“Một miệng” tôn vinh Đức Chúa Trời
“Một miệng” tôn vinh Đức Chúa Trời
“Một miệng mà ngợi-khen Đức Chúa Trời, là Cha của Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta”.—RÔ-MA 15:6.
1. Sứ đồ Phao-lô chia sẻ với anh em đồng đức tin bài học nào về việc giải quyết những quan điểm bất đồng?
KHÔNG phải tất cả tín đồ Đấng Christ đều có cùng sự chọn lựa hoặc cùng sở thích. Nhưng tất cả tín đồ Đấng Christ phải cùng sánh vai đi trên con đường sự sống. Có thể được không? Có, nếu chúng ta không biến những bất đồng nhỏ thành những vấn đề lớn. Đó là bài học mà sứ đồ Phao-lô đã chia sẻ với các anh em đồng đức tin trong thế kỷ thứ nhất. Ông đã giải thích điểm quan trọng này như thế nào? Và ngày nay chúng ta có thể áp dụng lời khuyên được soi dẫn của ông như thế nào?
Tầm quan trọng về sự hợp nhất của tín đồ Đấng Christ
2. Phao-lô nhấn mạnh việc cần có sự hợp nhất như thế nào?
2 Phao-lô biết rằng sự hợp nhất tín đồ Đấng Christ là quan trọng, và ông đã cho lời khuyên thích hợp để giúp các tín đồ lấy tình yêu thương mà nhường nhịn nhau. (Ê-phê-sô 4:1-3; Cô-lô-se 3:12-14) Tuy nhiên sau khi đã lập nhiều hội thánh và viếng thăm những hội thánh khác trong khoảng hơn 20 năm, ông biết rằng khó có thể duy trì sự hợp nhất. (1 Cô-rinh-tô 1:11-13; Ga-la-ti 2:11-14) Vì vậy, ông khuyến giục các anh em đồng đức tin ở Rô-ma: “Xin Đức Chúa Trời hay nhịn-nhục và yên-ủi ban cho anh em... để anh em lấy một lòng một miệng mà ngợi-khen Đức Chúa Trời, là Cha của Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta”. (Rô-ma 15:5, 6) Tương tự, ngày nay chúng ta phải “một miệng” tôn vinh Giê-hô-va Đức Chúa Trời với tư cách là một nhóm dân hợp nhất của Ngài. Về phương diện này chúng ta hiện làm tới mức nào?
3, 4. (a) Tín đồ Đấng Christ ở Rô-ma có gốc gác khác nhau ra sao? (b) Làm thế nào tín đồ ở Rô-ma có thể “một miệng” phụng sự Đức Giê-hô-va?
3 Nhiều tín đồ Đấng Christ ở Rô-ma là bạn thân của Phao-lô. (Rô-ma 16:3-16) Mặc dù họ có quá trình khác nhau, Phao-lô chấp nhận tất cả các anh em là “những người yêu-dấu của Đức Chúa Trời”. Ông viết: “Tôi nhờ Đức Chúa Jêsus-Christ, vì hết thảy anh em mà tạ ơn Đức Chúa Trời tôi về đức-tin anh em đã đồn khắp cả thế-gian”. Rõ ràng, những người Rô-ma tỏ ra gương mẫu trên nhiều phương diện. (Rô-ma 1:7, 8; 15:14) Trong khi đó, vài người trong hội thánh có quan điểm khác về một số vấn đề. Vì tín đồ Đấng Christ ngày nay có nhiều gốc gác, quá trình và văn hóa khác nhau, tìm hiểu lời khuyên được soi dẫn của Phao-lô về cách giải quyết những mối bất đồng có thể giúp họ nói cùng “một miệng”.
4 Trong thành Rô-ma có cả người Do Thái và người ngoại tin đạo. (Rô-ma 4:1; 11:13) Một số tín đồ Do Thái dường như không muốn bỏ những phong tục theo Luật Pháp Môi-se, đáng lẽ họ phải biết rằng những thực hành đó không còn là điều kiện để được cứu rỗi nữa. Mặt khác, một số tín đồ Do Thái chấp nhận rằng sự hy sinh của Chúa Giê-su đã giải thoát họ khỏi những hạn chế mà họ phải giữ trước khi trở thành tín đồ Đấng Christ. Kết quả là họ đã thay đổi một số thói quen và thực hành riêng của họ. (Ga-la-ti 4:8-11) Nhưng, như Phao-lô nêu ra, tất cả đều là “những người yêu-dấu của Đức Chúa Trời”. Tất cả có thể “một miệng” ca ngợi Đức Chúa Trời nếu duy trì thái độ đúng đối với nhau. Ngày nay chúng ta cũng có thể có những quan điểm khác nhau về vài vấn đề, vì vậy chúng ta nên xem xét kỹ cách Phao-lô giải thích nguyên tắc quan trọng này.—Rô-ma 15:4.
“Hãy tiếp lấy nhau”
5, 6. Tại sao có những quan điểm bất đồng trong hội thánh Rô-ma?
5 Trong thư gửi người Rô-ma, Phao-lô nói về một tình huống khiến nảy sinh ra nhiều ý kiến khác nhau. Ông viết: “Người nầy tin có thể ăn được cả mọi thứ; người kia là kẻ yếu-đuối, chỉ ăn rau mà thôi”. Tại sao? Vì Luật Pháp Môi-se cấm ăn thịt heo. (Rô-ma 14:2; Lê-vi Ký 11:7) Tuy nhiên, Luật Pháp đã không còn hiệu lực sau khi Chúa Giê-su chết. (Ê-phê-sô 2:15) Rồi ba năm rưỡi sau khi ngài chết, thiên sứ nói với sứ đồ Phi-e-rơ rằng quan điểm của Đức Chúa Trời là không nên xem đồ ăn nào là dơ dáy cả. (Công-vụ 11:7-12) Nghĩ đến những sự kiện này, một số tín đồ Do Thái có thể nghĩ rằng họ được ăn thịt heo—hoặc những đồ ăn khác mà Luật Pháp đã cấm trước đó.
6 Tuy nhiên chỉ nghĩ đến việc ăn những thức ăn trước kia bị xem là không sạch đã là kinh tởm đối với những tín đồ Do Thái khác. Những người yếu đó có thể bị vấp phạm khi thấy những anh em Do Thái tin đạo ăn những thức ăn như thế. Hơn nữa, tôn giáo cũ của một số tín đồ người ngoại có lẽ không hề cấm ăn một món nào, nay họ có thể cảm thấy bối rối là có người lại tranh cãi về thức ăn. Dĩ nhiên không phải là sai khi một người kiêng món ăn nào đó, miễn là không khăng khăng cho rằng cần phải kiêng cữ mới được cứu rỗi. Tuy nhiên, những quan điểm khác nhau đó dễ gây ra những cuộc bàn cãi trong hội thánh. Tín đồ Đấng Christ ở Rô-ma cần phải cẩn thận, không để những bất đồng đó cản trở họ “một miệng” tôn vinh Đức Chúa Trời.
7. Có những quan điểm khác nhau nào về việc tuân giữ một ngày đặc biệt hàng tuần?
7 Phao-lô cho một thí dụ thứ hai: “Người nầy tưởng ngày nầy hơn ngày khác, kẻ kia tưởng mọi ngày đều bằng nhau”. (Rô-ma 14:5a) Dưới Luật Pháp Môi-se, không ai được làm việc gì trong ngày Sa-bát, cả đến việc đi lại cũng bị giới hạn. (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:8-10; Ma-thi-ơ 24:20; Công-vụ 1:12) Tuy nhiên, khi Luật Pháp được bãi bỏ, những sự ngăn cấm đó cũng không còn. Nhưng một số tín đồ Do Thái có lẽ cảm thấy áy náy khi làm bất cứ một việc gì hoặc đi xa vào ngày mà trước kia họ xem là ngày thánh. Ngay cả sau khi trở thành tín đồ Đấng Christ, họ có thể vẫn còn dành riêng ngày thứ bảy cho những mục tiêu thiêng liêng, ngay dù theo quan điểm của Đức Chúa Trời, ngày Sa-bát đã hết hiệu lực. Làm thế có phải là sai không? Không, miễn là họ không khăng khăng cho rằng Đức Chúa Trời đòi hỏi phải giữ ngày Sa-bát. Vì vậy, quan tâm đến lương tâm của anh em tín đồ Đấng Christ, Phao-lô viết: “Ai nấy hãy tin chắc ở trí mình”.—Rô-ma 14:5b.
8. Dù để ý đến lương tâm của những người khác, tín đồ Đấng Christ ở Rô-ma không nên làm gì?
8 Tuy nhiên, dù nhiệt thành khuyến khích anh em kiên nhẫn với những người đang dằng co với những vấn đề về lương tâm, Phao-lô lên án mạnh mẽ những người cố gắng ép các anh em tín đồ khác giữ theo Luật Pháp Môi-se như là một điều kiện để được cứu rỗi. Thí dụ, khoảng năm 61 CN, Phao-lô viết sách Hê-bơ-rơ, một lá thư mạnh mẽ gửi những tín đồ Do Thái giải thích rất rõ ràng việc vâng phục Luật Pháp Môi-se là vô ích vì tín đồ Đấng Christ có một hy vọng tốt hơn dựa trên giá chuộc hy sinh của Chúa Giê-su.—Ga-la-ti 5:1-12; Tít 1:10, 11; Hê-bơ-rơ 10:1-17.
9, 10. Tín đồ Đấng Christ nên kiềm chế tránh làm điều gì? Hãy giải thích.
9 Như chúng ta đã thấy, Phao-lô lý luận rằng có những chọn lựa khác nhau không nhất thiết là mối đe dọa cho sự hợp nhất miễn là không vi phạm nguyên tắc của đạo Đấng Christ. Vì vậy Phao-lô hỏi những tín đồ có lương tâm yếu đuối: “Nhưng ngươi, sao xét-đoán anh em mình?” Và ông hỏi những người mạnh (có lẽ những người mà lương tâm cho phép họ ăn những thức ăn đã bị Luật Pháp ngăn cấm trước kia hoặc làm những công việc đời thường trong ngày Sa-bát): “Còn ngươi, sao khinh-dể anh em mình?” (Rô-ma 14:10) Theo Phao-lô, tín đồ Đấng Christ có lương tâm yếu phải kiềm chế không lên án những anh em có quan điểm rộng rãi hơn. Đồng thời, những tín đồ mạnh không được khinh thường những người mà lương tâm vẫn còn yếu về vài phương diện nào đó. Tất cả nên tôn trọng động lực đúng của người khác và “chớ có tư-tưởng cao quá lẽ”.—Rô-ma 12:3, 18.
10 Phao-lô giải thích quan điểm thăng bằng như sau: “Người ăn chớ khinh-dể kẻ không ăn; và người không ăn chớ xét-đoán kẻ ăn, vì Đức Chúa Trời đã tiếp lấy người”. Ông nói thêm: “Đấng Christ đã tiếp anh em, để Đức Chúa Trời được vinh-hiển”. Vì cả những người mạnh và yếu được Đức Chúa Trời và Đấng Christ chấp nhận, chúng ta nên có tấm Rô-ma 14:3; 15:7) Ai có lý do chính đáng để không đồng ý với điều đó?
lòng bao dung giống như vậy và “hãy tiếp lấy nhau”. (Tình yêu thương anh em mang lại sự hợp nhất ngày nay
11. Vào thời của Phao-lô có tình huống đặc biệt nào?
11 Trong thư gửi người Rô-ma, Phao-lô đã nói đến một tình huống đặc biệt. Cách đó không lâu, Đức Giê-hô-va hủy bỏ một giao ước và lập một giao ước mới. Một số người cảm thấy khó thích ứng với giao ước mới. Ngày nay không có tình huống nào giống y như thế, nhưng đôi khi có thể có những vấn đề tương tự.
12, 13. Có những trường hợp nào mà tín đồ Đấng Christ ngày nay có thể tỏ lòng quan tâm đến lương tâm của anh em mình?
12 Thí dụ, một nữ tín đồ Đấng Christ trước kia theo một tôn giáo nhấn mạnh việc trang phục và ngoại diện cần phải đơn sơ mộc mạc. Khi tiếp nhận lẽ thật, chị có thể cảm thấy khó chấp nhận sự kiện là không có điều gì cấm mặc quần áo khiêm tốn, với màu tươi sáng vào những dịp thích hợp hoặc dùng son phấn trang nhã. Vì vấn đề trên không liên quan đến nguyên tắc Kinh Thánh, người nào cố thuyết phục chị tín đồ ấy làm trái lương tâm của chị là làm điều không đúng. Đồng thời, chị cũng nhận biết rằng không nên chỉ trích chị em tín đồ khác về những gì mà lương tâm họ cho phép.
13 Hãy xem một thí dụ khác. Một nam tín đồ lớn lên trong môi trường không cho phép uống rượu. Sau khi nhận lẽ thật, anh biết quan điểm Kinh Thánh về rượu, ấy là sự ban cho của Đức Chúa Trời và có thể uống điều độ. (Thi-thiên 104:15) Anh chấp nhận quan điểm đó. Nhưng vì quá khứ của mình, anh hoàn toàn kiêng rượu. Nhưng anh không chỉ trích những người uống rượu điều độ. Làm thế, anh áp dụng lời Phao-lô: “Chúng ta hãy tìm cách làm nên hòa-thuận và làm gương sáng cho nhau”.—Rô-ma 14:19.
14. Tín đồ Đấng Christ có thể áp dụng tinh thần của lời Phao-lô khuyên người Rô-ma trong những trường hợp nào?
14 Những trường hợp khác xảy ra đòi hỏi phải áp dụng tinh thần nằm trong lời khuyên của Phao-lô cho người Rô-ma. Hội thánh tín đồ Đấng Christ hợp thành bởi nhiều người và họ có những sở thích khác nhau. Vì vậy họ có những lựa chọn khác nhau—thí dụ, về vấn đề ăn mặc, chải chuốt. Dĩ nhiên Kinh Thánh quy định những nguyên tắc rõ ràng mà tất cả tín đồ thành thật đều tuân theo. Không ai trong chúng ta nên ăn mặc hay có kiểu tóc lập dị, không khiêm tốn hoặc khiến người khác nghĩ chúng ta có quan hệ với những phần tử không tốt trong thế gian. (1 Giăng 2:15-17) Tín đồ Đấng Christ nhớ rằng bất cứ lúc nào, ngay cả khi nghỉ ngơi, mình cũng là những người hầu việc đại diện cho Chúa Tối Thượng Hoàn Vũ. (Ê-sai 43:10; Giăng 17:16; 1 Ti-mô-thê 2:9, 10) Tuy nhiên, trên các lĩnh vực khác nhau tín đồ Đấng Christ có nhiều lựa chọn có thể chấp nhận được. *
Tránh làm vấp phạm người khác
15. Khi nào một tín đồ Đấng Christ, vì lợi ích của anh em, hạn chế sử dụng quyền cá nhân?
15 Còn có một nguyên tắc quan trọng nữa mà Phao-lô lưu ý chúng ta trong lời khuyên của ông cho các tín đồ Đấng Christ ở Rô-ma. Đôi khi một tín đồ có lương tâm đã được rèn luyện kỹ có thể kiềm chế không làm một điều nào đó dù được phép làm. Tại sao? Bởi vì anh nhận biết rằng làm thế có thể hại đến người khác. Trong trường hợp đó, chúng ta nên làm gì? Phao-lô nói: “Điều thiện ấy là đừng ăn thịt, đừng uống rượu, và kiêng-cữ mọi sự chi làm dịp vấp-phạm cho anh em mình”. (Rô-ma 14:14, 20, 21) Vì vậy, “chúng ta là kẻ mạnh, phải gánh-vác sự yếu-đuối cho những kẻ kém-sức, chớ làm cho đẹp lòng mình. Mỗi người trong chúng ta nên làm đẹp lòng kẻ lân-cận mình, đặng làm điều ích và nên gương tốt”. (Rô-ma 15:1, 2) Khi lương tâm của một người anh em cùng đạo bị xúc phạm về những gì chúng ta làm, tình yêu thương anh em sẽ thúc đẩy chúng ta quan tâm và hạn chế điều mình muốn làm. Một thí dụ điển hình có thể là việc dùng rượu. Một tín đồ được phép uống rượu điều độ. Nhưng nếu điều đó làm vấp phạm bạn đồng đạo, người ấy sẽ không khăng khăng là mình có quyền uống.
16. Chúng ta có thể tỏ lòng quan tâm đến những người trong khu vực như thế nào?
16 Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng cho cách chúng ta đối xử với người ngoài hội thánh tín đồ Đấng Christ. Thí dụ, chúng ta có thể sống trong vùng mà tôn giáo nhiều người theo dạy các tín đồ xem một ngày trong tuần là ngày nghỉ. Vì lý do đó, để không làm vấp phạm người lân cận và gây trở ngại cho công việc rao giảng, chúng ta sẽ hết sức tránh làm bất cứ điều gì trong ngày đó khiến cho những người lân cận phật lòng. Một trường hợp khác, một tín đồ giàu có thể dọn đến vùng có nhu cầu rao giảng giữa những người nghèo. Anh có thể tỏ lòng quan tâm đến những người lân cận bằng cách ăn mặc thật giản dị hoặc sống khiêm tốn hơn dù anh có nhiều tiền.
17. Khi quyết định làm gì, tại sao nghĩ đến người khác là điều hợp lý?
17 Có hợp lý để trông mong những người “mạnh” điều chỉnh như thế không? Chúng ta hãy suy nghĩ đến minh họa này: Trong khi lái xe, chúng ta thấy đằng trước có một số trẻ em đang đi thật gần mặt lộ. Chúng ta có tiếp tục chạy với vận tốc tối đa như luật định vì có quyền làm điều đó không? Không, chúng ta chạy chậm lại để tránh gây nguy hiểm cho chúng. Trong mối quan hệ với những anh em đồng đức tin hoặc với những người khác, đôi khi chúng ta cũng cần chậm lại, hoặc nhường. Có thể chúng ta làm điều nào đó mà chúng ta hoàn toàn có quyền làm và không vi phạm nguyên tắc nào của Kinh Thánh. Tuy nhiên, nếu có thể gây cho người khác vấp phạm hoặc hại đến người có lương tâm yếu hơn, thì tình yêu thương của tín đồ Đấng Christ sẽ thúc đẩy chúng ta thận trọng. (Rô-ma 14:13, 15) Duy trì sự hợp nhất và phát huy quyền lợi Nước Trời quan trọng hơn việc sử dụng quyền riêng của mình.
18, 19. (a) Bằng cách nào chúng ta theo gương mẫu của Chúa Giê-su khi quan tâm đến những người khác? (b) Tất cả chúng ta hành động hoàn toàn hợp nhất trong vấn đề nào, và bài tới sẽ bàn luận về điều gì?
18 Khi chúng ta hành động như thế, chúng ta theo gương mẫu tuyệt hảo nhất. Phao-lô nói: “Đấng Christ cũng không làm cho đẹp lòng mình, như có chép rằng: Lời của những kẻ nguyền-rủa Chúa đã đổ trên mình tôi”. Chúa Giê-su sẵn sàng hy sinh mạng sống vì chúng ta. Chắc chắn chúng ta cũng sẵn sàng hy sinh một số quyền lợi nếu điều đó giúp “những kẻ kém-sức” cùng chúng ta tôn vinh Đức Chúa Trời trong sự hợp nhất. Thật vậy, biểu lộ tinh thần dễ dãi, rộng rãi đối với những tín đồ Đấng Christ có lương tâm yếu hơn—hoặc tự ý hạn chế những ý thích của mình và không khăng khăng đòi sử dụng quyền cá nhân—cho thấy chúng ta “có đồng một tâm-tình như Đấng Christ đã có”.—19 Mặc dù quan điểm của chúng ta về những vấn đề không liên hệ đến nguyên tắc Kinh Thánh có thể khác nhau phần nào, nhưng trong vấn đề thờ phượng chúng ta hành động hoàn toàn hợp nhất. (1 Cô-rinh-tô 1:10) Sự hợp nhất này được thấy rõ, chẳng hạn qua phản ứng của chúng ta đối với những người chống đối sự thờ phượng thật. Lời Đức Chúa Trời gọi những kẻ chống đối đó là người lạ và dặn dò chúng ta coi chừng “tiếng người lạ”. (Giăng 10:5) Làm sao chúng ta nhận biết những người lạ đó? Chúng ta nên đối xử với họ như thế nào? Những câu hỏi này sẽ được xem xét trong bài tới.
[Chú thích]
^ đ. 14 Trẻ vị thành niên được cha mẹ hướng dẫn về vấn đề ăn mặc.
Bạn trả lời ra sao?
• Tại sao có quan điểm khác nhau về những vấn đề riêng không đe dọa sự hợp nhất?
• Tại sao tín đồ Đấng Christ nên tỏ sự quan tâm nồng nhiệt lẫn nhau?
• Chúng ta có thể áp dụng lời khuyên của Phao-lô về sự hợp nhất trên những phương diện nào, và điều gì sẽ thúc đẩy chúng ta làm thế?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 9]
Lời khuyên của Phao-lô về sự hợp nhất là thiết yếu cho hội thánh
[Hình nơi trang 10]
Tín đồ Đấng Christ được hợp nhất bất kể có gốc gác và quá trình khác nhau
[Hình nơi trang 12]
Người lái xe nên làm gì lúc này?