Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Lịch sử của Kinh Thánh xác thực đến mức nào?

Lịch sử của Kinh Thánh xác thực đến mức nào?

Lịch sử của Kinh Thánh xác thực đến mức nào?

TRONG sách Battles of the Bible (Các Trận Chiến Trong Kinh Thánh), hai tác giả Chaim Herzog, cựu tổng thống Israel, và Mordechai Gichon, giáo sư danh dự khoa khảo cổ học tại Đại Học Tel Aviv, nhận xét như sau:

“Lời miêu tả về chiến thuật của những trận chiến trong Kinh Thánh... không thể do trí tưởng tượng của người viết. Để chứng minh điều này chúng ta chỉ cần so sánh chiến dịch của Ghê-đê-ôn chống lại dân Ma-đi-an và đồng minh của chúng trong lời tường thuật nơi Các Quan Xét chương 6-8, với các trận đánh trong Cuộc Chiến Thành Troy được miêu tả trong tập thơ ca Iliad của Homer. Về các trận đánh trong Iliad, bất kỳ vùng biển nào dễ cập bờ và thành trì kiên cố nào gần đó cũng có thể làm bối cảnh địa lý... Nhưng lời tường thuật của Kinh Thánh về chiến dịch của Ghê-đê-ôn thì không như thế. Chi tiết về chiến thuật của các cuộc di chuyển và chạm trán dựa trên sự tương tác giữa các nét địa hình cụ thể và thao tác của cả hai phe—diễn ra tại trận địa trải dài khoảng sáu mươi cây số—rõ ràng không thể xảy ra tại nơi nào khác... Vì thế chúng ta gần như buộc phải thừa nhận lời miêu tả của Kinh Thánh về chiến thuật trong các trận chiến là xác thực”.

Bạn có thể nghiên cứu về chiến dịch của Ghê-đê-ôn bằng cách xem bản đồ trang 18 và 19 trong sách mỏng ‘Hãy xem xứ tốt-tươi’. * Câu chuyện bắt đầu khi “hết thảy dân Ma-đi-an, dân A-ma-léc, và người phương Đông đều hiệp lại, đi ngang qua sông Giô-đanh, và đóng trại tại trũng Gít-rê-ên”. Ghê-đê-ôn kêu gọi sự giúp đỡ của những chi phái gần đó. Các sự kiện lần lượt diễn ra tại suối (giếng) Ha-rốt rồi nổng Mô-rê, và sau đó tại thung lũng Giô-đanh. Sau khi rượt theo quân địch đến Sông Giô-đanh, Ghê-đê-ôn đánh bại chúng.—Các Quan Xét 6:33–8:12.

Bản đồ đó trong sách ‘Hãy xem xứ tốt-tươi’ cho thấy những địa điểm chính được đề cập và các đặc điểm địa lý liên quan đến sự kiện. Một bản đồ khác (trang 15) chỉ rõ địa phận của các chi phái Y-sơ-ra-ên. Hai bản đồ này sẽ giúp chúng ta nhận thấy rõ tính xác thực của lời tường thuật trong Kinh Thánh.

Điều này minh chứng cho lời nhận xét của cố Giáo Sư Yohanan Aharoni: “Địa lý và lịch sử của vùng đất Kinh Thánh kết hợp chặt chẽ đến độ không có yếu tố này thì không thể hiểu được yếu tố kia”.

[Chú thích]

^ đ. 4 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.

[Nguồn tư liệu nơi trang 32]

Bản đồ nền: Dựa theo các bản đồ thuộc bản quyền của Pictorial Archive (Near Eastern History) Est. và Survey of Israel