Học từ kinh nghiệm của Ni-cô-đem
Học từ kinh nghiệm của Ni-cô-đem
“NẾU ai muốn đi sau Ta thì hãy chối bỏ chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình mỗi ngày và hãy theo Ta”. (Lu-ca 9:23, Nguyễn Thế Thuấn) Vài người đánh cá hèn mọn và một người thâu thuế bị khinh miệt đã sẵn sàng nhận lời mời này. Họ từ bỏ tất cả để theo Chúa Giê-su.—Ma-thi-ơ 4:18-22; Lu-ca 5:27, 28.
Ngày nay lời kêu gọi của Chúa Giê-su vẫn còn vang dội, và được nhiều người hưởng ứng. Thế nhưng, một số người tuy thích học hỏi Kinh Thánh với Nhân Chứng Giê-hô-va nhưng lại ngần ngại ‘chối bỏ chính mình và vác lấy khổ giá của mình’. Họ ngại nhận lấy trách nhiệm và đặc ân làm môn đồ Chúa Giê-su.
Tại sao một số người do dự chưa dám nhận lời mời của Chúa Giê-su và dâng mình cho Đức Chúa Trời Giê-hô-va? Cứ cho rằng đối với những người không Ma-thi-ơ 24:36-42; 1 Ti-mô-thê 6:9, 10) Dù vì lý do nào đi nữa, đối với những người còn trì hoãn quyết định trở thành môn đồ Chúa Giê-su, lời tường thuật về Ni-cô-đem, một vị quan Do Thái giàu có thời Chúa Giê-su, là một bài học đáng suy ngẫm.
được nuôi dạy theo ý niệm nhất thần luận của Do Thái Giáo và đạo Đấng Christ, có thể phải cần khá nhiều thời gian mới hiểu thấu sự hiện hữu của một Đấng Tạo Hóa toàn năng. Thế nhưng, ngay cả khi đã tin quyết là Đức Chúa Trời có thật, một số người vẫn tránh né không bước theo chân Chúa Giê-su. Họ có thể e ngại lời dị nghị của bà con, bạn bè nếu họ trở thành Nhân Chứng Giê-hô-va. Những người khác vì quên là chúng ta đang sống trong thời kỳ cấp bách, nên lo chạy theo tiền tài, danh vọng. (Được ban cho những cơ hội tuyệt vời
Chỉ khoảng sáu tháng sau khi Chúa Giê-su bắt đầu làm thánh chức trên đất, Ni-cô-đem đã nhận biết ngài chính là “giáo-sư từ Đức Chúa Trời đến”. Cảm kích trước các phép lạ Chúa Giê-su đã làm lúc gần đây tại Giê-ru-sa-lem vào Lễ Vượt Qua năm 30 CN, Ni-cô-đem bèn đến vào ban đêm để xưng nhận đức tin mình nơi Chúa Giê-su và để học thêm về người thầy này. Thấy vậy, Chúa Giê-su dạy Ni-cô-đem một lẽ thật sâu sắc về nhu cầu “sanh lại” để được vào Nước Trời. Vào dịp này, Chúa Giê-su cũng nói: “Đức Chúa Trời yêu-thương thế-gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư-mất mà được sự sống đời đời”.—Giăng 3:1-16.
Đây thật là triển vọng tuyệt vời cho Ni-cô-đem! Ông có thể trở thành người thân cận của Chúa Giê-su và chứng kiến tận
mắt những khía cạnh khác nhau của đời sống trên đất của ngài. Là quan cai trị dân Do Thái và là thầy dạy ở Y-sơ-ra-ên, Ni-cô-đem rất rành rẽ Lời Đức Chúa Trời. Ông cũng là một người sáng suốt, bằng chứng là ông đã nhận diện được Chúa Giê-su là thầy dạy do Đức Chúa Trời sai đến. Ni-cô-đem quan tâm đến những vấn đề thiêng liêng, và khiêm nhường lạ thường. Đối với một thành viên của tòa án tối cao Do Thái, việc nhìn nhận con trai của một người thợ mộc hèn mọn là người do Đức Chúa Trời sai đến quả là khó khăn! Những đức tính này thật đáng quý để trở thành môn đồ của Chúa Giê-su.Sự quan tâm của Ni-cô-đem đối với người đàn ông xứ Na-xa-rét này dường như không sút giảm. Hai năm rưỡi sau, vào Lễ Lều Tạm, Ni-cô-đem tham dự buổi họp của Tòa Công Luận. Vào lúc này, Ni-cô-đem vẫn còn là “một người trong đám họ”. Các thầy tế lễ cả và các người Pha-ri-si đã sai lính đi bắt Chúa Giê-su. Quân lính trở về, báo cáo như sau: “Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy!” Các người Pha-ri-si bắt đầu khinh miệt họ: “Các ngươi cũng đã bị phỉnh-dỗ sao? Có một người nào trong các quan hay là trong những người Pha-ri-si tin đến người đó chăng? Song lũ dân nầy không biết luật chi cả, thật là dân đáng rủa!” Ni-cô-đem không thể giữ im lặng được nữa, bèn nói: “Luật chúng ta há bắt tội một người nào chưa tra-hỏi đến, và chưa biết điều người ấy đã làm, hay sao?” Giờ thì các người Pha-ri-si khác nhắm vào ông mà chỉ trích: “Ngươi cũng là người Ga-li-lê sao? Ngươi hãy tra-xét, sẽ thấy rằng chẳng có tiên-tri nào từ xứ Ga-li-lê mà ra hết”.—Giăng 7:1, 10, 32, 45-52.
Khoảng sáu tháng sau, vào Lễ Vượt Qua năm 33 CN, Ni-cô-đem thấy xác Chúa Giê-su được hạ từ trên cây khổ hình xuống. Ông cùng Giô-sép xứ A-ri-ma-thê, cũng là một thành viên của Tòa Công Luận, chuẩn bị xác Chúa Giê-su để đem chôn. Nhằm mục đích ấy, Ni-cô-đem đem đến “một-dược hòa với lư-hội”, nặng khoảng 100 cân La Mã, tức khoảng 33 ki-lô. Đây là một khoản chi phí rất lớn. Ngoài ra, ông còn phải can đảm lắm mới dám để mình bị liệt vào cùng hạng Giăng 19:38-42; Ma-thi-ơ 27:63; Mác 15:43.
“người gian-dối”, theo cách các người bạn Pha-ri-si của ông gọi Chúa Giê-su. Hai người đã nhanh chóng chuẩn bị xong xác Chúa Giê-su để chôn, và đặt ngài vào một ngôi mộ mới gần đấy. Tuy nhiên, cho đến tận lúc này, Ni-cô-đem vẫn chưa được xem là môn đồ Chúa Giê-su!—Lý do ông không hành động
Trong sự tường thuật, Giăng không nói tại sao Ni-cô-đem đã tránh né không “vác lấy khổ giá của mình” mà theo Chúa Giê-su. Tuy nhiên, Giăng có để lại những manh mối giúp giải thích sự do dự của người Pha-ri-si này.
Trước tiên, Giăng cho biết là ông quan Do Thái này ‘ban đêm, đến cùng Đức Chúa Jêsus’. (Giăng 3:2) Một học giả Kinh Thánh giải thích: “Ni-cô-đem đã đến vào ban đêm, không phải vì sợ hãi, mà chỉ để tránh đám đông có thể ngăn trở cuộc nói chuyện giữa ông và Chúa Giê-su”. Tuy nhiên, trong cùng một mạch văn, sau khi đề cập đến Giô-sép, người A-ri-ma-thê là “môn-đồ Đức Chúa Jêsus một cách kín-giấu, vì sợ dân Giu-đa”, Giăng nói về Ni-cô-đem là “người khi trước đã tới cùng Đức Chúa Jêsus trong ban đêm”. (Giăng 19:38, 39) Do đó, rất có thể Ni-cô-đem đã đến gặp Chúa Giê-su vào lúc đêm khuya vì “sợ dân Giu-đa”, cũng như bao người khác thời đó sợ bị liên lụy với Chúa Giê-su.—Giăng 7:13.
Bạn có chần chừ quyết định trở thành môn đồ của Chúa Giê-su vì e ngại sự dị nghị của bà con, bạn bè, hay đồng nghiệp không? Một câu châm ngôn nói: “Sự sợ loài người gài bẫy”. Bạn đối phó thế nào với nỗi sợ hãi này? Câu châm ngôn nói tiếp: “Nhưng ai nhờ-cậy Đức Giê-hô-va được yên-ổn vô-sự”. (Châm-ngôn 29:25) Để xây dựng lòng tin ấy nơi Đức Giê-hô-va, bạn cần tự mình nghiệm xem Đức Chúa Trời nâng đỡ bạn như thế nào khi bạn gặp hoàn cảnh ngặt nghèo. Hãy cầu xin Đức Giê-hô-va giúp bạn can đảm làm những quyết định dù nhỏ nhặt đi nữa, liên quan đến sự thờ phượng của bạn. Dần dần, đức tin và sự tin cậy của bạn nơi Đức Giê-hô-va sẽ phát triển đến độ bạn có thể làm những quyết định lớn phù hợp với ý muốn Ngài.
Địa vị và thanh thế của Ni-cô-đem với tư cách là thành viên của tầng lớp lãnh đạo cũng có thể đã ngăn ông thực hiện bước quan trọng là chối bỏ chính mình. Lúc đó, hẳn ông còn đang rất gắn bó với địa vị thành viên của Tòa Công Luận. Phải chăng vì sợ mất địa vị cao trong xã hội hoặc vì phải hy sinh một số triển vọng tiến thân mà bạn lưỡng lự hành động để trở thành môn đồ của Chúa Giê-su? Tất cả những điều này không thể sánh bằng vinh dự được hầu việc Đấng Chí Cao của vũ trụ, là Đấng sẵn lòng đáp ứng những lời cầu xin phù hợp với ý muốn Ngài.—Thi-thiên 10:17; 83:18; 145:18.
Của cải của Ni-cô-đem cũng có thể là một lý do nữa khiến ông trì hoãn. Là người Pha-ri-si, ông có thể bị ảnh hưởng bởi những người khác “là kẻ ham tiền-tài”. (Lu-ca 16:14) Việc ông có thể chi tiền mua một dược với lư hội đắt giá chứng minh sự giàu có của ông. Ngày nay một số người mãi do dự quyết định nhận trách nhiệm tín đồ Đấng Christ vì lo lắng về của cải vật chất. Tuy nhiên, Chúa Giê-su dạy môn đồ ngài rằng: “Đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân-thể mình mà lo đồ mặc... Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần-dùng những điều đó rồi. Nhưng trước hết, hãy tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công-bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa”.—Ma-thi-ơ 6:25-33.
Ông đã chịu nhiều thiệt thòi
Đáng chú ý là sự tường thuật về Ni-cô-đem, chỉ có trong Phúc Âm của Giăng, lại không nói rõ là ông này có trở thành môn đồ của Chúa Giê-su hay không. Theo lời truyền tụng, Ni-cô-đem đã quyết định theo Chúa Giê-su, chịu báp têm, trở thành mục tiêu bắt
bớ của dân Giu-đa, bị cất chức, và cuối cùng bị trục xuất khỏi Giê-ru-sa-lem. Dù sao đi nữa, một điều chắc chắn là ông đã phải thiệt thòi nhiều do chần chừ khi Chúa Giê-su còn trên đất.Giá mà Ni-cô-đem bắt đầu đi theo Chúa Giê-su ngay lần gặp đầu tiên, thì ông đã có thể trở thành môn đồ thân cận của ngài. Với vốn hiểu biết của ông, óc sáng suốt, tính khiêm nhường, và ý thức về nhu cầu thiêng liêng, ông đã có thể trở thành một môn đồ xuất sắc. Đúng thế, lẽ ra ông đã được nghe những bài giảng tuyệt diệu của Thầy Dạy Lớn, học những bài học quan trọng từ những minh họa của Chúa Giê-su, mục kích những phép lạ kỳ diệu do ngài làm, và có được sức mạnh từ những lời khuyên bảo mà Chúa Giê-su ban cho các môn đồ ngài trước khi bị bắt. Thế nhưng ông đã lỡ mất mọi cơ hội ấy.
Sự lưỡng lự của Ni-cô-đem là cả một sự mất mát lớn cho ông, kể cả cơ hội đón nhận lợi ích từ lời mời ân cần của Chúa Giê-su: “Hỡi những kẻ mệt-mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên-nghỉ. Ta có lòng nhu-mì, khiêm-nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh-hồn các ngươi sẽ được yên-nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ-nhàng”. (Ma-thi-ơ 11:28-30) Ni-cô-đem đã không cảm nghiệm được sự yên nghỉ này do chính Chúa Giê-su ban cho!
Còn bạn thì sao?
Từ năm 1914, Chúa Giê-su Christ đã hiện diện trên trời với tư cách là Vua của Nước Trời. Trong những điều ngài báo trước sẽ xảy ra khi ngài hiện diện, có điều này: “Tin-lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối-cùng sẽ đến”. (Ma-thi-ơ 24:14) Trước khi sự cuối cùng đến, công việc rao giảng khắp thế giới ấy phải được thực hiện. Chúa Giê-su Christ vui mừng có những người bất toàn tham gia vào công việc ấy. Bạn cũng có thể có phần trong công việc này.
Ni-cô-đem đã nhìn biết Chúa Giê-su là từ Đức Chúa Trời đến. (Giăng 3:2) Qua việc học hỏi Kinh Thánh, có thể bạn cũng đã đi đến kết luận tương tự. Có thể bạn đã thay đổi nếp sống để phù hợp với tiêu chuẩn Kinh Thánh. Có thể bạn cũng đang tham dự các buổi họp của Nhân Chứng Giê-hô-va để hiểu thêm về Kinh Thánh. Bạn đáng được khen ngợi về những nỗ lực ấy. Thế nhưng, Ni-cô-đem cần làm nhiều hơn là chỉ nhìn nhận Chúa Giê-su là do Đức Chúa Trời sai đến. Ông cần ‘chối bỏ chính mình, vác lấy khổ giá của mình mỗi ngày và theo Chúa Giê-su’.—Lu-ca 9:23, NTT.
Hãy ghi nhớ lời sứ đồ Phao-lô nói với chúng ta: “Vì chúng tôi làm việc với Chúa, nên xin anh em chớ chịu ơn Đức Chúa Trời luống không. Vì Ngài phán rằng: Ta đã nhậm lời ngươi trong thì thuận-tiện, Ta đã phù-hộ ngươi trong ngày cứu-rỗi. Kìa, hiện nay là thì thuận-tiện; kìa, hiện nay là ngày cứu-rỗi!”—2 Cô-rinh-tô 6:1, 2.
Nay là lúc xây dựng đức tin để thúc đẩy bạn hành động. Để đạt mục đích ấy, hãy suy ngẫm về những điều bạn đang học trong Kinh Thánh. Hãy cầu xin Đức Giê-hô-va giúp bạn bày tỏ đức tin này. Khi đã cảm nghiệm được sự giúp đỡ của Ngài, lòng biết ơn và tình yêu thương của bạn đối với Ngài sẽ thúc đẩy bạn mong muốn ‘chối bỏ chính mình, vác lấy khổ giá của mình mỗi ngày và theo Chúa Giê-su’. Phải chăng bây giờ là lúc bạn sẽ hành động?
[Hình nơi trang 9]
Lúc đầu, Ni-cô-đem đã can đảm bênh vực Chúa Giê-su
[Hình nơi trang 9]
Mặc dù bị chống đối, Ni-cô-đem đã giúp chuẩn bị xác Chúa Giê-su để chôn
[Hình nơi trang 10]
Học hỏi cá nhân và cầu nguyện có thể giúp bạn thêm nghị lực để hành động
[Hình nơi trang 10]
Bạn sẽ nhận đặc ân làm việc dưới sự lãnh đạo của Chúa Giê-su Christ không?