“Hãy tự thử mình”
“Hãy tự thử mình”
“Hãy tự xét để xem mình có đức-tin chăng. Hãy tự thử mình”.—2 Cô-rinh-tô 13:5.
1, 2. (a) Sự nghi ngờ về niềm tin ảnh hưởng đến chúng ta thế nào? (b) Vào thế kỷ thứ nhất, hội thánh Cô-rinh-tô xảy ra tình trạng nào khiến một số tín đồ phân vân không định được hướng cho mình?
MỘT người đàn ông đang đi trên con đường quê thì gặp ngã ba đường. Băn khoăn không biết rẽ hướng nào, ông hỏi những người đi đường nhưng câu trả lời của họ lại mâu thuẫn nhau. Ông không thể tiếp tục cuộc hành trình vì bối rối. Khi nghi ngờ về niềm tin của mình, có thể chúng ta cũng bối rối như vậy. Sự ngờ vực đó có thể ảnh hưởng đến khả năng quyết đoán của chúng ta, làm chúng ta phân vân không biết đi hướng nào.
2 Thời thế kỷ thứ nhất xảy ra tình trạng có lẽ khiến một số tín đồ trong hội thánh Cô-rinh-tô, Hy Lạp, cũng có cảm nghĩ tương tự. ‘Các sứ-đồ tôn-trọng’ đặt ra nghi vấn về thẩm quyền của sứ đồ Phao-lô, họ nói: “Thơ của người nặng lời và bạo-mạnh; nhưng đến khi có mặt thì người yếu-đuối và lời nói chẳng có giá gì”. (2 Cô-rinh-tô 10:7-12; 11:5, 6) Có thể quan điểm đó khiến một số tín đồ trong hội thánh Cô-rinh-tô phân vân không định được hướng cho mình.
3, 4. Tại sao chúng ta nên quan tâm đến lời sứ đồ Phao-lô khuyên anh em ở thành Cô-rinh-tô?
3 Sứ đồ Phao-lô đã thành lập hội thánh Cô-rinh-tô khi ông đến đó vào năm 50 CN. Ông ngụ tại thành “một năm sáu tháng, dạy đạo Đức Chúa Trời trong đám họ”. Quả vậy, “có nhiều người Cô-rinh-tô từng nghe Phao-lô giảng, cũng tin và chịu phép báp-têm”. (Công-vụ 18:5-11) Do đó, Phao-lô rất quan tâm đến lợi ích thiêng liêng của anh em đồng đạo ở thành Cô-rinh-tô. Hơn nữa, anh em ở đó viết thư hỏi ý kiến của ông về một số vấn đề. (1 Cô-rinh-tô 7:1) Vì thế ông đã cho họ lời khuyên chí lý.
4 Ông viết: “Hãy tự xét để xem mình có đức-tin chăng. Hãy tự thử mình”. (2 Cô-rinh-tô 13:5) Khi áp dụng lời khuyên này, các anh em ở Cô-rinh-tô hẳn sẽ thoát khỏi tình trạng không định được hướng cho mình. Ngày nay lời khuyên này cũng có thể giúp chúng ta như thế. Vậy làm sao có thể áp dụng lời khuyên của sứ đồ Phao-lô? Bằng cách nào chúng ta có thể tự xét xem mình có đức tin chăng? Và việc tự thử mình bao hàm điều gì?
“Hãy tự xét để xem mình có đức-tin chăng”
5, 6. Để tự xét xem mình có đức tin chăng, chúng ta dựa trên tiêu chuẩn nào, và tại sao đó là tiêu chuẩn lý tưởng?
5 Trong một cuộc thử nghiệm, thường có đối tượng thử nghiệm và một chuẩn mực hoặc tiêu chuẩn để theo đó thẩm định kết quả. Trong trường hợp này, đối tượng thử nghiệm không phải là đức tin—tức toàn bộ sự dạy dỗ của đạo Đấng Christ chúng ta đang theo—mà là mỗi người chúng ta. Chúng ta có một tiêu chuẩn hoàn hảo để thực hiện cuộc thử nghiệm này. Người viết Thi-thiên là Đa-vít đã sáng tác một bài thi ca như sau: “Luật-pháp của Đức Giê-hô-va là trọn-vẹn, bổ linh-hồn lại; sự chứng-cớ Đức Giê-hô-va là chắc-chắn, làm cho kẻ ngu-dại trở nên khôn-ngoan. Giềng-mối của Đức Giê-hô-va là ngay-thẳng, làm cho lòng vui-mừng; điều-răn của Đức Giê-hô-va Thi-thiên 19:7, 8) Kinh thánh chứa luật pháp trọn vẹn, mệnh lệnh ngay thẳng, lời nhắc nhở đáng tin cậy và những điều răn trong sạch. Thông điệp trong đó là tiêu chuẩn lý tưởng cho việc thử nghiệm.
trong-sạch, làm cho mắt sáng-sủa”. (6 Về thông điệp được Đức Chúa Trời soi dẫn, sứ đồ Phao-lô nói: “Lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh-nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem-xét tư-tưởng và ý-định trong lòng”. (Hê-bơ-rơ 4:12) Quả vậy, lời Đức Chúa Trời có thể xét lòng, tức con người bên trong của chúng ta. Làm sao để những lời sắc bén và linh nghiệm này hoạt động trong chúng ta? Người viết Thi-thiên trả lời rõ ràng qua câu: “Phước cho người nào... lấy làm vui-vẻ về luật-pháp của Đức Giê-hô-va, và suy-gẫm luật-pháp ấy ngày và đêm”. (Thi-thiên 1:1, 2) “Luật-pháp của Đức Giê-hô-va” ở trong Lời được Đức Chúa Trời soi dẫn là Kinh Thánh. Chúng ta phải ham thích đọc Lời Đức Giê-hô-va. Thật vậy, chúng ta phải dành thì giờ suy ngẫm Lời Ngài. Đồng thời cần để Lời ấy tác động đến chúng ta, tức đối tượng thử nghiệm.
7. Để tự xét xem mình có đức tin chăng, cách nào tốt nhất?
7 Vậy để tự xét xem mình có đức tin chăng, cách tốt nhất là đọc và suy ngẫm Lời Đức Chúa Trời, xem xét hạnh kiểm của chúng ta tương ứng đến mức độ nào với những điều mình học. Chúng ta có thể vui mừng vì có được nhiều sự giúp đỡ để hiểu Lời Đức Chúa Trời.
8. Khi tự xét xem mình có đức tin chăng, chúng ta được giúp đỡ như thế nào qua các ấn phẩm của “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan”?
8 Đức Giê-hô-va dạy dỗ và hướng dẫn chúng ta qua các ấn phẩm giải thích Kinh Thánh do “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” cung cấp. (Ma-thi-ơ 24:45) Chẳng hạn, hãy nghĩ đến khung “Câu hỏi để suy ngẫm” ở hầu hết mỗi cuối chương của sách Hãy đến gần Đức Giê-hô-va. * Đặc điểm này của sách quả đã tạo thuận lợi để chúng ta tự suy ngẫm! Các ấn phẩm của chúng ta là Tháp Canh và Tỉnh Thức! cũng đề cập đến vô số đề tài giúp chúng ta tự xét xem mình có đức tin chăng. Liên quan đến những bài về sách Châm-ngôn trong những số Tháp Canh gần đây, một chị nói: “Tôi thấy những bài đó rất thực tế, giúp tôi tự xét lời nói, hạnh kiểm, và thái độ của mình xem có thật sự tương ứng với tiêu chuẩn công bình của Đức Giê-hô-va hay không”.
9, 10. Để tự xét xem mình có đức tin chăng, chúng ta được Đức Giê-hô-va giúp đỡ qua những sự sắp đặt nào?
9 Qua các buổi nhóm họp tại hội thánh, hội nghị và đại hội, chúng ta cũng nhận được vô số lời hướng dẫn và khích lệ. Đó cũng là một trong những sự sắp đặt về thiêng liêng Đức Chúa Trời dành cho những người mà Ê-sai tiên tri: “Sẽ xảy ra trong những ngày sau-rốt, núi của nhà Đức Giê-hô-va sẽ được lập vững trên đỉnh các núi, cao hơn các đồi. Mọi nước sẽ đổ về đó, và nhiều dân-tộc sẽ đến mà nói rằng: Hãy đến; chúng ta hãy lên núi Đức Giê-hô-va... Ngài sẽ dạy chúng ta về đường-lối Ngài, chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài”. (Ê-sai 2:2, 3) Được Đức Giê-hô-va chỉ dạy như thế về đường lối Ngài chắc chắn là một ân phước.
10 Cũng phải nhắc đến lời khuyên của những người thành thục về thiêng liêng, trong đó có các trưởng lão. Kinh Thánh nói về họ: “Hỡi anh em, ví bằng có người nào tình-cờ phạm lỗi gì, anh em là kẻ có Đức Thánh-Linh, hãy lấy lòng mềm-mại mà sửa họ lại; chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ-dành chăng”. (Ga-la-ti 6:1) Chúng ta biết ơn xiết bao về sự sắp đặt này để giúp mình sửa đổi!
11. Để tự xét xem mình có đức tin chăng, chúng ta cần phải làm gì?
1 Cô-rinh-tô 2:14, 15) Chẳng phải chúng ta nên cố giữ quan điểm tích cực và thiêng liêng về những điều mình được dạy dỗ qua tạp chí, sách, ấn phẩm khác, các buổi nhóm họp và các trưởng lão sao?
11 Các ấn phẩm, buổi nhóm họp và người được bổ nhiệm là những món quà tuyệt vời đến từ Đức Giê-hô-va. Dầu vậy, để tự xét xem mình có đức tin chăng, chúng ta phải tự vấn mình. Vì thế, khi đọc các ấn phẩm hoặc nghe lời khuyên dạy từ Kinh Thánh, chúng ta cần tự hỏi: ‘Câu ấy có nói về tôi không? Tôi có đang làm điều đó không? Tôi có tuân theo toàn bộ sự dạy dỗ của đạo Đấng Christ không?’ Thái độ của chúng ta đối với thông tin nhận được qua những sự sắp đặt này cũng ảnh hưởng đến tình trạng thiêng liêng của chúng ta. Kinh Thánh nói: “Người có tánh xác-thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh-Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự rồ-dại... Nhưng người có tánh thiêng-liêng xử-đoán mọi sự”. (“Hãy tự thử mình”
12. Tự thử mình bao hàm điều gì?
12 Tự thử mình bao hàm việc tự kiểm. Quả vậy, có thể chúng ta ở trong lẽ thật nhưng tình trạng thiêng liêng của chúng ta ra sao? Tự thử mình bao hàm việc tự chứng minh mình là người thành thục và thật lòng quý trọng những sự sắp đặt về thiêng liêng.
13. Theo Hê-bơ-rơ 5:14, điều gì chứng tỏ sự thành thục của chúng ta?
13 Trong con người chúng ta, có bằng chứng nào cho thấy chúng ta là tín đồ Đấng Christ thành thục? Sứ đồ Phao-lô viết: “Đồ-ăn đặc là để cho kẻ thành-nhân, cho kẻ hay dụng tâm-tư luyện-tập mà phân-biệt điều lành và dữ”. (Hê-bơ-rơ 5:14) Chúng ta chứng tỏ sự thành thục của mình qua việc luyện tập tâm tư hay khả năng nhận thức. Các cơ bắp trong cơ thể của một vận động viên cần được luyện tập bằng cách lặp đi lặp lại những động tác thì người ấy mới xuất sắc trong môn thể thao của mình. Cũng vậy, khả năng nhận thức của chúng ta phải được rèn luyện qua việc sử dụng khả năng ấy để áp dụng các nguyên tắc Kinh Thánh.
14, 15. Tại sao chúng ta nên cố gắng siêng năng học hỏi những điều sâu nhiệm của Lời Đức Chúa Trời?
14 Tuy nhiên, trước khi rèn luyện được khả năng nhận thức thì chúng ta cần thâu thập kiến thức. Muốn thế, điều cần thiết là phải siêng năng học hỏi Kinh Thánh cá nhân. Khi đều đặn học hỏi, đặc biệt khi học những điều sâu nhiệm của Lời Đức Chúa Trời, khả năng nhận thức của chúng ta trở nên sắc bén hơn. Nhiều năm qua, tạp chí Tháp Canh đã thảo luận nhiều đề tài sâu sắc. Chúng ta phản ứng thế nào khi gặp bài nói về những lẽ thật sâu nhiệm? Chúng ta có khuynh hướng bỏ qua những bài này chỉ vì trong đó “có mấy khúc khó hiểu” không? (2 Phi-e-rơ 3:16) Ngược lại, chúng ta cố gắng tìm hiểu những gì được nói đến.—Ê-phê-sô 3:18.
* (1 Phi-e-rơ 2:2) Muốn thành thục về thiêng liêng, chúng ta phải tập hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn đặc, tức những lẽ thật sâu nhiệm của Lời Đức Chúa Trời. Nếu không, khả năng nhận thức của chúng ta sẽ luôn bị hạn chế. Tuy nhiên, chỉ có khả năng nhận thức thôi thì không đủ để chứng minh sự thành thục của chúng ta. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải áp dụng sự hiểu biết thu thập được qua việc siêng năng học hỏi cá nhân.
15 Nếu đối với bạn, học hỏi là một việc khó khăn thì sao? Điều trọng yếu là chúng ta cố gắng tạo hoặc vun trồng hứng thú cho việc học hỏi.16, 17. Môn đồ Gia-cơ cho lời khuyên nào về việc “làm theo lời”?
16 Chúng ta chứng tỏ mình là người như thế nào qua cách biểu lộ lòng biết ơn đối với lẽ thật, tức việc làm của chúng ta vì đức tin. Môn đồ Gia-cơ đã dùng một minh họa đầy sức thuyết phục để miêu tả khía cạnh này của việc tự kiểm, ông nói: “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa-dối mình. Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo, thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào. Nhưng kẻ nào xét kĩ luật-pháp trọn-vẹn, là luật-pháp về sự tự-do, lại bền lòng suy-gẫm lấy, chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng giữ theo phép-tắc nó, thì kẻ đó sẽ tìm được phước trong sự mình vâng lời”.—Gia-cơ 1:22-25.
17 Ý Gia-cơ muốn nói: ‘Hãy soi mặt mình trong gương của lời Đức Chúa Trời và tự kiểm. Hãy kiên trì làm điều đó, và dựa vào lời Đức Chúa Trời để tự xét kỹ về mình. Sau đó đừng chóng quên những gì bạn thấy. Hãy làm điều cần thiết để sửa đổi’. Làm theo lời khuyên này đôi khi là cả một thách đố.
18. Tại sao làm theo lời khuyên của môn đồ Gia-cơ là cả một thách đố?
18 Hãy lấy nhiệm vụ đi rao giảng làm ví dụ. Sứ đồ Phao-lô viết: “Tin bởi trong lòng mà được sự công-bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu-rỗi”. (Rô-ma 10:10) Bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi đòi hỏi một số sự điều chỉnh. Đối với hầu hết chúng ta, không phải tự nhiên mình thích tham gia công việc rao giảng. Do đó, việc sốt sắng và đặt công việc này vào vị trí xứng đáng trong đời sống càng đòi hỏi nhiều sự thay đổi và hy sinh hơn. (Ma-thi-ơ 6:33) Tuy nhiên, một khi làm theo lời, tham gia công việc Đức Chúa Trời giao, chúng ta hạnh phúc vì điều đó mang lại sự ngợi khen cho Đức Giê-hô-va. Vậy thì chúng ta có sốt sắng rao truyền tin mừng Nước Trời không?
19. Việc làm vì đức tin bao hàm điều gì?
19 Việc làm vì đức tin bao hàm điều gì? Phao-lô nói: “Hễ sự gì anh em đã học, đã nhận, đã nghe ở nơi tôi, và đã thấy trong tôi, hãy làm đi, thì Đức Chúa Trời của sự bình-an sẽ ở cùng anh em”. (Phi-líp 4:9) Chúng ta cho thấy phẩm chất của mình qua việc thực hành những điều đã học, nhận, nghe và thấy—tức mọi khía cạnh của sự dâng mình và nhiệm vụ của tín đồ Đấng Christ. Qua nhà tiên tri Ê-sai, Đức Giê-hô-va chỉ dẫn: “Nầy là đường đây, hãy noi theo”.—Ê-sai 30:21.
20. Mẫu người nào là một ân phước lớn đối với hội thánh?
20 Những người siêng năng học hỏi Lời Đức Chúa Trời, sốt sắng rao giảng tin mừng, giữ sự trung kiên không chỗ trách được và trung thành ủng hộ công việc Nước Trời là những ân phước lớn đối với hội thánh. Họ góp phần làm cho hội thánh trở nên vững chắc. Họ chứng tỏ là nguồn trợ lực lớn, đặc biệt vì có rất nhiều người mới cần được chăm sóc. Khi ghi nhớ lời sứ đồ Phao-lô khuyên, ‘hãy tự xét để xem mình có đức-tin chăng, hãy tự thử mình’, chúng ta cũng ảnh hưởng tốt đến người khác.
Vui mừng làm theo ý muốn Đức Chúa Trời
21, 22. Làm sao chúng ta có thể vui mừng làm theo ý muốn Đức Chúa Trời?
21 Vua Đa-vít của dân Y-sơ-ra-ên xưa có hát: “Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui-mừng làm theo ý-muốn Chúa, luật-pháp Chúa ở trong lòng tôi”. (Thi-thiên 40:8) Đa-vít vui thích làm theo ý Đức Chúa Trời. Sao thế? Vì luật pháp Đức Giê-hô-va ở trong lòng ông. Đa-vít không nghi ngờ đường hướng của mình.
22 Khi có luật pháp Đức Chúa Trời ở trong lòng, chúng ta không phân vân về đường hướng của mình. Chúng ta vui mừng làm theo ý muốn Ngài. Vậy, chúng ta hãy quyết tâm “gắng sức” phụng sự Đức Giê-hô-va hết lòng.—Lu-ca 13:24.
[Chú thích]
^ đ. 8 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
^ đ. 15 Về cách học hỏi cá nhân, xin xem những lời hướng dẫn hữu ích trong sách Được lợi ích nhờ sự giáo dục của Trường Thánh Chức Thần Quyền, trang 27-32, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
Bạn có nhớ không?
• Bằng cách nào chúng ta có thể tự xét xem mình có đức tin chăng?
• Việc tự thử mình bao hàm điều gì?
• Chúng ta chứng tỏ sự thành thục của mình qua điều gì?
• Việc làm vì đức tin giúp chúng ta thế nào trong việc tự kiểm?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 23]
Để tự xét xem mình có đức tin chăng, bạn biết cách nào tốt nhất không?
[Hình nơi trang 24]
Chúng ta chứng tỏ sự thành thục của mình qua việc rèn luyện khả năng nhận thức
[Hình nơi trang 25]
Chúng ta chứng tỏ mình là người như thế nào bằng cách ‘chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng làm theo lời’