Đức Giê-hô-va, ‘đồn-lũy của chúng ta trong thì gian-truân’
Đức Giê-hô-va, ‘đồn-lũy của chúng ta trong thì gian-truân’
“Sự cứu-rỗi người công-bình do Đức Giê-hô-va mà đến; Ngài là đồn-lũy của họ trong thì gian-truân”.—THI-THIÊN 37:39.
1, 2. (a) Chúa Giê-su đã cầu xin điều gì cho môn đồ? (b) Đức Chúa Trời có ý định gì đối với dân Ngài?
ĐỨC GIÊ-HÔ-VA là toàn năng. Ngài có khả năng che chở những người trung thành thờ phượng Ngài bằng bất cứ cách nào Ngài muốn. Thậm chí Ngài có thể tách biệt dân Ngài khỏi thế gian, đem họ đến một nơi an toàn và thanh bình. Tuy nhiên, Chúa Giê-su cầu xin Cha trên trời về các môn đồ như sau: “Con chẳng cầu Cha cất họ khỏi thế-gian, nhưng xin Cha gìn-giữ họ cho khỏi điều ác”.—Giăng 17:15.
2 Đức Giê-hô-va đã quyết định không đem chúng ta ra “khỏi thế-gian”. Ngài muốn chúng ta sống giữa thế gian để công bố cho người khác biết về thông điệp mang lại hy vọng và an ủi. (Rô-ma 10:13-15) Tuy nhiên, khi sống trong thế gian, chúng ta phải đối phó với “điều ác” như lời cầu nguyện của Chúa Giê-su hàm ý. Những con người phản nghịch cũng như lực lượng thần linh gian ác gây ra nhiều đau khổ, và tín đồ Đấng Christ không tránh khỏi sự gian truân.—1 Phi-e-rơ 5:9.
3. Ngay cả những người trung thành thờ phượng Đức Giê-hô-va cũng phải đối diện với thực tại nào, nhưng chúng ta tìm được niềm an ủi nào trong Lời Đức Chúa Trời?
3 Khi gặp những thử thách như vậy, một người trải qua những giai đoạn nản lòng là điều tự nhiên. (Châm-ngôn 24:10) Kinh Thánh chứa nhiều lời tường thuật về những người trung thành trải qua sự gian truân. “Người công-bình bị nhiều tai-họa, nhưng Đức Giê-hô-va cứu người khỏi hết”. (Thi-thiên 34:19) Đúng thế, ngay cả “người công-bình” cũng gặp gian nan. Như Đa-vít, người viết Thi-thiên, đôi lúc chúng ta cảm thấy “mệt-nhọc và rêm nhiều quá”. (Thi-thiên 38:8) Song, chúng ta được an ủi vì biết rằng “Đức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau-thương, và cứu kẻ nào có tâm-hồn thống-hối”.—Thi-thiên 34:18; 94:19.
4, 5. (a) Theo Châm-ngôn 18:10, chúng ta phải làm gì để tận dụng sự che chở của Đức Chúa Trời? (b) Chúng ta có thể thực hiện một số bước cụ thể nào để nhận được sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời?
4 Đúng như lời cầu nguyện của Chúa Giê-su, Đức Giê-hô-va quả thật đang gìn giữ chúng ta. Thi-thiên 37:39) Sách Châm-ngôn cũng nói tương tự: “Danh Đức Giê-hô-va vốn một ngọn tháp kiên-cố; kẻ công-bình chạy đến đó, gặp được nơi ẩn-trú cao”. (Châm-ngôn 18:10) Câu này cho biết một lẽ thật căn bản về lòng quan tâm trìu mến của Đức Giê-hô-va đối với tạo vật của Ngài. Đức Chúa Trời sẵn sàng che chở tôi tớ Ngài, nhất là những người công bình tích cực tìm kiếm Ngài, như thể chúng ta chạy vào tòa tháp kiên cố để ẩn náu.
Ngài là ‘đồn-lũy của chúng ta trong thì gian-truân’. (5 Khi đối diện với những vấn đề gây phiền muộn, chúng ta có thể tìm đến Đức Giê-hô-va để được che chở như thế nào? Chúng ta hãy xem xét ba bước thiết yếu để nhận được sự giúp đỡ của Đức Giê-hô-va. Thứ nhất, chúng ta phải đến với Cha trên trời qua lời cầu nguyện. Thứ hai, phải theo sự hướng dẫn của thánh linh Ngài. Và thứ ba, phải tuân theo sự sắp đặt của Đức Giê-hô-va bằng cách tìm đến anh em tín đồ Đấng Christ là những người có thể giảm bớt nỗi khổ đau của chúng ta.
Sức mạnh của lời cầu nguyện
6. Tín đồ thật của Đấng Christ quan niệm thế nào về cầu nguyện?
6 Một số chuyên gia y tế đề nghị dùng lời cầu nguyện để chữa trị chứng trầm cảm và căng thẳng. Dành ra một lúc yên tĩnh để suy nghĩ như thể cầu nguyện, đúng là có thể làm tinh thần bớt căng thẳng, nhưng một số thanh âm trong thiên nhiên, hoặc thậm chí việc xoa bóp lưng, cũng có nhiều tác dụng tương tự. Tín đồ thật của Đấng Christ không xem thường việc cầu nguyện như chỉ là phương pháp làm cho mình khoan khoái. Chúng ta xem việc cầu nguyện là kính cẩn nói với Đấng Tạo Hóa. Cầu nguyện đòi hỏi phải hết lòng sùng kính và vững tin nơi Đức Chúa Trời. Quả vậy, cầu nguyện là một hình thức thờ phượng của chúng ta.
7. Cầu nguyện với lòng tin tưởng có nghĩa gì, và những lời cầu nguyện như thế giúp chúng ta đối phó với sự gian nan như thế nào?
7 Lời cầu nguyện của chúng ta phải đi đôi với lòng tin cậy Đức Giê-hô-va. Sứ đồ Giăng viết: “Đây là lòng tin tưởng ta đối với Ngài, vì hễ ta xin bất cứ điều gì hợp ý Ngài, Ngài sẽ nghe ta”. (1 Giăng 5:14, Trần Đức Huân) Đức Giê-hô-va, Đấng Chí Tôn, Đức Chúa Trời toàn năng có một và thật, quả chú ý đặc biệt đến lời cầu nguyện chân thành của người thờ phượng Ngài. Nội việc biết rằng Đức Chúa Trời đầy yêu thương lắng nghe khi chúng ta thổ lộ nỗi lo lắng và vấn đề với Ngài cũng đủ an ủi.—Phi-líp 4:6.
8. Tại sao tín đồ Đấng Christ trung thành chớ nên cảm thấy rụt rè hay không xứng đáng, khi đến với Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện?
8 Tín đồ trung thành của Đấng Christ chớ nên cảm thấy rụt rè, không xứng đáng, hoặc thiếu tin tưởng khi đến gần Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện. Phải nhận rằng, khi thất vọng về chính mình hoặc cảm thấy bất lực trước khó khăn, chúng ta không luôn có khuynh hướng muốn đến với Đức Giê-hô-va qua lời Ê-sai 49:13; 2 Cô-rinh-tô 7:6) Nhất là những lúc đau khổ và sầu não, chúng ta cần vững tin tìm đến với Cha trên trời như là đồn lũy che chở.
cầu nguyện. Những lúc ấy chúng ta nên nhớ rằng Đức Giê-hô-va “thương-xót kẻ khốn-khó” và “yên-ủi kẻ ngã lòng”. (9. Đức tin đóng vai trò nào trong việc chúng ta đến với Đức Chúa Trời qua lời cầu nguyện?
9 Để hưởng trọn vẹn lợi ích của đặc ân cầu nguyện, chúng ta phải có đức tin thật. Kinh Thánh nói: “Kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm-kiếm Ngài”. (Hê-bơ-rơ 11:6) Đức tin không chỉ có nghĩa là tin “có Đức Chúa Trời”. Đức tin thật bao hàm lòng tin tưởng vững chắc là Đức Chúa Trời có khả năng và muốn ban thưởng khi chúng ta vâng lời Ngài. “Mắt của Chúa đoái-trông người công-bình, tai Ngài lắng nghe lời cầu-nguyện người”. (1 Phi-e-rơ 3:12) Khi luôn có ý thức về lòng quan tâm yêu thương của Đức Giê-hô-va, lời cầu nguyện của chúng ta mang ý nghĩa đặc biệt.
10. Lời cầu nguyện phải như thế nào nếu muốn nhận được sự nâng đỡ của Đức Giê-hô-va về mặt thiêng liêng?
10 Khi chúng ta hết lòng cầu nguyện, Đức Giê-hô-va lắng nghe. Người viết Thi-thiên ghi: “Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi hết lòng kêu-cầu Ngài; xin hãy đáp lại tôi”. (Thi-thiên 119:145) Khác với những lời cầu nguyện có tính cách nghi thức của nhiều tôn giáo, lời cầu nguyện của chúng ta không chiếu lệ và thiếu nhiệt tình. Khi “hết lòng” cầu nguyện, lời lẽ chúng ta chan chứa ý nghĩa và thể hiện rõ mục đích. Sau khi cầu nguyện chân thành như thế, chúng ta bắt đầu cảm thấy khuây khỏa nhờ trao ‘gánh-nặng cho Đức Giê-hô-va’. Như Kinh Thánh hứa, “Ngài sẽ nâng-đỡ” chúng ta.—Thi-thiên 55:22; 1 Phi-e-rơ 5:6, 7.
Thánh linh Đức Chúa Trời là nguồn giúp đỡ
11. Khi chúng ta “xin” Đức Giê-hô-va giúp đỡ, một cách mà Ngài đáp ứng là gì?
11 Không những Đức Giê-hô-va nghe mà còn đáp lời cầu nguyện. (Thi-thiên 65:2) Đa-vít viết: “Trong ngày gian-truân tôi sẽ kêu-cầu cùng Chúa; vì Chúa nhậm lời tôi”. (Thi-thiên 86:7) Vì thế, Chúa Giê-su khuyến khích môn đồ “hãy xin” Đức Giê-hô-va giúp đỡ vì ‘Cha trên trời’ sẽ ‘ban Thánh-Linh cho người xin Ngài’. (Lu-ca 11:9-13) Đúng, sinh hoạt lực của Đức Chúa Trời là nguồn giúp đỡ, tức nguồn yên ủi dân Ngài.—Giăng 14:16.
12. Thánh linh Đức Chúa Trời có thể giúp chúng ta như thế nào khi gặp khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nổi?
12 Ngay cả khi chúng ta đối diện với thử thách, thánh linh của Đức Chúa Trời có thể truyền “quyền-phép lớn [“sức tuyệt vời”, An Sơn Vị]” cho chúng ta. (2 Cô-rinh-tô 4:7) Là người đã trải qua nhiều cảnh ngộ gian nan, sứ đồ Phao-lô nói một cách vững tin: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”. (Phi-líp 4:13) Tương tự như thế, nhiều tín đồ Đấng Christ ngày nay đã cảm thấy sức mạnh tinh thần và thiêng liêng được phục hồi theo lời cầu xin của họ. Sau khi được thánh linh Đức Chúa Trời giúp đỡ, những vấn đề gây buồn khổ thường không còn có vẻ quá lớn. Nhờ sức mạnh này do Đức Chúa Trời ban cho, chúng ta có thể nói như sứ đồ Phao-lô: “Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế, nhưng không ngã lòng; bị bắt-bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh-đập, nhưng không đến chết mất”.—2 Cô-rinh-tô 4:8, 9.
13, 14. (a) Đức Giê-hô-va chứng tỏ là đồn lũy của chúng ta như thế nào qua Lời Ngài? (b) Áp dụng các nguyên tắc của Kinh Thánh đã giúp cá nhân bạn như thế nào?
13 Thánh linh cũng soi dẫn việc viết thành văn Lời của Đức Chúa Trời và bảo tồn lời ấy vì lợi ích của chúng ta. Qua các trang sách trong Lời Ngài, Đức Giê-hô-va đã chứng tỏ là đồn lũy của chúng ta như thế nào trong thời kỳ gian truân? Một cách là Lời Ngài ban cho chúng ta sự khôn ngoan thực tế và khả năng suy xét. (Châm-ngôn 3:21-24) Kinh Thánh uốn nắn khả năng trí tuệ và giúp chúng ta phát huy khả năng lý luận. (Rô-ma 12:1) Qua việc đọc và học hỏi Lời Đức Chúa Trời đều đặn, cùng với việc áp dụng, chúng ta có thể “nhờ thực hành mà rèn luyện được khả năng phân biệt điều lành điều dữ”. (Hê-bơ-rơ 5:14, TTGM) Có thể chính bạn nghiệm thấy các nguyên tắc Kinh Thánh giúp bạn quyết định một cách khôn ngoan như thế nào khi đối diện với khó khăn. Kinh Thánh cho chúng ta sự khôn khéo là điều có thể giúp chúng ta tìm ra giải pháp thiết thực cho những vấn đề gây đau buồn.—Châm-ngôn 1:4.
14 Lời Đức Chúa Trời cung cấp cho chúng ta một nguồn sức mạnh khác—sự trông cậy, tức hy vọng về sự cứu rỗi. (Rô-ma 15:4) Kinh Thánh cho chúng ta biết những điều xấu sẽ không tiếp tục xảy ra mãi. Bất kỳ hoạn nạn nào mà chúng ta phải chịu cũng chỉ tạm thời. (2 Cô-rinh-tô 4:16-18) Chúng ta “trông-cậy sự sống đời đời—là sự sống mà Đức Chúa Trời không thể nói dối đã hứa từ muôn đời về trước”. (Tít 1:2) Nếu vui mừng về hy vọng đó và luôn nghĩ đến tương lai huy hoàng mà Đức Giê-hô-va hứa, chúng ta có thể chịu đựng hoạn nạn.—Rô-ma 12:12; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:3.
Hội thánh—Một biểu hiện tình yêu thương của Đức Chúa Trời
15. Tín đồ Đấng Christ có thể giúp lẫn nhau như thế nào?
15 Một cung cấp khác của Đức Giê-hô-va có thể giúp chúng ta trong thời kỳ gian truân là tình bạn mà chúng ta có trong hội thánh tín đồ Đấng Christ. Kinh Thánh nói: “Bằng-hữu thương-mến nhau luôn luôn; và anh em sanh ra để giúp-đỡ trong lúc hoạn-nạn”. (Châm-ngôn 17:17) Lời Đức Chúa Trời khuyến khích mọi người trong hội thánh tôn trọng và thương yêu nhau. (Rô-ma 12:10) Sứ đồ Phao-lô viết: “Chớ ai tìm lợi riêng cho mình, nhưng ai nấy hãy tìm cho kẻ khác”. (1 Cô-rinh-tô 10:24) Thái độ như thế có thể giúp chúng ta tập trung nghĩ đến nhu cầu của người khác thay vì những thử thách của riêng mình. Khi quên mình vì người khác, không những chúng ta giúp họ mà còn cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện ở mức độ nào đó, khiến gánh nặng của chúng ta dễ chịu đựng hơn.—Công-vụ 20:35.
16. Mỗi tín đồ Đấng Christ có thể khích lệ người khác như thế nào?
16 Những người trưởng thành về thiêng liêng, cả nam lẫn nữ, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm người khác vững mạnh. Để làm thế, họ tỏ ra thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ. (2 Cô-rinh-tô 6:11-13) Hội thánh thật sự được lợi ích khi mọi người dành thời giờ để khen những người trẻ, làm vững mạnh những người mới tin, và khích lệ những người nản lòng. (Rô-ma 15:7) Tình yêu thương anh em cũng sẽ giúp chúng ta tránh tinh thần nghi kỵ lẫn nhau. Chúng ta không nên vội cho rằng những khó khăn cá nhân là dấu hiệu của sự yếu đuối về thiêng liêng. Thích hợp thay, Phao-lô thúc giục tín đồ Đấng Christ hãy “yên-ủi những kẻ ngã lòng”. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:14) Kinh Thánh cho biết ngay cả những tín đồ trung thành của Đấng Christ cũng trải qua gian khổ.—2 Cô-rinh-tô 7:5.
17. Chúng ta có những cơ hội nào để củng cố tình anh em giữa tín đồ Đấng Christ?
Hê-bơ-rơ 10:24, 25) Tinh thần tương thân tương trợ ấy không hạn chế trong phạm vi các buổi họp. Dân Đức Chúa Trời cũng tìm cơ hội tham gia sinh hoạt lành mạnh với nhau trong những dịp khác. Khi tình huống khó khăn nảy sinh thì chúng ta sẽ sẵn sàng trợ giúp nhau vì đã có tình bạn keo sơn rồi. Sứ đồ Phao-lô viết: “Trong thân không có sự phân-rẽ, mà các chi-thể... lo-tưởng đến nhau... Khi có một cái nào chịu đau-đớn, thì các cái khác đều cùng chịu; và khi một cái nào được tôn-trọng, thì các cái khác đều cùng vui-mừng”.—1 Cô-rinh-tô 12:25, 26.
17 Các buổi họp của đạo Đấng Christ tạo cơ hội tuyệt hảo cho chúng ta an ủi và khích lệ lẫn nhau. (18. Chúng ta nên tránh khuynh hướng nào khi cảm thấy buồn nản?
18 Đôi lúc, có thể chúng ta cảm thấy quá buồn nản, không muốn giao tiếp với anh em tín đồ Đấng Christ. Nhưng nên xua đuổi những cảm nghĩ như thế vì anh em cùng đạo có thể an ủi và trợ giúp chúng ta. Kinh Thánh khuyến cáo chúng ta: “Kẻ nào ở riêng cách tìm điều chính mình ưa-thích; nó cãi-cọ với những sự khôn-ngoan thật”. (Châm-ngôn 18:1) Các anh chị em là biểu hiện của lòng quan tâm của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Nếu nhận biết sự cung cấp đầy yêu thương đó, chúng ta sẽ tìm được sự khuây khỏa trong những lúc buồn khổ.
Giữ thái độ tích cực
19, 20. Làm thế nào Kinh Thánh giúp chúng ta xua đuổi những ý nghĩ tiêu cực?
19 Khi cảm thấy nản lòng và buồn bã, chúng ta dễ nuôi những ý nghĩ tiêu cực. Chẳng hạn như khi trải qua nghịch cảnh, một số người có thể bắt đầu nghi ngờ tình trạng thiêng liêng của chính mình, kết luận rằng sự gian khổ là dấu hiệu Đức Chúa Trời không chấp nhận họ. Song, hãy nhớ rằng Đức Giê-hô-va không dùng “sự ác” để cám dỗ bất cứ ai. (Gia-cơ 1:13) “Chẳng phải bổn-tâm Ngài làm cho con-cái loài người cực-khổ và buồn-rầu”, Kinh Thánh nói như thế. (Ca-thương 3:33) Trái lại, Đức Giê-hô-va rất buồn khi tôi tớ Ngài đau khổ.—Ê-sai 63:8, 9; Xa-cha-ri 2:8.
20 Đức Giê-hô-va là “Cha hay thương-xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên-ủi”. (2 Cô-rinh-tô 1:3) Ngài quan tâm đến chúng ta và đến đúng kỳ Ngài sẽ nhắc chúng ta lên. (1 Phi-e-rơ 5:6, 7) Luôn nhớ đến lòng trìu mến của Đức Chúa Trời đối với chúng ta, sẽ giúp chúng ta duy trì thái độ tích cực, thậm chí vui mừng. Gia-cơ viết: “Hỡi anh em, hãy coi sự thử-thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui-mừng trọn-vẹn”. (Gia-cơ 1:2) Tại sao thế? Ông trả lời: “Vì lúc đã chịu nổi sự thử-thách rồi, thì sẽ lãnh mão triều-thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho kẻ kính-mến Ngài”.—Gia-cơ 1:12.
21. Bất luận chúng ta gặp khó khăn nào, Đức Chúa Trời bảo đảm điều gì với những ai tỏ ra trung thành với Ngài?
21 Như Chúa Giê-su báo trước, chúng ta sẽ có hoạn nạn trong thế gian. (Giăng 16:33) Nhưng Kinh Thánh hứa rằng chẳng có “hoạn-nạn, khốn-cùng, bắt-bớ, đói-khát, trần-truồng, nguy-hiểm” nào ngăn cách chúng ta khỏi tình yêu thương của Đức Giê-hô-va và của Con Ngài. (Rô-ma 8:35, 39) Thật an ủi biết bao khi biết rằng bất kỳ sự gian truân nào chúng ta gặp cũng chỉ là tạm thời! Trong khi chúng ta chờ đợi sự đau khổ của con người chấm dứt, Cha yêu thương là Đức Giê-hô-va, gìn giữ chúng ta. Nếu chúng ta tìm đến Ngài để được che chở, Ngài sẽ chứng tỏ là “nơi náu-ẩn cao cho kẻ bị hà-hiếp, một nơi náu-ẩn cao trong thì gian-truân”.—Thi-thiên 9:9.
Chúng ta học được gì?
• Tín đồ Đấng Christ nên dự kiến điều gì khi sống trong thế gian đầy gian ác này?
• Lời cầu nguyện tha thiết của chúng ta có thể có tác dụng làm vững mạnh như thế nào khi gặp thử thách?
• Thánh linh của Đức Chúa Trời giúp đỡ như thế nào?
• Chúng ta có thể làm gì để giúp lẫn nhau?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 18]
Chúng ta phải tìm kiếm Đức Giê-hô-va như thể chạy vào ngọn tháp kiên cố
[Các hình nơi trang 20]
Những người trưởng thành về thiêng liêng tận dụng mọi cơ hội để khen và khích lệ người khác