng Christ chịu sỉ-nhục, thì anh em có phước [“hạnh phúc”, NW]; vì sự vinh-hiển và Thánh-Linh của Đức Chúa Trời đậu trên anh em”. (1 Phi-e-rơ 4:13, 14) Qua thánh linh, Đức Giê-hô-va cũng sẽ giúp chúng ta nhịn nhục chịu đựng, và nhờ đó giữ được sự vui mừng.
9. Điều gì đã giúp một số anh chị tìm thấy lý do để vui mừng trong khi bị tù vì đức tin?
9 Ngay cả trong những hoàn cảnh đen tối nhất, chúng ta vẫn có thể tìm thấy lý do để vui mừng. Một tín đồ Đấng Christ tên Adolf Gia-cơ 1:17; Công-vụ 20:35.
đã nghiệm thấy điều đó. Sống trong một nước mà hoạt động của Nhân Chứng Giê-hô-va bị cấm đoán trong nhiều năm trường, Adolf cùng nhiều anh chị đã bị bắt và kết án tù nhiều năm vì không chịu từ bỏ niềm tin đặt căn bản trên Kinh Thánh. Đời sống trong tù vô cùng kham khổ, nhưng như Phao-lô và Si-la, Adolf và những anh chị cùng đạo vẫn tìm thấy lý do để cảm tạ Đức Chúa Trời. Họ nhận ra rằng kinh nghiệm trong tù đã giúp họ củng cố đức tin và phát triển những đức tính quý giá của tín đồ Đấng Christ, như rộng lượng, đồng cảm và tình huynh đệ. Chẳng hạn, khi một anh nhận được quà gia đình gửi vào, anh chia sẻ với anh em đồng đức tin, và họ xem đó như sự ban cho thêm của Đức Giê-hô-va, Nguồn của “mọi ân-điển tốt-lành cùng sự ban-cho trọn-vẹn”. Những nghĩa cử đó đem lại niềm vui cho cả người cho lẫn người nhận. Như vậy, chính những khó khăn người ta tạo ra nhằm phá đổ đức tin của họ thật ra lại giúp họ mạnh mẽ hơn về thiêng liêng!—10, 11. Một chị đã đương đầu thế nào trước cuộc thẩm vấn dai dẳng và bản án tù dài hạn sau đó?
10 Ella cũng sống trong một nước nơi công việc Nước Trời bị cấm đoán trong một thời gian dài. Chị bị bắt giữ vì chia sẻ niềm hy vọng của tín đồ Đấng Christ với người khác và bị thẩm vấn liên tục trong tám tháng liền. Cuối cùng khi hầu tòa, chị bị kết án 10 năm tù giam tại một nhà tù không có bạn đồng đức tin. Lúc đó, Ella chỉ mới 24 tuổi.
11 Dĩ nhiên, Ella không hề mong muốn chôn vùi hầu hết tuổi thanh xuân trong tù. Nhưng vì không thể thay đổi hoàn cảnh, chị quyết định thay đổi suy nghĩ. Chị bắt đầu xem nhà tù là khu vực làm chứng riêng của mình. Chị cho biết: “Công việc rao giảng nhiều đến nỗi ngày tháng trôi qua rất nhanh”. Sau hơn năm năm, Ella được kêu lên thẩm vấn lại. Nhận thấy song sắt nhà tù không phá đổ được đức tin của chị, người thẩm vấn bảo: “Chúng tôi chưa thả cô được vì cô chưa chịu thay đổi”. Ella trả lời cương quyết: “Nhưng tôi đã thay đổi! Tôi có thái độ tích cực hơn lúc trước khi vào tù và đức tin của tôi mạnh mẽ hơn nhiều so với trước đây!” Rồi chị nói thêm: “Nếu các ông muốn giam giữ, tôi sẽ ở lại đây cho tới khi Đức Giê-hô-va thấy nên giải thoát tôi”. Năm năm rưỡi ngồi tù đã không cướp đi niềm vui của Ella! Chị đã tập bằng lòng với mọi hoàn cảnh. Bạn học được điều gì từ gương mẫu của chị?—Hê-bơ-rơ 13:5.
12. Điều gì có thể đem lại sự bình an tâm trí cho một tín đồ Đấng Christ trong những hoàn cảnh khó khăn?
12 Chớ nghĩ rằng Ella có khả năng thiên phú đặc biệt giúp chị đối phó với những thử thách đó. Nói về thời gian bị thẩm vấn trước khi ra tòa, Ella thú nhận: “Tôi nhớ răng mình đánh lập cập, và tôi chẳng khác nào một chú chim nhỏ sợ hãi run rẩy”. Tuy nhiên, Ella có đức tin mạnh mẽ nơi Đức Giê-hô-va và học nương cậy nơi Ngài. (Châm-ngôn 3:5-7) Nhờ đó, Đức Chúa Trời trở nên thật đối với chị hơn bao giờ hết. Chị giải thích: “Mỗi khi vào phòng thẩm vấn, tôi lại thấy có bình an... Tình huống càng đáng sợ, sự bình an càng sâu sắc”. Đức Giê-hô-va chính là nguồn của sự bình an đó. Sứ đồ Phao-lô giải thích: “Chớ lo-phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu-nguyện, nài-xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu-xin của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình-an của Đức Chúa Trời vượt-quá mọi sự hiểu-biết, sẽ giữ-gìn lòng và ý-tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus-Christ”.—Phi-líp 4:6, 7.
13. Điều gì đảm bảo rằng chúng ta sẽ đủ sức chịu đựng khi gặp hoạn nạn?
13 Ella, nay được trả tự do, đã giữ được niềm vui bất chấp nhiều gian khổ. Chị làm được điều đó không phải nhờ sức riêng của mình mà nhờ sức Đức Giê-hô-va ban cho. Đối với sứ đồ Phao-lô cũng vậy, ông viết: “Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu-đuối tôi, hầu cho sức-mạnh của Đấng Christ ở trong tôi...; vì khi tôi yếu-đuối, ấy là lúc tôi mạnh-mẽ”.—2 Cô-rinh-tô 12:9, 10.
14. Hãy minh họa làm sao một tín đồ Đấng Christ có được quan điểm tích cực trong tình huống khó khăn, và điều đó có thể đưa đến kết quả nào?
1 Phi-e-rơ 2:18) Ngoài ra, bạn có thể trở thành một nhân viên giỏi hơn, và nhờ đó có cơ hội tìm được việc làm thỏa đáng hơn, một ngày nào đó. Bây giờ chúng ta hãy cùng thảo luận một số phương cách khác có thể giúp duy trì niềm vui phụng sự Đức Giê-hô-va.
14 Những áp lực mà bạn gặp phải ngày nay có thể khác với những kinh nghiệm chúng ta vừa xem xét. Dù dưới hình thức nào, áp lực cũng đều khó chịu đựng. Chẳng hạn, chủ có thể khắt khe với bạn nhiều hơn với những đồng nghiệp có tín ngưỡng khác. Nhưng bạn không tìm được việc làm khác. Làm thế nào giữ được niềm vui trong hoàn cảnh đó? Hãy nhớ đến anh Adolf và những người bạn của anh, kinh nghiệm trong tù đã dạy họ phát triển những đức tính quan trọng. Nếu thành thật cố gắng làm hài lòng chủ—ngay dù người chủ “khó tánh”—bạn sẽ phát triển được những đức tính của tín đồ Đấng Christ như kiên trì và nhịn nhục. (Sống đơn giản hơn mang lại niềm vui
15-17. Một cặp vợ chồng học được họ có thể làm gì để giảm bớt căng thẳng, dù không thể hoàn toàn loại bỏ được nguyên nhân của vấn đề?
15 Có lẽ bạn không thể lựa chọn loại công việc hay nơi làm việc như ý, nhưng bạn có thể làm chủ những mặt khác trong đời sống mình. Hãy xem kinh nghiệm sau.
16 Một cặp vợ chồng tín đồ Đấng Christ mời một anh trưởng lão đến nhà dùng bữa. Tối hôm đó, anh chị tâm sự là gần đây họ rất căng thẳng vì áp lực cuộc sống. Công việc trọn thời gian của cả hai đều đòi hỏi nhiều thời gian và
nỗ lực, nhưng họ không tìm được việc làm khác. Họ không biết có đủ sức chịu đựng không.17 Khi được hỏi ý kiến, anh trưởng lão trả lời: “Hãy cố sống đơn giản”. Bằng cách nào? Mỗi ngày đi làm, hai vợ chồng phải mất ba tiếng đồng hồ di chuyển, cả đi lẫn về. Vì biết rõ hoàn cảnh anh chị này, anh trưởng lão khuyên họ tìm cách dọn đến gần sở hơn để cắt bớt thời gian di chuyển mỗi ngày. Thời gian tiết kiệm được có thể dùng để lo những việc quan trọng khác, hay nghỉ ngơi. Nếu áp lực cuộc sống đang lấy đi phần nào niềm vui của bạn, tại sao không tìm cách điều chỉnh đời sống?
18. Tại sao suy xét kỹ trước khi quyết định là điều tối quan trọng?
18 Một cách khác để giảm áp lực là nên suy xét kỹ trước khi quyết định. Chẳng hạn, một tín đồ Đấng Christ quyết định xây nhà. Dù trước đây chưa hề có kinh nghiệm xây nhà, nhưng anh lại chọn một kiến trúc cầu kỳ. Bây giờ anh mới nhận ra là mình có thể đã tránh được bao phiền phức không cần thiết nếu biết “xem-xét các bước mình” trước khi chọn kiến trúc. (Châm-ngôn 14:15) Một tín đồ Đấng Christ khác nhận bảo lãnh một khoản nợ cho một anh em đồng đức tin. Theo thỏa thuận, nếu người mượn không có khả năng trả nợ thì người bảo lãnh phải trả. Lúc đầu, mọi việc đều êm xuôi, nhưng dần dần người mượn bắt đầu chểnh mảng thực hiện cam kết. Chủ nợ bắt đầu lo sợ và yêu cầu người bảo lãnh phải thanh toán toàn bộ khoản nợ. Điều đó gây áp lực lớn cho người bảo lãnh. Chẳng phải người bảo lãnh đã có thể tránh được áp lực đó nếu cẩn thận suy xét mọi yếu tố trước khi nhận bảo lãnh sao?—Châm-ngôn 17:18.
19. Chúng ta có thể giảm căng thẳng trong cuộc sống bằng những cách nào?
19 Khi mệt mỏi, chớ bao giờ nghĩ rằng chúng ta có thể giảm áp lực và lấy lại niềm vui bằng cách bớt học Kinh Thánh cá nhân, tham gia thánh chức và dự nhóm họp. Những sinh hoạt này là những cách thiết yếu để nhận được thánh linh Đức Giê-hô-va, là điều giúp chúng ta có niềm vui. (Ga-la-ti 5:22) Các sinh hoạt của tín đồ Đấng Christ luôn đem lại sảng khoái và thường không gây mệt nhọc. (Ma-thi-ơ 11:28-30) Thường những trò giải trí hoặc sinh hoạt của thế gian mới là những yếu tố gây mệt mỏi, chứ không phải các hoạt động thiêng liêng. Tập đi ngủ sớm có thể giúp chúng ta phục hồi. Rất hữu ích khi dành thêm chút thì giờ để nghỉ ngơi. Anh N. H. Knorr, đã là thành viên của Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương cho đến lúc qua đời, từng nói với các giáo sĩ như sau: “Khi các anh chị nản chí, điều đầu tiên nên làm là hãy nghỉ ngơi. Các anh chị sẽ ngạc nhiên thấy rằng hầu như mọi vấn đề đều có vẻ dễ giải quyết hơn sau một đêm ngon giấc!”
20. (a) Hãy tóm tắt một số phương cách giúp chúng ta giữ niềm vui. (b) Bạn có những lý do nào để vui mừng? (Xem khung nơi trang 17).
20 Tín đồ Đấng Christ có đặc ân được phụng sự “Đức Chúa Trời hạnh-phước”. (1 Ti-mô-thê 1:11) Như đã thấy, chúng ta vẫn có thể giữ niềm vui ngay cả khi gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Hãy luôn chú tâm vào hy vọng Nước Trời, điều chỉnh quan điểm khi cần thiết, và giữ đời sống đơn giản. Như thế, dù ở hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta cũng sẽ hưởng ứng lời của sứ đồ Phao-lô: “Hãy vui-mừng trong Chúa luôn luôn. Tôi lại còn nói nữa: hãy vui-mừng đi”!—Phi-líp 4:4.
Hãy suy xét kỹ những câu hỏi sau:
• Tại sao tín đồ Đấng Christ nên luôn chăm chú vào hy vọng Nước Trời?
• Điều gì giúp chúng ta giữ được niềm vui trong những hoàn cảnh khó khăn?
• Tại sao chúng ta nên cố gắng sống đơn giản?
• Một số người đã đơn giản hóa cuộc sống về những mặt nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Khung/Các hình nơi trang 17]
Những lý do khác để vui mừng
Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta có nhiều lý do để vui mừng. Hãy xem xét những lý do sau:
1. Chúng ta được biết Đức Giê-hô-va.
2. Chúng ta được học biết lẽ thật trong Lời Đức Chúa Trời.
3. Nhờ đức tin nơi sự hy sinh của Chúa Giê-su, chúng ta được tha thứ tội lỗi.
4. Nước Đức Chúa Trời đang cai trị—chẳng bao lâu nữa thế giới mới sẽ đến!
5. Đức Giê-hô-va đã đưa chúng ta vào địa đàng thiêng liêng.
6. Chúng ta vui sướng kết hợp lành mạnh với anh em tín đồ Đấng Christ.
7. Chúng ta có đặc ân tham gia công việc rao giảng.
8. Chúng ta được sống và có sức khỏe tương đối.
Bạn có thể tìm được bao nhiêu lý do khác nữa để vui mừng?
[Hình nơi trang 13]
Phao-lô và Si-la vẫn vui mừng ngay cả khi bị giam giữ
[Các hình nơi trang 15]
Bạn có chú mục vào viễn cảnh vui mừng của thế giới mới không?