“Hãy mang lấy mọi khí-giới của Đức Chúa Trời”
“Hãy mang lấy mọi khí-giới của Đức Chúa Trời”
“Hãy mang lấy mọi khí-giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu-kế của ma-quỉ”.—Ê-PHÊ-SÔ 6:11.
1, 2. Bằng lời lẽ riêng, hãy miêu tả bộ khí giới thiêng liêng mà tín đồ Đấng Christ cần mang.
RÔ-MA ở tột đỉnh quyền lực trong thế kỷ thứ nhất CN. Sức mạnh của các quân đoàn La Mã giúp thành này nắm quyền kiểm soát phần lớn thế giới được biết đến lúc bấy giờ. Một sử gia miêu tả quân đội này là “tổ chức quân sự thành công nhất trong lịch sử”. Quân đội chuyên nghiệp của Rô-ma gồm những binh lính rất kỷ luật, được huấn luyện kỹ lưỡng, nhưng sự thành công với tư cách một lực lượng chiến đấu hữu hiệu cũng tùy thuộc vào bộ binh giáp của họ. Sứ đồ Phao-lô dùng bộ binh giáp của người lính La Mã để minh họa trang bị thiêng liêng mà tín đồ Đấng Christ cần để có thể chiến đấu địch lại Ma-quỉ.
2 Chúng ta có lời miêu tả về bộ khí giới thiêng liêng này nơi Ê-phê-sô 6:14-17. Phao-lô viết: “Hãy đứng vững, lấy lẽ thật làm dây nịt lưng, mặc lấy giáp bằng sự công-bình, dùng sự sẵn-sàng của Tin-lành bình-an mà làm giày-dép. Lại phải lấy thêm đức-tin làm thuẫn, nhờ đó anh em có thể dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ. Cũng hãy lấy sự cứu-chuộc làm mão trụ, và cầm gươm của Đức Thánh-Linh, là lời Đức Chúa Trời”. Nhìn theo quan điểm loài người, bộ binh giáp mà Phao-lô miêu tả cung cấp cho người lính La Mã khá nhiều sự bảo vệ. Ngoài ra, người đó cũng khéo sử dụng gươm, là vũ khí chính để chiến đấu.
3. Tại sao chúng ta phải vâng theo chỉ thị của Chúa Giê-su Christ và noi theo gương ngài?
3 Ngoài trang bị và sự huấn luyện, sự thành công của quân đội La Mã tùy thuộc vào việc binh lính phục tùng vị chỉ huy. Tương tự, tín đồ Đấng Christ phải vâng phục Chúa Giê-su Christ, đấng mà Kinh Thánh miêu tả là “quan-tướng cho muôn dân”. (Ê-sai 55:4) Ngài cũng là “đầu Hội-thánh”. (Ê-phê-sô 5:23) Chúa Giê-su cho chúng ta chỉ thị về cuộc chiến thiêng liêng và cung cấp một gương hoàn hảo về cách mang bộ khí giới thiêng liêng. (1 Phi-e-rơ 2:21) Vì nhân cách mà Đấng Christ thể hiện có nhiều điểm chung với bộ khí giới thiêng liêng, Kinh Thánh khuyên chúng ta hãy lấy ý của Đấng Christ làm “giáp-trụ”. (1 Phi-e-rơ 4:1) Vậy khi phân tích mỗi phần của bộ khí giới thiêng liêng, chúng ta sẽ dùng gương của Chúa Giê-su để cho thấy tầm quan trọng và sự hữu hiệu của bộ khí giới đó.
Bảo vệ lưng, ngực và chân
4. Dây thắt lưng đóng vai trò gì trong bộ binh giáp, và điều đó minh họa gì?
4 Lấy lẽ thật làm dây nịt lưng. Vào thời Thi-thiên 43:3; 1 Phi-e-rơ 3:15) Nhằm mục tiêu đó, chúng ta cần siêng năng học hỏi Kinh Thánh và suy ngẫm mọi lời trong đó. Chúa Giê-su ấp ủ luật pháp Đức Chúa Trời ‘ở trong lòng ngài’. (Thi-thiên 40:8) Khi bị kẻ chống đối chất vấn, ngài có thể đáp lại bằng cách trích dẫn Kinh Thánh theo trí nhớ.—Ma-thi-ơ 19:3-6; 22:23-32.
Kinh Thánh, binh lính mang một dây lưng, hay thắt lưng, bằng da, rộng khoảng 5 đến 15 centimét. Dây nịt của người lính giúp bảo vệ lưng, và có chỗ tiện lợi để đeo gươm. Khi nịt lưng, người lính đang chuẩn bị để ra trận. Phao-lô dùng dây nịt lưng của người lính để minh họa mức độ lẽ thật Kinh Thánh phải ảnh hưởng đến đời sống chúng ta. Dây lưng cần được quấn quanh chúng ta, nói theo nghĩa bóng, hầu cho chúng ta sống phù hợp với lẽ thật và có thể bênh vực nó bất cứ khi nào. (5. Hãy giải thích làm thế nào lời khuyên trong Kinh Thánh có thể giúp chúng ta trong cơn thử thách và cám dỗ.
5 Khi để cho lẽ thật Kinh Thánh hướng dẫn, chúng ta có thể tránh được lối lập luận sai lầm và có được những quyết định khôn ngoan. Khi gặp cám dỗ hoặc thử thách, nguyên tắc chỉ đạo của Kinh Thánh sẽ củng cố lòng quyết tâm của chúng ta để làm điều phải, như thể chúng ta thấy Đức Giê-hô-va, Đấng Dạy Dỗ, và nghe tiếng đằng sau nói: “Nầy là đường đây, hãy noi theo”.—Ê-sai 30:20, 21; Tòa Tổng Giám Mục.
6. Tại sao lòng chúng ta cần được che chở, và sự công bình có thể gìn giữ nó hữu hiệu như thế nào?
6 Mặc lấy giáp bằng sự công bình. Giáp che ngực của binh lính bảo vệ bộ phận trọng yếu là tim. Lòng hay tim—tức con người chúng ta bên trong—đặc biệt cần che chở vì nó thiên về điều sai trái. (Sáng-thế Ký 8:21) Vì thế chúng ta phải học biết và yêu mến tiêu chuẩn công bình của Đức Giê-hô-va. (Thi-thiên 119:97, 105) Khi có lòng yêu mến sự công bình, chúng ta sẽ bác bỏ lối suy nghĩ theo thế gian, là cách suy nghĩ chuyên lờ đi hay làm yếu đi những hướng dẫn rõ ràng của Đức Giê-hô-va. Hơn nữa, khi yêu điều phải và ghét điều trái, chúng ta tránh được đường lối có thể hủy hoại đời sống mình. (Thi-thiên 119:99-101; A-mốt 5:15) Chúa Giê-su là gương mẫu về phương diện này, vì Kinh Thánh nói về ngài: “Chúa ưa điều công-bình, ghét điều gian-ác”.—Hê-bơ-rơ 1:9. *
7. Tại sao người lính La Mã cần có giày dép tốt, và điều này minh họa gì?
7 Dùng sự sẵn sàng của tin mừng bình an làm giày dép. Người lính La Mã cần có giày thích hợp hay xăng đan cứng cáp, vì trong một cuộc hành quân, họ thường đi bộ 30 kilômét mỗi ngày trong lúc mang trên người áo giáp và đồ trang bị nặng khoảng 27 kilôgam. Phao-lô áp dụng giày dép cách thích hợp để biểu thị sự sẵn sàng rao giảng thông điệp Nước Trời cho tất cả những ai muốn nghe. Điều này quan trọng vì làm cách nào người ta sẽ biết Đức Giê-hô-va nếu chúng ta không sẵn sàng và mong muốn rao giảng?—Rô-ma 10:13-15.
8. Làm thế nào chúng ta có thể noi gương Chúa Giê-su với tư cách người rao truyền tin mừng?
8 Hoạt động nào là quan Giăng 4:5-34; 18:37) Như Chúa Giê-su, nếu sốt sắng rao truyền tin mừng, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều cơ hội để nói cho người khác biết về tin này. Ngoài ra, bận rộn trong thánh chức sẽ giúp chúng ta tiếp tục mạnh mẽ về thiêng liêng.—Công-vụ 18:5.
trọng nhất trong đời sống Chúa Giê-su? Ngài nói với Quan Tổng Đốc La Mã Bôn-xơ Phi-lát: ‘Ta đã giáng-thế để làm chứng cho lẽ thật’. Chúa Giê-su rao giảng bất cứ khi nào gặp người sẵn lòng nghe, và ngài vui thích thi hành thánh chức đến độ xem việc này quan trọng hơn nhu cầu thể chất của mình. (Thuẫn, mão trụ và gươm
9. Thuẫn cung cấp sự bảo vệ nào cho người lính La Mã?
9 Lấy đức tin làm thuẫn. Từ Hy Lạp dịch là “thuẫn” nói đến một cái thuẫn lớn đủ để che hầu hết thân. Nó che chở thân khỏi “các tên lửa” được nói đến ở Ê-phê-sô 6:16. Trong thời Kinh Thánh, binh lính dùng những mũi tên bằng sậy rỗng có gắn những lọ sắt nhỏ có thể chứa dầu đốt. Một học giả miêu tả những tên lửa này là “một trong những khí giới nguy hiểm nhất dùng trong chiến trận thời xưa”. Nếu không có thuẫn để che đỡ các tên lửa như thế, người lính có thể bị trọng thương thậm chí mất mạng.
10, 11. (a) “Các tên lửa” nào của Sa-tan có thể làm suy yếu đức tin chúng ta? (b) Gương của Chúa Giê-su cho thấy thế nào về tầm quan trọng của đức tin khi bị thử thách?
10 Sa-tan dùng “các tên lửa” nào để làm suy yếu đức tin chúng ta? Hắn có thể khích động sự bắt bớ hoặc chống đối trong gia đình, nơi làm việc, hoặc tại trường học. Lòng ham muốn tích lũy của cải vật chất và cám dỗ của sự vô luân cũng đã chứng tỏ là hai yếu tố gây tai hại lớn về thiêng liêng cho một số người. Giô-suê 23:14; Lu-ca 17:5; Rô-ma 10:17.
Để bảo vệ mình khỏi những mối đe dọa như thế, chúng ta “lại phải lấy thêm đức-tin làm thuẫn”. Chúng ta có được đức tin khi học hỏi về Đức Giê-hô-va, đều đặn nói chuyện với Ngài qua lời cầu nguyện, và nhận ra cách Ngài bảo vệ và ban phước chúng ta.—11 Khi còn trên đất, Chúa Giê-su cho thấy tầm quan trọng của việc có đức tin mạnh trong thời điểm nguy kịch. Ngài hoàn toàn tin vào các quyết định của Cha mình và vui thích làm theo ý Đức Chúa Trời. (Ma-thi-ơ 26:42, 53, 54; Giăng 6:38) Ngay cả lúc thống khổ trong vườn Ghết-sê-ma-nê, Chúa Giê-su nói với Cha: “Không theo ý-muốn Con, mà theo ý-muốn Cha”. (Ma-thi-ơ 26:39) Chúa Giê-su không bao giờ quên tầm quan trọng của việc trung kiên và làm vui lòng Cha ngài. (Châm-ngôn 27:11) Nếu có niềm tin như thế nơi Đức Giê-hô-va, chúng ta sẽ không để sự chỉ trích hoặc chống đối làm suy yếu đức tin mình. Thay vì thế, đức tin chúng ta sẽ được củng cố nếu trông cậy nơi Đức Chúa Trời, thể hiện lòng yêu mến Ngài, và giữ các điều răn Ngài. (Thi-thiên 19:7-11; 1 Giăng 5:3) Không có phần thưởng vật chất hay khoái lạc tạm thời nào có thể sánh với những ân phước mà Đức Giê-hô-va dành sẵn cho những ai yêu mến Ngài.—Châm-ngôn 10:22.
12. Mão trụ theo nghĩa bóng bảo vệ phần quan trọng nào của chúng ta, và tại sao sự bảo vệ đó là thiết yếu?
12 Sự cứu chuộc làm mão trụ. Mão trụ hay mũ sắt bảo vệ đầu và não—trung tâm của trí tuệ—của người lính. Sự trông cậy hay niềm hy vọng của tín đồ Đấng Christ được ví như mão trụ vì nó bảo vệ tâm trí chúng ta. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:8) Mặc dù đã thay đổi tâm trí nhờ sự hiểu biết chính xác về Lời Đức Chúa Trời, chúng ta vẫn còn là người yếu đuối, bất toàn. Tâm trí chúng ta rất dễ bị hư hỏng. Những mục tiêu của hệ thống này có thể làm chúng ta sao lãng, thậm chí thay thế niềm hy vọng mà Đức Chúa Trời ban cho. (Rô-ma 7:18; 12:2) Ma-quỉ cố đánh lạc hướng Chúa Giê-su bằng cách đề nghị cho ngài “các nước thế-gian, cùng sự vinh-hiển các nước ấy”. (Ma-thi-ơ 4:8) Nhưng Chúa Giê-su thẳng thừng bác bỏ lời đề nghị, và Phao-lô nói về ngài: “Vì sự vui-mừng đã đặt trước mặt mình [Chúa Giê-su], chịu lấy thập-tự-giá, khinh điều sỉ-nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời”.—Hê-bơ-rơ 12:2
13. Làm thế nào chúng ta có thể giữ vững lòng tin nơi niềm hy vọng trước mắt?
13 Lòng tin tưởng mà Chúa Giê-su thể hiện không phải tự nhiên mà có. Nếu chúng ta cứ tập trung vào những ước mơ và mục tiêu của hệ thống này thay vì vào niềm hy vọng trước mắt, đức tin nơi lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ ngày một yếu đi. Cuối cùng chúng ta có thể mất hẳn niềm hy vọng của mình. Mặt khác, nếu thường xuyên suy ngẫm về những lời hứa của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ tiếp tục vui mừng trong niềm hy vọng đặt trước mặt.—Rô-ma 12:12.
14, 15. (a) Gươm theo nghĩa bóng của chúng ta là gì và có thể được dùng như thế nào? (b) Hãy minh họa làm thế nào gươm của thánh linh có thể giúp chúng ta cưỡng lại cám dỗ.
14 Gươm của thánh linh. Lời, tức thông điệp, của Đức Chúa Trời, ghi trong Kinh Thánh có tác dụng như một thanh gươm hai lưỡi, mạnh mẽ có thể cắt bỏ sự sai lầm về tín ngưỡng và giúp những người có lòng ngay thẳng tìm được tự do về thiêng liêng. (Giăng 8:32; Hê-bơ-rơ 4:12) Gươm thiêng liêng này cũng có thể bảo vệ khi chúng ta gặp cám dỗ hay bị kẻ bội đạo tấn công nhằm hủy hoại đức tin chúng ta. (2 Cô-rinh-tô 10:4, 5) Chúng ta biết ơn xiết bao là ‘cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn, hầu cho chúng ta được sắm sẵn để làm mọi việc lành’!—2 Ti-mô-thê 3:16, 17.
15 Khi đứng trước sự cám dỗ của Sa-tan trong đồng vắng, Chúa Giê-su đã dùng gươm của thánh linh cách hữu hiệu để gạt bỏ lập luận sai lầm và những cám dỗ xảo quyệt. Đáp lại mỗi cám dỗ của Sa-tan, Chúa Giê-su nói: “Có lời chép rằng”. (Ma-thi-ơ 4:1-11, chúng tôi viết nghiêng). Tương tự thế, một Nhân Chứng Giê-hô-va ở Tây Ban Nha là David nghiệm thấy rằng Kinh Thánh đã giúp anh vượt qua được cám dỗ. Khi anh 19 tuổi, một phụ nữ trẻ đẹp cùng làm việc trong một công ty gợi ý rằng họ “hãy vui chơi với nhau”. David khước từ lời dụ dỗ của cô ấy và xin cấp trên cho làm việc ở khu khác để vấn đề đó không xảy ra nữa. David nói: “Tôi còn nhớ gương của Giô-sép. Ông cự tuyệt sự vô luân và thoát ra khỏi tình thế ngay lập tức. Tôi cũng làm như vậy”.—Sáng-thế Ký 39:10-12.
16. Hãy giải thích lý do tại sao chúng ta cần tập luyện để ‘giảng-dạy lời của lẽ thật cách ngay thẳng’.
16 Chúa Giê-su cũng dùng gươm của thánh linh để giúp người khác thoát khỏi vòng kiểm soát của Sa-tan. Chúa Giê-su nói: “Đạo-lý của ta chẳng phải bởi ta, nhưng bởi Đấng đã sai ta đến”. (Giăng 7:16) Muốn dạy dỗ theo cách khéo léo của Chúa Giê-su, chúng ta cần huấn luyện. Nói về binh lính La Mã, sử gia Do Thái Josephus viết: “Mỗi người lính tập luyện hàng ngày và một cách ráo riết như thể vào thời chiến, nhờ vậy họ dễ dàng chịu đựng sự mệt nhọc của việc chiến đấu”. Trong cuộc chiến thiêng liêng, chúng ta cần dùng Kinh Thánh. Hơn nữa, chúng ta phải “chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay-thẳng giảng-dạy lời của lẽ thật”. (2 Ti-mô-thê 2:15) Và chúng ta thỏa lòng biết bao khi dùng Kinh Thánh để giải đáp câu hỏi chân thành của một người chú ý!
Cầu nguyện trong mọi trường hợp
17, 18. (a) Cầu nguyện có vai trò nào trong việc chống cự Sa-tan? (b) Hãy cho thí dụ minh họa giá trị của việc cầu nguyện.
17 Sau khi xem xét toàn bộ khí giới thiêng liêng, Phao-lô đưa ra thêm một lời khuyên quan trọng khác. Muốn chống cự Sa-tan, tín đồ Đấng Christ cần phải tận dụng “đủ mọi thứ cầu-nguyện và nài-xin”. Trong trường hợp nào? Phao-lô viết rằng chúng ta cần làm thế cách “thường thường”, hay “trong mọi trường hợp” theo Bản Dịch Mới. (Ê-phê-sô 6:18) Khi chúng ta gặp cám dỗ, thử thách, hoặc nản lòng, việc cầu nguyện có thể củng cố lòng chúng ta rất nhiều. (Ma-thi-ơ 26:41) Chúa Giê-su “đã kêu lớn tiếng khóc-lóc mà dâng những lời cầu-nguyện nài-xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân-đức Ngài, nên được nhậm lời”.—Hê-bơ-rơ 5:7.
18 Milagros là một chị đã chăm sóc người chồng bị bệnh kinh niên hơn 15 năm; chị nói rằng: “Khi cảm thấy nản lòng, tôi cầu nguyện với Đức Giê-hô-va. Không ai có thể giúp tôi nhiều hơn Ngài. Dù có những lúc cảm thấy mình không thể tiếp tục chịu đựng được nữa, nhưng biết bao lần sau khi cầu nguyện với Đức Giê-hô-va, tôi cảm thấy sức lực hồi phục và tinh thần nhẹ nhõm đi”.
19, 20. Chúng ta cần gì để chiến thắng trong cuộc chiến chống cự Sa-tan?
19 Ma-quỉ biết thì giờ hắn còn chẳng bao lâu, nên hắn tăng cường nỗ lực để đánh bại chúng ta. (Khải-huyền 12:12, 17) Chúng ta phải chống cự kẻ thù mạnh mẽ này và “hãy vì đức-tin mà đánh trận tốt-lành”. (1 Ti-mô-thê 6:12) Điều này đòi hỏi sức lực ngoài mức bình thường. (2 Cô-rinh-tô 4:7) Chúng ta cũng cần sự giúp đỡ của thánh linh Đức Chúa Trời, vì thế phải cầu xin có thánh linh. Chúa Giê-su phán: “Nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con-cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh-Linh cho người xin Ngài!”—Lu-ca 11:13.
20 Rõ ràng điều thiết yếu là chúng ta mang mọi khí giới mà Đức Giê-hô-va cung cấp. Mang khí giới thiêng liêng này đòi hỏi chúng ta phải vun trồng những đức tính làm hài lòng Đức Chúa Trời, chẳng hạn như đức tin và tính công bình. Đồng thời chúng ta phải yêu mến lẽ thật như thể thắt buộc nó quanh mình, phải sẵn sàng rao truyền tin mừng vào mọi dịp, và phải luôn nhớ đến niềm hy vọng trước mắt. Chúng ta phải tập dùng gươm của thánh linh cách khéo léo. Bằng cách mang mọi khí giới của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể chiến thắng trong cuộc chiến chống cự các thần dữ và đem lại vinh hiển cho danh thánh của Đức Giê-hô-va.—Rô-ma 8:37-39.
[Chú thích]
^ đ. 6 Trong lời tiên tri của Ê-sai, chính Đức Giê-hô-va được miêu tả là “mặc sự công-bình làm giáp”. Vì thế Ngài đòi hỏi các giám thị hội thánh phải thực thi công lý và hành động công bình.—Ê-sai 59:14, 15, 17.
Bạn trả lời ra sao?
• Ai nêu gương tốt nhất về việc mang khí giới thiêng liêng, và tại sao chúng ta cần phải xem xét kỹ gương ngài?
• Làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ lòng và trí mình?
• Làm thế nào chúng ta có thể thành thạo trong việc sử dụng gươm của thánh linh?
• Tại sao chúng ta phải cầu nguyện trong mọi trường hợp?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 17]
Siêng năng học hỏi Kinh Thánh có thể thúc đẩy chúng ta rao truyền tin mừng vào mọi dịp
[Các hình nơi trang 18]
Niềm hy vọng chắc chắn giúp chúng ta đương đầu với thử thách
[Các hình nơi trang 19]
Bạn có dùng ‘gươm của thánh-linh’ trong thánh chức không?