Sự tàn tật sẽ chấm dứt như thế nào
Sự tàn tật sẽ chấm dứt như thế nào
HÃY tưởng tượng cảnh người mù được sáng mắt, tai người điếc nghe được mọi âm thanh, lưỡi người câm ca hát mừng rỡ, và đôi chân người què bước đi vững chãi! Ở đây chúng tôi không đề cập đến những bước tiến khai thông trong ngành y, nhưng về kết quả của việc Đức Chúa Trời can thiệp để cứu giúp nhân loại. Kinh Thánh tiên tri: “Bấy giờ, những kẻ mù sẽ mở mắt, những kẻ điếc sẽ rỗng tai. Bấy giờ, kẻ què sẽ nhảy như con nai, lưỡi kẻ câm sẽ hát”. (Ê-sai 35:5, 6) Nhưng làm sao chúng ta có thể tin chắc là lời tiên tri tuyệt diệu này sẽ thành hiện thực?
Trước tiên, khi ở trên đất, Chúa Giê-su Christ đã từng chữa lành mọi tật bệnh cho người ta. Hơn nữa, nhiều người—ngay cả các kẻ thù của ngài—cũng đã chứng kiến hầu hết các phép lạ ngài làm. Thật vậy, ít nhất một lần, những kẻ hồ nghi chống đối đã điều tra cặn kẽ một ca chữa lành bệnh nhằm hạ uy tín Chúa Giê-su. Nhưng họ đã thất vọng vô cùng vì những gì họ làm lại càng khẳng định phép lạ của ngài. (Giăng 9:1, 5-34) Sau khi Chúa Giê-su làm thêm một phép lạ không thể phủ nhận, họ bực bội thốt lên: “Người nầy làm phép lạ nhiều lắm, chúng ta tính thế nào?” (Giăng 11:47) Tuy nhiên, những người dân thường không có thái độ thờ ơ này, vì nhiều người đã bắt đầu tin nơi Chúa Giê-su.—Giăng 2:23; 10:41, 42; 12:9-11.
Phép lạ của Chúa Giê-su cho thấy trước việc chữa lành toàn cầu
Các phép lạ của Chúa Giê-su không chỉ chứng minh ngài là Đấng Mê-si và là Con Đức Chúa Trời, mà còn đặt nền tảng cho niềm tin nơi lời hứa của Kinh Thánh là nhân loại biết vâng lời sẽ được chữa lành bệnh tật trong tương lai. Những lời hứa này bao gồm cả lời tiên tri trong Ê-sai chương 35 được đề cập ở đoạn mở đầu. Ê-sai 33:24 nói về sức khỏe trong tương lai của những người kính sợ Đức Chúa Trời như sau: “Dân-cư sẽ không nói rằng: Tôi đau”. Cũng thế, Khải-huyền 21:4 hứa: “[Đức Chúa Trời] sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than-khóc, kêu-ca, hay là đau-đớn nữa; vì những sự thứ nhất [những sự thử thách và đau khổ ngày nay] đã qua rồi”.
Người ta thường xuyên cầu nguyện cho những lời tiên tri này ứng nghiệm khi lặp lại bài cầu nguyện mẫu của Chúa Giê-su; một phần của lời cầu nguyện đó nói như sau: “Nước Cha được đến; ý Cha được nên, ở đất như trời”. (Ma-thi-ơ 6:10) Đúng vậy, ý định Đức Chúa Trời bao gồm cả trái đất và loài người. Bệnh hoạn và sự tàn tật dù có lý do để xảy ra, nhưng cũng sắp chấm dứt, vì không thể mãi làm hỏng “bệ chân” của Đức Chúa Trời.—Ê-sai 66:1. *
Không đau đớn hay tốn kém khi được chữa lành
Dù mắc bệnh gì, dân chúng cũng được Chúa Giê-su chữa lành một cách êm ái, không phải chờ đợi lâu và không tốn tiền. Bởi đó, tin đồn về các phép lạ này đã lan truyền nhanh như đám cháy, và chẳng mấy chốc “đoàn dân rất đông đến gần Ngài, đem theo những kẻ què, đui, câm, tàn-tật và nhiều kẻ đau khác, để dưới chân Đức Chúa Jêsus, thì Ngài chữa cho họ được lành”. Dân chúng đã phản ứng ra sao? Ma-thi-ơ đã chứng kiến tận mắt và kể tiếp như sau: “Chúng thấy kẻ câm được nói, kẻ tàn-tật được khỏi, kẻ què được đi, kẻ đui được sáng, thì lấy làm lạ lắm, đều ngợi-khen Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên”.—Ma-thi-ơ 15:30, 31.
Xin lưu ý, khác với trò bịp bợm của các lang băm, những người được Chúa Giê-su chữa lành không phải đã được tuyển chọn cẩn thận từ trong đám đông ra. Thay vì thế, họ được người nhà và bạn bè đem “để dưới chân Đức Chúa Jêsus, thì Ngài chữa cho họ được lành”. Vậy bây giờ chúng ta hãy duyệt qua một số trường hợp cụ thể cho thấy khả năng chữa bệnh của Chúa Giê-su.
Mù: Khi ở Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-su đã làm cho một người bị “mù từ thuở sanh ra” được sáng mắt. Trong thành, ai cũng biết đấy là người ăn mày mù. Cho nên, bạn có thể tưởng tượng được dân chúng đã náo động và xôn xao như thế nào khi thấy người đó sáng mắt bước đi! Thế nhưng không phải ai cũng mừng rỡ. Giận dữ vì trước đó bị Chúa Giê-su vạch trần sự gian ác của họ, nên một số thành viên thuộc một giáo phái Do Thái nổi tiếng và có thế lực gọi là phái Pha-ri-si, đã ra sức tìm bằng chứng để kết tội Chúa Giê-su là bịp bợm. (Giăng 8:13, 42-44; 9:1, 6-31) Do đó, họ tra hỏi người đàn ông được chữa lành, kể cả cha mẹ người, và rồi lại tra hỏi người lần nữa. Nhưng điều khiến người Pha-ri-si tức giận là những cuộc điều tra của họ chỉ khẳng định thêm phép lạ của Chúa Giê-su mà thôi. Sự ngoan cố của giới tôn giáo giả hình này đã khiến người được chữa lành khó hiểu, nên chính ông đã nói: “Người ta chẳng bao giờ nghe nói có ai mở mắt kẻ mù từ thuở sanh ra. Nếu người nầy chẳng phải đến từ Đức Chúa Trời, thì không làm gì được hết”. (Giăng 9:32, 33) Bởi sự biểu lộ đức tin chân thật và thông minh ấy của người mù, người Pha-ri-si đã “đuổi ông ra ngoài”, tức trục xuất ông ra khỏi nhà hội.—Giăng 9:22, 34.
Điếc: Khi Chúa Giê-su ở tại Đê-ca-bô-lơ, một vùng phía đông Sông Giô-đanh, “người ta đem một người điếc và ngọng đến cùng Ngài”. (Mác 7:31, 32) Chúa Giê-su không chỉ chữa lành người này, mà còn cho thấy ngài hiểu biết sâu sắc cảm nghĩ của người điếc có lẽ lúng túng giữa đám đông. Kinh Thánh kể lại rằng Chúa Giê-su đem riêng người ra, “cách xa đám đông” và chữa lành người. Một lần nữa, những người chứng kiến đã “lấy làm lạ quá đỗi”, và thốt lên: “Ngài làm mọi việc được tốt-lành: khiến kẻ điếc nghe, kẻ câm nói vậy!”—Mác 7:33-37.
Bại liệt: Khi Chúa Giê-su ở tại Ca-bê-na-um, người ta đem một người bại liệt nằm trên giường đến cùng ngài. (Ma-thi-ơ 9:2) Câu 6 đến 8 tường thuật lại những gì đã xảy ra. “[Chúa Giê-su] phán cùng người bại rằng: Hãy đứng dậy, vác lấy giường, mà trở về nhà ngươi. Người bại liền dậy mà trở về nhà mình. Đoàn dân thấy phép lạ đó, thì ai nấy đều sợ-hãi, và ngợi-khen Đức Chúa Trời đã cho người ta được phép-tắc dường ấy”. Phép lạ này cũng đã được thực hiện trước sự hiện diện của các môn đồ Chúa Giê-su lẫn các kẻ thù của ngài. Hãy lưu ý là các môn đồ ngài không mù quáng bởi sự thù hằn và thành kiến, nên đã “ngợi-khen Đức Chúa Trời” về những gì mà họ đã được thấy.
Bệnh tật: “Có một người phung đến cùng [Chúa Giê-su], quì xuống cầu-xin rằng: Nếu Chúa khứng, có thể khiến tôi sạch được. Đức Chúa Jêsus động lòng thương-xót, giơ tay rờ Mác 1:40-42) Xin lưu ý là Chúa Giê-su đã chữa lành cho người này vì lòng trắc ẩn thật sự, chứ không vì miễn cưỡng. Hãy tưởng tượng bạn ở vào vị trí người phung đó. Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi được chữa lành trong nháy mắt, một cách êm ái khỏi một căn bệnh khủng khiếp ngày càng làm biến dạng thân thể bạn, và khiến bạn thành một kẻ bị xã hội hất hủi? Hẳn nhiên, bạn có thể hiểu tại sao một người phung khác đã được chữa lành bằng phép lạ “đến sấp mặt xuống đất, nơi chân Đức Chúa Jêsus, mà tạ ơn Ngài”.—Lu-ca 17:12-16.
người, mà phán rằng: Ta khứng, hãy sạch đi. Liền khi đó, phung lặn mất, người trở nên sạch”. (Thương tật: Trước khi bị bắt và bị đóng đinh trên cây cột, Chúa Giê-su đã làm một phép lạ chữa lành cuối cùng. Trong một hành động nóng nẩy kháng cự lại những người muốn bắt giải Chúa Giê-su, sứ đồ Phi-e-rơ vì “có một thanh gươm, bèn rút ra, đánh đầy-tớ của thầy cả thượng-phẩm, chém đứt tai bên hữu”. (Giăng 18:3-5, 10) Lời tường thuật song song của Lu-ca về việc này cho biết rằng Chúa Giê-su “bèn rờ tai đầy-tớ ấy, làm cho nó được lành”. (Lu-ca 22:50, 51) Một lần nữa, Chúa Giê-su đã thực hiện nghĩa cử nhân hậu này trước mắt các bạn bè cũng như các kẻ thù—trong trường hợp này, trước những kẻ đến bắt ngài.
Đúng thế, càng xem xét kỹ những phép lạ của Chúa Giê-su, chúng ta càng nhận rõ những dấu hiệu đặc trưng của tính xác thực. (2 Ti-mô-thê 3:16) Như đã đề cập ở trên, việc nghiên cứu này hẳn củng cố đức tin chúng ta nơi lời hứa của Đức Chúa Trời về việc chữa lành những người biết vâng lời. Kinh Thánh định nghĩa đức tin của đạo Đấng Christ là “sự biết chắc vững-vàng của những điều mình đương trông-mong, là bằng-cớ của những điều mình chẳng xem thấy”. (Hê-bơ-rơ 11:1, chúng tôi viết nghiêng). Rõ ràng, Đức Chúa Trời không khuyến khích chúng ta tin theo cách nhẹ dạ, mù quáng, hoặc chỉ mơ ước hão huyền, nhưng Ngài muốn chúng ta có đức tin vững chắc dựa trên bằng chứng. (1 Giăng 4:1) Khi vun trồng đức tin ấy, chúng ta sẽ cảm thấy vững vàng, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn về thiêng liêng.—Ma-thi-ơ 5:3; Rô-ma 10:17.
Trước tiên phải được chữa lành về mặt thiêng liêng!
Nhiều người mạnh khỏe về thể chất, nhưng không hạnh phúc. Một số còn toan tự tử vì không hy vọng vào tương lai hoặc vì cảm thấy bị áp lực của quá nhiều vấn đề. Thật ra, họ bị tàn tật về thiêng liêng—và dưới mắt Đức Chúa Trời, tình trạng này nghiêm trọng hơn nhiều so với sự tàn tật về thể chất. (Giăng 9:41) Ngược lại, nhiều người tuy bị tàn tật về thể chất, như Christian và Junior đã được đề cập ở bài trước, nhưng lại sống rất hạnh phúc và thỏa nguyện. Tại sao? Vì họ lành mạnh về thiêng liêng và được thêm sức nhờ hy vọng chắc chắn dựa trên Kinh Thánh.
Bàn đến nhu cầu đặc biệt của con người chúng ta, Chúa Giê-su nói: “Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời”. (Ma-thi-ơ 4:4) Vâng, khác với loài thú, con người không chỉ cần vật chất để sống. Được dựng nên theo “hình” Đức Chúa Trời, chúng ta cần thức ăn thiêng liêng—tức sự hiểu biết về Đức Chúa Trời và cách sống phù hợp với ý định của Ngài, đồng thời làm theo ý muốn Ngài. (Sáng-thế Ký 1:27; Giăng 4:34) Sự hiểu biết về Đức Chúa Trời đem lại ý nghĩa và sức mạnh thiêng liêng cho cuộc sống chúng ta, đồng thời đặt căn bản cho sự sống đời đời trong địa đàng. Chúa Giê-su nói: “Sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus-Christ, là Đấng Cha đã sai đến”.—Giăng 17:3.
Điều đáng lưu ý là những người đồng thời với Chúa Giê-su không gọi ngài là “Đấng Chữa Lành”, mà là “Thầy”. (Lu-ca 3:12; 7:40) Tại sao? Vì Chúa Giê-su cho người ta biết giải pháp vĩnh viễn cho các vấn đề của nhân loại—Nước Đức Chúa Trời. (Lu-ca 4:43; Giăng 6:26, 27) Chính phủ trên trời này trong tay của Chúa Giê-su Christ sẽ cai trị toàn trái đất và sẽ thực hiện mọi lời hứa của Kinh Thánh về việc khôi phục hoàn toàn và vĩnh cửu những người công bình và nơi ở của họ trên đất. (Khải-huyền 11:15). Đó là lý do tại sao trong bài cầu nguyện mẫu, Chúa Giê-su đã liên kết Nước Trời sắp đến với việc thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời trên đất.—Ma-thi-ơ 6:10.
Lu-ca 6:21) Thật vậy, Đức Chúa Trời sẽ không chỉ loại trừ bệnh hoạn và tàn tật, mà còn dẹp bỏ hẳn nguyên nhân gây đau khổ cho loài người—tội lỗi. Quả thật, các câu Ê-sai 33:24 và Ma-thi-ơ 9:2-7, được trích dẫn ở trên, liên kết bệnh tật với tình trạng tội lỗi của chúng ta. (Rô-ma 5:12) Do đó, khi tội lỗi bị xóa đi, nhân loại cuối cùng sẽ vui hưởng “sự tự-do vinh-hiển của con-cái Đức Chúa Trời”, sự tự do bao gồm cả sự hoàn toàn về tâm thần và thể xác.—Rô-ma 8:21.
Đối với nhiều người tàn tật, thay vì đau buồn, họ đã vô cùng mừng rỡ khi học biết về hy vọng đầy an ủi này. (Những ai có sức khỏe tương đối tốt có thể dễ dàng xem tình trạng này là chuyện đương nhiên. Nhưng những người đã phải đau khổ vì tàn tật lại không nghĩ như thế. Họ nhận thức được giá trị của sức khỏe và đời sống, và hiểu rằng sự việc có thể đột ngột thay đổi một cách bất ngờ. (Truyền-đạo 9:11) Bởi thế, chúng tôi hy vọng rằng những người tàn tật sẽ đặc biệt quan tâm đến những lời hứa tuyệt diệu của Đức Chúa Trời được ghi lại trong Kinh Thánh. Chúa Giê-su đã hy sinh đời sống mình để bảo đảm sự ứng nghiệm những lời hứa này. Còn lời bảo đảm nào tốt hơn thế không?—Ma-thi-ơ 8:16, 17; Giăng 3:16.
[Chú thích]
^ đ. 6 Để bàn thêm chi tiết về lý do vì sao Đức Chúa Trời cho phép sự đau khổ, xin xem sách mỏng Thượng Đế có thật sự quan tâm đến chúng ta không?, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.