‘Hãy theo ta luôn luôn’
‘Hãy theo ta luôn luôn’
“Anh em đã được kêu-gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài”.—1 PHI-E-RƠ 2:21.
1, 2. Tại sao gương làm thầy của Chúa Giê-su không quá cao cho những người bất toàn như chúng ta noi theo?
CHÚA GIÊ-SU CHRIST là bậc Thầy vĩ đại nhất đã từng sống. Ngoài ra, ngài là người hoàn toàn, không hề phạm tội trong suốt cuộc sống làm người. (1 Phi-e-rơ 2:22) Nhưng điều này có nghĩa là gương làm thầy của Chúa Giê-su có quá cao cho những người bất toàn như chúng ta noi theo không? Hoàn toàn không.
2 Như đã thấy trong bài trước, nền tảng sự dạy dỗ của Chúa Giê-su là yêu thương. Và yêu thương là một đức tính mà tất cả chúng ta có thể vun trồng. Lời Đức Chúa Trời thường khuyến giục chúng ta gia tăng và trau dồi tình yêu thương đối với người khác. (Phi-líp 1:9; Cô-lô-se 3:14) Đức Giê-hô-va không bao giờ đòi hỏi điều gì mà tạo vật của Ngài không thể làm được. Thật vậy, vì “Đức Chúa Trời là sự yêu-thương” và đã dựng nên chúng ta theo hình ảnh Ngài thì cũng có thể nói rằng Ngài tạo chúng ta để biểu lộ tình yêu thương. (1 Giăng 4:8; Sáng-thế Ký 1:27) Vậy khi đọc lời sứ đồ Phi-e-rơ ghi nơi câu Kinh Thánh chủ đề, chúng ta có thể hưởng ứng với lòng tin tưởng. Chúng ta có thể theo sát dấu chân Đấng Christ. Thật vậy, chúng ta có thể vâng theo lời phán của chính Chúa Giê-su: “[Hãy] theo ta luôn luôn”. (Lu-ca 9:23, NW) Chúng ta hãy xem làm sao có thể noi theo tình yêu thương Đấng Christ bày tỏ, trước là đối với lẽ thật ngài dạy, sau là đối với những người ngài dạy.
Xây đắp lòng yêu mến đối với những lẽ thật học được
3. Tại sao một số người thấy khó học hỏi, nhưng Châm-ngôn 2:1-5 có lời khuyến khích nào?
3 Để yêu mến những lẽ thật mình dạy người khác, chính chúng ta phải ham thích học biết những lẽ thật ấy. Trong thế gian ngày nay, lòng yêu mến đó không dễ vun trồng. Những nhân tố như thiếu học và thói xấu nảy sinh trong lúc còn niên thiếu khiến nhiều người không thích học hỏi luôn. Tuy nhiên chúng ta rất cần học từ Đức Giê-hô-va. Châm-ngôn 2:1-5 nói: “Hỡi con, nếu con tiếp-nhận lời ta, dành-giữ mạng-lịnh ta nơi lòng con, để lắng tai nghe sự khôn-ngoan, và chuyên lòng con về sự thông-sáng; phải, nếu con kêu-cầu sự phân-biện, và cất tiếng lên cầu-xin sự thông-sáng, nếu con tìm nó như tiền-bạc, và kiếm nó như bửu-vật ẩn-bí, bấy giờ con sẽ hiểu-biết sự kính-sợ Đức Giê-hô-va, và tìm được điều tri-thức của Đức Chúa Trời”.
4. “Chuyên lòng” có nghĩa là gì, và quan điểm nào sẽ giúp chúng ta làm điều đó?
4 Hãy lưu ý trong câu 1 đến 4, nhiều lần chúng ta được khuyến giục cố gắng không chỉ để “tiếp-nhận” và “dành-giữ” mà còn để tiếp tục “tìm” và “kiếm”. Nhưng điều gì thúc đẩy chúng ta làm mọi việc này? Hãy lưu ý câu “chuyên lòng con về sự thông-sáng”. Một tài liệu tham khảo nói rằng lời khuyên này “không phải chỉ kêu gọi sự chú ý; mà còn đòi hỏi phải có một thái độ: sốt sắng tiếp thu sự dạy dỗ”. Và điều gì có thể khiến chúng ta sẵn sàng tiếp nhận và sốt sắng học những điều Đức Giê-hô-va dạy bảo? Đó là quan điểm chúng ta. Chúng ta cần xem “tri-thức của Đức Chúa Trời” như “bạc” và “bửu-vật ẩn-bí”.
5, 6. (a) Với thời gian điều gì có thể xảy ra, và làm sao ngăn ngừa điều ấy? (b) Tại sao nên tiếp tục chất thêm vào kho tàng hiểu biết chúng ta tìm được trong Kinh Thánh?
5 Muốn có được quan điểm như thế không khó. Thí dụ, “tri-thức của Đức Chúa Trời” mà bạn đã hấp thụ có thể bao hàm lẽ thật về ý định Đức Giê-hô-va cho những người trung thành sống mãi trong Địa Đàng. (Thi-thiên 37:28, 29) Khi mới học lẽ thật này, chắc chắn bạn xem nó là kho tàng thật, một chân lý làm tâm trí bạn tràn trề hy vọng và vui mừng. Nhưng bây giờ thì sao? Với thời gian, lòng quý trọng kho báu của bạn có giảm hay phai nhạt không? Thế thì hãy làm hai điều. Thứ nhất, hãy khẳng định lại lòng quý trọng ấy, nghĩa là đều đặn gợi lại trong trí tại sao bạn xem trọng từng lẽ thật Đức Giê-hô-va đã dạy, ngay cả những lẽ thật mà bạn đã học cách đây nhiều năm rồi.
6 Thứ hai, hãy tiếp tục chất thêm vào kho tàng. Nói cho cùng, nếu bạn tình cờ đào được một viên đá quý, có phải bạn chỉ cho nó vào túi rồi hài lòng quay lưng đi không? Hay là bạn đào thêm để xem có còn nữa không? Lời Đức Chúa Trời đầy dẫy lẽ thật như vàng và đá quý. Bất luận tìm được bao nhiêu, bạn vẫn có thể tìm ra thêm. (Rô-ma 11:33) Khi đào lên một thỏi vàng lẽ thật, hãy tự hỏi: ‘Điều gì làm nó trở nên quý giá? Nó có cho tôi hiểu sâu thêm cá tính hoặc ý định của Đức Giê-hô-va không? Nó có cho tôi một sự hướng dẫn thực tiễn có thể giúp tôi theo dấu chân Chúa Giê-su không?’ Suy ngẫm những câu hỏi đó sẽ giúp bạn xây đắp lòng yêu mến đối với những lẽ thật Đức Giê-hô-va dạy bạn.
Tỏ lòng yêu mến đối với lẽ thật chúng ta dạy
7, 8. Bằng những cách nào chúng ta cho người khác thấy mình yêu mến lẽ thật học từ Kinh Thánh? Hãy cho thí dụ.
7 Khi dạy người khác, làm sao chúng ta biểu lộ lòng yêu mến những lẽ thật học được qua Lời Đức Chúa Trời? Theo gương Chúa Giê-su, chúng ta dựa rất nhiều vào Kinh Thánh trong công việc rao giảng và dạy dỗ. Thời gian gần đây, dân Đức Chúa Trời trên khắp thế giới được khuyến khích dùng Kinh Thánh nhiều hơn trong công việc rao giảng. Khi áp dụng lời đề nghị ấy, tìm cách cho chủ nhà biết chính bạn xem trọng những gì bạn chia sẻ trong Kinh Thánh.—Ma-thi-ơ 13:52.
8 Thí dụ, ngay sau vụ bọn khủng bố tấn công Thành Phố New York năm ngoái, một chị tín đồ Đấng Christ chia sẻ Thi-thiên 46:1, 11 với những người chị gặp trong khi rao giảng. Trước hết chị hỏi xem họ đương đầu như thế nào sau tai họa. Chị chăm chú lắng nghe lời đáp của họ, tỏ lòng thông cảm rồi nói: “Xin cho tôi chia sẻ một câu Kinh Thánh đã thật sự an ủi tôi trong thời kỳ khó khăn này nhé?” Ít ai từ chối, và chị có nhiều cuộc thảo luận tốt sau đó. Khi nói với giới trẻ, chị thường nói: “Tôi đã dạy Kinh Thánh đến nay là 50 năm rồi, và em biết không, chưa hề có một vấn đề nào tôi gặp mà sách này không giúp tôi giải quyết được”. Bằng lối tiếp cận thành thật, nhiệt tình, chúng ta cho người khác thấy mình quý trọng và yêu mến những gì học được từ Lời Đức Chúa Trời.—Thi-thiên 119:97, 105.
9, 10. Khi người ta hỏi về niềm tin của chúng ta, tại sao dùng Kinh Thánh trả lời là điều quan trọng?
9 Khi người ta hỏi chúng ta về niềm tin của mình, chúng ta có dịp tốt cho thấy mình yêu mến Lời Đức Chúa Trời. Theo gương Chúa Giê-su, chúng ta không chỉ dựa vào ý tưởng Châm-ngôn 3:5, 6) Thay vì thế, chúng ta dùng Kinh Thánh trả lời. Bạn có sợ người ta hỏi câu mình không biết trả lời không? Có hai bước tích cực mà bạn có thể làm.
riêng để trả lời. (10 Hãy cố hết sức chuẩn bị trước. Sứ đồ Phi-e-rơ viết: “Hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường-thường sẵn-sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông-cậy trong anh em, song phải hiền-hòa và kính-sợ”. (1 Phi-e-rơ 3:15) Bạn có sẵn sàng bênh vực những điều mình tin không? Thí dụ, nếu có ai hỏi tại sao bạn không tham gia vào những phong tục hay thực hành trái Kinh Thánh, chớ nên chỉ nói: “Vì đạo tôi không cho phép”. Trả lời như thế có thể cho thấy bạn để người khác quyết định cho mình và do đó bạn hẳn là thành viên của giáo phái. Có lẽ tốt hơn là nên nói: “Lời Đức Chúa Trời là Kinh Thánh cấm làm thế”, hoặc “Điều đó làm buồn lòng Đức Chúa Trời”. Rồi giải thích lý do tại sao.—Rô-ma 12:1.
11. Công cụ tham khảo nào có thể giúp chúng ta sẵn sàng trả lời thắc mắc về lẽ thật trong Lời Đức Chúa Trời?
11 Nếu cảm thấy chưa chuẩn bị, bạn hãy dành thì giờ học hỏi sách nhỏ Đề tài Kinh-thánh để thảo luận. * Hãy chọn ra vài đề tài mà bạn nghĩ người ta sẽ hỏi, và ráng nhớ vài điểm Kinh Thánh nói. Hãy luôn mang theo sách nhỏ này và Kinh Thánh. Đừng ngại dùng hai tài liệu này, hãy nói rằng bạn có công cụ tham khảo bạn thích dùng giúp giải đáp những thắc mắc về Kinh Thánh.
12. Chúng ta có thể trả lời thế nào nếu không biết giải thích một thắc mắc về Kinh Thánh?
12 Đừng lo lắng quá đáng. Không người bất toàn nào có mọi câu trả lời. Vậy khi ai hỏi một câu hỏi về Kinh Thánh mà bạn không thể giải thích, bạn luôn có thể trả lời như: “Ông / Bà nêu lên câu hỏi rất hay. Nói thật với ông / bà tôi không biết câu trả lời, nhưng tôi biết chắc Kinh Thánh có nói về vấn đề này. Tôi thích nghiên cứu Kinh Thánh, tôi sẽ tìm câu trả lời và trở lại cho ông / bà biết”. Cách thật thà, khiêm tốn như thế có thể sẽ mở đường cho những cuộc thảo luận sau đó.—Châm-ngôn 11:2.
Yêu mến những người chúng ta dạy
13. Tại sao chúng ta nên giữ thái độ lạc quan về những người chúng ta rao giảng?
13 Chúa Giê-su biểu lộ tình yêu thương đối với những người ngài dạy. Chúng ta có thể noi gương ngài như thế nào về phương diện này? Chúng ta không bao giờ nên có thái độ lạnh nhạt với những người xung quanh. Đành rằng “chiến-tranh trong ngày lớn của Đức Chúa Trời toàn-năng” sắp sửa xảy ra, và nhiều tỉ người sẽ bị hủy diệt, nhưng chúng ta không biết ai sống, ai chết. (Khải-huyền 16:14; Giê-rê-mi 25:33) Sự phán xét còn trong tương lai và nằm trong tay đấng mà Đức Giê-hô-va bổ nhiệm, Chúa Giê-su Christ. Từ bây giờ cho đến ngày ấy, chúng ta nên xem mỗi người đều có triển vọng trở thành một tôi tớ của Đức Giê-hô-va.—Ma-thi-ơ 19:24-26; 25:31-33; Công-vụ 17:31.
14. (a) Chúng ta có thể tự xét thế nào để xem mình có đồng cảm với người khác không? (b) Chúng ta tỏ tính đồng cảm và quan tâm đến người khác qua những cách nào?
Khải-huyền 12:9) Khi người ta cảm nhận lòng thông cảm chân thật của chúng ta, rất có thể họ sẽ nghe thông điệp. (1 Phi-e-rơ 3:8) Tính đồng cảm của chúng ta cũng có thể khiến mình quan tâm hơn đến những người chúng ta gặp khi đi rao giảng. Chúng ta có thể lưu ý đến những thắc mắc và mối quan tâm của họ. Khi trở lại, chúng ta có thể cho họ thấy mình suy nghĩ về những điều họ nói lần trước, và nếu họ có nhu cầu cấp bách nào đó ngay lúc ấy, chúng ta có thể giúp đỡ thực tiễn.
14 Thế thì như Chúa Giê-su, chúng ta tìm cách tỏ sự đồng cảm với người khác. Chúng ta có thể tự hỏi: ‘Tôi có cảm thương cho những người bị mắc lừa vào những điều giả dối khéo léo đến từ các thành phần tôn giáo, chính trị và thương mại trên thế gian này không? Nếu họ có vẻ thờ ơ với thông điệp chúng ta đem đến, tôi có cố hiểu tại sao không? Tôi có nhận biết rằng mình hoặc những người khác trước kia cũng như vậy không, dù hiện nay đang trung thành phụng sự Đức Chúa Trời? Tôi có rao giảng thích ứng theo hoàn cảnh họ không? Hay tôi cứ cho là họ vô phương cứu chữa?’ (15. Tại sao chúng ta nên tìm điểm tốt của người khác và chúng ta làm như thế bằng cách nào?
15 Như Chúa Giê-su, chúng ta tìm những điểm tốt của người khác. Có lẽ một người cha hay mẹ đơn chiếc có những cố gắng đáng khen trong việc nuôi dạy con cái. Một người đàn ông chật vật phấn đấu nuôi gia đình. Một cụ già quan tâm đến vấn đề thiêng liêng. Chúng ta có chú ý đến những yếu tố đó nơi những người mình gặp để khen một cách thích hợp không? Làm thế chúng ta nhấn mạnh đến điểm chung của hai bên và có thể mở đường để làm chứng về Nước Trời.—Công-vụ 26:2, 3.
Cần có tính khiêm nhường khi biểu lộ yêu thương
16. Tại sao tỏ ra mềm mại và kính trọng đối với những người mình rao giảng là điều quan trọng?
16 Tình yêu thương đối với những người chúng ta dạy sẽ thúc đẩy chúng ta làm theo lời cảnh giác khôn ngoan của Kinh Thánh: “Sự hay-biết sanh kiêu-căng, còn sự yêu-thương làm gương tốt”. (1 Cô-rinh-tô 8:1) Chúa Giê-su có sự hiểu biết rộng, nhưng ngài không bao giờ hống hách. Vì vậy khi bạn chia sẻ niềm tin mình, hãy tránh giọng tranh cãi hoặc vẻ trịch thượng. Mục tiêu chúng ta là động đến lòng và thu hút người ta đến với lẽ thật mà chúng ta hết lòng yêu mến. (Cô-lô-se 4:6) Hãy nhớ rằng khi khuyên tín đồ Đấng Christ phải sẵn sàng biện hộ, Phi-e-rơ bao hàm lời nhắc nhở chúng ta “phải hiền-hòa và kính-sợ” khi làm thế. (1 Phi-e-rơ 3:15) Nếu mềm mại và tỏ vẻ kính trọng, chúng ta rất có thể thu hút người ta đến với Đức Chúa Trời.
17, 18. (a) Chúng ta nên đáp lại thế nào khi người người khác chê bai chúng ta về khả năng làm người truyền giáo? (b) Tại sao những người học Kinh Thánh không cần biết ngôn ngữ xưa của Kinh Thánh?
17 Chúng ta không cần gây ấn tượng với người khác về sự hiểu biết và học vấn của mình. Nếu một số người trong khu vực bạn không muốn nghe bất cứ người nào không bằng cấp đại học hoặc chức vị, chớ để thái độ họ làm bạn ngã lòng. Chúa Giê-su không thèm để ý đến những lời phản đối rằng ngài không học những trường uy tín dành cho các ra-bi thời đó; và ngài cũng không để những thành kiến phổ biến áp chế bằng cách cố gây ấn tượng với người ta bằng sự hiểu biết sâu rộng của mình.—Giăng 7:15.
18 Đối với người rao giảng đạo Đấng Christ, sự khiêm nhường và yêu thương quan trọng hơn bất cứ trình độ học vấn nào ngoài đời. Đấng Giáo Dục Vĩ Đại, Đức Giê-hô-va, cho chúng ta khả năng làm thánh chức. (2 Cô-rinh-tô 3:5, 6) Và bất kể một số tăng lữ của các đạo xưng theo Đấng Christ nói gì, chúng ta không cần học ngôn ngữ xưa của Kinh Thánh để trở thành những người dạy Lời Đức Chúa Trời. Đức Giê-hô-va soi dẫn để Kinh Thánh được viết bằng những từ rõ ràng, cụ thể cho hầu hết mọi người có thể hiểu được lẽ thật quý giá trong đó. Những lẽ thật này vẫn còn nguyên vẹn dù được dịch ra hàng ngàn thứ tiếng. Vì vậy, dù đôi khi có lợi nhưng không nhất thiết phải biết ngôn ngữ thời xưa. Hơn nũa, tự hào về khả năng ngôn ngữ có thể khiến một người mất đi đức tính cần thiết cho tín đồ thật của Đấng Christ: tính dễ dạy.—1 Ti-mô-thê 6:4.
19. Thánh chức tín đồ Đấng Christ của chúng ta là một sự phục vụ theo nghĩa nào?
19 Chắc chắn thánh chức tín đồ Đấng Christ là một công việc đòi hỏi phải có thái độ khiêm nhường. Sự chống đối, lãnh đạm, thậm chí bắt bớ thường dễ xảy đến cho chúng ta. (Giăng 15:20) Nhưng bằng cách trung thành thực hiện thánh chức, chúng ta làm một công việc quan trọng. Nếu tiếp tục khiêm nhường phục vụ người khác trong công việc này, chúng ta noi theo cách Đấng Christ biểu lộ tình yêu thương đối với người khác. Hãy suy nghĩ: Nếu chúng ta phải rao giảng cho hàng ngàn người tỏ thái độ thờ ơ hoặc chống đối để tìm được một người giống như chiên, điều đó chẳng phải là đáng công sao? Chắc chắn! Vậy khi bền chí làm công việc này, không bao giờ bỏ cuộc, chúng ta trung thành phục vụ những người giống như chiên mà chúng ta còn phải đến gặp. Chắc chắn Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su sẽ lo liệu sao cho những người quý giá như thế được tìm ra và được giúp đỡ trước khi ngày cuối cùng đến.—A-ghê 2:7.
20. Chúng ta dạy bằng gương mẫu qua những cách nào?
20 Dạy dỗ bằng gương mẫu là một cách khác cho thấy chúng ta biểu lộ lòng sẵn sàng phục vụ người khác. Chẳng hạn, chúng ta muốn dạy người ta rằng phụng sự Đức Giê-hô-va, “Đức Chúa Trời hạnh-phước”, là một lối sống tốt nhất, mãn nguyện nhất. (1 Ti-mô-thê 1:11) Khi họ quan sát hạnh kiểm và cách cư xử của chúng ta với người lân cận, bạn học, người đồng sở, họ có thấy chúng ta vui vẻ và thỏa nguyện không? Tương tự, chúng ta dạy những người học Kinh Thánh rằng hội thánh đạo Đấng Christ là một tổ ấm yêu thương trong thế gian lạnh lùng, dữ tợn. Những người học có thấy rõ chúng ta yêu mọi người trong hội thánh và cố gắng duy trì sự hòa thuận lẫn nhau không?—1 Phi-e-rơ 4:8.
21, 22. (a) Sự tự kiểm về thánh chức có thể khiến chúng ta lợi dụng cơ hội nào? (b) Số Tháp Canh tới sẽ thảo luận về điều gì?
21 Một thái độ sẵn sàng đối với thánh chức rao giảng đôi khi có thể thúc đẩy chúng ta tự kiểm. Thành thật làm thế, nhiều người thấy rằng họ ở vào thế nới rộng thánh chức bằng cách làm công việc rao giảng trọn thời gian hoặc di chuyển đến nơi có nhu cầu lớn hơn. Những người khác quyết định học một ngoại ngữ để phục vụ cộng đồng những người di dân ngày càng đông ngay trong khu vực địa phương. Nếu cơ hội như thế mở ra cho bạn, hãy xét kỹ và cầu nguyện. Một đời phục vụ đem lại nhiều niềm vui, sự thỏa lòng và bình an trong tâm trí.—Truyền-đạo 5:12.
22 Bằng mọi cách, chúng ta hãy tiếp tục noi theo Chúa Giê-su Christ qua việc xây đắp lòng yêu mến đối với những lẽ thật và những người mình dạy. Phát triển và biểu lộ tình yêu thương trong hai khía cạnh này sẽ giúp chúng ta đặt nền tảng tốt là những người dạy giống như Đấng Christ. Nhưng làm sao chúng ta có thể xây trên nền tảng đó? Trong số Tháp Canh tới, một loạt bài sẽ thảo luận một số phương cách dạy dỗ cụ thể Chúa Giê-su đã dùng.
[Chú thích]
^ đ. 11 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
Bạn trả lời ra sao?
• Chúng ta có lời bảo đảm nào về gương làm thầy của Chúa Giê-su không quá cao cho chúng ta noi theo?
• Bằng cách nào chúng ta cho thấy mình yêu mến lẽ thật đã học trong Kinh Thánh?
• Tại sao giữ lòng khiêm nhường khi gia tăng sự hiểu biết là điều quan trọng?
• Chúng ta có thể biểu lộ lòng yêu thương đối với những người mình cố gắng dạy qua những cách nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 16]
Hãy cố hết sức chuẩn bị trước
[Các hình nơi trang 16, 17]
Nếu quý trọng “tri-thức của Đức Chúa Trời”, bạn có thể dùng Kinh Thánh cách hữu hiệu
[Hình nơi trang 18]
Chúng ta biểu lộ tình yêu thương người khác bằng cách chia sẻ tin mừng cho họ