Bạn có cần theo một tôn giáo không?
Bạn có cần theo một tôn giáo không?
‘KHÔNG nhất thiết phải theo đạo hoặc đi nhà thờ đều đặn mới gọi là tin Chúa!’ Đó là cảm nghĩ của nhiều người về việc theo một đạo hay một tổ chức mang tính tôn giáo. Thực tế, một số người cảm thấy khi ngắm cảnh thiên nhiên, họ ở gần Đức Chúa Trời hơn là những lúc đi nhà thờ. Ngày nay, đa số người ta nghĩ rằng theo một tôn giáo không phải là điều kiện tiên quyết để có niềm tin nơi Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên, một số người thật sự nghĩ khác. Họ tin rằng theo một tôn giáo và đi nhà thờ là điều cần thiết, thậm chí tối quan trọng, để được Đức Chúa Trời chấp nhận. Do đó, việc cần hay không cần theo một đạo không chỉ là vấn đề quan tâm của những nhà thống kê hoặc nghiên cứu. Điều này có liên quan đến mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời, vì thế chẳng phải là hợp lý để tìm hiểu quan điểm của Ngài sao? Chúng ta có thể học được gì về điều này từ Lời Ngài là Kinh Thánh?
Cách Đức Chúa Trời dẫn dắt người thời xưa
Gần 4.400 năm trước, một trận lụt khủng khiếp đã hoành hành khắp đất. Không dễ gì quên một biến cố như thế. Lịch sử thời ban đầu của nhiều dân tộc trên thế giới có những truyền thuyết về trận lụt này. Mặc dù khác nhau về chi tiết, nhưng những truyền thuyết này có nhiều điểm chung chẳng hạn như chỉ một ít người và thú vật được sống sót.
Có phải những người sống sót qua trận Đại Hồng Thủy đơn giản chỉ nhờ may mắn? Lời tường thuật trong Kinh Thánh cho biết không phải thế. Điều đáng chú ý là Đức Chúa Trời không thông báo cho từng người về trận Đại Hồng Thủy sắp đến đó, nhưng Sáng-thế Ký 6:13-16; 2 Phi-e-rơ 2:5.
chỉ cho một mình Nô-ê biết để ông truyền lại cho người khác.—Sự sống sót tùy thuộc vào việc gắn bó với gia đình Nô-ê và sẵn sàng làm theo sự hướng dẫn Đức Chúa Trời ban cho ông. Ngay cả các thú vật trên tàu cũng không thể sống sót nếu tách khỏi nhóm này. Nô-ê được ban cho sự hướng dẫn chính xác để bảo tồn sự sống của muôn thú.—Sáng-thế Ký 6:17–7:8.
Nhiều thế kỷ sau, con cháu của Sem, con trai Nô-ê, bị rơi vào vòng nô lệ ở Ai Cập. Đức Chúa Trời có ý định giải thoát và đưa họ vào xứ mà Ngài đã hứa cho tổ phụ họ là Áp-ra-ham. Lần này cũng vậy, Ngài không tiết lộ điều này cho từng người nhưng chỉ cho những người được chọn để lãnh đạo là Môi-se và anh ông là A-rôn. (Xuất Ê-díp-tô Ký 3:7-10; 4:27-31) Sau khi đoàn người nô lệ được giải thoát khỏi xứ Ai Cập, Đức Chúa Trời ban cho họ Luật Pháp tại Núi Si-na-i và thành lập nước Y-sơ-ra-ên.—Xuất Ê-díp-tô Ký 19:1-6.
Mỗi cá nhân người Y-sơ-ra-ên được giải cứu là nhờ kết hợp với đoàn dân Đức Chúa Trời đã chọn và làm theo sự hướng dẫn của những người lãnh đạo được bổ nhiệm. Người Ai Cập cũng có cơ hội kết hợp với đoàn dân mà họ thấy rõ là được Đức Chúa Trời chấp nhận. Khi dân Y-sơ-ra-ên rời Ai Cập, một số đã cùng đi, nhờ vậy có triển vọng nhận được ân phước của Đức Chúa Trời.—Xuất Ê-díp-tô Ký 12:37, 38.
Đến thế kỷ thứ nhất, Chúa Giê-su bắt đầu hoạt động rao giảng và lập một nhóm môn đồ. Ngài luôn hướng dẫn chung cho cả nhóm, dù cũng yêu thương quan tâm đến nhu cầu của từng cá nhân. Ngài nói với 11 sứ đồ trung thành: “Các ngươi, đã bền lòng theo ta trong mọi sự thử-thách ta, nên ta ban nước cho các ngươi, cũng như Cha ta đã ban cho ta vậy”. (Lu-ca 22:28, 29) Sau này, thánh linh Đức Chúa Trời cũng đổ xuống trên các môn đồ khi họ đang nhóm lại với nhau.—Công-vụ 2:1-4.
Các trường hợp trên cho thấy rõ Đức Chúa Trời luôn hướng dẫn những người thời xưa theo một tập thể có tổ chức. Một số ít cá nhân được Đức Chúa Trời liên lạc riêng như Nô-ê, Môi-se, Chúa Giê-su và những người khác thực chất được Ngài dùng để truyền lời Ngài cho một tập thể gắn bó với nhau. Không có lý do gì để nghĩ rằng ngày nay Đức Chúa Trời hướng dẫn tôi tớ của Ngài theo cách khác. Điều này nêu lên một câu hỏi khác: Phải chăng theo bất kỳ tôn giáo nào cũng được? Chúng ta sẽ xem xét vấn đề quan trọng này trong bài kế.
[Hình nơi trang 4]
Từ xưa Đức Chúa Trời đã hướng dẫn dân Ngài theo một tập thể có tổ chức