‘Sự nhắc nhở của Chúa là sự hỉ-lạc tôi’
‘Sự nhắc nhở của Chúa là sự hỉ-lạc tôi’
“Mọi sự đã chép từ xưa đều để dạy-dỗ chúng ta”.—RÔ-MA 15:4.
1. Đức Giê-hô-va nhắc nhở chúng ta bằng những cách nào, và tại sao chúng ta cần được nhắc nhở?
ĐỨC GIÊ-HÔ-VA cung cấp cho dân Ngài sự nhắc nhở để giúp họ đối phó với áp lực của thời kỳ khó khăn này. Chúng ta nhận được một số lời nhắc nhở này khi đọc Kinh Thánh, một số khác qua những điều được trình bày hoặc lời bình luận trong các buổi họp đạo Đấng Christ. Phần lớn những gì chúng ta đọc hoặc nghe vào những dịp đó không có gì mới lạ. Rất có thể trước đó, chúng ta đã học biết những điều tương tự như thế rồi. Nhưng, vì hay quên nên chúng ta luôn cần được nhắc nhở để nhớ về ý định, luật pháp và chỉ thị của Đức Giê-hô-va. Chúng ta nên biết ơn về sự nhắc nhở đến từ Đức Chúa Trời. Điều này mang lại sự khích lệ bằng cách giúp chúng ta tập trung vào lý do thúc đẩy mình chọn lối sống tin kính. Vì thế, người viết Thi-thiên hát ca ngợi Đức Giê-hô-va: “Các chứng-cớ [“sự nhắc nhở”, NW] Chúa là sự hỉ-lạc tôi”.—Thi-thiên 119:24.
2, 3. (a) Tại sao Đức Giê-hô-va cho ghi lại những câu chuyện về các nhân vật trong Kinh Thánh? (b) Những lời tường thuật nào của Kinh Thánh sẽ được xem xét trong bài này?
2 Dù được viết ra cách đây nhiều thế kỷ, nhưng Lời Đức Chúa Trời có quyền lực. (Hê-bơ-rơ 4:12) Lời Ngài cho chúng ta biết những câu chuyện có thật về đời sống các nhân vật trong Kinh Thánh. Mặc dù từ thời Kinh Thánh được viết ra cho tới nay, phong tục và quan điểm đã thay đổi nhiều, nhưng thường các vấn đề chúng ta phải đương đầu cũng tương tự như những vấn đề thời đó. Trong nhiều câu chuyện được lưu giữ vì lợi ích của chúng ta, có những gương rất cảm động về những người yêu mến Đức Giê-hô-va và trung thành phụng sự Ngài bất kể nghịch cảnh. Các lời tường thuật khác cho thấy rõ những cách cư xử mà Đức Chúa Trời ghét. Đức Giê-hô-va cho ghi chép lại trong Kinh Thánh những câu chuyện về người tốt lẫn người xấu, để nhắc nhở chúng ta. Điều này đúng như lời sứ đồ Phao-lô viết: “Mọi sự đã chép từ xưa đều để dạy-dỗ chúng ta, hầu cho bởi sự nhịn-nhục và sự yên-ủi của Kinh-thánh dạy mà chúng ta được sự trông-cậy”.—Rô-ma 15:4.
3 Chúng ta hãy chú ý đến ba lời tường thuật trong Kinh Thánh: về cách Đa-vít đối xử với Sau-lơ, về A-na-nia và Sa-phi-ra, và về thái độ của Giô-sép đối với vợ Phô-ti-pha. Mỗi lời tường thuật đều dạy chúng ta những bài học hữu ích.
Trung thành với sự sắp đặt của Đức Chúa Trời
4, 5. (a) Có tình trạng nào xảy ra giữa Vua Sau-lơ và Đa-vít? (b) Đa-vít phản ứng ra sao trước sự thù hằn của Sau-lơ?
4 Vua Sau-lơ tỏ ra bất trung với Đức Giê-hô-va và không xứng đáng cai trị dân Ngài. Vì thế, Đức Chúa Trời từ bỏ ông và sai nhà tiên tri Sa-mu-ên xức dầu cho Đa-vít làm vua tương lai của Y-sơ-ra-ên. Khi Đa-vít tỏ ra là một chiến sĩ dũng cảm và được dân chúng hoan hô, Sau-lơ bắt đầu xem Đa-vít như một kình địch. Sau-lơ nhiều lần cố giết Đa-vít. Nhưng lần nào Đa-vít cũng sống sót vì Đức Giê-hô-va ở cùng ông.—1 Sa-mu-ên 18:6-12, 25; 19:10, 11.
5 Nhiều năm trời, Đa-vít phải sống lẩn trốn. Khi ông có cơ hội giết Sau-lơ, thuộc hạ của 1 Sa-mu-ên 24:4-16; 26:7-20.
Đa-vít thôi thúc ông, nói rằng Đức Giê-hô-va phó kẻ thù vào tay ông. Thế nhưng, Đa-vít không cho giết Sau-lơ. Đó là vì ông trung thành với Đức Giê-hô-va và tôn trọng địa vị của Sau-lơ với tư cách vua được xức dầu của dân Đức Chúa Trời. Chẳng phải Đức Giê-hô-va đã bổ nhiệm Sau-lơ làm vua Y-sơ-ra-ên hay sao? Ngài cũng sẽ truất ngôi Sau-lơ vào đúng thời điểm Ngài định. Đa-vít lập luận rằng ông không có quyền can thiệp vào việc đó. Sau khi làm mọi cách nhằm xoa dịu lòng hận thù của Sau-lơ đối với ông, Đa-vít kết luận: “Đức Giê-hô-va chắc sẽ đánh người, hoặc khi người đến kỳ-định mà chết, hoặc khi người ra trận mà bị diệt-vong. Nguyện Đức Giê-hô-va giữ, chớ cho tôi tra tay vào kẻ chịu xức dầu của Ngài!”—6. Tại sao chúng ta nên chú ý đến câu chuyện về Đa-vít và Sau-lơ?
6 Lời tường thuật này chứa đựng một bài học rất quan trọng. Có bao giờ bạn thắc mắc về một vấn đề nào đó xảy ra trong hội thánh tín đồ Đấng Christ không? Có thể ai đó đã không hành động đúng đắn. Hành vi đó có lẽ không phải là việc làm sai trái nghiêm trọng, nhưng làm cho bạn hoang mang. Bạn nên phản ứng thế nào? Vì quan tâm đến người tín đồ đó và trung thành với Đức Giê-hô-va, bạn có thể quyết định đến nói chuyện với người ấy một cách ân cần, nhằm mục đích cảm hóa người ấy. Nhưng nếu tình trạng vẫn tiếp diễn thì sao? Sau khi đã làm tất cả những gì trong khả năng của mình, có lẽ bạn nên phó sự việc cho Đức Giê-hô-va. Đó chính là điều Đa-vít đã làm.
7. Để noi gương Đa-vít, chúng ta nên phản ứng thế nào nếu gặp sự bất công hay thành kiến?
7 Hay có lẽ bạn phải đương đầu với tình trạng bất công trong xã hội hoặc thành kiến về tôn giáo, và vào lúc này, bạn không thể làm được gì nhiều. Chịu đựng trong hoàn cảnh như thế có thể rất khó, nhưng cách Đa-vít phản ứng trước sự bất công dạy chúng ta một bài học. Những bài Thi-thiên của Đa-vít không chỉ ghi chép một cách cảm động về những lời cầu nguyện chân thành mà ông dâng cho Đức Chúa Trời, để xin giúp ông thoát khỏi nanh vuốt của Sau-lơ. Những bài ấy còn nói về lòng trung thành của ông đối với Đức Giê-hô-va và lòng quan tâm đối với việc tôn vinh danh Đức Chúa Trời. (Thi-thiên 18:1-6, 25-27, 30-32, 48-50; 57:1-11) Đa-vít vẫn giữ lòng trung thành với Đức Giê-hô-va, dù Sau-lơ cứ tiếp tục cư xử bất công trong nhiều năm. Chúng ta cũng phải giữ lòng trung thành với Đức Giê-hô-va và tổ chức Ngài, dù phải chịu nhiều bất công và dù người khác làm gì đi nữa. Chúng ta có thể tin chắc là Đức Giê-hô-va biết rõ vấn đề.—Thi-thiên 86:2.
8. Khi lòng trung thành với Đức Giê-hô-va bị thử thách, Nhân Chứng Giê-hô-va ở Mozambique phản ứng thế nào?
8 Ngày nay, tín đồ Đấng Christ ở Mozambique nêu gương mẫu về việc giữ lòng trung thành với Đức Giê-hô-va trong khi * Giống như Đa-vít, họ chịu đựng sự bất công nhưng cuối cùng đã chiến thắng.
đối mặt với thử thách. Năm 1984, làng xã của họ nhiều lần bị các thành viên có vũ khí thuộc một phong trào kháng chiến tấn công, cướp bóc, đốt nhà cửa và giết hại. Dường như các tín đồ này không thể làm gì để tự bảo vệ. Dân cư vùng đó gặp phải những nỗ lực để tuyển tân binh cho phong trào quân phiệt, hoặc áp lực buộc họ phải ủng hộ phong trào đó bằng những cách khác. Nhân Chứng Giê-hô-va xem việc đó không phù hợp với lập trường trung lập của tín đồ Đấng Christ. Khi họ từ chối thì bị phản ứng dữ dội. Có đến 30 Nhân Chứng bị giết trong giai đoạn xáo động đó, nhưng dù tính mạng họ bị đe dọa, điều đó cũng không thể hủy hoại lòng trung thành của dân Đức Chúa Trời.Sự nhắc nhở để cảnh cáo
9, 10. (a) Qua một số gương trong Kinh Thánh, chúng ta nhận được lợi ích như thế nào? (b) Hành động của A-na-nia và Sa-phi-ra có gì sai?
9 Gương của một số người được nói đến trong Kinh Thánh là những lời nhắc nhở để cảnh báo về cách cư xử cần phải tránh. Quả thật, Kinh Thánh chứa đựng nhiều lời tường thuật về những người, cả trong vòng các tôi tớ của Đức Chúa Trời, đã phạm tội và phải gánh chịu hậu quả. (1 Cô-rinh-tô 10:11) Một trong những lời tường thuật đó là chuyện về A-na-nia và Sa-phi-ra, một cặp vợ chồng thuộc hội thánh tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất ở Giê-ru-sa-lem.
10 Sau Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN, nhu cầu phát sinh là cần có sự giúp đỡ về vật chất cho những người mới tin đạo muốn ở lại Giê-ru-sa-lem để họ được lợi ích qua việc tiếp xúc với các sứ đồ. Một số tín đồ bán điền sản để phân phát cho những ai cần giúp đỡ. (Công-vụ 2:41-45) A-na-nia và Sa-phi-ra bán một thửa ruộng và chỉ đem một phần tiền đến cho các sứ đồ, nói rằng món quà họ dâng là tất cả số tiền giá bán. Đành rằng A-na-nia và Sa-phi-ra có quyền cho bao nhiêu tùy ý, nhưng động cơ của họ là xấu và họ không thành thật. Họ muốn gây ấn tượng và ra vẻ mình đóng góp nhiều hơn. Dưới sự soi dẫn của thánh linh, sứ đồ Phi-e-rơ vạch trần tính không thành thật và giả hình của họ, và Đức Giê-hô-va phạt họ phải chết.—Công-vụ 5:1-10.
11, 12. (a) Có sự nhắc nhở nào về tính trung thực? (b) Tính trung thực mang lại lợi ích nào?
11 Nếu có lúc chúng ta cảm thấy muốn bóp méo sự thật để khiến người khác nghĩ tốt về mình, mong sao câu chuyện về A-na-nia và Hê-bơ-rơ 4:13) Nhiều lần Kinh Thánh khuyên chúng ta phải thành thật với nhau, vì kẻ nói dối sẽ không có phần trên một trái đất không còn sự bất công. (Châm-ngôn 14:2; Khải-huyền 21:8; 22:15) Lý do thật rõ ràng. Kẻ cổ xúy mọi sự giả dối không ai khác hơn là Sa-tan Ma-quỉ.—Giăng 8:44.
Sa-phi-ra là lời nhắc nhở cảnh tỉnh chúng ta. Chúng ta có thể lừa gạt người khác nhưng không thể lừa dối Đức Giê-hô-va. (12 Sống trung thực mang lại rất nhiều lợi ích. Ngoài những điều khác, chúng ta có được lương tâm trong sạch và sự thỏa nguyện khi được người khác tin cậy. Trong nhiều trường hợp, vì tính lương thiện, tín đồ Đấng Christ tìm được công ăn việc làm hoặc giữ được công việc. Nhưng lợi ích quan trọng nhất là nhờ tính trung thực, chúng ta có được tình bạn với Đức Chúa Trời Toàn Năng.—Thi-thiên 15:1, 2.
Giữ sự trong trắng
13. Giô-sép ở trong tình huống nào, và đã phản ứng ra sao?
13 Lúc 17 tuổi, Giô-sép, con của tộc trưởng Gia-cốp, bị bán làm nô lệ. Với thời gian, Giô-sép đến ở nhà Phô-ti-pha, quan thị vệ của Ê-díp-tô, và được vợ chủ chú ý. Bà muốn quan hệ vô luân với Giô-sép, một thanh niên đẹp trai. Ngày này qua ngày khác, bà cứ dụ dỗ Giô-sép: “Hãy lại nằm cùng ta”. Giô-sép ở xa gia đình, trong một xứ không ai biết chàng. Giô-sép có thể quan hệ với người đàn bà đó mà không ai biết. Thế nhưng, khi bị vợ Phô-ti-pha nắm áo, Giô-sép đã bỏ chạy.—Sáng-thế Ký 37:2, 18-28; 39:1-12.
14, 15. (a) Tại sao câu chuyện về Giô-sép đáng cho chúng ta chú ý? (b) Tại sao một nữ tín đồ Đấng Christ biết ơn là chị đã nghe theo sự nhắc nhở của Đức Chúa Trời?
14 Giô-sép được nuôi dạy trong một gia đình biết kính sợ Đức Chúa Trời, và chàng hiểu rằng quan hệ tình dục giữa hai người không phải vợ chồng là sai trái. Chàng hỏi: “Thế nào tôi dám làm điều đại-ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao?” Rất có thể chàng đi đến kết luận đó dựa trên sự hiểu biết về tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời đề ra cho loài người trong vườn Ê-đen, đó là tiêu chuẩn một vợ một chồng. (Sáng-thế Ký 2:24) Dân Đức Chúa Trời ngày nay có thể được lợi ích khi suy ngẫm về cách Giô-sép phản ứng trong tình huống đó. Ở một số nơi, người ta có thái độ rất buông thả về tình dục, thậm chí người trẻ nào không chịu làm điều vô luân thì bị bạn đồng lứa chế giễu. Quan hệ ngoài hôn nhân giữa người lớn là chuyện bình thường. Vì thế, câu chuyện về Giô-sép là sự nhắc nhở đúng lúc cho chúng ta. Tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời vẫn không thay đổi: tà dâm và ngoại tình là tội lỗi. (Hê-bơ-rơ 13:4) Trong số những người từng rơi vào áp lực phạm vào tình dục bất chính, nhiều người thừa nhận rằng họ có mọi lý do để tránh hành vi đó. Một số hậu quả có thể là cảm giác bị mất phẩm giá, mặc cảm tội lỗi, ghen tuông, có thai và bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Như Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta, người nào gian dâm thì “phạm đến chính thân-thể mình”.—1 Cô-rinh-tô 5:9-12; 6:18; Châm-ngôn 6:23-29, 32.
15 Chị Loan, * một Nhân Chứng Giê-hô-va độc thân, có lý do để biết ơn về sự nhắc nhở của Đức Chúa Trời. Ở sở làm, một đồng nghiệp đẹp trai ve vãn chị. Chị không đáp lại, thì anh ta càng chú ý nhiều hơn. Chị thú nhận: “Tôi thấy mình phải cố gắng rất nhiều để giữ sự trong trắng vì khi được người khác phái chú ý, mình cảm thấy hãnh diện”. Song, chị hiểu ra là người đàn ông đó chỉ muốn chị trở thành một trong số các phụ nữ mà ông chinh phục được. Khi cảm thấy yếu đi trong quyết tâm chống lại cám dỗ, chị nài xin Đức Giê-hô-va giúp chị trung thành với Ngài. Chị xét thấy những điều chị học được khi nghiên cứu Kinh Thánh và các ấn phẩm đạo Đấng Christ là sự nhắc nhở có tác dụng như một liều thuốc bổ giúp chị giữ vững tinh thần cảnh giác. Một trong những sự nhắc nhở đó là câu chuyện về Giô-sép và vợ của Phô-ti-pha. Chị kết luận: “Miễn là tôi vẫn luôn tự nhủ rằng mình yêu mến Đức Giê-hô-va biết bao, thì tôi không phải sợ mình sẽ làm điều đại ác và phạm tội cùng Ngài”.
Hãy nghe theo lời nhắc nhở của Đức Chúa Trời!
16. Chúng ta được lợi ích như thế nào khi xem lại và suy ngẫm về đời sống của những người được nói đến trong Kinh Thánh?
16 Tất cả chúng ta đều có thể gia tăng lòng biết ơn đối với các tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va bằng cách cố gắng hiểu lý do Ngài cho ghi lại một lời tường thuật nào đó trong Kinh Thánh. Những câu chuyện ấy dạy điều gì? Chúng ta cần noi theo những đức tính hay tránh khuynh hướng nào của các nhân vật trong Kinh Thánh? Gương của hàng trăm người được ghi lại trong Lời Đức Chúa Trời. Tất cả những ai yêu mến sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời nên phát triển lòng ham thích sự khôn ngoan mang lại sự sống, bao gồm những bài học chúng ta rút ra từ những gương mà Đức Giê-hô-va đã cho lưu giữ. Tạp chí này thường đăng các câu chuyện về họ, chúng dạy chúng ta một điều gì đó. Sao bạn không dành ra thì giờ để xem lại những bài này?
17. Bạn cảm thấy thế nào về sự nhắc nhở của Đức Giê-hô-va, và tại sao?
17 Chúng ta biết ơn xiết bao về lòng ân cần quan tâm mà Đức Giê-hô-va biểu lộ đối với những người cố gắng làm theo ý muốn Ngài! Chắc chắn chúng ta không hoàn toàn, cũng giống như những người nam và nữ được đề cập trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, lời ghi chép về việc làm của họ là nguồn mang lại lợi ích cho chúng ta. Khi làm theo sự nhắc nhở của Đức Giê-hô-va, chúng ta tránh được những lỗi lầm nghiêm trọng, và có thể noi theo gương tốt của những người bước đi trong đường công bình. Nếu làm thế, chúng ta cũng có thể hát lên như người viết Thi-thiên: “Phước cho những người gìn-giữ chứng-cớ [“sự nhắc nhở”, NW] Ngài, và hết lòng tìm-cầu Ngài. Linh-hồn tôi đã gìn-giữ chứng-cớ Chúa, tôi yêu-mến chứng-cớ ấy nhiều lắm”.—Thi-thiên 119:2, 167.
[Chú thích]
^ đ. 8 Xin xem 1996 Yearbook of Jehovah’s Witnesses (Niên giám 1996 của Nhân Chứng Giê-hô-va), trang 160-162.
^ đ. 15 Tên đã được đổi.
Bạn trả lời ra sao?
• Chúng ta học được điều gì qua thái độ của Đa-vít đối với Sau-lơ?
• Lời tường thuật về A-na-nia và Sa-phi-ra dạy chúng ta điều gì?
• Tại sao ngày nay câu chuyện về Giô-sép đáng chú ý?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 26]
Tại sao Đa-vít không để cho Sau-lơ bị giết?
[Hình nơi trang 27]
Chúng ta rút ra được bài học nào từ lời tường thuật về A-na-nia và Sa-phi-ra?
[Hình nơi trang 28]
Điều gì khiến Giô-sép cự tuyệt lời gạ gẫm vô luân?