Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Đó có phải là thế kỷ của Sa-tan không?

Đó có phải là thế kỷ của Sa-tan không?

Đó có phải là thế kỷ của Sa-tan không?

“Ở TỘT ĐỈNH xấu xa của nó, thế kỷ này đã trở thành thế kỷ của Sa-tan. Không có thời đại nào trước đây người ta lại có quá nhiều khuynh hướng cũng như thèm khát giết hàng triệu người khác chỉ vì lý do chủng tộc, tôn giáo hoặc giai cấp”.

Lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày giải phóng những nạn nhân vô tội bị giam cầm trong các trại tử tù của Quốc Xã gợi lên lời bình luận trên đây trong bài xã luận trên tờ The New York Times số ra ngày 26-1-1995. Cuộc Tàn Sát Tập Thể—một trong những cuộc diệt chủng khét tiếng nhất trong lịch sử—thủ tiêu khoảng sáu triệu người Do Thái. Gần ba triệu công dân Ba Lan không phải gốc người Do Thái bị tiêu diệt trong cái gọi là “Cuộc Tàn Sát Tập Thể Bị Lãng Quên”.

Jonathan Glover nói trong cuốn sách của ông Humanity—A Moral History of the Twentieth Century: “Một ước định trong thời kỳ từ năm 1900 đến năm 1989 là chiến tranh đã giết 86 triệu người”. Ông thêm: “Cái chết trong cuộc chiến thế kỷ hai mươi lên đến tầm mức khó hình dung nổi. Bất cứ số thống kê trung bình nào về số người chết là giả tạo, vì khoảng hai phần ba (58 triệu) bị giết trong hai cuộc thế chiến. Nhưng nếu số tử vong này được chia đều ra trong cả thế kỷ, thì chiến tranh hẳn đã giết khoảng 2.500 người mỗi ngày. Nghĩa là trên 100 người một giờ, liên tục, trong chín mươi năm”.

Do đó, thế kỷ 20 được gọi là một trong những thế kỷ đẫm máu nhất của nhân loại. Trong sách Hope Against Hope, Nadezhda Mandelstam viết: “Chúng ta đã thấy sự ác thắng sau khi những giá trị nhân bản đã bị lăng mạ và chà đạp”. Trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, điều ác có thật sự thắng không?

[Nguồn tư liệu nơi trang 2]

HÌNH BÌA: Bà mẹ và con gái: J.R. Ripper/SocialPhotos

[Nguồn tư liệu nơi trang 3]

Hình của Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ