Học hỏi từ gia đình Chúa Giê-su
Học hỏi từ gia đình Chúa Giê-su
BẠN biết gì về gia đình của Chúa Giê-su, những người mà ngài đã chung sống đến khi làm báp têm, trong 30 năm đầu ngài sống trên đất? Lời tường thuật của Phúc Âm cho chúng ta biết điều gì? Chúng ta có thể học được gì qua việc xem xét về gia đình ngài? Câu trả lời có thể giúp ích bạn.
Chúa Giê-su có sinh ra trong một gia đình giàu không? Cha nuôi của Chúa Giê-su là Giô-sép làm nghề thợ mộc. Việc này đòi hỏi nhiều sức lực, thường bao gồm việc đốn cây lấy gỗ. Khi cha mẹ trên đất của Chúa Giê-su đi đến Giê-ru-sa-lem khoảng 40 ngày sau khi ngài ra đời, họ dâng một của-lễ mà Luật Pháp quy định. Họ có dâng một chiên con cùng với một chim cu hoặc chim bồ câu, như Luật Pháp quy định không? Không. Hình như họ không có đủ điều kiện tài chính. Song, Luật Pháp có sự sắp đặt cho người nghèo. Làm theo sự sắp đặt này, Giô-sép và Ma-ri dâng “một cặp chim cu, hoặc chim bồ-câu con”. Quyết định dâng những con vật rẻ tiền hơn cho thấy họ là một gia đình nghèo.—Lu-ca 2:22-24; Lê-vi Ký 12:6, 8.
Bạn có thể thấy rằng Chúa Giê-su Christ, Vị Vua tương lai của toàn thể nhân loại, đã sinh ra giữa giới thấp hèn, giữa những người phải làm việc vất vả để kiếm sống. Khi lớn lên ngài cũng làm nghề thợ mộc như cha nuôi mình. (Ma-thi-ơ 13:55; Mác 6:3) Với tư cách tạo vật thần linh mạnh mẽ trên trời, “[Chúa Giê-su] vốn giàu”, nhưng Kinh Thánh nói rằng ngài “tự làm nên nghèo” vì chúng ta. Ngài hạ mình xuống làm người và lớn lên trong một gia đình bình thường. (2 Cô-rinh-tô 8:9; Phi-líp 2:5-9; Hê-bơ-rơ 2:9) Việc Chúa Giê-su không sinh ra trong một gia đình giàu sang có thể đã giúp một số người cảm thấy thoải mái với ngài. Họ không phải bận tâm nghĩ đến thân thế hay địa vị của ngài. Họ có thể quý trọng ngài vì sự dạy dỗ, vì những đức tính thu hút, và vì những công việc tuyệt diệu của ngài. (Ma-thi-ơ 7:28, 29; 9:19-33; 11:28, 29) Chúng ta có thể thấy sự khôn ngoan của Giê-hô-va Đức Chúa Trời trong việc để cho Chúa Giê-su sinh ra trong một gia đình bình thường.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét những thành viên trong gia đình Chúa Giê-su và xem có thể học được gì từ họ.
Giô-sép—Một người công bình
Khi biết được vợ chưa cưới của mình có thai trước khi họ “ăn-ở cùng nhau”, Giô-sép hẳn bị giằng co giữa tình yêu đối với Ma-ri và sự ghê tởm đối với điều có vẻ như là vô luân. Toàn thể sự việc dường như là sự xâm phạm quyền của ông với tư cách người chồng tương lai. Vào thời ông, một phụ nữ đã hứa hôn với ai thì được xem như vợ của người đó rồi. Sau khi suy nghĩ đắn đo, Giô-sép quyết định ly dị Ma-ri một cách kín đáo để bà không bị ném đá vì tội ngoại tình.—Ma-thi-ơ 1:18; Phục-truyền Luật-lệ Ký 22:23, 24.
Thế rồi một thiên sứ hiện đến với Giô-sép trong một giấc mơ và nói: “Chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh-Linh. Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội”. Khi nhận được chỉ thị đó của Đức Chúa Trời, Giô-sép làm theo và đem Ma-ri về nhà.—Ma-thi-ơ 1:20-24.
Với quyết định này, người công bình và trung thành đó dự phần trong sự ứng nghiệm điều mà Đức Giê-hô-va đã phán qua nhà tiên tri Ê-sai: “Nầy, một gái đồng-trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên”. (Ê-sai 7:14) Giô-sép chắc chắn là người có thiêng liêng tính, biết ơn về vinh dự được trở thành cha nuôi của Đấng Mê-si, dù con đầu lòng của Ma-ri sẽ không phải là con ruột của ông.
Giô-sép kiềm chế không ăn ở với Ma-ri đến khi bà sinh người con đó. (Ma-thi-ơ 1:25) Đối với cặp vợ chồng mới cưới này, việc tránh có quan hệ có thể là một thách thức, nhưng họ hẳn không muốn có sự hiểu lầm nào về việc ai là Cha của đứa bé. Quả là một gương đáng phục về tính tự chủ! Giô-sép xem các giá trị thiêng liêng quan trọng hơn ước muốn tự nhiên của mình.
Vào bốn dịp, Giô-sép nhận được chỉ thị qua thiên sứ về cách nuôi dưỡng con nuôi của ông. Ba trong những lần này có liên quan đến việc nuôi đứa trẻ ở đâu. Nhanh chóng vâng lời là cần yếu cho sự sống còn của đứa trẻ. Trong mọi trường hợp, Giô-sép đều hành động ngay lập tức, trước tiên đem con trẻ sang Ê-díp-tô và sau đó trở về Y-sơ-ra-ên. Việc này bảo vệ Chúa Giê-su lúc còn nhỏ khỏi cuộc tàn sát các đứa bé theo lệnh của Hê-rốt. Ngoài ra, sự vâng lời của Giô-sép còn làm ứng nghiệm những lời tiên tri liên quan Đấng Mê-si.—Ma-thi-ơ 2:13-23.
Giô-sép đã dạy Chúa Giê-su một nghề để ngài có thể tự nuôi thân. Vì thế, Chúa Giê-su không chỉ được gọi là “con người thợ mộc” mà còn được gọi là “thợ mộc”. (Ma-thi-ơ 13:55; Mác 6:3) Sứ đồ Phao-lô viết rằng Chúa Giê-su “bị thử-thách trong mọi việc cũng như chúng ta”. Điều này tất nhiên bao gồm việc làm lụng khó nhọc để giúp nuôi gia đình.—Hê-bơ-rơ 4:15.
Lu-ca 2:41-50) Thời gian sau, Giô-sép hình như đã qua đời vì không thấy ông được đề cập nữa trong lời tường thuật sau này của Kinh Thánh.
Cuối cùng, ở hồi cuối mà Giô-sép xuất hiện trong phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp, chúng ta thấy bằng chứng về lòng trung thành của Giô-sép đối với sự thờ phượng thật. Giô-sép đem gia đình đến Giê-ru-sa-lem để dự Lễ Vượt Qua. Luật Pháp chỉ đòi hỏi người nam phải dự, nhưng Giô-sép có lệ đưa gia đình đến Giê-ru-sa-lem “hằng năm”. Ông hy sinh rất nhiều, vì họ phải đi bộ khoảng 100 kilômét từ Na-xa-rét đến Giê-ru-sa-lem. Tuy nhiên, vào dịp được tường thuật trong Kinh Thánh, cha mẹ Chúa Giê-su không thấy ngài trong nhóm. Ngài được tìm thấy trong đền thờ, vừa lắng nghe vừa đặt câu hỏi cho những thầy dạy Luật. Mặc dù chỉ 12 tuổi, Chúa Giê-su biểu hiện sự khôn ngoan và sự hiểu biết vượt bực về Lời Đức Chúa Trời. Qua sự kiện này, chúng ta thấy rằng cha mẹ của Chúa Giê-su hẳn đã dạy dỗ ngài kỹ lưỡng, nuôi nấng ngài thành một thiếu niên có tính thiêng liêng. (Đúng vậy, Giô-sép là người công bình, chăm sóc gia đình cách chu đáo, cả về thiêng liêng lẫn vật chất. Bạn có như Giô-sép, đặt lợi ích thiêng liêng lên hàng đầu trong đời sống khi nhận ra ý muốn của Đức Chúa Trời cho chúng ta ngày nay không? (1 Ti-mô-thê 2:4, 5) Bạn có sẵn sàng vâng theo tiếng nói của Đức Chúa Trời như được diễn đạt trong Lời Ngài, do đó biểu lộ lòng vâng phục giống Giô-sép không? Bạn có dạy con cái để chúng có thể nói chuyện với người khác về đề tài thiêng liêng không?
Ma-ri—Một tôi tớ vị tha của Đức Chúa Trời
Ma-ri, mẹ Chúa Giê-su, là một tôi tớ xuất sắc của Đức Chúa Trời. Khi thiên sứ Gáp-ri-ên thông báo bà sẽ sinh con, bà tỏ vẻ ngạc nhiên. Là một trinh nữ, bà chưa từng “nhận-biết người nam nào”. Khi biết được chuyện sinh con này là bởi thánh linh, bà khiêm nhường chấp nhận thông điệp, nói rằng: “Tôi đây là tôi-tớ Chúa; xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền!” (Lu-ca 1:30-38) Bà hết sức quý trọng đặc ân thiêng liêng này nên sẵn sàng chịu đựng bất cứ khó khăn nào đi kèm với quyết định của mình.
Thật vậy, là một phụ nữ, chấp nhận sứ mệnh này thay đổi hoàn toàn đời sống bà. Khi bà đi đến Giê-ru-sa-lem để chu toàn tập tục tẩy uế, một ông lớn tuổi sùng đạo tên là Si-mê-ôn bảo bà: “Phần ngươi, có một thanh gươm sẽ đâm thấu qua lòng ngươi”. (Lu-ca 2:25-35) Có lẽ ông ám chỉ cảm xúc của Ma-ri khi thấy Chúa Giê-su bị nhiều người chối bỏ và cuối cùng bị đóng đinh trên cây khổ hình.
Lu-ca 2:19, 51) Như Giô-sép, bà là người có thiêng liêng tính và trân trọng những sự kiện và lời nói làm ứng nghiệm những lời tiên tri. Những gì thiên sứ Gáp-ri-ên nói hẳn đã khắc sâu vào trí bà: “Con trai ấy sẽ nên tôn-trọng, được xưng là Con của Đấng Rất-Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ-phụ Ngài. Ngài sẽ trị-vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô-cùng”. (Lu-ca 1:32, 33) Đúng vậy, bà xem trọng đặc ân làm mẹ trên đất của Đấng Mê-si.
Khi Chúa Giê-su lớn lên, Ma-ri ghi nhớ những gì diễn ra trong đời sống ngài, “suy-nghĩ trong lòng”. (Ma-ri một lần nữa thể hiện rõ thiêng liêng tính khi gặp Ê-li-sa-bét, người bà con cũng mang thai nhờ phép lạ. Khi thấy Ê-li-sa-bét, Ma-ri ca ngợi Đức Giê-hô-va và biểu lộ lòng yêu chuộng đối với Lời của Đức Chúa Trời. Bà ám chỉ lời cầu nguyện của An-ne ghi nơi 1 Sa-mu-ên chương 2 và nói đến những ý tưởng từ những sách khác của phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ. Sự hiểu biết đó về Kinh Thánh cho thấy rằng bà hội đủ điều kiện để trở thành một người mẹ tận tụy, biết kính sợ Đức Chúa Trời. Bà sẽ hợp tác với Giô-sép về thiêng liêng để nuôi dưỡng con bà.—Sáng-thế Ký 30:13; 1 Sa-mu-ên 2:1-10; Ma-la-chi 3:12; Lu-ca 1:46-55.
Ma-ri có đức tin vững mạnh nơi người con là Đấng Mê-si, và đức tin đó không suy giảm ngay cả sau khi Chúa Giê-su chết. Ít lâu sau khi ngài sống lại, bà ở trong số các môn đồ trung thành họp lại để cầu nguyện cùng với các sứ đồ. (Công-vụ 1:13, 14) Bà giữ sự trung thành dù phải chịu nỗi thống khổ thấy con yêu dấu mình chết trên cây khổ hình.
Bạn có thể được lợi ích như thế nào từ việc học biết về đời sống của Ma-ri? Bạn có chấp nhận đặc ân phụng sự Đức Chúa Trời bất kể phải chịu những sự hy sinh không? Bạn có quan tâm đến tầm quan trọng của đặc ân này ngày nay không? Bạn có ghi nhớ những điều Chúa Giê-su tiên tri và so sánh với những gì đang xảy ra ngày nay, và “suy-nghĩ trong lòng” không? (Ma-thi-ơ, chương 24 và 25; Mác, chương 13; Lu-ca, chương 21) Bạn có noi gương Ma-ri về việc thành thạo Lời Đức Chúa Trời, thường xuyên dùng Lời Ngài khi nói chuyện không? Liệu bạn có giữ vững đức tin nơi Chúa Giê-su dù phải khổ tâm vì là tín đồ của ngài không?
Các em trai của Chúa Giê-su—Có thể thay đổi
Dường như các em trai Chúa Giê-su không có đức tin nơi ngài cho đến sau khi ngài chết. Mác 3:21, Tòa Tổng Giám Mục) Vì Chúa Giê-su có người thân không tin đạo, những ai ngày nay có người nhà không tin đạo có thể yên tâm là Chúa Giê-su hiểu rõ cảm xúc của họ khi bị người nhà nhạo báng vì đức tin.
Việc họ không có mặt khi ngài chết trên cây khổ hình và ngài phải giao mẹ lại cho sứ đồ Giăng, có lẽ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thân nhân của Chúa Giê-su cho thấy rằng họ không quý trọng ngài, thậm chí vào một dịp còn nói rằng Chúa Giê-su “đã mất trí”. (Tuy nhiên, sau khi Chúa Giê-su sống lại, các em trai của ngài hình như bắt đầu thực hành đức tin nơi ngài. Họ có mặt trong nhóm người họp lại ở Giê-ru-sa-lem trước Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN và cùng nhau nhiệt thành cầu nguyện với các sứ đồ. (Công-vụ 1:14) Hiển nhiên, sự sống lại của người anh khác cha đã khiến họ thay đổi thái độ, đến mức trở thành môn đồ ngài. Chúng ta chớ bỏ cuộc đối với người nhà chưa có cùng đức tin với chúng ta.
Gia-cơ, em khác cha của Chúa Giê-su đã thấy ngài hiện đến, được Kinh Thánh trình bày là có vai trò nổi bật trong hội thánh đạo Đấng Christ. Ông được Đức Chúa Trời soi dẫn để viết một lá thứ cho các anh em tín đồ Đấng Christ, khuyên họ giữ vững đức tin. (Công-vụ 15:6-29; 1 Cô-rinh-tô 15:7; Ga-la-ti 1:18, 19; 2:9; Gia-cơ 1:1) Một người em khác là Giu-đe viết một lá thư được soi dẫn để khuyến khích anh em đồng đạo hãy vì đức tin mà tranh chiến. (Giu-đe 1) Điều đáng chú ý là trong lá thư họ viết, cả Gia-cơ lẫn Giu-đe đều không dựa vào quan hệ ruột thịt với Chúa Giê-su để thuyết phục các anh em tín đồ Đấng Christ. Quả là một bài học rất tốt về tính khiêm tốn mà chúng ta có thể học từ họ!
Vậy, chúng ta học được một số điều nào từ gia đình của Chúa Giê-su? Tất nhiên, bài học về lòng tin kính có thể được thể hiện qua những cách như sau: (1) Trung thành phục tùng ý muốn đã được bày tỏ của Đức Chúa Trời và đương đầu với mọi thử thách đi kèm. (2) Đặt ưu tiên các giá trị thiêng liêng, cả khi việc này đòi hỏi phải chịu sự hy sinh nào đó. (3) Dạy dỗ con cái phù hợp với Kinh Thánh. (4) Đừng bỏ cuộc đối với những người nhà chưa tin đạo. (5) Đừng khoe khoang về quan hệ nào của mình với những người có trách nhiệm quan trọng trong hội thánh đạo Đấng Christ. Đúng vậy, học biết về gia đình ở trên đất của Chúa Giê-su giúp chúng ta gần gũi ngài hơn và biết ơn Đức Giê-hô-va nhiều hơn về việc chọn một gia đình bình thường để nuôi nấng Chúa Giê-su trong thời thơ ấu.
[Các hình nơi trang 4, 5]
Giô-sép lấy Ma-ri làm vợ và dự phần trong việc làm ứng nghiệm những lời tiên tri về Đấng Mê-si
[Các hình nơi trang 6]
Giô-sép và Ma-ri dạy con cái về các giá trị thiêng liêng và vai trò của việc làm
[Các hình nơi trang 7]
Dù lớn lên trong gia đình có thiêng liêng tính, các em trai Chúa Giê-su không đặt đức tin nơi ngài cho đến sau khi ngài chết
[Các hình nơi trang 8]
Gia-cơ và Giu-đe, hai em trai khác cha của Chúa Giê-su, khuyến khích các anh em tín đồ Đấng Christ