Hoàn cảnh có chi phối đời bạn không?
Hoàn cảnh có chi phối đời bạn không?
NHỮNG hoàn cảnh và vấn đề khốn khó thường thấy trong “thời-kỳ khó-khăn” này. (2 Ti-mô-thê 3:1) Một số vấn đề có thể là tạm thời và do đó cuối cùng sẽ qua đi. Những cái khác thì dai dẳng nhiều tháng, hoặc ngay cả nhiều năm. Do đó, nhiều người cảm thấy như người viết Thi-thiên là Đa-vít. Ông đã kêu cầu Đức Giê-hô-va: “Sự bối-rối nơi lòng tôi đã thêm nhiều; xin Chúa cứu tôi khỏi sự hoạn-nạn”.—Thi-thiên 25:17.
Bạn có đang vật lộn với những vấn đề quá lớn không? Nếu thế, bạn có thể tìm sự giúp đỡ và khích lệ trong Kinh Thánh. Chúng ta hãy xem xét đời sống của hai tôi tớ trung thành phụng sự Đức Giê-hô-va, đã thành công đối phó với những trở ngại. Hai người đó là Giô-sép và Đa-vít. Xem xét cách họ đã phản ứng trước nghịch cảnh, chúng ta có thể rút tỉa những bài học thực tiễn giúp đối phó với thử thách tương tự ngày nay.
Đương đầu với những thử thách nghiêm trọng
Khi đến tuổi 17 thì Giô-sép đã có vấn đề nghiêm trọng trong gia đình. Các anh của chàng thấy cha là Gia-cốp “thương Giô-sép hơn bọn mình, bèn sanh lòng ganh-ghét, chẳng có [thể] lấy lời tử-tế nói cùng chàng được”. (Sáng-thế Ký 37:4) Chúng ta có thể tưởng tượng nỗi lo âu và căng thẳng mà tình trạng này đã gây ra cho Giô-sép. Cuối cùng, các anh của Giô-sép căm ghét chàng đến độ đã bán đi làm nô lệ.—Sáng-thế Ký 37:26-33.
Khi làm nô lệ ở Ai Cập, Giô-sép đã phải kháng cự sự mời mọc vô luân của vợ chủ. Tức giận vì bị cự tuyệt, bà vu cáo Giô-sép về tội toan cưỡng hiếp. Chàng bị “bỏ vào tù” nơi “người ta cột chân người vào cùm, làm cho người bị còng xiềng”. (Sáng-thế Ký 39:7-20; Thi-thiên 105:17, 18) Quả là khốn đốn cho chàng! Trong khoảng 13 năm, Giô-sép là một tên nô lệ hoặc là một tù nhân vì sự bất công mà người khác, kể cả những người trong gia đình, đã gây ra cho chàng.—Sáng-thế Ký 37:2; 41:46.
1 Sa-mu-ên 21:1-7) Khi hay tin A-hi-mê-léc đã giúp Đa-vít, không những Sau-lơ ra lệnh giết A-hi-mê-léc mà còn hành quyết tất cả các thầy tế lễ khác và gia đình họ. (1 Sa-mu-ên 22:12-19) Bạn có thể tưởng tượng là Đa-vít đã khổ não như thế nào vì đã gián tiếp gây ra thảm trạng này không?
Đa-vít ở Y-sơ-ra-ên xưa cũng đã gặp thử thách khi còn là thanh niên. Trong nhiều năm, ông đã phải sống chui nhủi, bị Vua Sau-lơ săn đuổi như con thú. Mạng sống Đa-vít luôn gặp nguy hiểm. Vào một dịp nọ, ông đến gặp thầy tế lễ A-hi-mê-léc để nhận thức ăn. (Hãy nghĩ đến những năm tháng mà Giô-sép và Đa-vít đã chịu đựng nghịch cảnh và sự ngược đãi. Khi xem xét cách họ đối phó với cảnh ngộ khó khăn, chúng ta có thể rút tỉa được những bài học quý báu. Chúng ta hãy xem qua ba phương diện mà hai người này đáng cho chúng ta noi theo.
Bỏ qua oán giận và đắng cay
Thứ nhất, hai người đàn ông trung thành này đã không để cho lòng tràn đầy đắng cay và oán giận. Khi ở trong tù, có thể dễ cho Giô-sép oán hận các anh mình vì sự bạc đãi, có lẽ tính chuyện trả thù nếu sau này có dịp gặp lại họ. Làm sao chúng ta biết Giô-sép đã cưỡng lại lối suy nghĩ tai hại ấy? Khi các anh của Giô-sép phải đến Ai Cập để mua lúa, ông đã có cơ hội để trả thù, nhưng hãy xem ông đã phản ứng thế nào. Lời tường thuật nói: “Giô-sép xây mặt qua chỗ khác mà khóc.... [Sau đó] Giô-sép truyền đầy-tớ xúc lúa đổ đầy bao và để bạc lại trong đó cho mỗi người anh em, cũng để thêm lương-thực dùng dọc đường”. Về sau, khi tiễn các anh em mình đi đón cha để dọn đến Ai Cập, Giô-sép khuyến khích họ bằng những lời sau: “Xin anh em đừng cãi-lẫy nhau dọc đường”. Qua cả lời nói lẫn hành động, Giô-sép đã chứng tỏ là ông đã không để cho sự cay đắng và oán giận hủy hoại đời ông.—Sáng-thế Ký 42:24, 25; 45:24.
Tương tự thế, Đa-vít đã không nuôi lòng oán giận Vua Sau-lơ. Ông đã có hai cơ hội giết Sau-lơ. Song, khi thuộc hạ giục Đa-vít làm thế, ông nói: “Nguyện Đức Giê-hô-va chớ để ta phạm tội cùng chúa ta, là kẻ chịu xức dầu của Đức Giê-hô-va, mà tra tay trên mình người, vì người là kẻ chịu xức dầu của Đức Giê-hô-va”. Đa-vít đã phó sự việc cho Đức Giê-hô-va; ông bảo những người theo ông: “Ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống mà thề, Đức Giê-hô-va chắc sẽ đánh người, hoặc khi người đến kỳ-định mà chết, hoặc khi người ra trận mà bị diệt-vong”. Về sau, Đa-vít thậm chí soạn một bài bi ca về cái chết của Sau-lơ và Giô-na-than, con trai của Sau-lơ. Giống như Giô-sép, Đa-vít đã không để cho lòng oán giận thắng thế.—1 Sa-mu-ên 24:4-7; 26:7-13; 2 Sa-mu-ên 1:17-27.
Ê-phê-sô 4:26, 27) Dù không thể kiểm soát những gì người khác làm, chúng ta có thể kiềm chế phản ứng của mình. Dễ để bỏ qua oán giận và đắng cay nếu chúng ta có niềm tin rằng Đức Giê-hô-va sẽ xử lý vấn đề vào kỳ định của Ngài.—Rô-ma 12:17-19.
Khi có sự bất công nào đó làm chúng ta đau khổ, chúng ta có cưu mang lòng oán giận và đắng cay không? Điều này dễ xảy ra. Nếu để cho cảm xúc chế ngự mình, hậu quả có thể tỏ ra tai hại hơn là chính sự bất công. (Tận dụng hoàn cảnh của bạn
Bài học thứ hai chúng ta rút tỉa được là không để cho hoàn cảnh làm tê liệt đời sống mình. Chúng ta có thể quá bận tâm với những gì mình không làm được mà bỏ qua những gì mình có thể thực hiện. Như thế, hoàn cảnh bắt đầu chi phối chúng ta. Điều này đã có thể xảy ra cho Giô-sép. Trái lại, ông quyết định tận dụng hoàn cảnh của mình. Khi làm đầy tớ phục vụ, Giô-sép “được ơn trước mặt chủ mình; chủ cắt chàng hầu việc, đặt cai-quản cửa-nhà”. Khi ở trong tù, Giô-sép cũng đã làm thế. Nhờ ân phước của Đức Giê-hô-va và tính siêng năng của Giô-sép, “chủ ngục giao hết các kẻ tù trong tay Giô-sép, chẳng việc chi làm qua khỏi được chàng”.—Sáng-thế Ký 39:4, 21-23.
Trong những năm tháng sống trốn tránh, Đa-vít cũng đã tận dụng hoàn cảnh của mình. Khi sống ở đồng vắng Pha-ran, ông và các thuộc hạ đã che chở bầy súc vật của Na-banh khỏi tay bọn cướp bóc. Một trong những người chăn chiên của Na-banh nói: “Ngày và đêm họ dường như tường che cho chúng tôi”. (1 Sa-mu-ên 25:16) Sau này, khi ở Xiếc-lác Đa-vít đột kích những thành của kẻ thù Y-sơ-ra-ên về phía nam, như vậy bảo toàn ranh giới của xứ Giu-đa.—1 Sa-mu-ên 27:8; 1 Sử-ký 12:20-22.
Chúng ta có cần phải nỗ lực hơn để tận dụng hoàn cảnh của mình không? Mặc dù điều này khó làm, chúng ta có thể thành công. Nghĩ về cuộc đời của mình, sứ đồ Phao-lô viết: “Tôi đã tập hễ gặp cảnh-ngộ nào, cũng thỏa lòng ở vậy.... Trong mọi sự và mọi nơi, tôi đã tập cả, dầu no hay đói, dầu dư hay thiếu cũng được”. Làm sao Phao-lô đã phát triển nhân sinh quan này? Nhờ tiếp tục tin cậy Đức Giê-hô-va. Ông thừa nhận: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”.—Phi-líp 4:11-13.
Trông đợi Đức Giê-hô-va
Bài học thứ ba là chúng ta nên trông đợi Đức Giê-hô-va, thay vì dùng biện pháp trái với Kinh Thánh để thay đổi hoàn cảnh của mình. Môn đồ Gia-cơ viết: “Sự nhịn-nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn-lành toàn-vẹn, không thiếu-thốn chút nào”. (Gia-cơ 1:4) Phải để sự nhịn nhục “làm trọn việc nó” bằng cách chịu đựng thử thách cho đến cùng mà không dùng phương kế trái với Kinh Thánh để sớm chấm dứt nó. Như thế thì đức tin của chúng ta sẽ được thử thách và tinh luyện, và chúng ta sẽ thấy rõ quyền lực nâng đỡ của đức tin. Giô-sép và Đa-vít đã có sự nhịn nhục như thế. Họ đã không cố tìm một giải pháp có thể làm buồn lòng Đức Giê-hô-va. Ngược lại, họ nỗ lực tận dụng hoàn cảnh của mình. Họ trông đợi Đức Giê-hô-va, và nhờ làm thế họ quả đã được ban phước dồi dào! Đức Giê-hô-va đã dùng cả hai người để giải thoát và hướng dẫn dân Ngài.—Sáng-thế Ký 41:39-41; 45:5; 2 Sa-mu-ên 5:4, 5.
Chúng ta cũng có thể gặp những cảnh ngộ mà chúng ta cảm thấy muốn tìm cách giải quyết trái với Kinh Thánh. Thí dụ, bạn có nản lòng vì chưa tìm được người hôn phối thích hợp không? Nếu thế, hãy tránh bất cứ sự cám dỗ nào khiến mình cãi lệnh của Đức Giê-hô-va là kết hôn “theo ý Chúa”. (1 Cô-rinh-tô 7:39) Bạn có đang đối phó với những vấn đề trong hôn nhân không? Thay vì chiều theo tinh thần của thế gian cổ xúy việc ly thân và ly dị, hãy cùng nhau cố gắng giải quyết vấn đề. (Ma-la-chi 2:16; Ê-phê-sô 5:21-33) Bạn có đang gặp khó khăn về tài chính, không thể chăm lo đầy đủ cho gia đình không? Trông đợi Đức Giê-hô-va bao hàm việc tránh những hoạt động đáng ngờ hay bất hợp pháp để tìm cách kiếm tiền. (Thi-thiên 37:25; Hê-bơ-rơ 13:18) Đúng vậy, tất cả chúng ta phải hết sức tận dụng hoàn cảnh của mình và ra sức nỗ lực mới được Đức Giê-hô-va ban phước. Khi làm thế, chúng ta hãy cương quyết trông đợi Đức Giê-hô-va giải quyết cách tốt nhất.—Mi-chê 7:7.
Đức Giê-hô-va sẽ nâng đỡ bạn
Suy ngẫm về cách những nhân vật trong Kinh Thánh như Giô-sép và Đa-vít đã thành công đối phó với những nỗi thất vọng và hoàn cảnh khó khăn có thể có tác dụng tích cực đối với chúng ta. Dù lời tường thuật về cuộc đời của họ chỉ vỏn vẹn ít trang trong Kinh Thánh, các thử thách của họ đã kéo dài nhiều năm. Hãy tự hỏi: ‘Làm thế nào các tôi tớ đó của Đức Chúa Trời đã tập chấp nhận hoàn cảnh của mình? Làm sao họ đã duy trì được niềm vui? Họ đã phải vun trồng những đức tính nào?’
Chúng ta cũng được lợi ích khi xem xét sự chịu đựng của những tôi tớ thời nay của Đức Giê-hô-va. (1 Phi-e-rơ 5:9) Tạp chí Tháp Canh và Tỉnh Thức! có đăng nhiều tự truyện mỗi năm. Bạn có đọc và suy ngẫm về gương của các tín đồ Đấng Christ trung thành này không? Ngoài ra, trong hội thánh của chúng ta có những anh chị trung thành chịu đựng những hoàn cảnh bất lợi. Bạn có đều đặn kết hợp với họ và học từ họ tại các buổi họp hội thánh không?—Hê-bơ-rơ 10:24, 25.
Khi gặp những hoàn cảnh gian nan, hãy chắc chắn rằng Đức Giê-hô-va quan tâm đến bạn và sẽ nâng đỡ bạn. (1 Phi-e-rơ 5:6-10) Hãy gắng sức để không bị hoàn cảnh chi phối đời bạn. Noi theo gương của Giô-sép, Đa-vít và những người khác bằng cách bỏ qua oán giận, tận dụng hoàn cảnh của mình, và trông đợi Đức Giê-hô-va để giải quyết cách tốt nhất. Hãy đến gần Ngài qua lời cầu nguyện và những hoạt động thiêng liêng. Theo cách này, bạn cũng sẽ có niềm vui và hạnh phúc ngay cả trong những giai đoạn khó khăn.—Thi-thiên 34:8.
[Hình nơi trang 20, 21]
Giô-sép nỗ lực tận dụng hoàn cảnh của mình
[Hình nơi trang 23]
Đa-vít trông đợi Đức Giê-hô-va để giải quyết những vấn đề của mình