Từ ngục tối đến rặng núi Alps ở Thụy Sĩ
Tự Truyện
Từ ngục tối đến rặng núi Alps ở Thụy Sĩ
DO LOTHAR WALTHER KỂ LẠI
Sau ba năm dài trong ngục tù tăm tối ở Đông Đức, tôi nóng lòng muốn gặp lại gia đình thân yêu và được hưởng tự do.
TUY NHIÊN, tôi đã bất ngờ trước vẻ mặt ngơ ngác của con trai tôi là Johannes, lúc đó được sáu tuổi. Ba năm qua, cháu đã không được thấy mặt cha. Đối với cháu, tôi là một người hoàn toàn xa lạ.
Khác với con trai tôi, tôi lớn lên trong vòng tay yêu thương chăm sóc của cha mẹ. Gia đình tôi luôn có bầu không khí ấm cúng. Tôi sinh ra ở Chemnitz, Đức, vào năm 1928. Cha tôi thường nói lên sự bất mãn của ông về tôn giáo. Cha nhớ lại là vào Thế Chiến I, hai bên lính chiến “đạo Đấng Christ” chúc nhau “Giáng Sinh vui vẻ” vào ngày 25 tháng 12, nhưng rồi qua ngày hôm sau họ lại tiếp tục bắn giết nhau. Theo cha tôi, tôn giáo là hình thức giả hình tệ hại nhất.
Niềm tin thay cho sự bất mãn
Mừng thay, tôi không phải bất mãn như thế. Khi Thế Chiến II kết thúc, tôi chỉ mới 17 tuổi và xuýt phải nhập ngũ. Thế nhưng tôi không khỏi băn khoăn về những câu hỏi gây hoang mang như: ‘Tại sao có sự giết chóc thế này? Tôi có thể tin cậy ai? Tìm đâu sự yên ổn thật?’ Lúc ấy, Đông Đức là nơi chúng tôi sống rơi vào vòng kiểm soát của Liên Xô. Những lý tưởng của chính quyền Xô Viết về sự công bằng, bình đẳng, đoàn kết và mối quan hệ hòa bình thu hút những người đã kiệt sức vì sự tàn phá của chiến tranh. Nhưng nhiều người thành thật này sớm bị vỡ mộng—lần này không phải về tôn giáo, nhưng về chính trị.
chương 24 của sách Ma-thi-ơ. Tôi thật khâm phục những lời giải thích hợp lý và đầy sức thuyết phục trong cuốn sách đó, nhận diện thời kỳ của chúng ta là thời kỳ “tận-thế” và cho biết căn nguyên của vấn đề nhân loại.—Ma-thi-ơ 24:3; Khải-huyền 12:9.
Chính trong giai đoạn tôi đang tìm kiếm những lời giải đáp thích đáng thì một người dì của tôi, là một Nhân Chứng Giê-hô-va, nói chuyện với tôi về niềm tin của dì. Dì ấy cho tôi một ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh, sách này đã khiến tôi đọc—lần đầu tiên trong đời—nguyên cảÍt lâu sau tôi nhận được thêm nhiều ấn phẩm của Nhân Chứng Giê-hô-va, trong lúc đọc ngấu nghiến tôi nhận ra rằng mình đã tìm được lẽ thật mà tôi hằng tha thiết tìm kiếm bấy lâu. Thật là phấn khởi khi biết Chúa Giê-su Christ đã lên ngôi làm vua trên trời vào năm 1914, và chẳng còn bao lâu nữa ngài sẽ dẹp tan những thành phần gian ác để mang lại ân phước cho nhân loại biết vâng lời. Đối với tôi, một khám phá lớn khác là sự hiểu biết rõ ràng về giá chuộc. Điều này đã giúp tôi đến với Giê-hô-va Đức Chúa Trời qua lời cầu nguyện chân thành, xin Ngài tha thứ. Tôi vô cùng cảm động trước lời mời ân cần nơi Gia-cơ 4:8: “Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em”.
Bất kể lòng nhiệt tình hăng hái của tôi với niềm tin mới, lúc đầu cha mẹ và chị tôi ngần ngại chấp nhận những điều tôi nói với họ. Tuy nhiên, điều này không làm suy giảm ước muốn của tôi là dự các buổi họp đạo Đấng Christ do một nhóm Nhân Chứng nhỏ tổ chức gần Chemnitz. Thật không ngờ, cha mẹ và chị đã cùng tôi đến dự buổi họp đầu tiên! Ấy là vào mùa đông năm 1945/1946. Sau đó, khi một nhóm học hỏi Kinh Thánh được thành lập tại Harthau, nơi chúng tôi sinh sống, gia đình tôi bắt đầu tham dự đều đặn.
“Vì tôi là con trẻ”
Học biết những lẽ thật quan trọng về Kinh Thánh và đều đặn kết hợp với dân tộc Đức Giê-hô-va đã thúc đẩy tôi dâng đời sống mình cho Ngài, và tôi làm báp têm vào ngày 25-5-1946. Tôi cảm thấy thật thỏa nguyện khi những người thân trong gia đình cũng tiến bộ về thiêng liêng, và với thời gian cả ba người đều trở thành Nhân Chứng trung thành. Chị tôi vẫn là một thành viên tích cực tại một trong những hội thánh ở Chemnitz. Cha mẹ đã trung thành phụng sự cho đến khi qua đời, mẹ mất vào năm 1965 và cha vào năm 1986.
Sau khi báp têm được sáu tháng, tôi bắt đầu phụng sự với tư cách là tiên phong đặc biệt. Việc này đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đời phụng sự “bất-luận gặp thời hay không gặp thời”. (2 Ti-mô-thê 4:2) Ít lâu sau, những cơ hội mới để phục vụ được mở ra. Một vùng hẻo lánh ở miền đông nước Đức cần những người truyền giáo trọn thời gian. Tôi và một anh nộp đơn xin đến vùng đó, nhưng tôi cảm thấy mình không có kinh nghiệm hay sự thành thục để đảm nhận một trọng trách như thế. Vì chỉ mới 18 tuổi nên tôi cảm thấy như Giê-rê-mi: “Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va, nầy tôi chẳng biết nói chi, vì tôi là con trẻ”. (Giê-rê-mi 1:6) Dù tôi còn e sợ, các anh có trách nhiệm đã tử tế quyết định cho chúng tôi một cơ hội. Do đó, chúng tôi được chỉ định đến Belzig, một thị xã nhỏ thuộc tỉnh Brandenburg.
Rao giảng trong khu vực đó quả là khó khăn, nhưng bù lại tôi có được sự rèn luyện quý báu. Với thời gian, một số nữ thương gia danh tiếng chấp nhận thông điệp Nước Trời và trở thành Nhân Chứng Giê-hô-va. Tuy nhiên, lập trường của họ đi ngược lại những truyền thống đã ăn sâu và những điều mà cộng đồng dân miền quê sợ hãi. Cả hàng giáo phẩm Công Giáo lẫn Tin Lành đều quyết liệt chống đối chúng tôi và vu khống chúng tôi vì công việc rao giảng. Nhưng nhờ tin cậy nơi Đức Giê-hô-va để được sự hướng dẫn và bảo vệ, chúng tôi đã giúp được một số người chú ý chấp nhận lẽ thật.
Mây đen kéo đến
Năm 1948 đã mang đến cho tôi cả ân phước lẫn khó khăn bất ngờ. Trước hết, tôi được chỉ định đến Rudolstadt, Thuringia, làm tiên phong. Tại đây tôi được quen biết nhiều anh chị trung thành, tôi vui thích bầu bạn với họ. Một ân phước to lớn khác nữa là vào tháng 7 năm đó tôi kết hôn với Erika Ullmann, một nữ tín đồ Đấng Christ trẻ, trung thành và tích cực mà tôi đã biết từ thời tôi bắt đầu tham dự buổi họp ở Hội Thánh Chemnitz. Vợ chồng tôi cùng nhau làm tiên phong ở Harthau, quê nhà của tôi. Tuy nhiên, cuối cùng Erika không thể tiếp tục thánh chức trọn thời gian được nữa vì vấn đề sức khỏe và những lý do khác.
Đó là thời kỳ khó khăn cho dân của Đức Giê-hô-va. Sở Lao Động xóa bỏ thẻ thực phẩm của tôi vì muốn ép tôi phải bỏ công việc rao giảng để đi làm trọn thời gian. Các anh có trách nhiệm đã dùng vụ kiện của tôi để xin chính quyền hợp pháp hóa Nhân Chứng Giê-hô-va. Nhưng tòa án đã khước từ, và vào ngày 23-6-1950, tôi bị tuyên án đóng tiền phạt hoặc ngồi tù 30 ngày. Chúng tôi kháng cáo, nhưng tòa án cấp trên bác đơn chống án, và tôi bị vô tù.
Sự kiện này mới chỉ là dấu hiệu của cơn bão chống đối và nghịch cảnh sắp đến. Chưa đầy một tháng sau, tháng 9 năm 1950, sau khi tung ra một chiến dịch bôi nhọ qua phương tiện truyền thông đại chúng, chính quyền cấm các hoạt động của chúng tôi. Vì sự gia tăng nhanh chóng và lập trường trung lập của Nhân Chứng, chúng tôi đã bị gán ghép là một cơ quan tình báo nguy hiểm của Tây Phương, đội lốt tôn giáo để điều khiển “các hoạt động đáng ngờ”. Ngay ngày sắc lệnh cấm đoán được ban hành, vợ tôi sinh con trai là Johannes tại nhà trong khi tôi đang ở tù. Bất chấp sự phản đối của bà hộ sinh, các viên chức An Ninh Quốc Gia vẫn xông vào căn hộ chúng tôi và lục soát để tìm kiếm bằng chứng cho những lời buộc tội của họ. Tất nhiên, họ không tìm được gì. Tuy vậy, sau đó họ đã gài được một người báo tin vào trong hội thánh của chúng tôi. Việc này khiến tất cả các anh có trách nhiệm bị bắt giữ, trong đó có cả tôi, vào tháng 10 năm 1953.
Trong ngục tối
Sau khi bị kết án và tuyên án từ ba đến sáu năm tù, chúng tôi bị giam ở nhà tù bẩn thỉu Osterstein Castle, ở Zwickau, tại đây chúng tôi gặp được nhiều anh em. Dù điều kiện ở đó vô cùng tồi tệ, chúng tôi có niềm vui được kết hợp với các anh em thành thục. Thiếu tự do nhưng không có nghĩa là chúng tôi thiếu thức ăn thiêng liêng. Mặc dù bị chính quyền
xem thường và ngăn cấm, Tháp Canh vẫn vào được trong nhà tù và đến tận xà lim của chúng tôi! Như thế nào?Một số anh em được chỉ định làm việc ở mỏ than, nơi đây họ được những Nhân Chứng bên ngoài đưa cho họ tạp chí. Các anh lén lút mang những tạp chí này vô tù và bằng một cách hết sức tài tình họ chuyền cho chúng tôi đồ ăn thiêng liêng cần thiết này. Tôi vô cùng vui mừng và được khích lệ khi cảm nghiệm được sự chăm sóc và hướng dẫn của Đức Giê-hô-va qua cách này!
Cuối năm 1954, chúng tôi bị chuyển đến một nhà tù khét tiếng ở Torgau. Nhân Chứng tại đó vui mừng đón chúng tôi. Cho đến lúc ấy, họ vẫn vững mạnh về thiêng liêng bằng cách nhắc lại những bài Tháp Canh cũ mà họ nhớ được. Các anh em này vô cùng khao khát đồ ăn thiêng liêng mới! Giờ đây nhiệm vụ của chúng tôi là chia sẻ với họ những điểm mà chúng tôi đã học ở Zwickau. Nhưng làm sao thực hiện được điều này khi chúng tôi bị nghiêm cấm nói chuyện với nhau trong những cuộc đi bộ hàng ngày? Các anh đã mách bảo cho chúng tôi , và bàn tay quyền năng của Đức Giê-hô-va che chở chúng tôi. Điều này dạy chúng tôi tầm quan trọng của việc siêng năng học Kinh Thánh và suy ngẫm khi còn tự do và cơ hội.
Thời kỳ cho những quyết định hệ trọng
Nhờ Đức Giê-hô-va giúp đỡ, chúng tôi đã đứng vững. Thật bất ngờ khi một số người trong chúng tôi được ân xá vào cuối năm 1956. Không lời nào tả xiết được niềm hạnh phúc của chúng tôi khi cổng nhà tù mở ra! Lúc ấy con trai tôi đã sáu tuổi, tôi rất vui mừng lại được cùng vợ nuôi dạy con. Trong một thời gian Johannes xem tôi như người lạ, nhưng chẳng bao lâu sau tình cha con nồng ấm giữa chúng tôi đã nảy nở.
Lúc đó Nhân Chứng tại Đông Đức đang ở trong một thời kỳ rất khó khăn. Với sự thù nghịch đối với thánh chức rao giảng của tín đồ Đấng Christ gia tăng và vì lập trường trung lập, đời sống chúng tôi bị đe dọa không ngừng—một cuộc sống đầy hiểm nguy, lo âu, và mệt mỏi. Vì thế, tôi và Erika đã cẩn thận xem xét hoàn cảnh của chúng tôi qua lời cầu nguyện, rồi vợ chồng tôi cảm thấy cần phải dọn đến một nơi bình yên hơn để tránh bị kiệt quệ vì lo lắng. Chúng tôi muốn được tự do để phụng sự Đức Giê-hô-va và theo đuổi những mục tiêu thiêng liêng.
Một cơ hội đến với gia đình tôi vào mùa xuân năm 1957 để dọn tới Stuttgart, Tây Đức. Công việc rao giảng ở đây không bị ngăn cấm, và chúng tôi có thể tự do kết hợp với các anh em. Sự hỗ trợ đầy yêu thương của họ thật không sao kể xiết. Chúng tôi hoạt động với hội thánh Hedelfingen được bảy năm. Trong những năm đó, con trai chúng tôi bắt đầu đi học và tiến bộ trong lẽ thật. Tháng 9 năm 1962, tôi được đặc ân tham dự Trường Thánh Chức Nước Trời ở Wiesbaden. Tại đây tôi được khuyến khích cùng gia đình dọn đến phục vụ ở nơi cần người rao giảng biết tiếng Đức, gồm vài vùng của Đức và Thụy Sĩ.
Đến rặng núi Alps ở Thụy Sĩ
Vì vậy, gia đình tôi dọn đến Thụy Sĩ vào năm 1963. Chúng tôi được hướng dẫn đến làm việc với một hội thánh nhỏ tại Brunnen, nằm trên Hồ Lucerne tuyệt đẹp, miền trung phần rặng núi Alps ở Thụy Sĩ. Chúng tôi có cảm tưởng như đang ở trong địa đàng. Tại đây chúng tôi phải làm quen với phương ngữ Đức, nếp sống địa phương và tinh thần của người dân. Tuy vậy, chúng tôi vui thích làm việc và rao giảng cho những người yêu chuộng hòa bình. Gia đình tôi sống ở Brunnen được 14 năm. Con trai chúng tôi lớn lên tại đây.
Năm 1977 khi tôi đã gần 50 tuổi thì vợ chồng tôi nhận được lời mời đến phục vụ tại nhà Bê-tên Thụy Sĩ ở Thun. Chúng tôi xem lời mời đó là một đặc ân bất ngờ và nhận lời với lòng biết ơn lớn lao. Vợ chồng tôi phục Thi-thiên 9:1.
vụ ở nhà Bê-tên chín năm, đó là một giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời tín đồ Đấng Christ và cho sự phát triển về thiêng liêng. Chúng tôi thích đi rao giảng với những người công bố địa phương tại Thun và các vùng phụ cận. Chúng tôi thường được nhìn ngắm “các công-việc lạ-lùng” của Đức Giê-hô-va, đó là rặng núi Alps hùng vĩ đầy tuyết phủ ở vùng Bern.—Thêm một lần dọn nhà
Lần dọn nhà kế tiếp của gia đình tôi diễn ra vào đầu năm 1986. Tôi và vợ tôi được mời làm tiên phong đặc biệt trong một khu vực rất rộng lớn của Hội Thánh Buchs thuộc miền đông Thụy Sĩ. Một lần nữa, vợ chồng tôi lại phải thích ứng với lối sống mới. Nhưng vì được thôi thúc bởi ước muốn phụng sự Đức Giê-hô-va ở bất cứ nơi nào mà Ngài có thể dùng chúng tôi, nên vợ chồng tôi đã đảm nhận nhiệm sở mới này với sự ban phước của Ngài. Thỉnh thoảng tôi làm giám thị lưu động dự khuyết, viếng thăm và củng cố các hội thánh. Mười tám năm trôi qua, chúng tôi có được rất nhiều kinh nghiệm vui trong công việc rao giảng tại vùng này. Hội thánh ở Buchs đã lớn mạnh, và chúng tôi vui thích được tham dự buổi họp trong một Phòng Nước Trời khang trang được khánh thành cách đây 5 năm.
Đức Giê-hô-va đã chăm sóc chúng tôi hết sức chu đáo. Chúng tôi đã dành phần lớn đời mình trong thánh chức trọn thời gian, vậy mà gia đình chúng tôi đã chẳng thiếu thốn điều gì. Chúng tôi thật vui và mãn nguyện khi thấy con trai, dâu cùng các cháu nội, rồi gia đình các cháu nội, bước đi cách trung thành trong đường lối của Đức Giê-hô-va.
Nhìn lại, tôi nghĩ rằng chúng tôi quả đã phụng sự Đức Giê-hô-va “bất-luận gặp thời hay không gặp thời”. Sự nghiệp thánh chức của tôi đã đưa tôi từ ngục tối ở Đông Đức lên đến rặng núi Alps rực rỡ ở Thụy Sĩ. Tôi và gia đình đã không hề hối tiếc một giây phút nào.
[Khung nơi trang 28]
“Nạn nhân dưới hai chế độ”—Đứng vững trước sự bắt bớ
Dưới thời Cộng Hòa Dân Chủ Đức (CHDCĐ), cũng được biết đến là Đông Đức, Nhân Chứng Giê-hô-va là mục tiêu của sự đàn áp tàn bạo. Hồ sơ cho thấy có hơn 5.000 Nhân Chứng bị giam vào các trại lao động khổ sai và trại giam vì thánh chức tín đồ Đấng Christ và sự trung lập của họ.—Ê-sai 2:4.
Một số người trong họ được miêu tả là “nạn nhân của hai chế độ”. Khoảng 325 người đã bị giam vào các trại tập trung và nhà tù của Đức Quốc Xã. Rồi đến thập niên 1950, họ bị Stasi, Cơ Quan An Ninh Quốc Gia của CHDCĐ, truy lùng và tống giam. Một số nhà tù thậm chí đã được sử dụng hai lần, trước cho Quốc Xã sau đến Stasi.
Trong thập niên đầu của sự bắt bớ dữ dội, từ năm 1950 đến 1961, tổng cộng 60 Nhân Chứng—đàn ông lẫn đàn bà—đã chết trong tù vì bị ngược đãi, suy dinh dưỡng, bệnh hoạn và tuổi già. Mười hai Nhân Chứng bị án tù chung thân rồi được giảm án xuống còn 15 năm tù.
Ngày nay tại trụ sở trung ương Stasi cũ ở Berlin luôn có một quầy trưng bày các bằng chứng về việc Nhân Chứng Giê-hô-va bị chính quyền chống đối ở Đông Đức trong 40 năm. Những hình ảnh và lời tự thuật trưng bày tại đó là lời chứng âm thầm cho sự can đảm và sức mạnh thiêng liêng của các Nhân Chứng trung thành này trước ngọn lửa bắt bớ.
[Bản đồ nơi trang 24, 25]
(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)
ĐÔNG ĐỨC
Rudolstadt
Belzig
Torgau
Chemnitz
Zwickau
[Hình nơi trang 25]
Trại Osterstein Castle, ở Zwickau
[Nguồn tư liệu]
Fotosammlung des Stadtarchiv Zwickau, Deutschland
[Hình nơi trang 26]
Với vợ tôi, Erika