Hãy tỉnh thức, can đảm tiến lên!
Hãy tỉnh thức, can đảm tiến lên!
Báo cáo về các phiên họp đặc biệt
AI CÓ THỂ phủ nhận chúng ta đang sống trong “những thời-kỳ khó-khăn”? Là Nhân Chứng Giê-hô-va, chúng ta không tránh khỏi áp lực sống trong “ngày sau-rốt”. (2 Ti-mô-thê 3:1-5) Nhưng chúng ta nhìn nhận người ta cần sự giúp đỡ. Họ không hiểu ý nghĩa của những biến cố thế giới. Họ cần niềm an ủi và hy vọng. Vai trò chính yếu của chúng ta là gì trong việc giúp đỡ người đồng loại?
Chúng ta có nhiệm vụ do Đức Chúa Trời giao phó là chia sẻ tin mừng về Nước Đức Chúa Trời được thành lập. (Ma-thi-ơ 24:14) Người ta cần biết Nước Trời là hy vọng duy nhất cho nhân loại. Tuy nhiên, thông điệp của chúng ta không luôn luôn được hưởng ứng. Ở một số nơi, công việc của chúng ta bị cấm đoán và anh em của chúng ta bị bắt bớ. Thế nhưng, chúng ta không bỏ cuộc. Hoàn toàn tin cậy nơi Đức Giê-hô-va, chúng ta kiên quyết tỉnh thức và tiếp tục can đảm tiến lên, không ngớt rao truyền tin mừng.—Công-vụ 5:42.
Niềm kiên quyết ấy được thấy rõ tại các phiên nhóm đặc biệt diễn ra vào tháng 10 năm 2001. Vào Thứ Bảy, ngày 6 tháng 10, phiên họp thường niên của Hội Tháp Canh (Watch Tower Bible and Tract Society of Pennsylvania) đã diễn ra tại Phòng Hội Nghị của Nhân Chứng Giê-hô-va ở Thành Phố Jersey, bang New Jersey, Hoa Kỳ. * Ngày hôm sau, các phiên họp bổ sung đã diễn ra tại bốn địa điểm, ba ở Hoa Kỳ và một ở Canada. *
Trong phần mở đầu phiên họp thường niên, anh chủ tọa, Samuel F. Herd, một thành viên của Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương của Nhân Chứng Giê-hô-va, nhắc đến Thi-thiên 92:1, 4 và rồi anh nói: “Chúng ta muốn tỏ ra biết ơn”. Quả vậy, năm báo cáo từ khắp nơi trên thế giới đã cung cấp lý do để biết ơn.
Báo cáo gần xa
Anh Alfred Kwakye báo cáo về sự tiến triển của công việc rao giảng ở Ghana, trước đây là Bờ Biển Vàng. Công việc của chúng ta ở nước
ấy bị cấm đoán nhiều năm. Người ta hỏi: “Tại sao lại bị cấm? Quý vị đã làm gì chứ?” Anh Kwakye giải thích rằng điều này tạo dịp để làm chứng. Vào năm 1991, khi lệnh cấm được bãi bỏ, có 34.421 Nhân Chứng Giê-hô-va ở Ghana. Vào tháng 8 năm 2001, tổng số là 68.152 người—gia tăng 98 phần trăm. Hiện đang có dự án xây cất một Phòng Hội Nghị có 10.000 chỗ ngồi. Rõ ràng là các anh em thiêng liêng của chúng ta ở Ghana đang tận dụng sự tự do tôn giáo.Dù tình hình chính trị bất ổn, anh em của chúng ta ở Ireland đang tích cực chia sẻ tin mừng trong thánh chức và họ được kính trọng nhờ lập trường trung lập. Theo lời anh Peter Andrews, điều phối viên Ủy Ban Chi Nhánh, Ireland có 115 hội thánh chia thành 6 vòng quanh. Anh Andrews kể lại kinh nghiệm của cậu bé Liam, 10 tuổi, đã dạn dĩ làm chứng ở trường học. Em Liam đã đưa cuốn Sách kể chuyện Kinh-thánh, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản, cho 25 bạn học cùng lớp và cả cô giáo. Em Liam muốn làm báp têm nhưng có người thắc mắc không biết em có quá trẻ hay không. Em Liam đáp: “Tiêu chuẩn phải là lòng yêu thương đối với Đức Giê-hô-va chứ đâu phải tuổi. Việc em làm báp têm sẽ cho thấy em yêu Ngài nhiều biết bao”. Mục tiêu của em Liam sau này là trở thành một giáo sĩ.
Vào năm 1968, có 5.400 người công bố tin mừng ở Venezuela. Nhưng bây giờ theo anh Stefan Johansson, điều phối viên Ủy Ban Chi Nhánh, thì có đến hơn 88.000 người. Vì có hơn 296.000 người tham dự Lễ Tưởng Niệm năm 2001 cho nên tiềm năng gia tăng vẫn còn đó. Vào tháng 12 năm 1999, các trận mưa lũ gây ra những vụ bùn lở giết hại khoảng 50.000 người, kể cả một số Nhân Chứng. Một Phòng Nước Trời bị ngập bùn chỉ còn nửa mét nữa là đến trần nhà. Khi có người đề nghị bỏ tòa nhà đó đi, các anh em đáp: “Không đời nào! Đây là Phòng Nước Trời của chúng tôi, và chúng tôi chẳng muốn bỏ nó đâu”. Họ khởi công sửa chữa, lấy ra hàng tấn bùn, đá và các mảnh vụn khác. Tòa nhà được tân trang và anh em nói bây giờ Phòng Nước Trời còn đẹp hơn trước khi bị ngập nữa!
Anh Denton Hopkinson, điều phối viên Ủy Ban Chi Nhánh ở Phi-líp-pin, nói rằng tại đấy người ta nói đến 87 thứ tiếng và thổ ngữ. Trong năm công tác vừa qua trọn bộ Bản dịch Kinh Thánh Thế Giới Mới được ra mắt trong ba thứ tiếng chính của xứ ấy—Cebuano, Iloko và Tagalog. Anh Hopkinson kể lại kinh nghiệm của một cậu bé lên chín đã được đọc sách Tin mừng—
Đem lại hạnh phúc cho bạn, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản. Em xin được các sách khác từ chi nhánh, và cũng đọc, nhưng gia đình em chống đối. Nhiều năm sau, khi là một sinh viên trường y khoa, em liên lạc với chi nhánh và xin được học Kinh Thánh. Anh này làm báp têm năm 1996 và ít lâu sau bắt đầu thánh chức trọn thời gian. Nay anh phụng sự ở trụ sở chi nhánh cùng với vợ anh.Anh Ronald Parkin, điều phối viên Ủy Ban Chi Nhánh ở Puerto Rico, giải thích rằng: ‘Puerto Rico đang ở trong tình trạng “xuất khẩu Nhân Chứng” ’. Trên đảo có khoảng 25.000 người công bố, và con số này cứ giữ mãi ở mức đó qua nhiều năm. Tại sao? Số là mỗi năm Puerto Rico “xuất khẩu” khoảng 1.000 người công bố sang Hoa Kỳ, nhiều người trong họ di chuyển vì lý do kinh tế. Anh Parkin kể lại một quyết định quan trọng của tòa án liên quan đến em Luis, một Nhân Chứng 17 tuổi, bị bệnh bạch cầu. Vì từ chối truyền máu, Luis bị đưa ra tòa. Bà thẩm phán muốn đích thân nói chuyện với em, bởi vậy bà vào thăm em ở bệnh viện. Em Luis hỏi bà: “Tại sao nếu cháu phạm tội trọng thì bị quan tòa xét xử như người lớn, nhưng khi cháu muốn vâng lời Đức Chúa Trời, quan tòa lại xem cháu là trẻ vị thành niên?” Bà thẩm phán nhận thấy em là một người trẻ vị thành niên thành thục và có thể quyết định cho chính mình.
Tiếp theo các báo cáo từ những nước xa xôi, anh Harold Corkern, thuộc Ủy Ban Chi Nhánh Hoa Kỳ, phỏng vấn bốn tôi tớ kỳ cựu của Đức Giê-hô-va. Anh Arthur Bonno đã phụng sự trọn thời gian được 51 năm và bây giờ phục vụ trong Ủy Ban Chi Nhánh ở Ecuador. Anh Angelo Catanzaro đã phụng sự trọn thời gian được 59 năm, phần lớn là trong công việc giám thị lưu động. Anh Richard Abrahamson tốt nghiệp Trường Ga-la-át vào năm 1953, và đã được đặc ân giám sát công việc rao giảng ở Đan Mạch 26 năm trước khi trở lại Bê-tên Brooklyn. Cuối cùng, mọi người đều thích thú nghe anh Carey W. Barber, 96 tuổi, kể lại kinh nghiệm. Anh Barber làm báp têm năm 1921, và làm thánh chức trọn thời gian được 78 năm và là thành viên Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương từ năm 1978.
Những bài giảng khích lệ
Phiên họp thường niên có một loạt bài giảng gợi suy nghĩ. Anh Robert W. Wallen nói về đề tài “Một dân để dâng cho danh Ngài”. Chúng ta là dân tộc dâng cho danh Đức Chúa Trời, và chúng ta có mặt ở trên hơn 230 xứ. Đức Giê-hô-va cho chúng ta “tương lai và hy vọng”. (Giê-rê-mi 29:11, Nguyễn Thế Thuấn) Chúng ta phải tiếp tục phổ biến thông điệp kỳ diệu đầy an ủi này về Nước Đức Chúa Trời. (Ê-sai 61:1) Anh Wallen kết thúc: “Mong sao ngày này qua ngày khác, chúng ta tiếp tục sống xứng đáng với danh chúng ta mang, Nhân Chứng Giê-hô-va”.—Ê-sai 43:10.
Phần cuối của chương trình là phần thuyết trình phối hợp do ba thành viên của Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương đảm trách. Nhan đề là “Nay là lúc để tỉnh thức, vững vàng, dốc chí trượng phu và mạnh mẽ”.—1 Cô-rinh-tô 16:13.
Trước nhất, anh Stephen Lett nói về đề tài “Hãy tỉnh thức trong giai đoạn cuối cùng này”. Anh Lett giải thích rằng giấc ngủ về nghĩa đen là một sự ban cho giúp chúng ta lấy lại sức. Tuy nhiên, ngủ về thiêng liêng không bao giờ tốt. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:6) Vậy làm sao chúng ta có thể tiếp tục tỉnh thức về thiêng liêng? Anh Lett nêu ra ba “viên thuốc” thiêng liêng: (1) Làm việc dư dật trong Chúa. (1 Cô-rinh-tô 15:58) (2) Ý thức đến nhu cầu thiêng liêng của bạn. (Ma-thi-ơ 5:3, NW) (3) Hưởng ứng lời khuyên dựa trên Kinh Thánh để hành động khôn ngoan.—Châm-ngôn 13:20.
Anh Theodore Jaracz nói bài giảng khích lệ nhan đề “Hãy đứng vững trong thử thách”. Nói đến Khải-huyền 3:10, anh Jaracz hỏi: “ ‘Giờ thử-thách’ là gì?” Cuộc thử thách ấy đến trong “ngày của Chúa”, thời kỳ của chúng ta. (Khải-huyền 1:10) Thử thách tập trung chung quanh vấn đề tranh chấp then chốt: Chúng ta ủng hộ Nước đã được thành lập của Đức Chúa Trời hoặc chúng ta ủng hộ hệ thống gian ác của Sa-tan? Cho đến hết giờ thử thách ấy, chúng ta vẫn còn phải chịu đựng nhiều gian nan hoặc khó khăn. Chúng ta sẽ tiếp tục trung thành với Đức Giê-hô-va và tổ chức của Ngài không? Anh Jaracz nói: ‘Mỗi cá nhân chúng ta sẽ phải biểu lộ lòng trung thành đó’.
Cuối cùng, anh John E. Barr nói về đề tài “Hãy dốc chí trượng phu và mạnh mẽ, làm người thiêng liêng”. Nhắc đến Lu-ca 13:23-25, anh nói chúng ta phải gắng sức “vào cửa hẹp”. Nhiều người thất bại vì thiếu siêng năng để dốc chí trượng phu mạnh mẽ. Để trở thành tín đồ Đấng Christ trưởng thành, chúng ta phải học áp dụng các nguyên tắc Kinh Thánh vào mọi khía cạnh của đời sống. Anh Barr khuyên: “Tôi chắc chắn là các bạn sẽ đồng ý rằng bây giờ là lúc để (1) giữ Đức Giê-hô-va ở hàng đầu, (2) dốc chí trượng phu mạnh mẽ, và (3) gắng sức làm theo ý muốn Đức Giê-hô-va. Bằng cách này, chúng ta sẽ có thể vào được cửa hẹp dẫn đến đời sống kỳ diệu vô tận”.
Khi phiên họp thường niên sắp kết thúc, vẫn còn một câu hỏi chưa được trả lời: Câu Kinh Thánh cho năm 2002 là gì? Câu hỏi ấy được trả lời ngày hôm sau.
Buổi họp bổ sung
Mọi người náo nức chờ đợi vào sáng Chủ Nhật khi chương trình cho buổi họp bổ sung bắt đầu. Chương trình bắt đầu với phần tóm lược bài học Tháp Canh hàng tuần, theo sau là một phần trình bày vắn tắt một số điểm nổi bật của phiên họp thường niên. Kế đến, mọi người đều thích thú nghe bài giảng nói về câu Kinh Thánh cho năm 2002: “Hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên-nghỉ”. (Ma-thi-ơ 11:28) Bài giảng dựa trên các bài học mà sau đó được đăng trong Tháp Canh số ra ngày 15-12-2001.
Tiếp theo bài giảng đó, một số đại biểu đã từng tham dự Đại Hội đặc biệt “Những người dạy Lời Đức Chúa Trời” tổ chức ở Pháp và Ý vào tháng 8 năm 2001 đã chia sẻ cảm nghĩ của họ. * Cuối cùng, đến phần cao điểm của chương trình trong ngày, hai bài giảng sau cùng được thuyết trình bởi hai diễn giả quan khách đến từ nhà Bê-tên Brooklyn.
Bài giảng bế mạc thứ nhất có nhan đề “Can đảm tin cậy Đức Giê-hô-va trong thời kỳ khó khăn này”. Diễn giả triển khai những điểm chính sau đây: (1) Can đảm tin cậy Đức Giê-hô-va luôn luôn là cần yếu cho dân Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chứa đựng nhiều gương của những người biểu lộ lòng can đảm và đức tin trước sự chống đối. (Hê-bơ-rơ 11:1–12:3) (2) Đức Giê-hô-va cho chúng ta cơ sở vững chắc để hoàn toàn tin cậy nơi Ngài. Các công trình và Lời của Ngài bảo đảm rằng Ngài chăm sóc cho các tôi tớ của Ngài và Ngài sẽ không bao giờ quên họ. (Hê-bơ-rơ 6:10) (3) Lòng can đảm và tin cậy đặc biệt cần thiết ngày nay. Như Chúa Giê-su nói trước, chúng ta ‘bị ghen-ghét’. (Ma-thi-ơ 24:9) Để bền đỗ, chúng ta cần tin tưởng nơi Lời Đức Chúa Trời, sự tin cậy rằng thánh linh Ngài ở cùng chúng ta, và lòng can đảm nhằm tiếp tục rao truyền tin mừng. (4) Nhiều trường hợp cho thấy chúng ta đối phó với sự chống đối ngay bây giờ. Mọi người đều cảm động nghe diễn giả kể lại những gì anh em của chúng ta chịu đựng ở Armenia, Georgia, Kazakhstan, Nga, Pháp và Turkmenistan. Quả thật, nay là lúc tỏ ra can đảm và tin cậy nơi Đức Giê-hô-va!
Diễn giả sau cùng triển khai đề tài “Hợp nhất tiến lên cùng với tổ chức Đức Giê-hô-va”. Bài giảng trình bày một số điểm hợp thời: (1) Khắp nơi mọi người đều thấy rõ dân sự Đức Giê-hô-va tiến lên. Công việc rao giảng và các đại hội của chúng ta khiến cho quần chúng để ý đến chúng ta. (2) Đức Giê-hô-va đã thiết lập một tổ chức hợp nhất. Vào năm 29 CN, Chúa Giê-su Ê-phê-sô 1:8-10) (3) Các đại hội là một biểu hiện xuất sắc về sự hợp nhất quốc tế. Điều này được thấy rõ trong các đại hội đặc biệt tổ chức ở Pháp và Ý vào tháng 8 vừa qua. (4) Một nghị quyết khích lệ được chấp nhận ở Pháp và Ý. Diễn giả chia sẻ một số điểm của bản nghị quyết khích lệ. Toàn bộ văn bản của bản nghị quyết được đăng dưới đây.
được xức dầu bằng thánh linh nhằm mục đích hội hiệp “muôn vật”—những người có hy vọng lên trời cũng như những người có hy vọng sống trên đất—vào trong gia đình hợp nhất của Đức Chúa Trời. (Vào cuối bài giảng bế mạc, diễn giả quan khách đọc một lời thông báo cảm động do Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương chuẩn bị. Một phần của thông báo đó nói: “Nay là lúc để tỉnh thức và tiếp tục đề cao cảnh giác, nhận định các biến cố thế giới phát triển như thế nào... Chúng tôi muốn chuyển đến các bạn niềm quan tâm đầy yêu thương của Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương đối với các bạn và tất cả những người khác trong dân sự Đức Chúa Trời. Mong rằng Ngài ban phước dồi dào cho các bạn khi các bạn hết lòng làm theo ý muốn Ngài”. Dân sự Đức Giê-hô-va ở khắp nơi kiên quyết tỉnh thức trong thời kỳ khó khăn này và tiếp tục can đảm tiến lên cùng với tổ chức hợp nhất của Đức Giê-hô-va.
[Chú thích]
^ đ. 5 Chương trình phiên họp thường niên được tiếp phát qua mạng điện tử đến một số địa điểm khác, nên tổng số người tham dự là 13.757 người.
^ đ. 5 Các phiên họp bổ sung được tổ chức tại Long Beach, tiểu bang California; Pontiac, tiểu bang Michigan; Uniondale, tiểu bang New York, và Hamilton, tỉnh bang Ontario. Tổng số những người hiện diện, gồm cả những người nghe qua mạng điện tử ở những địa điểm khác, là 117.885.
^ đ. 23 Ba đại hội đặc biệt được tổ chức ở Pháp—tại Paris, Bordeaux và Lyon. Ở Ý các đại biểu từ Hoa Kỳ được chỉ định đi Rome và Milan, dù tổng cộng có đến chín đại hội được tổ chức cùng lúc.
[Khung/Các hình nơi trang 29-31]
Nghị quyết
Vào tháng 8 năm 2001, Đại Hội đặc biệt “Những người dạy Lời Đức Chúa Trời” được tổ chức tại Pháp và Ý. Một bản nghị quyết đầy khích lệ đã được trình bày tại các đại hội ấy. Sau đây là nguyên văn bản nghị quyết đó.
“LÀ NHÂN CHỨNG GIÊ-HÔ-VA, tất cả chúng ta nhóm lại tại Đại Hội ‘Những người dạy Lời Đức Chúa Trời’ đã nhận được sự dạy dỗ rất có ích. Nguồn của sự dạy dỗ này đã được nhận rõ. Sự dạy dỗ không bắt nguồn từ loài người nhưng đến từ Đấng mà nhà tiên tri Ê-sai thuở xưa miêu tả là ‘Đấng Dạy Dỗ Vĩ Đại’. (Ê-sai 30:20, NW) Hãy chú ý lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va ghi nơi Ê-sai 48:17: ‘Ta là Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, là Đấng dạy cho ngươi được ích, và dắt ngươi trong con đường ngươi phải đi’. Ngài thực hiện điều này như thế nào? Cách chính yếu là qua cuốn sách được dịch ra và lưu hành rộng rãi nhất khắp thế giới, Kinh Thánh, trong đó chúng ta được cho biết bằng những lời không thể nhầm lẫn được: ‘Cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn, có ích’.—2 Ti-mô-thê 3:16.
“Ngày nay, nhân loại rất cần sự dạy dỗ có ích như thế. Tại sao có thể nói thế? Khi xem xét sự thiên biến vạn hóa của thế gian này, những người biết suy nghĩ nhận ra điều gì? Đơn giản là: Mặc dù hàng triệu người được dạy dỗ qua những hệ thống giáo dục của thế gian, nhưng những giá trị thật sự vẫn thiếu một cách nghiêm trọng và người ta không phân biệt được phải trái. (Ê-sai 5:20, 21) Nhiều người không biết Kinh Thánh. Dù ngành công nghệ cung cấp khá nhiều thông tin qua việc sử dụng máy vi tính, nhưng tìm đâu ra lời giải đáp cho những câu hỏi trọng yếu như: Mục đích đời sống là gì? Làm sao chúng ta hiểu những biến cố thời nay? Có hy vọng vững chắc cho tương lai không? Có bao giờ hòa bình và an ninh sẽ trở thành hiện thực không? Hơn nữa, trên các kệ sách thư viện có đến hàng triệu trang sách để tham khảo bàn đến hầu như mọi lĩnh vực kiến thức con người. Tuy nhiên, nhân loại vẫn tái phạm những sai lầm của quá khứ. Tội ác gia tăng. Những căn bệnh trước đây tưởng chừng như đã bị diệt tận gốc nay lại tái phát, trong khi những căn bệnh khác, như bệnh AIDS, lại lan tràn tới mức đáng sợ. Đời sống gia đình tan vỡ ở mức độ gây hoang mang. Nạn ô nhiễm tàn phá môi trường. Nạn khủng bố và vũ khí tiêu diệt hàng loạt đe dọa hòa bình và an ninh. Những vấn đề nan giải cứ tiếp tục chồng chất. Chúng ta có vai trò thích đáng nào trong việc giúp đỡ những người đồng loại trong những kỳ khó khăn này? Có sự dạy dỗ nào giải thích được nguyên nhân gây ra tình trạng tuyệt vọng của nhân loại và không những chỉ cho thấy con đường dẫn đến đời sống tốt hơn bây giờ mà còn đem lại một hy vọng chắc chắn, tươi sáng cho tương lai không?
“Theo Kinh Thánh chúng ta có mệnh lệnh: ‘Hãy đi và dạy dỗ muôn dân, dạy họ giữ hết cả mọi điều mà Đấng Christ đã truyền’. (Ma-thi-ơ 28:19, 20) Sứ mệnh này do Chúa Giê-su Christ ủy thác sau khi chết và được sống lại, khi ngài nhận lấy mọi quyền phép trên trời và dưới đất. Điều này vượt xa mọi hoạt động do loài người cổ xúy. Sứ mệnh của chúng ta, đặt trọng tâm vào những nhu cầu thiêng liêng của những ai đói khát sự công bình, là việc ưu tiên hàng đầu theo quan điểm của Đức Chúa Trời. Chúng ta có những lý do vững chắc dựa trên Kinh Thánh để xem trọng sứ mệnh đó.
“Điều này đòi hỏi chúng ta đặt hoạt động đó lên hàng đầu trong đời sống. Với sự ban phước và sự trợ lực của Đức Chúa Trời, công việc sẽ được thực hiện, bất kể nhiều ảnh hưởng gây phân tâm, những trở ngại, các lực lượng chống đối từ các thành phần tôn giáo chính trị, nhằm cản trở sự tiến triển của chương trình rao giảng toàn cầu này. Chúng ta tin chắc công việc này sẽ tiếp tục tấn tới và được hoàn tất vẻ vang. Tại sao chúng ta có thể chắc chắn như vậy? Bởi vì Chúa Giê-su Christ hứa rằng ngài sẽ ở cùng chúng ta trong thánh chức do Đức Chúa Trời ban cho tới khi hệ thống mọi sự này cáo chung.
“Nhân loại đau khổ đang tiến gần đến ngày tận cùng. Sứ mệnh hiện tại của chúng ta phải được chu toàn trước khi sự cuối cùng đến. Do đó, chúng ta, những Nhân Chứng Giê-hô-va, quyết tâm:
“Thứ nhất: Là những người truyền giáo tận tụy, chúng ta kiên quyết đặt quyền lợi Nước Trời lên hàng đầu trong đời sống chúng ta và tiếp tục tiến bộ về thiêng liêng. Để đạt được mục tiêu này, lời cầu nguyện của chúng ta phù hợp với lời của Thi-thiên 143:10: ‘Xin dạy tôi làm theo ý-muốn Chúa, vì Chúa là Đức Chúa Trời tôi’. Điều này đòi hỏi chúng ta phải là những người siêng học, cố gắng đọc Kinh Thánh mỗi ngày, chịu khó học hỏi và nghiên cứu. Nhằm cho mọi người thấy sự tấn tới của chúng ta, chúng ta sẽ cố gắng hết sức trong khả năng của mình để chuẩn bị và tận hưởng lợi ích từ sự giáo dục thần quyền được cung cấp tại những buổi họp hội thánh, tại những hội nghị vòng quanh và tại những đại hội địa hạt, trong nước và quốc tế.—1 Ti-mô-thê 4:15; Hê-bơ-rơ 10:23-25.
“Thứ hai: Để được Đức Chúa Trời dạy dỗ, chúng ta sẽ chỉ ăn tại bàn tiệc của Ngài và cẩn thận nghe theo lời cảnh báo của Kinh Thánh về những dạy dỗ dối trá của các quỉ. (1 Cô-rinh-tô 10:21; 1 Ti-mô-thê 4:1) Chúng ta cần đặc biệt cảnh giác để tránh những yếu tố độc hại, gồm cả những tôn giáo sai lầm, những lý luận hư không, những sự dâm loạn đáng xấu hổ, tài liệu khiêu dâm, giải trí đồi trụy và mọi sự gì không ‘theo sự dạy-dỗ có ích’. (Rô-ma 1:26, 27; 1 Cô-rinh-tô 3:20; 1 Ti-mô-thê 6:3; 2 Ti-mô-thê 1:13) Vì kính nể ‘món quà dưới hình thức người’, tức những người hội đủ tư cách dạy dỗ những điều bổ ích, chúng ta sẽ thành thật kính trọng những nỗ lực của họ và hết lòng hợp tác với họ trong việc ủng hộ những tiêu chuẩn thánh sạch và công bình về đạo đức và thiêng liêng của Lời Đức Chúa Trời.—Ê-phê-sô 4:7, 8, NW, 11, 12; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:12, 13; Tít 1:9.
“Thứ ba: Là cha mẹ tín đồ Đấng Christ, chúng ta sẽ hết lòng nỗ lực dạy dỗ con cái không chỉ bằng lời nói mà cũng bằng gương mẫu. Mối quan tâm chính yếu của chúng ta là giúp chúng từ khi còn thơ ấu để ‘biết Kinh-thánh vốn có thể khiến chúng khôn-ngoan để được cứu’. (2 Ti-mô-thê 3:15) Chúng ta sẽ nhớ kỹ rằng việc chúng ta nuôi nấng chúng bằng sự sửa phạt khuyên bảo của Đức Giê-hô-va sẽ cho chúng cơ hội tốt nhất để cảm nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời rằng ‘chúng sẽ được phước và sống lâu trên đất’.—Ê-phê-sô 6:1-4.
“Thứ tư: Khi gặp những sự lo lắng hoặc vấn đề nghiêm trọng, trước hết chúng ta sẽ ‘trình các sự cầu-xin của mình cho Đức Chúa Trời’, chắc chắn rằng ‘sự bình-an của Đức Chúa Trời vượt-quá mọi sự hiểu-biết’ của loài người sẽ gìn giữ chúng ta. (Phi-líp 4:6, 7) Mang lấy ách của Đấng Christ, chúng ta sẽ được yên nghỉ. Biết rằng Đức Chúa Trời chăm sóc chúng ta, chúng ta sẽ không ngần ngại trao hết mọi điều lo lắng mình cho Ngài.—Ma-thi-ơ 11:28-30; 1 Phi-e-rơ 5:6, 7.
“Thứ năm: Để biểu lộ lòng biết ơn với Đức Giê-hô-va về đặc ân được làm người dạy Lời Ngài, chúng ta sẽ phục hồi nỗ lực ‘lấy lòng ngay-thẳng giảng-dạy lời của lẽ thật’ và ‘làm chức-vụ chúng ta cho đầy-đủ’. (2 Ti-mô-thê 2:15; 4:5) Bởi vì chúng ta ý thức một cách sâu sắc những gì liên hệ, nguyện vọng chân thành của chúng ta là tìm kiếm những người xứng đáng và vun xới hạt giống đã gieo. Ngoài ra, chúng ta sẽ trau dồi sự dạy dỗ của mình bằng cách hướng dẫn một cách hữu hiệu nhiều học hỏi Kinh Thánh tại nhà hơn. Điều này sẽ giúp chúng ta làm phù hợp hơn với ý muốn của Đức Chúa Trời là ‘mọi người được cứu-rỗi và hiểu-biết lẽ thật’.—1 Ti-mô-thê 2:3, 4.
“Thứ sáu: Trong suốt thế kỷ vừa qua và trong thế kỷ này, Nhân Chứng Giê-hô-va ở nhiều xứ đã trải qua nhiều hình thức chống đối và bắt bớ. Nhưng Đức Giê-hô-va đã tỏ ra ở cùng chúng ta. (Rô-ma 8:31) Lời chắc chắn của Ngài cam đoan với chúng ta rằng ‘phàm binh-khí chế ra nghịch cùng chúng ta’ sẽ không thành công trong việc cản trở, làm trì hoãn hoặc làm gián đoạn công việc rao giảng và dạy dỗ về Nước Trời của chúng ta. (Ê-sai 54:17) Dù gặp thời hay không gặp thời, chúng ta không thể ngừng nói về lẽ thật. Lòng quyết tâm của chúng ta là khẩn trương hoàn thành sứ mệnh rao giảng và dạy dỗ. (2 Ti-mô-thê 4:1, 2, NW) Mục đích của chúng ta là chia sẻ tin mừng về Nước Trời càng trọn vẹn càng tốt với người từ mọi nước. Như vậy, họ sẽ tiếp tục có cơ hội học biết về sự cung cấp giúp có được sự sống đời đời trong một thế giới mới công bình. Là đoàn thể đông đảo gồm những người hợp nhất dạy Lời Đức Chúa Trời, lòng kiên quyết của chúng ta là tiếp tục noi gương Thầy Dạy Lớn, Chúa Giê-su Christ, và phản ánh những thiên tính của ngài. Chúng ta sẽ làm tất cả điều này hầu tôn vinh và ngợi khen Đấng Dạy Dỗ Vĩ Đại kiêm Đấng Ban Sự Sống cho chúng ta, Đức Chúa Trời Giê-hô-va.
“Tất cả người tham dự đại hội này nếu muốn chấp thuận nghị quyết này, xin hô to ĐỒNG Ý!”
Khi câu hỏi kết thúc bản nghị quyết được nêu lên với 160.000 người tham dự tại ba đại hội ở Pháp và 289.000 người ở chín địa điểm ở Ý, tiếng “Đồng ý” vang rền trong nhiều ngôn ngữ của những người tham dự.