Noi gương Đức Chúa Trời chân thật
Noi gương Đức Chúa Trời chân thật
“Hãy trở nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con-cái rất yêu-dấu của Ngài”.—Ê-PHÊ-SÔ 5:1.
1. Một số người nghĩ gì về lẽ thật và tại sao lối lập luận của họ sai lầm?
“LẼ THẬT là cái gì?” (Giăng 18:38) Câu hỏi đó ngụ ý rằng lẽ thật khó nắm được, do Bôn-xơ Phi-lát đưa ra một cách hoài nghi cách đây gần 2.000 năm. Nhiều người ngày nay sẽ đồng ý. Người ta hoài nghi chính bản chất của lẽ thật. Có lẽ bạn đã nghe nói mỗi người tự quyết định điều gì là lẽ thật, hoặc lẽ thật là tương đối, hoặc lẽ thật luôn biến đổi. Lối lập luận như thế là sai lầm. Mục tiêu của nghiên cứu và giáo dục chính là học biết sự kiện, sự thật về thế giới chúng ta sống. Lẽ thật không phải là vấn đề ý kiến cá nhân. Thí dụ: con người hoặc có linh hồn bất tử hoặc không. Sa-tan hoặc hiện hữu hoặc không. Đời sống hoặc có mục đích hoặc không. Trong mỗi trường hợp, chỉ có một câu trả lời đúng. Một điều là đúng còn điều kia sai, không thể đúng cả hai.
2. Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chân thật qua những cách nào, và giờ đây những câu hỏi nào sẽ được thảo luận?
2 Trong bài trước, chúng ta đã biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chân thật. Ngài biết sự thật về mọi điều. Tương phản với kẻ thù dối trá là Sa-tan Ma-quỉ, Đức Giê-hô-va luôn luôn chân thật. Ngoài ra, Đức Giê-hô-va rộng rãi tỏ lộ lẽ thật cho các tạo vật. Sứ đồ Phao-lô thúc giục các anh em tín đồ Đấng Christ: “Hãy trở nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con-cái rất yêu-dấu của Ngài”. (Ê-phê-sô 5:1) Là Nhân Chứng của Đức Giê-hô-va, chúng ta có thể noi gương Ngài như thế nào trong việc nói và sống theo lẽ thật? Tại sao điều này là quan trọng? Và chúng ta có sự bảo đảm nào là Đức Giê-hô-va chấp nhận những ai theo đuổi đường lối chân thật? Chúng ta hãy xem.
3, 4. Sứ đồ Phao-lô và Phi-e-rơ miêu tả ra sao những điều sẽ xảy ra trong “ngày sau-rốt”?
3 Chúng ta sống trong một thời đại đầy sự giả dối trong tôn giáo. Như sứ đồ Phao-lô đã báo trước dưới sự soi dẫn của Đức Chúa Trời, trong “ngày sau-rốt”, có nhiều người bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng lại chối bỏ quyền phép của nhân đức đó. Một số người chống trả 2 Ti-mô-thê 3:1, 5, 7, 8, 13.
lẽ thật, “lòng họ bại-hoại”. Thêm vào đó, “những người hung-ác, kẻ giả-mạo thì càng chìm-đắm luôn trong điều dữ, làm lầm-lạc kẻ khác mà cũng lầm-lạc chính mình nữa”. Mặc dù những người như thế vẫn luôn học hỏi, nhưng không hề “thông-biết lẽ thật”.—4 Sứ đồ Phi-e-rơ cũng được soi dẫn để viết về thời kỳ sau rốt. Y như ông đã tiên tri, không những người ta phủ nhận lẽ thật mà còn chế giễu Lời Đức Chúa Trời và những ai công bố lẽ thật ghi trong đó. Những kẻ chế giễu đó “có ý” quên lửng đi sự kiện thế gian trong thời Nô-ê đã bị ngập trong nước lụt, để lại khuôn mẫu về ngày phán xét trong tương lai. Lối suy nghĩ thiếu thực tế của họ có nghĩa là họ sẽ bị tai họa khi Đức Chúa Trời hủy diệt kẻ ác.—2 Phi-e-rơ 3:3-7.
Tôi tớ Đức Giê-hô-va biết lẽ thật
5. Theo nhà tiên tri Đa-ni-ên, điều gì sẽ xảy ra trong “kỳ cuối-cùng”, và lời tiên tri này đã ứng nghiệm như thế nào?
5 Miêu tả “kỳ cuối-cùng”, nhà tiên tri Đa-ni-ên báo trước một diễn biến tương phản trong vòng dân sự của Đức Chúa Trời—lẽ thật tôn giáo được phục hưng. Ông viết: “Nhiều kẻ sẽ đi qua đi lại, và sự học-thức [“sự hiểu biết thật”, NW] sẽ được thêm lên”. (Đa-ni-ên 12:4) Dân của Đức Giê-hô-va không bị Kẻ Ð̣ại Bịp làm hoang mang hay mù lòng. Đi qua đi lại những trang sách của Kinh Thánh, họ đạt được sự hiểu biết thật. Trong thế kỷ thứ nhất, Chúa Giê-su soi sáng các môn đồ. Ngài “mở trí cho môn-đồ được hiểu Kinh-thánh”. (Lu-ca 24:45) Trong thời chúng ta, Đức Giê-hô-va cũng làm điều đó. Qua Lời, thánh linh và tổ chức của Ngài, Đức Chúa Trời tạo điều kiện để hàng triệu người khắp đất hiểu được những gì Ngài vốn biết—đó là lẽ thật.
6. Dân tộc Đức Chúa Trời ngày nay hiểu được những lẽ thật Kinh Thánh nào?
6 Là dân Đức Chúa Trời, chúng ta hiểu được nhiều điều mà chúng ta không thể biết được qua cách nào khác. Chúng ta biết được lời giải đáp cho những câu hỏi mà người khôn ngoan trong thế gian đã vật lộn hàng thiên niên kỷ. Thí dụ: chúng ta biết tại sao có sự đau khổ, tại sao người ta chết, và tại sao loài người không thể đạt được hòa bình và sự hợp nhất toàn cầu. Chúng ta cũng đã được ban cho sự hiểu biết về tương lai—Nước Đức Chúa Trời, địa đàng và sự sống đời đời trong sự hoàn toàn. Chúng ta đã học biết về Đức Giê-hô-va, Đấng Tối Cao. Chúng ta đã được biết về cá tính thu hút của Ngài cùng với những điều phải làm để được hưởng ân phước Ngài. Biết lẽ thật giúp chúng ta nhận biết điều gì không phải là sự thật. Áp dụng lẽ thật giúp chúng ta tránh được những theo đuổi vô ích, giúp chúng ta tận dụng đời sống và cho chúng ta một hy vọng tuyệt diệu về tương lai.
7. Ai có thể hiểu được lẽ thật Kinh Thánh và ai không thể hiểu được?
7 Bạn có hiểu lẽ thật Kinh Thánh không? Nếu có, bạn đã được ban rất nhiều ân phước. Khi viết sách, tác giả thường biên soạn sao cho thu hút một nhóm người nhất định. Một số sách được viết ra cho những người học thức, một số sách khác viết cho trẻ em, còn một số khác nữa cho những người chuyên ngành. Mặc dù ai cũng có thể có được Kinh Thánh, nhưng sách này được viết chủ ý là để cho một nhóm người nhất định hiểu và cảm thụ. Đức Giê-hô-va cho viết sách này nhằm vào những người khiêm nhường nhu mì của đất. Những người như thế có thể hiểu thấu ý nghĩa Kinh Thánh bất kể trình độ học vấn, văn hóa, địa vị xã hội hay nguồn gốc dân tộc. (1 Ti-mô-thê 2:3, 4) Ngược lại, những người không có lòng hướng thiện, dù thông minh hay học thức đến đâu, cũng không được ban cho sự hiểu biết Kinh Thánh. Những người kiêu căng, tự phụ không thể hiểu thấu các lẽ thật quý báu trong Lời Đức Chúa Trời. (Ma-thi-ơ 13:11-15; Lu-ca 10:21; Công-vụ 13:48) Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể sáng tạo ra một cuốn sách như thế.
Tôi tớ Đức Giê-hô-va có tính chân thật
8. Tại sao Chúa Giê-su chính là hiện thân của lẽ thật?
8 Giống như Đức Giê-hô-va, các Nhân Giăng 14:6; Khải-huyền 3:14; 19:10.
Chứng trung thành của Ngài có tính chân thật. Chúa Giê-su Christ, Nhân Chứng ưu việt của Đức Giê-hô-va, khẳng định lẽ thật qua những điều ngài dạy và qua cách ngài sống và chết. Chúa Giê-su ủng hộ lẽ thật của lời Đức Giê-hô-va và những điều Ngài hứa. Do đó, Chúa Giê-su chính là hiện thân của lẽ thật, như ngài đã nói.—9. Kinh Thánh nói gì về việc nói thật?
9 Chúa Giê-su “đầy ơn và lẽ thật” và “chẳng có sự dối-trá trong miệng”. (Giăng 1:14; Ê-sai 53:9) Tín đồ thật của Đấng Christ noi theo gương mẫu của Chúa Giê-su trong việc chân thật với người khác. Phao-lô khuyên các anh em đồng đức tin: “Mỗi người trong anh em ... hãy nói thật với kẻ lân-cận mình, vì chúng ta làm chi-thể cho nhau”. (Ê-phê-sô 4:25) Thời trước, nhà tiên tri Xa-cha-ri đã viết: “Ai nấy khá lấy điều thật nói cùng kẻ lân-cận mình”. (Xa-cha-ri 8:16) Tín đồ Đấng Christ có tính chân thật vì họ muốn làm vui lòng Đức Chúa Trời. Đức Giê-hô-va là chân thật và biết sự tai hại của việc lừa dối. Vì thế, Ngài đòi hỏi chính đáng là các tôi tớ Ngài phải nói sự thật.
10. Tại sao người ta nói dối, và hậu quả là gì?
10 Đối với nhiều người, nói dối dường như là cách thuận lợi để chiếm được lợi thế nào đó. Người ta nói dối để không bị phạt, được lợi điều gì đó, hay được người khác khen. Thế nhưng, thói nói dối là một tật rất xấu. Hơn nữa, một kẻ nói dối không thể nào được Đức Chúa Trời chấp nhận. (Khải-huyền 21:8, 27; 22:15) Khi chúng ta được tiếng là chân thật, người khác tin những gì chúng ta nói; họ tín nhiệm chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta bị bắt gặp nói dối dù chỉ một lần, người ta có thể nghi ngờ bất cứ điều gì chúng ta nói sau này. Tục ngữ Phi Châu có câu: “Một lời nói dối làm hỏng ngàn lời nói thật”. Một tục ngữ khác nói: “Không ai tin kẻ nói dối, cả khi hắn nói thật”.
11. Tính chân thật không phải chỉ là nói thật, theo nghĩa nào?
11 Tính chân thật không phải chỉ là nói thật. Đó là lối sống. Tính này nói lên phẩm chất của chúng ta. Chúng ta phổ biến lẽ thật không những qua lời nói mà còn qua hành động. Sứ đồ Phao-lô nói: “Ngươi dạy-dỗ kẻ khác mà không dạy-dỗ chính mình ngươi sao! Ngươi giảng rằng chớ nên ăn-cắp, mà ngươi ăn-cắp! Ngươi nói rằng chớ nên phạm tội tà-dâm, mà ngươi phạm tội tà-dâm!” (Rô-ma 2:21, 22) Nếu muốn truyền đạt lẽ thật cho người khác, chúng ta phải chân thật về mọi phương diện. Nhận định của người ta về tính chân thật của chúng ta sẽ tác động mạnh đến cách họ phản ứng đối với những điều chúng ta dạy.
12, 13. Một người trẻ đã viết gì về tính chân thật, và nhờ đâu em có tiêu chuẩn đạo đức cao?
12 Những người trẻ trong vòng các tôi tớ của Đức Giê-hô-va cũng hiểu được tầm quan trọng của tính chân thật. Trong một bài luận văn, em Jenny, lúc đó 13 tuổi, viết: “Tính ngay thật là điều em thật sự quý trọng. Đáng tiếc là ngày nay không mấy ai hoàn toàn ngay thật. Em tự hứa là sẽ luôn luôn ngay thật trong đời sống. Em cũng sẽ ngay thật dù nói thật không mang lại lợi ích tức thì cho em hoặc bạn em. Em chỉ kết bạn với những ai nói thật và là người ngay thật”.
13 Cô giáo đã phê bài văn của Jenny như sau: “Em còn nhỏ mà đã có một nguyên tắc đạo đức thật vững chắc. Cô biết em sẽ trung thành với nguyên tắc đó vì em là người có sức mạnh về đạo đức”. Nhờ đâu em học sinh này có được sức mạnh về đạo đức? Trong phần nhập đề của bài luận văn, Jenny nói rằng tôn giáo của em “lập ra các tiêu chuẩn cho đời sống [em]”. Từ lúc Jenny viết bài luận văn đó cho tới nay là bảy năm. Như cô giáo em đã suy đoán, Jenny tiếp tục biểu lộ tiêu chuẩn đạo đức cao trong đời sống với tư cách một Nhân Chứng Giê-hô-va.
Tôi tớ Đức Giê-hô-va tỏ lộ lẽ thật
14. Tại sao các tôi tớ Đức Chúa Trời có trọng trách đặc biệt là ủng hộ những điều chân thật?
14 Dĩ nhiên, ngoài Nhân Chứng Giê-hô-va, những người khác có thể cũng nói sự thật và cố gắng là người ngay thật. Tuy nhiên, là tôi tớ Đức Chúa Trời, chúng ta có trọng trách đặc biệt là ủng hộ những điều chân thật. Chúng Lu-ca 12:48) Chắc chắn những người được ban cho sự hiểu biết quý báu về Đức Chúa Trời “sẽ bị đòi lại nhiều”.
ta đã được giao cho lẽ thật Kinh Thánh, là lẽ thật có thể mang lại sự sống đời đời. Vì thế, chúng ta có bổn phận chia sẻ sự hiểu biết đó với người khác. Chúa Giê-su nói: “Ai đã được ban cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều”. (15. Bạn có niềm vui nào khi truyền đạt lẽ thật Kinh Thánh cho người khác?
15 Truyền đạt lẽ thật Kinh Thánh cho người khác mang lại hạnh phúc. Giống như môn đồ của Chúa Giê-su trong thế kỷ thứ nhất, chúng ta rao truyền tin mừng—một thông điệp đầy hy vọng làm ấm lòng—cho những người “cùng-khốn, và tan-lạc như chiên không có kẻ chăn” và cho những người bị mù quáng và hoang mang bởi “đạo-lý của quỉ dữ”. (Ma-thi-ơ 9:36; 1 Ti-mô-thê 4:1) Sứ đồ Giăng viết: “Tôi nghe con-cái tôi làm theo lẽ thật, thì không còn có sự gì vui-mừng hơn nữa.” (3 Giăng 4) Sự trung thành của “con-cái” Giăng—có lẽ là những người nhờ ông mà biết được lẽ thật—mang lại cho ông niềm vui rất lớn. Chúng ta rất vui khi thấy người ta hưởng ứng Lời Đức Chúa Trời với lòng biết ơn.
16, 17. (a) Tại sao không phải ai cũng chấp nhận lẽ thật? (b) Bạn có thể cảm nghiệm niềm vui nào khi công bố lẽ thật Kinh Thánh?
16 Công nhận rằng không phải ai cũng sẽ chấp nhận lẽ thật. Chúa Giê-su giảng lẽ thật về Đức Chúa Trời ngay cả khi nhiều người không thích. Ngài nói với những người Do Thái chống đối: “Sao các ngươi không tin ta? Ai ra bởi Đức Chúa Trời, thì nghe lời Đức Chúa Trời; cho nên các ngươi chẳng nghe, tại các ngươi không thuộc về Đức Chúa Trời”.—Giăng 8:46, 47.
17 Như Chúa Giê-su, chúng ta không ngần ngại nói lên lẽ thật quý báu về Đức Giê-hô-va. Vì không phải ai cũng chấp nhận những gì Chúa Giê-su dạy, chúng ta không trông mong mọi người chấp nhận những gì chúng ta nói với họ. Tuy nhiên, chúng ta vui khi biết mình đang làm điều đúng. Vì lòng yêu thương nhân từ, Đức Giê-hô-va muốn lẽ thật được tỏ lộ cho Ma-thi-ơ 5:14, 16) Chúng ta cho mọi người biết rằng chúng ta bác bỏ lẽ thật giả mạo của Sa-tan và ủng hộ Lời Đức Chúa Trời, là Lời tinh túy, không bị pha trộn. Lẽ thật mà chúng ta biết và chia sẻ có thể mang lại tự do thật sự cho những ai chấp nhận.—Giăng 8:32.
loài người. Nhờ có lẽ thật, tín đồ Đấng Christ trở thành những người mang ánh sáng trong một thế gian đen tối. Bằng cách để ánh sáng lẽ thật soi chiếu qua lời nói và việc làm, chúng ta có thể giúp người khác tôn vinh Cha trên trời của chúng ta. (Hãy theo đuổi đường lối chân thật
18. Chúa Giê-su quý mến Na-tha-na-ên vì lý do gì và ngài quý ông như thế nào?
18 Chúa Giê-su yêu thích và nói lẽ thật. Trong thánh chức trên đất, ngài quý mến những người chân thật. Chúa Giê-su nói về Na-tha-na-ên: “Nầy, một người Y-sơ-ra-ên thật, trong người không có điều dối-trá chi hết”. (Giăng 1:47) Về sau, Na-tha-na-ên, có thể cũng được gọi là Ba-thê-lê-my, được chọn làm một trong 12 sứ đồ. (Ma-thi-ơ 10:2-4) Một vinh dự lớn biết bao!
19-21. Nhờ can đảm biểu lộ tính chân thật, một người từng bị mù đã được ban phước như thế nào?
19 Cả một chương của sách Giăng trong Kinh Thánh tường thuật về một người ngay thật khác được Chúa Giê-su ban phước. Chúng ta không biết tên ông là gì. Nhưng chúng ta biết rằng ông ấy là một người ăn mày bị mù từ lúc mới sinh. Người ta kinh ngạc khi Chúa Giê-su chữa lành mắt ông. Tin về việc chữa lành bằng phép lạ này truyền đến tai một số người Pha-ri-si, những kẻ ghét lẽ thật; họ đã thông đồng với nhau là bất cứ ai thực hành đức tin nơi Chúa Giê-su sẽ bị đuổi ra khỏi nhà hội. Biết âm mưu của người Pha-ri-si, cha mẹ của người mù này sợ hãi, nói dối rằng họ không rõ làm sao con họ giờ đây thấy được hoặc ai đã làm sáng mắt nó.—Giăng 9:1-23.
20 Người được chữa lành này một lần nữa phải ra trình diện người Pha-ri-si. Bất chấp hậu quả, ông mạnh dạn nói sự thật. Ông nói rõ mình được chữa lành như thế nào và chính Chúa Giê-su đã chữa lành cho ông. Sửng sốt khi thấy những người học thức và có quyền thế này lại không tin Chúa Giê-su từ Đức Chúa Trời đến, người được chữa lành này bạo dạn kêu gọi họ hãy chấp nhận sự kiện hiển nhiên: “Nếu người nầy chẳng phải đến từ Đức Chúa Trời, thì không làm gì được hết”. Không biện bác được, người Pha-ri-si buộc ông tội láo xược và đuổi ra ngoài.—Giăng 9:24-34.
21 Khi biết điều đó, Chúa Giê-su yêu thương bỏ thì giờ tìm ông. Khi gặp ông, Chúa Giê-su xây dựng thêm đức tin mà người từng bị mù này đã thể hiện. Ngài công khai nhận mình là Đấng Mê-si. Nhờ nói sự thật, ông đó đã được ban phước lớn biết bao! Chắc chắn những ai nói sự thật sẽ được hưởng ân huệ của Đức Chúa Trời.—Giăng 9:35-37.
22. Tại sao chúng ta phải theo đuổi đường lối chân thật?
22 Thực hành lẽ thật là việc chúng ta phải nghiêm túc theo đuổi. Đó là điều cơ bản trong việc tạo dựng và duy trì quan hệ tốt với người khác và với Đức Chúa Trời. Chân thật là cởi mở, thành thật, dễ đến gần và đáng tin cậy; nhờ tính này, một người sẽ được Đức Giê-hô-va chấp nhận. (Thi-thiên 15:1, 2) Không chân thật là lừa dối, không đáng tin cậy, và giả dối; tính này sẽ khiến một người mất ân huệ của Đức Giê-hô-va. (Châm-ngôn 6:16-19) Bởi vậy, hãy quyết tâm theo đuổi đường lối chân thật. Quả thực, muốn noi gương Đức Chúa Trời chân thật, chúng ta phải biết lẽ thật, nói sự thật, và sống theo lẽ thật.
Bạn trả lời ra sao?
• Tại sao chúng ta có thể biết ơn là mình biết lẽ thật?
• Chúng ta có thể noi gương Đức Giê-hô-va về tính chân thật như thế nào?
• Truyền đạt lẽ thật Kinh Thánh cho người khác mang lại những lợi ích nào?
• Tại sao theo đuổi đường lối chân thật là điều quan trọng?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 17]
Được giao phó lẽ thật Kinh Thánh, tín đồ Đấng Christ sốt sắng chia sẻ với người khác
[Các hình nơi trang 18]
Người mù mà Chúa Giê-su chữa lành được ban phước lớn nhờ nói sự thật