Học hỏi cá nhân trang bị chúng ta làm người dạy hữu hiệu
Học hỏi cá nhân trang bị chúng ta làm người dạy hữu hiệu
“Hãy săn-sóc chuyên-lo những việc đó, hầu cho thiên-hạ thấy sự tấn-tới của con. Hãy giữ chính mình con và sự dạy-dỗ của con”.—1 TI-MÔ-THÊ 4:15, 16.
1. Điều gì được nghiệm đúng về thời gian và việc học hỏi cá nhân?
KINH THÁNH nói nơi Truyền-đạo 3:1: “Mọi việc... có kỳ định”. Điều này chắc chắn đúng đối với việc học hỏi cá nhân. Nhiều người thấy khó ngẫm nghĩ về những điều thiêng liêng nếu không đúng chỗ hoặc đúng lúc. Chẳng hạn, sau một ngày làm lụng vất vả và một bữa ăn tối đầy bụng, bạn có thấy thích học hỏi không, đặc biệt nếu bạn ngồi dựa mình trên chiếc ghế êm mà bạn ưa thích nhất trước máy truyền hình? Chắc hẳn là không. Vậy giải pháp là gì? Rõ ràng, chúng ta phải chọn nơi học và giờ học sao cho đạt được lợi ích tối đa từ những nỗ lực của mình.
2. Thường thường, khi nào là thời điểm tốt nhất để học hỏi cá nhân?
2 Nhiều người thấy thời điểm tốt nhất để học là vào tảng sáng, lúc họ thường tỉnh táo nhất. Những người khác lợi dụng lúc nghỉ trưa để học một chút. Xin lưu ý về yếu tố thời gian liên quan đến những hoạt động thiêng liêng quan trọng được đề cập đến trong những trường hợp sau đây. Vua Đa-vít của nước Y-sơ-ra-ên xưa viết: Thi-thiên 143:8) Nhà tiên tri Ê-sai cũng hiểu rõ giá trị khi nói: “Chúa Giê-hô-va đã ban cho ta cái lưỡi của người được dạy-dỗ, hầu cho ta biết dùng lời nói nâng-đỡ kẻ mệt-mỏi. Ngài đánh thức ta mỗi buổi sớm mai, đánh thức tai ta để nghe lời Ngài dạy, như học-trò vậy”. Điều chính yếu là chúng ta cần phải học hỏi và thông tri với Đức Giê-hô-va khi trí óc chúng ta minh mẫn, dù vào giờ nào trong ngày đi nữa.—Ê-sai 50:4, 5; Thi-thiên 5:3; 88:13.
“Vừa buổi sáng, xin cho tôi nghe sự nhân-từ Chúa, vì tôi để lòng trông-cậy nơi Chúa; xin chỉ cho tôi biết con đường phải đi, vì linh-hồn tôi ngưỡng-vọng Chúa”. (3. Tình trạng nào đáng chuộng cho việc học hỏi hữu hiệu?
3 Một yếu tố khác để học hỏi hữu hiệu là chúng ta không nên chọn ngồi loại ghế thoải mái nhất hoặc ghế sô-pha. Đây không phải là cách để giữ mình tỉnh táo. Khi học, trí óc chúng ta cần được kích thích, và quá thoải mái dường như có tác động ngược lại. Ngoài ra, điều đáng chuộng cho sự học hỏi và suy ngẫm là tình trạng tương đối yên tĩnh và không có sự phân tâm. Cố học giữa tiếng ồn của radio, truyền hình hoặc trẻ con thì sẽ không có kết quả tốt. Khi muốn suy ngẫm, Chúa Giê-su đi tìm nơi yên tĩnh. Ngài cũng nói đến giá trị của việc tìm nơi vắng vẻ để cầu nguyện.—Ma-thi-ơ 6:6; 14:13; Mác 6:30-32.
Học hỏi cá nhân trang bị chúng ta đối đáp
4, 5. Sách mỏng Đòi hỏi là một công cụ giúp đỡ thực tiễn qua những cách nào?
4 Việc học hỏi cá nhân sẽ mang lại sự thỏa lòng khi chúng ta dùng những công cụ khác nhau giúp hiểu Kinh Thánh hầu đào sâu vấn đề hơn, đặc biệt khi chúng ta làm thế để trả lời những câu hỏi của một người thành thật. (1 Ti-mô-thê 1:4; 2 Ti-mô-thê 2:23) Trong bước đầu, nhiều người mới học sách mỏng Đức Chúa Trời đòi hỏi gì nơi chúng ta?, * nay có trong 261 ngôn ngữ. Sách mỏng này là một ấn phẩm rất giản dị nhưng chính xác, hoàn toàn dựa trên Kinh Thánh. Sách giúp độc giả nhanh chóng hiểu những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi cho sự thờ phượng thật. Tuy nhiên, vì là sách mỏng nên không có chỗ cho việc nghiên cứu chi tiết mỗi đề tài. Nếu người học hỏi với bạn nêu những câu hỏi nghiêm túc về một đề tài Kinh Thánh nào đó đang được thảo luận, làm sao bạn có thể tìm nhiều thông tin khác về Kinh Thánh giúp người đó giải đáp thắc mắc?
5 Đối với những người có tài liệu Watchtower Library (Thư viện Tháp Canh) trên CD-ROM trong ngôn ngữ của họ, thật dễ dàng truy cập những nguồn thông tin khác nhau bằng máy vi tính. Nhưng những người không có thiết bị và công cụ này thì sao? Chúng ta hãy xem xét hai đề tài được thảo luận trong sách mỏng Đòi hỏi để thấy làm sao chúng ta có thể hiểu rộng hơn và đủ sức trả lời câu hỏi một cách chi tiết hơn—đặc biệt nếu một người nêu những câu hỏi như: Đức Chúa Trời là ai, và Chúa Giê-su thật sự là người như thế nào?—Xuất Ê-díp-tô Ký 5:2; Lu-ca 9:18-20; 1 Phi-e-rơ 3:15.
Đức Chúa Trời là ai?
6, 7. (a) Câu hỏi nào được nêu ra về Đức Chúa Trời? (b) Một tu sĩ đã bỏ sót điều quan trọng nào trong bài thuyết trình của ông?
6 Bài 2 trong sách mỏng Đòi hỏi trả lời câu hỏi trọng yếu: Đức Chúa Trời là ai? Đây là một điểm cơ bản vì một người không thể thờ phượng Đức Chúa Trời thật nếu người đó không biết Ngài hoặc có lẽ hoài nghi sự hiện hữu của Ngài. (Rô-ma 1:19, 20; Hê-bơ-rơ 11:6) Thế nhưng, người ta khắp nơi trên thế giới có đến hàng trăm quan niệm khác nhau về Đức Chúa Trời. (1 Cô-rinh-tô 8:4-6) Mỗi triết lý tôn giáo có một câu trả lời khác nhau cho câu hỏi về bản thể của Đức Chúa Trời. Trong khối đạo xưng theo Đấng Christ, hầu hết các tôn giáo xem Đức Chúa Trời là Chúa Ba Ngôi. Một tu sĩ nổi tiếng ở Hoa Kỳ thuyết trình bài diễn văn có tựa đề “Bạn có biết Đức Chúa Trời không?” nhưng lại không nêu đích danh Đức Chúa Trời một lần nào trong suốt bài giảng, dù có đọc phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ vài lần. Dĩ nhiên, ông dùng bản dịch Kinh Thánh sử dụng danh xưng mơ hồ và ẩn danh là “Đức Chúa” thay vì Giê-hô-va hoặc Yavê.
7 Tu sĩ nói trên đã bỏ qua một điểm trọng yếu khi trích Giê-rê-mi 31:33, 34: “Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia: ‘Hãy học cho biết ĐỨC CHÚA’ [tiếng Hê-bơ-rơ: “Hãy nhận biết Đức Giê-hô-va”], vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta—sấm ngôn của ĐỨC CHÚA [tiếng Hê-bơ-rơ: Đức Giê-hô-va]”. Bản dịch mà ông ấy dùng đã xóa bỏ danh riêng của Đức Chúa Trời, Giê-hô-va.—Thi-thiên 103:1, 2.
8. Điều gì minh họa tầm quan trọng của việc dùng danh Đức Chúa Trời?
8 Thi-thiên 8:9 minh họa tại sao việc sử dụng danh Đức Giê-hô-va lại quan trọng đến thế: “Hỡi Đức Giê-hô-va là Chúa chúng tôi, danh Chúa được sang-cả trên khắp trái đất biết bao!” Hãy so sánh với “Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa chúng con, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!” (Tòa Tổng Giám Mục [8:2]; cũng xem Bản Diễn Ý, Trần Đức Huân, Trịnh Văn Căn) Thế nhưng, như được đề cập đến trong bài trước, chúng ta có thể nhận được “sự tri-thức của Đức Chúa Trời” nếu để Lời Ngài soi sáng chúng ta. Nhưng trợ huấn cụ nào về Kinh Thánh sẽ dễ dàng giải đáp những câu hỏi của chúng ta về tầm quan trọng của danh Đức Chúa Trời?—Châm-ngôn 2:1-6.
9. (a) Ấn phẩm nào có thể giúp chúng ta giải thích tầm quan trọng của việc dùng danh Đức Chúa Trời? (b) Nhiều dịch giả đã thiếu sót trong việc tôn trọng danh Đức Chúa Trời qua cách nào?
9 Chúng ta có thể mở sách mỏng Danh Đức Chúa Trời sẽ còn đến muôn đời, đã được dịch sang 69 thứ tiếng. * Phần có nhan đề “Danh Đức Chúa Trời—Ý nghĩa và cách phát âm” (trang 6-11) cho thấy rõ ràng rằng danh Đức Chúa Trời viết bằng bốn chữ cái Hê-bơ-rơ xuất hiện gần 7.000 lần trong các văn bản Hê-bơ-rơ cổ xưa. Thế nhưng, hàng giáo phẩm và những dịch giả Do Thái Giáo cũng như của khối đạo xưng theo Đấng Christ đã cố ý xóa bỏ danh ấy trong phần lớn các bản dịch Kinh Thánh của họ. * Làm sao họ lại có thể hô hào biết Đức Chúa Trời và có mối quan hệ được Ngài chấp nhận nếu từ chối nhìn nhận Ngài bằng danh riêng? Danh thật sự của Ngài mở đường cho việc hiểu biết ý định Ngài là gì và Ngài là ai. Hơn nữa, phần này trong lời cầu nguyện mẫu của Chúa Giê-su, “lạy Cha chúng tôi ở trên trời, danh Cha được thánh”, còn giá trị gì không khi thậm chí danh Đức Chúa Trời còn không được sử dụng?—Ma-thi-ơ 6:9; Giăng 5:43; 17:6.
Chúa Giê-su Christ là ai?
10. Chúng ta có thể biết đầy đủ về cuộc đời và thánh chức của Chúa Giê-su bằng những cách nào?
10 Bài 3 trong sách mỏng Đòi hỏi có nhan đề: “Giê-su Christ là ai?” Trong chỉ sáu đoạn, bài học này đưa ra đại cương rất vắn tắt về Chúa Giê-su, nguồn gốc và mục đích của ngài khi xuống trái đất. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một lời tường thuật đầy đủ về cuộc đời của ngài, thì ngoài chính các sách Phúc Âm, không gì hơn là sách Người vĩ đại nhất đã từng sống, hiện có trong 111 ngôn ngữ. * Dựa theo bốn sách Phúc Âm, sách này trình bày đầy đủ theo thứ tự thời gian cuộc đời và những sự dạy dỗ của Đấng Christ. Sách gồm có 133 chương, kể lại những sự kiện trong cuộc đời và thánh chức của Chúa Giê-su. Nếu muốn có một góc cạnh phân tích khác, bạn có thể tra sách Insight, Tập 2, dưới đầu đề “Jesus Christ”, và sách Sự hiểu biết dẫn đến sự sống đời đời, chương 4.
11. (a) Điều gì khiến Nhân Chứng Giê-hô-va khác biệt trong niềm tin về Chúa Giê-su? (b) Đâu là một số câu Kinh Thánh rõ ràng bác bỏ giáo lý Chúa Ba Ngôi, và ấn phẩm nào giúp ích dưới khía cạnh này?
11 Trong khối đạo xưng theo Đấng Christ, sự tranh luận về Chúa Giê-su xoay quanh sự kiện ngài có phải là “Con Đức Chúa Trời” cũng là “Đức Chúa Con” hay không—nói cách khác, tranh luận về điều mà sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo (Anh ngữ) gọi là “sự huyền bí then chốt của niềm tin Ki-tô Giáo”, Chúa Ba Ngôi. Đứng ngoài vòng các đạo xưng theo Đấng Christ, Nhân Chứng Giê-hô-va tin rằng Chúa Giê-su có nguồn gốc thiên thượng, nhưng không phải là Đức Chúa Trời. Một cuộc khảo luận rất hay về đề tài này được tìm thấy trong sách mỏng Bạn có nên tin thuyết Chúa Ba Ngôi không?, được dịch ra 95 ngôn ngữ. * Trong số nhiều câu Kinh Thánh mà sách mỏng này dùng để bác bỏ giáo lý Chúa Ba Ngôi có Mác 13:32 và 1 Cô-rinh-tô 15:24, 28.
12. Những câu hỏi nào khác đáng cho chúng ta chú ý?
12 Sự thảo luận ở trên về Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su Christ dùng để minh họa những cách chúng ta có thể học hỏi cá nhân nhằm mục đích giúp đỡ những người chưa quen thuộc với lẽ thật Kinh Thánh thu thập sự hiểu biết chính xác. (Giăng 17:3) Nhưng nói gì về những người đã kết hợp nhiều năm với hội thánh tín đồ Đấng Christ? Với vốn liếng hiểu biết Kinh Thánh được tích lũy, họ có cần phải tiếp tục quan tâm đến việc học hỏi cá nhân về Lời Đức Giê-hô-va nữa không?
Tại sao cần “giữ mình”?
13. Một số người có thể có quan điểm sai lầm nào về việc học hỏi cá nhân?
13 Một số người đã là thành viên của hội thánh qua nhiều năm có thể rơi vào thói quen ỷ lại vào sự hiểu biết Kinh Thánh họ thu thập được trong những năm đầu tiên làm Nhân Chứng Giê-hô-va. Thật dễ để lý luận: “Tôi không cần phải học hỏi nghiêm túc như mấy người mới đâu. Xét cho cùng, cứ nghĩ biết bao lần tôi đã đọc thông cuốn Kinh Thánh và các ấn phẩm giải thích Kinh Thánh trong nhiều năm nay”. Điều này tương tự như việc nói: “Thật ra tôi chẳng cần quan tâm nhiều lắm đến chế độ ăn uống của tôi bây giờ, cứ nghĩ tôi đã ăn biết bao bữa ăn từ trước đến nay rồi”. Chúng ta biết cơ thể đòi hỏi chất dinh dưỡng liên tục từ những thức ăn bổ dưỡng được chuẩn bị đàng hoàng, hầu tiếp tục khỏe mạnh và hoạt động tích cực. Điều này lại càng đúng đối với việc gìn giữ sức khỏe và nghị lực thiêng liêng biết bao!—Hê-bơ-rơ 5:12-14.
14. Tại sao chúng ta cần giữ mình?
14 Bởi vậy, dù đã học hỏi Kinh Thánh lâu năm rồi hoặc chỉ mới đây thôi, tất cả chúng ta đều cần nghe theo lời Phao-lô khuyên Ti-mô-thê, lúc ấy đã là một giám thị thành thục, có tinh thần trách nhiệm: “Hãy giữ chính mình con và sự dạy-dỗ của con; phải bền-đỗ trong mọi sự đó, vì làm như vậy thì con và kẻ nghe con sẽ được cứu”. (1 Ti-mô-thê 4:15, 16) Tại sao chúng ta nên khắc ghi lời khuyên của Phao-lô vào lòng? Hãy nhớ, Phao-lô cũng nêu ra rằng chúng ta có một trận chiến nghịch lại “mưu-kế của ma-quỉ” và “các thần dữ ở các miền trên trời”. Và sứ đồ Phi-e-rơ cảnh báo rằng Ma-quỉ đang “tìm-kiếm người nào nó có thể nuốt” trong vòng chúng ta. Việc chúng ta tự mãn có thể là kẽ hở mà hắn đang tìm.—Ê-phê-sô 6:11, 12; 1 Phi-e-rơ 5:8.
15. Chúng ta có sự phòng vệ thiêng liêng nào, và làm sao chúng ta có thể bảo trì?
15 Vậy, chúng ta có sự phòng vệ nào? Sứ đồ Phao-lô nhắc nhở chúng ta: “Hãy lấy mọi khí-giới của Đức Chúa Trời, hầu cho trong ngày khốn-nạn, anh em có thể cự-địch lại, và khi thắng hơn mọi sự rồi, anh em được đứng vững-vàng”. (Ê-phê-sô 6:13) Sự hữu hiệu của bộ áo giáp thiêng liêng ấy không chỉ tùy thuộc vào phẩm chất ban đầu của nó, mà còn vào việc bảo trì đều đặn. Do đó, toàn bộ khí giới đến từ Đức Chúa Trời phải bao gồm sự hiểu biết cập nhật hóa về Lời Đức Chúa Trời. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc theo kịp sự hiểu biết lẽ thật như được Đức Giê-hô-va tiết lộ qua Lời Ngài và qua lớp người đầy tớ trung tín và khôn ngoan. Đều đặn học hỏi Kinh Thánh cá nhân và các ấn phẩm giải thích Kinh Thánh là trọng yếu cho việc bảo trì bộ áo giáp thiêng liêng của chúng ta.—Ma-thi-ơ 24:45-47; Ê-phê-sô 6:14, 15.
16. Chúng ta có thể làm gì để chắc chắn rằng ‘thuẫn đức-tin’ của chúng ta đang hoạt động tốt?
16 Phao-lô nhấn mạnh phần quan trọng của bộ áo giáp nhằm tự vệ là ‘thuẫn đức-tin’, nhờ đó chúng ta có thể đẩy lùi và dập tắt những tên lửa của Sa-tan, tức những lời vu khống và sự dạy dỗ bội đạo. (Ê-phê-sô 6:16) Vậy điều cần yếu là chúng ta kiểm tra xem thuẫn đức tin của chúng ta cứng chắc đến đâu và chúng ta phải làm tuần tự những bước nào để bảo trì và củng cố nó. Chẳng hạn, bạn có thể tự hỏi: ‘Cách tôi chuẩn bị cho Buổi Học Tháp Canh hàng tuần dựa trên Kinh Thánh như thế nào? Tôi có học đầy đủ để có thể “khuyên-giục về lòng yêu-thương và việc tốt-lành” bằng cách trả lời một cách có ý nghĩa trong buổi họp không? Tôi có mở Kinh Thánh và đọc các câu Kinh Thánh được dẫn chứng nhưng không trích dẫn không? Tôi có khuyến khích người khác qua việc tham gia nhiệt tình vào các buổi họp không?’ Thức ăn thiêng liêng của chúng ta là đồ ăn đặc, và cần tiêu hóa kỹ mới mang lại lợi ích trọn vẹn.—Hê-bơ-rơ 5:14; 10:24.
17. (a) Sa-tan dùng thuốc độc nào nhằm làm suy yếu thiêng liêng tính của chúng ta? (b) Thuốc giải chống lại nọc độc của Sa-tan là gì?
17 Sa-tan biết những sự yếu đuối của xác thịt bất toàn tội lỗi, và mưu kế của hắn thật xảo quyệt. Một trong những cách hắn phổ biến gây ảnh hưởng gian ác là khiến cho tài liệu khiêu dâm ngày càng dễ dàng có được hơn trên ti-vi, Internet, video và trong các sách báo. Một số tín đồ Đấng Christ đã để cho thuốc độc này xuyên thấm qua phòng tuyến yếu ớt của mình, và khiến mất đặc ân trong hội thánh hoặc gặp những hậu quả còn nghiêm trọng hơn nữa. (Ê-phê-sô 4:17-19) Thuốc giải chống lại nọc độc thiêng liêng của Sa-tan là gì? Chúng ta không được bỏ bê việc học hỏi cá nhân đều đặn của mình, các buổi họp đạo Đấng Christ và toàn bộ khí giới thiêng liêng đến từ Đức Chúa Trời. Tất cả những điều này giúp cho chúng ta có khả năng phân biệt điều lành và dữ, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét.—Thi-thiên 97:10; Rô-ma 12:9.
18. ‘Gươm của Thánh-Linh’ có thể giúp chúng ta trong trận chiến thiêng liêng bằng cách nào?
18 Nếu giữ gìn thói quen học hỏi Kinh Thánh cá nhân đều đặn, không những chúng ta sẽ tự vệ vững vàng nhờ sự hiểu biết chính xác về Lời Ê-phê-sô 6:17; Hê-bơ-rơ 4:12) Nếu chúng ta trở nên khéo léo trong việc sử dụng “gươm” ấy, khi đứng trước sự cám dỗ, chúng ta có thể thấy rõ những gì dường như vô hại, hoặc thậm chí hấp dẫn nữa, và vạch trần nó chính là cạm bẫy giết người của kẻ ác. Kho dự trữ những điều tri thức và sự thông hiểu Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta làm lành, lánh dữ. Vậy tất cả chúng ta cần phải tự vấn: ‘Gươm của tôi bị gỉ sét hay sắc bén? Tôi có thấy khó nhớ lại những câu Kinh Thánh có thể củng cố thế tấn công của tôi không?’ Chúng ta hãy gìn giữ thói quen tốt học hỏi Kinh Thánh cá nhân và như vậy kháng cự Ma-quỉ.—Ê-phê-sô 4:22-24.
Đức Chúa Trời mà còn tấn công hữu hiệu nhờ ‘gươm của Thánh-Linh, là lời Đức Chúa Trời’. Lời Đức Chúa Trời “sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem-xét tư-tưởng và ý-định trong lòng”. (19. Nếu chuyên cần học hỏi cá nhân, chúng ta có thể nhận lãnh những lợi ích nào?
19 Phao-lô viết: “Cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn, có ích cho sự dạy-dỗ, bẻ-trách, sửa-trị, dạy người trong sự công-bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn-vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành”. Nếu khắc ghi những lời Phao-lô nói với Ti-mô-thê vào lòng, chúng ta có thể củng cố thiêng liêng tính của mình và có thể làm cho thánh chức ngày càng hữu hiệu hơn. Các trưởng lão và tôi tớ thánh chức có thiêng liêng tính có thể giúp ích nhiều hơn cho hội thánh, và tất cả chúng ta có thể giữ mình cho vững vàng trong đức tin.—2 Ti-mô-thê 3:16, 17; Ma-thi-ơ 7:24-27.
[Chú thích]
^ đ. 4 Thường thường, một người mới chú ý học sách mỏng Đòi hỏi sẽ chuyển sang học sách Sự hiểu biết dẫn đến sự sống đời đời, cả hai ấn phẩm này đều do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản. Những lời đề nghị ở đây sẽ giúp san bằng chướng ngại vật trong sự tiến bộ thiêng liêng.
^ đ. 9 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản. Những ai có bộ sách Insight on the Scriptures trong ngôn ngữ của mình có thể tra Tập 2, dưới đầu đề “Jehovah”, hoặc xem chương 3 trong sách Sự hiểu biết dẫn đến sự sống đời đời.
^ đ. 9 Điều đáng lưu ý là một số bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt đã dịch bốn chữ cái Hê-bơ-rơ là “Yavê” và “Giê-hô-va”.
^ đ. 10 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
^ đ. 11 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
Bạn có nhớ không?
• Những hoàn cảnh nào góp phần cho việc học hỏi cá nhân hữu hiệu?
• Nhiều bản dịch Kinh Thánh phạm sai lầm nào về danh Đức Chúa Trời?
• Bạn dùng những câu Kinh Thánh nào để bác bỏ sự dạy dỗ về Chúa Ba Ngôi?
• Chúng ta phải làm gì để tự che chở khỏi mưu kế của Sa-tan, ngay dù chúng ta là tín đồ Đấng Christ nhiều năm rồi?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 19]
Nếu muốn học hỏi cá nhân hữu hiệu, chúng ta cần một nơi thích hợp, ít có sự phân tâm
[Các hình nơi trang 23]
“Gươm” của bạn bị gỉ sét hay sắc bén?