Hãy vui mừng với hy vọng Nước Trời!
Hãy vui mừng với hy vọng Nước Trời!
THẬT LÀ dịp vui mừng khi cử tọa gồm 5.784 người họp lại vào ngày 10-3-2001. Đại gia đình Bê-tên đã sử dụng ba địa điểm trong Tiểu Bang New York cho cuộc họp này. Dịp đó là lễ tốt nghiệp khóa 110 trường giáo sĩ Ga-la-át.
Anh Carey Barber, một thành viên của Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương của Nhân Chứng Giê-hô-va, chào mừng mọi người và khai mạc chương trình bằng những lời: “Chúng ta sung sướng khi biết rằng các học viên khóa 110 Trường Ga-la-át nay đã được huấn luyện là những giáo sĩ và được chỉ định đến các lãnh thổ trên khắp địa cầu”.
Làm thế nào để giữ được niềm vui?
Tiếp theo lời khai mạc của anh Carey Barber, anh Don Adams nói với cử tọa gồm cả 48 học viên tốt nghiệp về đề tài “Phước lành của Đức Giê-hô-va làm cho chúng ta giàu có”. Bài giảng của anh dựa trên Châm-ngôn 10:22. Anh nhắc nhở cử tọa là Đức Giê-hô-va nuôi dưỡng và ban phước cho tôi tớ Ngài khi họ đặt quyền lợi Nước Trời lên hàng đầu trong đời sống. Anh khuyến khích học viên chấp nhận nhiệm sở mới với cùng tinh thần sẵn sàng của sứ đồ Phao-lô khi được mời “hãy qua xứ Ma-xê-đoan mà cứu-giúp”. (Công-vụ 16:9) Dù phải vượt qua khó khăn, nhưng việc sẵn sàng rao giảng tại bất cứ nơi nào được chỉ định đã đem lại cho Phao-lô nhiều ân phước vui mừng.
Các học viên của khóa tốt nghiệp đã hoàn tất khóa trình năm tháng học hỏi Kinh Thánh và huấn luyện để chuẩn bị làm công việc giáo sĩ. Tuy vậy, anh Daniel Sydlik, một thành viên của Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương của Nhân Chứng Giê-hô-va, khuyến khích họ tiếp tục học. Nói về chủ đề “Hãy là những môn đồ thật”, anh bình luận: “Làm môn đồ có nghĩa là hằng làm theo lời của Chúa Giê-su. Điều này liên quan đến việc chúng ta luôn luôn sẵn lòng lắng nghe lời, thông điệp và sự dạy dỗ của ngài”. Anh cho thấy rằng môn đồ Đấng Christ không bao giờ quyết định điều gì mà không lắng nghe tiếng của Thầy. Đời sống của Đấng Christ có đầy sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. (Cô-lô-se 2:3) Không ai trong vòng chúng ta nghe Chúa Giê-su nói chỉ một lần và rồi kết luận rằng chúng ta biết hết về ngài, vì thế anh Sydlik khuyến khích các học viên tốt nghiệp tiếp tục học, áp dụng và dạy lẽ thật của đạo Đấng Christ vốn đem lại tự do.—Giăng 8:31, 32.
Để tiếp tục được vui mừng trong công tác phụng sự, một người phải sẵn lòng chấp nhận kỷ luật và sửa sai. “Thận các bạn có sửa sai các bạn không?” Đó là câu hỏi do anh Lawrence Bowen, giảng viên trường Ga-la-át, nêu lên. Anh cho thấy trong Kinh Thánh, thận theo nghĩa bóng liên kết với tư tưởng và xúc cảm sâu xa nhất của một người. Nó có thể được dùng để sửa sai một người nếu những lời khuyên được soi dẫn của Lời Đức Chúa Trời đã thấu vào các khía cạnh sâu thẳm nhất của nhân cách người đó. (Thi-thiên 16:7; Giê-rê-mi 17:10, NW) Lối sống trung thành của một người thậm chí có thể làm Đức Giê-hô-va cảm động. Sau khi đọc Châm-ngôn 23:15, 16, diễn giả đặt câu hỏi: “Thận các bạn có sửa sai các bạn không?” Anh nói thêm: “Chúng tôi cầu nguyện rằng nó sẽ sửa sai các bạn, và do đó các bạn sẽ làm cho Đức Giê-hô-va thỏa lòng. Các bạn sẽ làm cho Ngài xúc động sâu xa. Đúng vậy, các bạn sẽ làm cho thận của Đức Chúa Trời hớn hở khi các bạn gắn bó trung thành với nhiệm sở của mình”.
Bài giảng chót trong phần này của chương trình do anh Mark Noumair trình bày. Anh Noumair từng là giáo sĩ phụng sự ở Kenya trước khi trở thành giảng viên trường Ga-la-át. Bài giảng của anh có tựa đề “Nhìn bằng mắt thì tốt hơn”, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun trồng sự thỏa lòng. Phù hợp với Truyền-đạo 6:9, anh Noumair khuyên: “Hãy đối diện với thực tại. Đó là ‘nhìn bằng mắt’. Thay vì mơ mộng về điều nào đó mình muốn làm nhưng không làm được, hãy tập trung vào việc tận dụng tối đa hoàn cảnh hiện thời của các bạn. Việc sống trong thế giới mơ mộng, có những kỳ vọng vô lý, hoặc chỉ nghĩ về những yếu tố tiêu cực của nhiệm sở chỉ làm cho các bạn bất mãn và không thỏa lòng”. Đúng vậy, dù ở đâu hay trong hoàn cảnh nào, việc vun trồng sự thỏa lòng theo ý Đức Chúa Trời trong hoàn cảnh riêng của mình sẽ khiến chúng ta có tinh thần vui mừng trong khi phụng sự Đấng Tạo Hóa Vĩ Đại của chúng ta.
Những kinh nghiệm vui mừng trong thánh chức rao giảng và tại Trường Ga-la-át
Sau những bài diễn văn đưa ra nhiều lời khuyên có tính cách thực tiễn như thế, các học 2 Cô-rinh-tô 4:2) Họ đã có thể động đến lương tâm của một số người. Kinh nghiệm của học viên cho thấy các học hỏi Kinh Thánh đã được khởi đầu như thế nào với những người có lòng thành thật mà họ gặp ở đường phố, khi đi rao giảng từ nhà này sang nhà kia, và trong các dịp khác. Trong nhiều dịp họ đã gặp những người chú ý nói rằng các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh do tổ chức của Đức Giê-hô-va xuất bản chứa đựng lẽ thật. Một chủ nhà kia đáp ứng một cách vô cùng tích cực với một câu Kinh Thánh. Bà này hiện đang học Kinh Thánh với Nhân Chứng Giê-hô-va.
viên kể lại một số kinh nghiệm rao giảng đầy thích thú trong thời gian khóa học năm tháng. Dưới sự hướng dẫn của anh Wallace Liverance, giám học Trường Ga-la-át, các học viên tốt nghiệp kể lại việc họ đã chứng tỏ là những người truyền giáo của Đức Chúa Trời như thế nào. (Tiếp đó, anh Joel Adams phỏng vấn các học viên đã tốt nghiệp Trường Ga-la-át từ nhiều năm trước. Chủ đề của anh là “Đừng bao giờ ngưng học, đừng bao giờ ngưng phụng sự Đức Giê-hô-va”. Những người được phỏng vấn đã đưa ra những lời khuyên đúng lúc cho các giáo sĩ mới. Hồi tưởng lại lúc là học viên khóa 26 Trường Ga-la-át, anh Harry Johnson nói: “Chúng tôi được dạy rằng Đức Giê-hô-va luôn luôn đã hướng dẫn và sẽ hướng dẫn dân Ngài. Niềm tin quyết đó là một sự khích lệ cho chúng tôi trải qua nhiều năm”. Anh William Nonkes, một học viên khóa 53 Trường Ga-la-át khuyên các học viên vừa tốt nghiệp: “Trên hết mọi sự, hãy nhớ các nguyên tắc Kinh Thánh, và áp dụng chúng khi quyết định bất cứ điều gì trong đời sống các bạn hiện giờ và đời đời. Kết quả là các bạn sẽ gắn bó với nhiệm sở, và sẽ được Đức Giê-hô-va ban phước dồi dào”.
“Được củng cố để thi hành ý muốn của Đức Giê-hô-va” là chủ đề anh Richard Rian chọn cho bài giảng của anh. Một trong những người được phỏng vấn là học viên tốt nghiệp khóa 30, anh John Kurtz, từng làm giáo sĩ hơn 41 năm ở Tây Ban Nha. Khi được hỏi về học trình của Trường Ga-la-át, anh Kurtz nói: “Sách giáo khoa chính là cuốn Kinh Thánh. Rồi có các trợ huấn cụ giúp hiểu Kinh Thánh. Các trợ huấn cụ ấy đều có sẵn cho mọi người. Không có thông tin bí mật nào được cung cấp trong Trường Ga-la-át cả. Tôi không bao giờ ngưng nhấn mạnh điều này vì mọi người đều có ngay trong tầm tay của mình những tin tức được cung cấp tại Trường Ga-la-át”.
Anh Gerrit Lösch, một thành viên của Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương của Nhân Chứng Giê-hô-va, kết thúc chương trình về thiêng liêng bằng bài giảng với đề tài “Trên và dưới cánh của Đức Giê-hô-va”. Anh giải thích cách Đức Giê-hô-va che chở và ủng hộ tôi tớ trung thành của Ngài được Kinh Thánh minh họa bằng cánh của chim đại bàng. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:11, 12; Thi-thiên 91:4) Chim đại bàng đôi khi xòe cánh ra hàng giờ để che chở con. Có khi chim đại bàng mẹ thậm chí ấp ủ con trong cánh của mình để che chở chúng khỏi gió lạnh. Tương tự như thế và phù hợp với ý định của Ngài, Đức Giê-hô-va có thể đến giúp đỡ tôi tớ trung thành của Ngài, đặc biệt khi họ gặp thử thách về thiêng liêng. Đức Giê-hô-va không để cho tôi tớ Ngài bị cám dỗ quá sức họ có thể chịu đựng, nhưng mở đường giải thoát để họ có thể chịu đựng được. (1 Cô-rinh-tô 10:13) Anh Lösch kết luận: “Để tiếp tục được bảo vệ về thiêng liêng, chúng ta phải tiếp tục ở dưới cánh của Đức Giê-hô-va. Điều này có nghĩa là chúng ta không được phát triển tinh thần độc lập. Vậy chúng ta hãy luôn luôn ở gần Đức Giê-hô-va và tổ chức của Ngài như người mẹ, đừng tự phân rẽ khỏi sự hướng dẫn và lời khuyên yêu thương của Ngài và của tổ chức ấy”.
Anh chủ tọa đọc các điện tín, lời chào và chúc mừng từ khắp nơi gửi đến. Rồi đến phần trao bằng tốt nghiệp. Khi thiết lập Trường Ga-la-át thì ai cũng nghĩ là trường sẽ chỉ đào tạo một số khóa trong một khoảng thời gian hơn năm năm thôi. Nhưng Đức Giê-hô-va đã để cho trường hoạt động trong 58 năm. Như anh Barber nói trong lời khai mạc: “Thật là một thành tích tuyệt vời mà các học viên tốt nghiệp Trường Ga-la-át đã đạt được kể từ khi trường bắt đầu vào năm 1943! Toàn thể cố gắng của họ đã đưa hàng trăm ngàn người nhu mì trên trái đất vào tổ chức vinh quang của Đức Giê-hô-va”. Đúng vậy, trường giáo sĩ này đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho hàng triệu người vui mừng với hy vọng Nước Trời.
[Khung nơi trang 24]
THỐNG KÊ KHÓA 110
Các học viên đến từ: 8 nước
Họ được phái đến: 18 nước
Sĩ số: 48
Tuổi trung bình: 34
Trung bình ở trong lẽ thật: 18 năm
Trung bình làm thánh chức trọn thời gian: 13 năm
[Hình nơi trang 25]
Khóa tốt nghiệp thứ 110 Trường Kinh Thánh Ga-la-át của Hội Tháp Canh
Trong danh sách dưới đây, hàng được đánh số từ trước ra sau và tên được liệt kê từ trái sang phải ở mỗi hàng.
(1) Vacek, E.; Madelin, L.; Evans, G.; Watanabe, K. (2) Trafford, P.; Turfa, J.; Wilson, P.; Williams, R.; Weber, A. (3) Johnson, T.; Hanau, K.; Mourlhou, F.; Charpentier, F.; Peckham, R.; Androsoff, P. (4) Seegers, T.; Seegers, D.; Bailey, P.; Bailey, M.; Madelin, K.; Lippold, E.; Lippold, T. (5) Evans, N.; Gold, R.; Bollmann, I.; Vacek, R.; Oundjian, J.; Wilson, N. (6) Turfa, J.; Zuidema, L.; Zuidema, R.; Bengtsson, C.; Bengtsson, J.; Galano, M.; Galano, L. (7) Peckham, T.; Mourlhou, J.; Charpentier, C.; Gold, M.; Bollmann, R.; Oundjian, F. (8) Weber, R.; Johnson, B.; Hanau, D.; Watanabe, Y.; Williams, R.; Trafford, G.; Androsoff, T.