Tiếp thu sự hiểu biết—Bây giờ và cho đến mãi mãi
Tiếp thu sự hiểu biết—Bây giờ và cho đến mãi mãi
BÁC SĨ người Đức là Ulrich Strunz đã viết một loạt sách có tựa đề Forever Young (Trẻ mãi không già). Trong đó ông lập luận rằng tập thể dục, ăn uống dinh dưỡng và sống lành mạnh đem lại sức khỏe tốt hơn và có thể kéo dài đời sống. Dù thế, ông không bảo đảm với độc giả rằng họ có thể sống mãi mãi khi theo lời chỉ dẫn của ông.
Tuy nhiên, có một sự hiểu biết bảo đảm sẽ mang lại cho chúng ta sự sống vĩnh cửu. Nói ngược lại, nếu được sống mãi thì bạn có thể mãi mãi học hỏi được nhiều điều hữu ích. Chúa Giê-su đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Sự sống đời đời là tiếp thu sự hiểu biết về Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Chúa Giê-su Christ, là đấng Cha đã sai đến”. (Giăng 17:3, NW) Trước hết, chúng ta hãy định nghĩa cụm từ “sự sống đời đời” và rồi xác định sự hiểu biết nói trên là gì, cũng như tìm hiểu xem làm thế nào bạn có thể nhận được sự hiểu biết ấy.
Theo Kinh Thánh, Đấng Tạo Hóa sắp biến đổi trái đất thành một địa đàng, là nơi có điều kiện lý tưởng để sống vĩnh cửu. Và để biến trái đất thành địa đàng thì cần có một hành động quyết liệt, tương tự như trận Nước Lụt thời Nô-ê. Nơi Ma-thi-ơ chương 24 từ câu 37 đến 39, Chúa Giê-su so sánh thời kỳ chúng ta với “đời Nô-ê”, lúc ấy “người ta không ngờ chi hết [“chẳng để ý gì”, Trịnh Văn Căn]” về tình trạng nguy kịch của họ. Đồng thời họ cũng bỏ ngoài tai thông điệp Nô-ê giảng. Rồi đến “ngày Nô-ê vào tàu” thì trận Nước Lụt hủy diệt tất cả những ai từ chối sự hiểu biết đó. Nô-ê và những người ở trong tàu với ông đã sống sót.
Chúa Giê-su cho biết một “ngày” tương tự như thế sẽ xảy ra vào thời của chúng ta. Những ai chú ý đến sự hiểu biết có liên quan đến biến cố này không những có triển vọng được sống sót mà còn được sống mãi mãi. Ngoài ra, những người chết nào ở trong trí nhớ của Đức Chúa Trời thì sẽ được sống lại với triển vọng không bao giờ chết nữa. (Giăng 5:28, 29) Hãy để ý Chúa Giê-su cho biết về hai điều này như thế nào. Khi nói với Ma-thê về sự sống lại, ngài phán: “Kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin ta thì không hề chết”. Tất cả các bằng chứng cho thấy “ngày” ấy rất gần, điều đó có nghĩa là bạn có thể sống mãi, “không hề chết”.—Giăng 11:25-27.
Chúa Giê-su hỏi Ma-thê: “Ngươi tin điều đó chăng?” Bà trả lời: “Lạy Chúa, phải, tôi tin”. Nếu ngày hôm nay, Chúa Giê-su hỏi bạn cùng câu hỏi đó thì bạn sẽ trả lời ra sao? Có lẽ bạn thấy khó tin rằng con người có triển vọng không bao giờ chết. Nhưng cho dù đó là phản ứng của bạn, chắc hẳn bạn cũng muốn mình tin được điều ấy. Hãy thử nghĩ bạn sẽ học được biết bao nhiêu điều nếu bạn “không hề chết”! Hãy tưởng tượng bạn được hưởng những điều mình đang mong ước học hỏi và thực hiện mà hiện nay bạn không có thì giờ. Và hãy thử nghĩ đến việc được đoàn tụ với những người thân quá cố! Cần sự hiểu biết nào để những điều đó thành hiện thực, và làm sao bạn có thể đạt được sự hiểu biết ấy?
Chúng ta có thể đạt được sự hiểu biết mang lại sự sống
Việc tiếp thu sự hiểu biết về Đức Chúa Trời và Đấng Christ có phải là điều nằm ngoài khả năng của chúng ta không? Không. Tuy sự hiểu biết về các công việc của Đấng Tạo Hóa là vô cùng tận, nhưng khi liên kết “sự hiểu biết” và “sự sống đời đời”, Chúa Giê-su đã không nói đến thiên văn học hoặc một ngành khoa học nào khác. Châm-ngôn chương 2 câu 1 và 5 cho thấy rằng những “lời” và “mạng-lịnh” trong Kinh Thánh là những điều căn bản về “tri-thức của Đức Chúa Trời”. Và liên quan đến Chúa Giê-su, câu Giăng 20:30, 31 cho thấy những điều đã được chép về ngài đủ để giúp chúng ta đạt “được sự sống”.
Do đó, có đầy đủ sự hiểu biết về Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su Christ trong Kinh Thánh để giúp bạn biết làm thế nào đạt được sự sống vĩnh cửu. Kinh Thánh là một quyển sách có một không hai. Đấng Tạo Hóa đã nhân từ soi dẫn sách này sao cho cả những người kém học thức, ít cơ hội học hỏi cũng có thể tiếp thu đủ sự hiểu biết để nhận được sự sống mãi mãi. Còn những người với đầu óc lanh lợi, có nhiều thì giờ và phương tiện thì cũng học thêm được điều mới từ Lời soi dẫn của Đức Chúa Trời. Việc bạn có thể đọc được bài này là bằng chứng cho thấy bạn có khả năng tiếp thu, nhưng làm thế nào sử dụng khả năng đó?
Khắp nơi trên thế giới, kinh nghiệm cho thấy phương pháp hữu hiệu nhất để đạt được sự hiểu biết này là học Kinh Thánh riêng với một người đã nắm vững sự hiểu biết này. Như Nô-ê đã nỗ lực chia sẻ sự hiểu biết với người đương thời, Nhân Chứng Giê-hô-va sẵn lòng đến tận nhà bạn để thảo luận Kinh Thánh. Họ có thể dùng sách mỏng Đức Chúa Trời đòi hỏi * Dù bạn cảm thấy ý niệm về những người trung thành sẽ “không hề chết” trong địa đàng là một điều khó tin, nhưng bạn có thể vun trồng sự tin cậy nơi lời hứa này qua những cuộc thảo luận về Kinh Thánh. Vậy nếu bạn muốn sống đời đời hay bạn chỉ muốn biết có lý do hợp lý nào để tin điều đó, bạn nên làm gì? Hãy nhận lời học Kinh Thánh.
gì nơi chúng ta? hoặc một quyển sách khác có tựa đề thích hợp Sự hiểu biết dẫn đến sự sống đời đời.Học trong bao lâu? Quyển sách mỏng 32 trang nói trên chỉ gồm 16 bài học ngắn, được xuất bản trong hàng trăm ngôn ngữ. Hoặc nếu bạn dành ra một giờ mỗi tuần, thì bạn chỉ cần vài tháng để học những đề tài chính của Kinh Thánh qua quyển sách Sự hiểu biết dẫn đến sự sống đời đời. Hai ấn phẩm này đã giúp nhiều người tiếp thu được khá nhiều sự hiểu biết và đồng thời phát triển tình yêu thương sâu đậm đối với Đức Chúa Trời. Đấng Tạo Hóa sẽ ban thưởng những ai thật lòng yêu thương Ngài và giúp họ đạt được sự sống vĩnh cửu.
Thật vậy, sự hiểu biết đem lại sự sống đang nằm trong tầm tay của chúng ta, và sự hiểu biết này được phổ biến khắp nơi. Kinh Thánh đã được dịch, toàn bộ hay ít nhất là một phần, trong hơn 2.000 ngôn ngữ. Nhân Chứng Giê-hô-va tại 235 xứ rất vui lòng giúp đỡ từng cá nhân cũng như cung cấp các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh nhằm giúp bạn gia tăng sự hiểu biết thêm nữa.
Cố gắng học hỏi
Mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời là một việc giữa cá nhân bạn với Đấng Tạo Hóa. Chỉ một mình bạn mới có thể giữ gìn và làm vững mạnh mối quan hệ đó, và chỉ một mình Ngài mới có khả năng ban cho bạn sự sống vĩnh cửu. Vì thế, bạn nên tiếp tục học hỏi Lời Ngài. Khi có người đều đặn đến giúp bạn thì bạn sẽ dễ dành ra thì giờ để học.
Bởi lẽ Kinh Thánh và các ấn phẩm giúp học Kinh Thánh chứa đựng “điều tri-thức của Đức Chúa Trời” nên bạn cần bảo quản chúng. (Châm-ngôn 2:5) Làm như thế bạn sẽ sử dụng được lâu hơn. Nếu sống tại một nước đang phát triển, có lẽ bạn không quen sử dụng nhiều sách vở trong trường học, vì cách học thường là lắng nghe và quan sát. Chẳng hạn tại Benin, người ta nói hơn 50 ngôn ngữ. Không có gì lạ khi nhiều người nói trôi chảy bốn hay năm thứ tiếng, dù họ chưa từng có một quyển sách giáo khoa nào trong các thứ tiếng đó. Khả năng nghe, quan sát và tập trung tư tưởng mà bạn có quả là một ân phước. Dù vậy, bạn sẽ thấy rằng sách vở có thể giúp bạn rất nhiều trong việc học hỏi.
Dù nơi bạn ở chật chội, hãy dành ra một chỗ thích hợp để cất giữ Kinh Thánh và những ấn phẩm giúp hiểu Kinh Thánh. Hãy để chúng nơi dễ tìm và không dễ bị hư hại.
Học Kinh Thánh với gia đình bạn
Nếu là bậc cha mẹ, bạn nên chú ý đến việc giúp con cái học hỏi như bạn. Tại những nước đang phát triển, cha mẹ thường dạy con cái nhiều điều thiết yếu cho cuộc sống như: nấu ăn, lượm củi, lấy nước, trồng trọt, câu cá và mua bán ở chợ. Đó thật là sự giáo dục thực tiễn cho đời sống. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại không nghĩ đến việc dạy con sự hiểu biết mà có thể dẫn đến sự sống vĩnh cửu.
Dù hoàn cảnh của bạn thế nào, có lẽ bạn cảm thấy mình không có nhiều thì giờ. Đấng Tạo Hóa cũng hiểu điều đó. Liên quan đến cách dạy con về đường lối của Ngài, hãy lưu ý điều mà Đức Chúa Trời đã phán từ lâu: “Khá ân-cần dạy-dỗ điều đó cho con-cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chỗi dậy”. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:7) Dựa theo câu này, sao không sắp xếp một chương trình dạy dỗ riêng, chẳng hạn như:
1. “Khi ngươi ngồi trong nhà”: Hãy cố gắng đều đặn thảo luận với con tại nhà, có thể
hàng tuần, như người khác đã sắp xếp học Kinh Thánh như thế với bạn. Nhân Chứng Giê-hô-va cung cấp các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh thích hợp để dạy trẻ em ở mọi lứa tuổi.2. “Khi đi ngoài đường”: Hãy nói với con cái về Đức Giê-hô-va như cách bạn thường dạy bảo chúng về những điều thiết yếu cho cuộc sống.
3. “Lúc ngươi nằm”: Hãy cầu nguyện với con mỗi tối.
4. “Khi chỗi dậy”: Nhiều gia đình được kết quả tốt nhờ xem xét một câu Kinh Thánh mỗi sáng. Nhân Chứng Giê-hô-va sử dụng quyển Tra xem Kinh Thánh mỗi ngày * để thảo luận.
Tại những xứ đang phát triển, nhiều bậc cha mẹ cố gắng hết sức để lo cho một trong những đứa con có một trình độ học vấn khá. Như thế người con đó có thể lo cho cha mẹ khi già yếu. Tuy nhiên, nếu bạn học Kinh Thánh và cũng giúp con cái học nữa, bạn sẽ đạt được sự hiểu biết có thể giúp bạn và cả gia đình bạn sống mãi mãi.
Sẽ có ngày mà chúng ta hiểu biết hết mọi điều không? Không, khi trái đất chúng ta còn tiếp tục di chuyển trong vũ trụ bao la này thì chúng ta sẽ còn tiếp tục học hỏi. Thật vậy, Truyền đạo 3:11 ghi: “Phàm vật Đức Chúa Trời đã làm nên đều là tốt-lành trong thì nó. Lại, Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người; dầu vậy, công-việc Đức Chúa Trời làm từ ban-đầu đến cuối-cùng, người không thế hiểu được”. Tiếp thu sự hiểu biết là một điều thích thú và chúng ta sẽ không bao giờ ngừng học hỏi.
[Chú thích]
^ đ. 10 Cả hai sách đều do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
^ đ. 23 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
[Câu nổi bật nơi trang 5]
“Sự sống đời đời là tiếp thu sự hiểu biết...”
[Các hình nơi trang 7]
Hãy giúp gia đình bạn tiếp thu sự hiểu biết ngay bây giờ và cho đến mãi mãi